VIỆT NAM: HỘI NGHỊ CẦU TÀI, CẦU TIỀN
CSVN Muốn Xâm Nhập Cộng Đồng Việt Tị Nạn Bằng Mọi Cửa
Phạm Trần
Hoa Thịnh Đốn.- Hội nghị được gọi là “Người Việt Nam Ở Nước Ng̣ai” (NVNONN) lần đầu tiên được Nhà nước Cộng sản Việt Nam tổ chức tại Hà Nội trong 3 ngày 21,22 và 23 tháng 11 năm 2009 đă kết thúc nhưng thay v́ đ̣an kết th́ lại gây chia rẽ thêm dân tộc và để lộ chủ trương cầu tài và cầu tiền của đảng CSVN đối với người Việt ở nước ng̣ai.
Trước hết, số trên 800 người Việt về dự Hội nghị là thành phần được đảng CSVN chọn lọc trong số những người Việt Nam sống ở nước ngoài đă có những hoạ động yểm trợ CSVN trong thời kỳ chiến tranh, hay có cảm t́nh với nhà nước CSVN từ ngày ra nước ng̣ai. Do đó, khi các viên chức đảng từ Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nước trở xuống nói trong mấy ngày họp rằng “800 kiều bào đại diện cho gần 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống, lao động, học tập tại 101 nước và vùng lănh thổ trên thế giới” là hành động “mạo nhận” có chủ ư xấu nhằm gây chia rẽ dân tộc.
Thứ hai, khi Triết nói rằng “một bộ phận nhỏ kiều bào do thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch nên c̣n có những việc làm đi ngược lại lợi ích của cộng đồng và dân tộc” là cố ư xuyên tạc lập trường chống nhà nước CSVN của rất nhiều người Việt Nam không chấp nhận chế độ Cộng sản. Bởi lẽ chính Triết đă tự bịa ra mấy chữ ‘một bộ phận nhỏ” để tự cho đảng CSVN được tuyệt đại đa số ủng hộ trong số gần 4 triệu người đang sống ở khắp 5 Châu lục.
Chủ trương tự biên tự diễn và vơ vào của nhà nước Việt Nam c̣n phản ảnh trong Báo cáo của Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngọai Giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN. Sơn nói mà không cần trưng bằng cớ: “ Chủ trương ḥa hợp, đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước với các chính sách rộng mở, xóa bỏ hận thù, khép lại quá khứ đă đem lại những kết quả hết sức tích cực, được đại đa số bà con hưởng ứng và đánh giá cao. Trong cộng đồng ngày càng có nhiều tiếng nói tích cực công khai phản đối những hoạt động đi ngược lại lợi ích của cộng đồng và đất nước.”
Cái cộng đồng mà Sơn đề cập đến ở đây đứng về phía đảng chẳng qua cũng chỉ bằng cái mắt muỗi, hay không ai trông thấy nó ở đâu để chống lại các cuộc biểu t́nh của hàng ngàn người Việt tị nạn chống Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng trong các chuyến thăm nước ng̣ai của họ , đặc biệt tại Hoa Kỳ và Úc Đại lợi trong mấy năm gần đây.
Sự thất bại ở nước ngoài của CSVN trong lĩnh vực thông tin và tuyên truyền cũng đă do chính Sơn nh́n nhận bị Báo chí và các phương tiện Truyền thông của người Việt tị nạn đè bẹp. Sơn nói trước Hội nghị ngày 23/11 (2009) : “Công tác thông tin cho cộng đồng về t́nh h́nh đất nước và chính sách của Đảng và Nhà nước ta, tuy đă tăng cường, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều thông tin đến với cộng đồng chủ yếu qua các luồng không chính thức hoặc bị các phần tử xấu bóp méo, xuyên tạc.”
Ai đă bóp méo các tin tức từ Việt Nam hay chính đảng CSVN và Bộ máy tuyên truyền của Nhà nước đă không che giấu được sự thật như giữa ban ngày trước hàng triệu con mắt và lỗ tai điện tử của người dân trong nước ?
