Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Cuộc cách mạng đẹp nhất

Cuộc cách mạng đẹp nhất


HOÀNG NGỌC NGUYÊN

Bước vào năm 2009, ngựi ta nhớ đến năm 1989, cách đây 20 năm. Kết thúc năm 2009, người ta một lần nữa nh́n lại năm 1989 và những chuyện xảy ra cách đây đúng 20 năm. Đầu năm nhớ đến những chuyện xảy ra cách đây mười năm, hai mươi năm không có ǵ là lạ, đó là một thói quen của những người thích “ôn cố”. Nhất là v́ làm sao nhân loại có thể quên được năm 1989 vĩ đại đó. Bây giờ là cuối năm, và thế giới đang đứng trước một t́nh h́nh rối rắm khắp nơi. Khi ta nh́n lại năm 1989 đó, chính là môt cách “tri tân” để dấy lên niềm hy vọng cuối cùng có thể chẳng có ǵ là ngoài sức của loài người cả.


CỔNG BRANDENBURG


Người không thể thiếu
Con người vẫn ưa so sánh, do đó không khỏi tự hỏi trong hai biến cố lớn nhất của thế giới vào thế kỷ thứ 20, biến cố nào vĩ đại hơn: sự kết thúc Đệ nhị Thế chiến năm 1945 hay sự sụp đổ của Cộng Sản châu Âu năm 1989. Chấm dứt được một cuộc chiến có qui mô toàn thế giới với hơn 20 triệu người bỏ ḿnh và để lại cảnh tang thương, đổ nát khắp nơi là một sự kiện bi hùng chắc chắn không bao giờ mất chỗ của nó trong lịch sử của loài người. Nhưng những chế độ Đức Quốc Xă, Phát xít Ư và Nhật Bản quá non trẻ và cuồng dại, chắc chắn chỉ có con đường tự hủy; chiến tranh xâm lược, chiếm đóng thông thường cũng dẫn đến sự sụp đổ ở ngay chính hậu phương, nhất là khi người ta mở rộng xâm lược trên phạm vi toàn cầu đương nhiên chẳng có khả năng nào nuôi được sự chiếm đóng của họ. Sự thất trận của khối trục Đức-Ư-Nhật là điều không tránh khỏi, thấy trước được, bi tráng v́ những hy sinh, chết chóc th́ có, kịch tính và ngoạn mục th́ có lẽ không. Và sự kết thúc Đệ nhị Thế chiến chẳng bao giờ được xem là mỹ măn, bởi v́ nó mở đường cho sự nhuộm đỏ một số nước châu Âu để h́nh thành một khối Cộng Sản Đông Âu đứng đầu là “Liên Xô vĩ đại”, dựng lên bức tường Bá Linh và mở ra một cuộc chiến tranh lạnh kéo dài cả bốn thập niên.
Cái hậu quả này của Đệ nhị Thế chiến phải chờ hơn 40 năm sau mới giải quyết được. Giữa lúc người ta vẫn yên chí Đông là Đông, Tây là Tây, Đông Tây không bao giờ gặp gỡ nhau được, để nói lên sự ngăn cách giữa Đông Âu và Tây Âu v́ bức tường Bá Linh, mùa thu năm 1989, bức tường này “sụp đổ”. Cả một loạt chế độ Cộng Sản ở các nước Đông Âu đua nhau giải thể, bắt đầu từ nước Ba Lan từ tháng Chín năm đó, tiếp theo là Hungari vào tháng Mười, Đông Đức vào tháng 11, Tiệp Khắc tháng 12, Bulgaria và Romania tuy vào đầu năm sau 1990 nhưng đều manh nha từ tháng cuối của năm trước đó. Những biến chuyển đó đều là bất ngờ, đều ngoạn mục, v́ chúng xảy ra vào thời điểm người ta chưa tưởng được, diễn tiến nhanh, gọn chóng vánh ngoài khả năng h́nh dung của ngay cả những ngựi quan sát chặt chẽ nhất, và mặc dù đây là những cuộc cách mạng đích thực, tất cả đều không đổ máu – trừ trường hợp ở Romania hai vợ chồng người lănh dạo Nicolas Ceaucescu bị xử tử trước sự căm hận dâng trào của quần chúng.