Để chống lại sức tỏa sóng áp đảo về truyền thông của người Việt ở nước ng̣ai, tại Hội nghị NVNONN, đă có những ư kiến mớm cơm cho đảng yểm trợ cho những “Kiều bào” của Hà Nội ra báo, dựng đài truyền h́nh và phát thanh tuyên truyền cho đảng, thay th́ chuyển báo của Hà Nội ra nước ng̣ai vừa tốn kém mà chưa chắn bán đă có ai mua !
Bà Phùng Tuệ Châu, cựu Luật sư cũng đă cùng cộng tác viên Đinh Viết Tứ, Luật sư, cựu phóng viên của Việt Nam Thống Tấn Xă thời Việt Nam Cộng Ḥa được Hà Nội chọn về tham dự Hội nghị. Bà Châu nói tại Hà Nội : “Mục đích của Đài phát thanh tiếng quê hương là mở rộng thân t́nh mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ; giới thiệu sự tiến bộ và sự phát triển của đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam.” (Báo Quê Hương của Tổ chức Ủy ban Nhà nước về NVNONN)
Trong lĩnh vực Tôn giáo, Sơn nói : “ Tại nhiều địa bàn, nhu cầu sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của bà con rất lớn và ngày càng tăng nhưng sự hỗ trợ từ trong nước chưa được nhiều. Một số phần tử phản động đang lợi dụng t́nh h́nh này để t́m cách lôi kéo bà con vào các hoạt động tâm linh không lành mạnh hoặc đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, đất nước và dân tộc.”
Sơn không dám nêu đích danh Tôn giáo nào, nhưng trong các vụ nhà nước CSVN đàn áp các Lănh tụ tôn giáo và tịch thu tài sản của các Tôn giáo ở trong nước, các Tôn giáo của người Việt tị nạn khắp 5 Châu đă đ̣an kết yểm trợ và vận động Thế giới lên án, đ̣i trừng phạt Hà Nội như trong các vụ khống chế Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất do Ḥa thượng Thích Qủang Độ lănh đạo, hay như trong các vụ Công giáo đ̣i tài sản ở Thái Hà, Tam Ṭa, Loan Lư, Thừa Thiên-Huế, Nha Trang, Vĩnh long v.v…
TRÍ THỨC – DOANH NHÂN
Thứ ba, khi Triết và các viên chức Nhà nước đánh gía tại Hội nghị ngày 21/11 rằng “Tiềm năng trí thức của kiều bào được đánh giá là một thế mạnh của cộng đồng, nhưng hầu như chưa có chính sách khai thác hiệu quả. Tiềm lực kinh tế của cộng đồng cũng rất lớn và lợi thế của doanh nghiệp kiều bào trong vai tṛ làm cầu nối cho quá tŕnh hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước cũng chưa thực sự phát huy tác dụng trong thời gian qua”, th́ Triết có biết tại sao rất nhiều người Việt sống ở nước ng̣ai chưa mau mắn muốn đóng góp để “xây dựng cộng đồng và góp phần phát triển đất nước” không ?
Trước mắt Triết hăy tự xét xem tại sao mỗi năm chỉ có chừng 200 Trí thức trong tổng số trên 300 ngàn người ở nước ng̣ai về nước gỉang dậy và chuyển công nghệ về giúp nước.
Nguyên nhân do chính một số Trí thức tham gia Hội nghị than phiền v́ đảng và nhà nước CSVN nói nhiều nhưng chưa có thật tâm làm đến nơi đến chốn, nhất là chưa tạo được sự tin cậy với người nước ng̣ai. Thêm vào đó là chưa có chính sách tôn trọng nhân tài, vẫn c̣n giữ thái độ coi “hồng” hơn “chuyên” nên Trí thức ng̣ai nước mới “sổ toẹt” vào lời mồi chài bụng đầy dao găm của đảng.
Nguyễn Thanh Sơn cũng Báo cáo kết luận về Trí thức : “ Các đại biểu cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho sự đóng góp của chuyên gia, trí thức kiều bào c̣n hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Ngoài các nguyên nhân khách quan, nổi lên một số nguyên nhân chủ quan như những bất cập về cơ chế, chính sách; chưa có hệ thống thông tin đầy đủ về khả năng của chuyên gia, trí thức và nhu cầu cụ thể của các cơ quan đối tác; đầu mối chỉ đạo chưa đủ mạnh nên chưa có được định hướng tốt để có thể huy động chuyên gia, trí thức kiều bào tập trung giải quyết có kết quả những vấn đề mũi nhọn của KHCN (Khoa học-Công nghệ) hay kinh tế của đất nước…”
Thứ tư, trong lĩnh vực mời gọi, tạo sự hợp tác với Doanh nhân nước ng̣ai, đảng CSVN than phiền những người này vẫn c̣n đầu tư nhỏ, manh mún, lẻ tẻ trong các lĩnh vực nhà, đất, xây dựng nhỏ, du lịch, khách sạn, nơi giải trí.