 


Những nhà quan sát chính trị đều hiểu rằng t́nh h́nh các nước Đông Âu trong những năm 80 diễn biến phức tạp trước hai sự kiện thách thức: phong trào Công đoàn Đoàn kết của ông Lech Walesa ở Ba Lan và sự xuất hiện của Tổng bí thư Mikhail Gorbachev với chủ trương glasnost và perestroika của ông. Glasnost là sự thừa nhận thất bại về chính trị của chế độ cộng sản. Perestreoika là sự thừa nhận thất bại về kinh tế. Và công đoàn Đoàn kết là sự cảnh báo của chế độ cộng sản đối với giai cấp công nhân! Cho nên người ta vừa phải đặt câu hỏi về raison d’être của cộng sản có c̣n nữa không, nhưng đồng thời nếu không có lư do tồn tại th́ làm sao cho nó mất đi. Một chế độ sụp đổ không chỉ là do ḷng dân mà c̣n do sự “hợp tác” của những người đại diện cho chế độ đó ở mức độ nào. Cách mạng v́ thế trở nên một cuộc bạo động đổ máu nếu người chủ trương lật đổ bạo quyền sẵn sàng hy sinh xương máu, trong khi người cầm quyền dùng bạo lực để nghiền nát quần chúng. Trong trường hợp các nước Đông Âu, câu hỏi này phức tạp là v́ cách mạng ở các nước Đông Âu không phải là chuyện nội bộ. Ngay cả trước khi có học thuyết Brezhnev, những cố gắng khởi nghĩa của người dân ở Ba Lan, ở Hungari đă bị đập tan, không phải bởi người cầm quyền mà bởi xe tăng từ bên ngoài, từ Liên Xô, từ khối Warsaw (các nước chư hầu Đông Âu của Liên Xô). Năm 1968, mùa xuân Prague của Tiệp Khắc cũng chóng tàn bởi học thuyết Brezhnev, “quyền can thiệp của Liên Xô trước nội loạn ở các nước trong khối”.

Những nhà chính trị học hay sử học có khi cường điệu cho rằng ông Ronald Reagan, tổng thống Mỹ từ 1980-1988 làm cho khối Đông Âu sụp đổ. (Ông “có ngon” làm cho Trung Hoa Cộng Sản giải thể đi!), nhưng công đầu luôn luôn phải kể cho ngựi cô đơn nhất hiện nay trên thế giới: Mikhail Gorbachev. Chẳng những ông đă đưa ra tư duy mới khiến cho những nhà cầm quyền Cộng Sản thấy cái chế độ của ḿnh chẳng đáng ǵ, mà c̣n kích thích những người đối kháng tin rằng công việc giải thể chế độ của họ nay c̣n ít chướng ngại v́ ông Gorbachev đă dẹp qua một bên học thuyết Brezhnev, có nghĩa là Liên Xô nh́n nhận quyền dân tộc tự quyết của các nước chư hầu, vệ tinh của Liên Xô.
Nói ngay t́nh, ông Gorbachev không h́nh dung sự giải thể hay tan ră cũa khối các nước Cộng Sản Đông Âu. Ông thấy chế độ Cộng Sản có nhiều khuyết tật, đưa đến sự tŕ trệ, chậm tiến kinh tế và sự bóp nghẹt nhũng quyền tự do tư tưởng và phát biểu của con người. Nên ông chủ trương cải cách. Cải cách không chỉ ở trong nước của ông, mà cả ở những nước “đồng chí anh em”. Nhưng những đồng chí ở Đông Âu nh́n ông như một nhân vật quái dị, Zhikov ở Bulgaria, Ceausescu ở Romania, Honecker ở Đông Âu, Husak ở Tiệp Khắc, Jaruzelski ở Ba Lan…nói cải tổ như ông th́ làm sao kiểm soát được nội an, th́ c̣n ǵ là công sản nữa, cho nên họ lắc đầu với ông: “Chẳng phải một nước láng giềng dựng lên một bức tường giấy mới mà chúng tôi cũng phải làm theo.” Tuy nhiên, khi Gorbachev kiên tŕ thúc giục cải cách một cách công khai, đó chẳng khác ǵ một sự động viên, cổ vũ các thành phần đối kháng cứ tiến tới.


Từ Ba Lan đến Đông Đức
Quá tŕnh giải thể các chế độ Cộng Sản ở Đông Âu bắt đầu từ nước Ba Lan, với sự h́nh thành phong trào Công đoàn Đoàn kết, một tổ chức công đoàn độc lập, thoát ly với công đoàn quốc doanh của nhà nước Cộng Sản. Mặc dù phải hoạt động bán công khai, nhiều lănh tụ tổ chức bị bắt bớ, giam cầm, công đoàn độc lập này trong một nước với đại đa số là người Thiên Chúa giáo được giáo hội La Mă mà Giáo hoàng là người Ba Lan tích cực ủng hộ đă ngày càng mạnh và đến năm 1988 đă buộc chính quyền của Jaruzelski phải đối thoại để đi t́m một giải pháp chính trị, với kết quả là vào tháng Tư năm 1989 Đoàn Kết được hợp pháp hóa hoạt động và được tham dự vào bầu cử Quốc Hội một cách dân chủ lần đầu tiên từ gần 40 năm qua. Trong cuộc bầu cử được tổ chức vào tháng Sáu, những ứng cử viên của công đoàn Đoàn kết giành hết ghế họ được quyền tham dự ở Hạ Viện, và trên Thượng Viện họ cũng chiếm đến 99 trong số 100 ghế. Tháng Chín năm 1989, lần đầu tiên ở Ba Lan, một chính phủ tuyệt đối không có người Cộng Sản tham dự đă được h́nh thành.

 

 