Nhà nước th́ muốn các Doanh nhân đầu tư nhiều hơn, kết thân với các Công ty trong nước và làm cầu nối cho Nhà nước để đầu tư ra nước ng̣ai, vận động người nước ng̣ai đầu tư, mang vốn vào Việt Nam làm ăn, và đặc biệt giúp quảng bá, bán hàng Việt Nam ra nước ng̣ai.
Về phía doanh nhân lại than phiền luật lệ thiếu trong sáng, thủ tục hành chính rườm rà, luật lệ chồng tréo và lại hay thay đổi khiến các nhà đầu tư nản long, muốn bỏ cuộc.
Có điều lạ là trong suốt 3 ngày họp, không thấy Doanh nhân nào than phiền đến Quốc nạn tham nhũng là thứ đang giết nền kinh tế và cũng đang đe dọa sự sống c̣n của đảng CSVN.
Tuy nhiên, Nguyễn Minh Triết, trong diễn văn ở buổi Khai mạc ngày 21/11 (2009), đă nhanh miệng rào trước : “Ở Việt Nam, không muốn tham nhưng vẫn phải động ḷng tham v́ quản lư kém quá. Cho nên, trong tiêu cực, tham nhũng có phần do quản lư yếu kém chứ không phải do người Việt Nam tham nhũng nhất thế giới. Quư vị ở nước ngoài khi nghe thông tin này, cũng đừng hốt hoảng cho rằng sao tham nhũng ở Việt Nam nhiều thế!”.
Khi Triết nói như thế mà không biết có nhận ra rằng, căn bản của Tham nhũng là tự con người và cơ chế của nhà nước. Khi cán bộ, đảng viên, nhất là những kẻ có chức, có quyền đă tham nhũng đến ngập đầu mà vẫn không bị trừng phạt, có chăng cũng chỉ bị cảnh cáo rồi chuyển đi nơi khác, hoặc tệ hơn lại được thăng quan, tiến chức th́ có phải do “qủan lư” không, hay do nạn “cá đối bằng đầu” cả rồi ?
Nhưng không biết có phải v́ Triết đă ăn nói hớ hênh đến buồn cười hay không mà dư luận trong nước, nhất là từ phía trí thức, lại rất lạnh nhạt với Hội nghị 3 ngày của “Việt kiều” ?
Trên khắp mặt Báo chí trong nước, tuyệt nhiên không thấy có “Trí thức” nào lên tiếng chào hay đến để “tay bắt, mặt mừng”, hoặc ôm nhau hôn kiểu Cộng sản ngày xưa với trên 100 Trí thức “Việt kiều” đă quay về với mái nhà xưa ?
Nhạt như nước lă ao bèo đối với Hội nghị NVNONN c̣n đến từ phía người dân trong nước. Dường như họ đă háo hức chờ xem ai thắng giải Hoa hậu Phu nhân đang diễn ra ở Hà Nội hơn là đón coi trực tiếp truyền h́nh buổi Nhạc hội “Việt Nam Quê Hương Tôi” trong đêm kết thúc Hội nghị.
Một chi tiết khác ít ai để ư là chủ trương trong tương lai của đảng CSVN là sẽ nhờ số “Việt kiều” tham dự Hội nghị trở ra nước ngoài tổ chức các Hội đ̣an thân Hà Nội ở tất cả mọi nơi có đông người Việt Nam cư ngụ.
Liệu đây có phải là chủ trương “đ̣an kết dân tộc” mà đảng CSVN đang tuyên truyền theo Nghị quyết 36 "Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài" ra đời ngày 26 tháng 3 năm 2004, hay chỉ nhằm chia rẽ dân tộc sâu đậm hơn nữa ? -/-
Phạm Trần
(11/09)