Tại Hungari, quá tŕnh “tự do hóa” một cách chừng mực đă được bắt đầu từ đầu những năm 80, nhưng đến khi người ta lật đổ Tổng bí thư Janos Kadar vào năm 1988, cuộc cách mạng mới đi vào giai đoạn hành động. Năm 1988, Quốc Hội thông qua “đề cương dân chủ”, một năm sau, đảng Cộng Sản đổi tên vào tháng Mười năm 1989, cùng tháng 10 năm đó, Quốc Hội thông qua luật bầu cử đa nguyên, bầu tổng thống theo thể thức trực tiếp đầu phiếu, và đổi tên nước từ Công ḥa Nhân dân thành Cộng ḥa Hungari.
Tổng bí thư Eric Honecker của Đông Đức mê ngủ hơn. Trong khi hàng chục ngàn người Đông Đức đang lợi dụng sự đổi thay chính trị ở Hungari để t́m cách thoát qua Tây Đức bằng con đường biên giới với Hungari, ông Honecker tổ chức một cuộc diễn binh rầm rộ nhân dịp 40 năm ngày thành lập Cộng ḥa Dân chủ Đức vào ngày 7-10. Tham dự buổi lễ này, ông Gorbachev chỉ nói với Honecker một điều: “Người nào chậm trễ sẽ mang hận suốt đời.” Honecker vẫn chống cải cách nội t́nh, và c̣n ra lệnh ngăn cấm phổ biến báo chí từ Liên xô đến. Khoảng 10 ngày sau, với những cuộc biểu t́nh có cả hàng trăm ngàn người tham dự trên nhiều thành phố lớn của Đông Đức, nhà cầm quyền thấy nguy và hạ bệ Honecker, đồng thời mở cửa biên giới với Tiệp Khắc cho ngựi dân Đông Đức đi Tây Đức thoải mái qua đường Đông Đức. Kết quả của lệnh này là người ta đổ qua Tiệp Khắc như vỡ đê, và Tiệp Khắc cũng chẳng màng, cứ để cho người dân Đông Đức từ đó đi thẳng qua Tây Đức. Ngày 9-11-1989, mà người Đức sẽ kỷ niệm vào ngày thứ Hai tới như ngày “Sụp đổ Bức tường Bá Linh”, chính quyền Đông Đức buộc ḷng cho phép người dân của ḿnh thả dàn, ai muốn đi thẳng qua Tây Đức th́ qua, trực tiếp, qua con đường bức tường Bá Linh, bằng cách mở ra nhiều trạm chuyển tiếp dọc theo bức tường này cũng như dọc theo biên giới với Tây Đức. Đến tháng 12, đảng Thống nhất Xă hội Đức, tức đảng Cộng Sản của Đông Đức, đă mở ra chính quyền liên hiệp, chấm dứt nền “chuyên chính vô sản”, và mở đường cho sự thống nhất đất nước một năm sau, sau khi Cộng Ḥa Liên bang Đức đạt được thỏa thuận với Liên xô về việc này.
Những chế độ Cộng Sản khác ở Tiệp Khắc, ở Bulgaria và cả ở Romania đương nhiên không c̣n lư do tồn tại. Ở Tiệp Khắc, phong trào đối kháng đă có sẵn. Ở Bulgaria, Zhikov đă để cho chế độ tham nhũng tồn tại quá lâu. Ở Romania, chế độ công an trị theo kiểu Stalin của Ceausescu đă trở thành lố bịch trong cao trào nhận thức dân chủ đang lan rộng ở những nước Cộng Sản Đông Âu. Những người như Husak ở Tiệp Khắc, Honecker ở Đông Đức, Zhikov ở Bulgaria, Kadar ở Hungari, Ceausescu ở Romania đứng vững được lâu nay là nhờ sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Điện Cẩm Linh và do đó có thể áp dụng một cách cai trị khủng bố Stalinist với ngựi dân. Nay th́ Mạc Tư Khoa đă không ủng hộ những người lạnh đạo này và chủ trương đàn áp, khủng bố người đối kháng của họ. Cái sức mạnh của những người cầm quyền v́ thế lung lay.
Tại sao người dân những nước này sẵn sàng xuống đường để lật đổ chế độ của họ? Có hai lư do liên quan chặt chẽ với nhau: giới dân thành thị, từ công nhân đến viên chúc nhà nước, từ sinh viên đến trí thức đă từ lâu thấy chế độ của họ chẳng ra ǵ, và chính bản thân của họ, xă hội của họ chẳng thể nào khá hơn nếu không có thay đổi; chẳng có thời điểm nào tốt đẹp hơn hiện nay, khi có những biến chuyển đang diễn ra ở Liên Xô và người ta đang hiểu có những nứt rạn không thể hàn gắn được của chế độ.

Chót hết, đó là sự thức thời của những người lănh đạo độc tài, chuyên chính, bảo thủ ở những nước Đông Âu này. Họ có thể huy động bộ máy đàn áp sự để dẹp đối kháng bằng những phương tiện quân đội, cảnh sát, công an. Nhưng may thay, họ đă mỏi mệt. Họ đă nh́n thấy quả thực chế độ Cộng Sản chẳng phục vụ ai, chẳng làm cho ai tốt đẹp hơn. Họ hiểu rằng nói thế nào đi nữa, th́ chủ nghĩa công sản là một thất bại.
Đó chính là cái may lịch sử của nhân loại, cửa Đông Âu, của thế giới khiến cho “sự sụp đổ bức tường Bá Linh” cho người ta niềm tin rồi cái ǵ phải đến cũng sẽ đến. [HNN]


<< trở về đầu trang >>
free counters