Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

CSVN muốn ǵ qua việc tổ chức “Hội nghị Việt kiều yêu nước”?

CSVN muốn ǵ qua việc tổ chức “Hội nghị Việt kiều yêu nước”?

 

Hôm qua 23/11, hội nghị “Việt kiều yêu nước” lần thứ nhất tại Hà Nội “đă bế mạc, đạt kết quả và thành công tốt đẹp”. Để kết thúc màn kịch này, thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn kiêm chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về NVNONN (NNVNVNONN), và cũng là trưởng ban tổ chức, đă thay mặt đảng đọc cái gọi là “Báo cáo tổng hợp ư kiến của các Hội nghị chuyên đề” của hội nghị này.

Các đại biểu nữ cùng hát vang bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”

Thử hỏi, đây là Việt kiều hay Việt Cộng?

Hội nghị này kéo dài 3 ngày, dưới một chủ đề nghe rất kêu “V́ một cộng đồng đoàn kết vững mạnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước”, thật ra là một màn kịch do Đảng dựng sẵn để các đại biểu “Việt kiều yêu nước” góp phần tô màu cho có vẻ. Trưởng ban tổ chức Nguyễn Thanh Sơn cho biết có 4 “chuyên đề” đă được đem ra bàn thảo tại hội nghị là: Vấn đề tổ chức của Cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại; Ǵn giữ ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam; Đội ngũ chất xám Việt kiều và Tổng kết ư kiến của đại biểu “Việt kiều yêu nước”.

Để hiểu ĐCSVN muốn ǵ qua việc tổ chức hội nghị này cũng như cách diễn đạt và bày tṛ, chúng ta hăy cùng nhau đọc và xem xét kỹ bản báo cáo của Nguyễn Thanh Sơn.

 

Cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại

Trong phần này, Sơn xác định rơ “công tác đối với kiều bào” là “chính sách nhất quán của Đảng và nhà nước” để thực hiện Nghị quyết 36.

Nói đến hiện trạng cộng đồng VN ở hải ngoại, bản báo cáo cho rằng:

“Thực trạng địa vị pháp lư của NVNONN ở 1 số địa bàn hiện nay đă được nâng lên một bước đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng hội nhập bền vững vào xă hội sở tại”.

Nói đến “thực trạng địa vị pháp lư” của người Việt Nam ở hải ngoại th́ phải hiểu rơ nguồn gốc h́nh thành những cộng đồng này. Nguyên khởi của sự h́nh thành các cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại hiện nay theo ḍng thời gian là số lượng lớn quân dân cán chính và thường dân sinh sống tại miền Nam di tản vào năm 1975, mà đa số đến định cư tại Mỹ. Phải nói, họ là những người tỵ nạn cộng sản đợt một. Tiếp đến là ḍng người tỵ nạn cộng sản đợt 2 kéo dài trong các thập niên 70s, 80s và đầu 90s mà cả thế giới đă từng biết qua biệt danh “Thuyền Nhân” (Boat People). Ḍng người tỵ nạn vẫn c̣n tiếp tục lẻ tẻ vào những năm sau này và thậm chí vẫn c̣n tiếp diễn cho đến bây giờ. Nói chung, người Việt tỵ nạn đợt 1 và 2 là thành phần chính và đông nhất.

Sau đó là số lượng người tỵ nạn tại các nước cộng sản Đông Âu sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ. Rồi c̣n có ḍng người đi “định cư” bằng giấy bảo lănh của số thân nhân tỵ nạn đợt 1 và 2. Và gần 35 năm nay, số người Việt tỵ nạn này đă sản sinh thêm hơn 1 thế hệ con cháu tỵ nạn tại quê người. Đương nhiên vào những năm sau này c̣n có thêm số người “di dân kinh tế” qua việc cưới hỏi, du học, làm ăn,... Trong số này, số người di dân tự túc (tự lực cánh sinh, không nhờ vả ai cả) th́ rất ít, nhưng được ở lại bằng giấy bảo lănh th́ chiếm đa số, mà hầu hết người bảo lănh trong số này là những người tỵ nạn đợt 1 và 2, hoặc là những thân nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của họ.

Sự phân bổ các thế hệ người VN hiện đang định cư ở nước ngoài có khác nhau tùy theo từng khu vực, quốc gia, nhưng nh́n chung “người tỵ nạn cộng sản VN” vẫn chiếm đa số, từ 75 - 95% tùy theo từng nơi.

Chừng ấy quăng thời gian định cư cũng là một chuỗi dài năm tháng vất vả, mưu sinh, ḥa nhập cuộc sống và trưởng thành lên cùng xă hội của người bản xứ. Ngày nay các thế hệ con cháu của họ đă trưởng thành và dần dà chiếm lĩnh những địa vị cao trong xă hội. Đó là hệ quả tất yếu và cũng là thành quả chính của 2 thế hệ tỵ nạn, mà chẳng có ông bà cán bộ nhà nước nào “tạo điều kiện thuận lợi” cho họ cả.

Nói đến “Công tác bảo hộ công dân” và “bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của bà con” th́ xin hỏi công dân nào, bà con nào đây? Có phải là công dân CHXHCNVN và “bà con” của COCC không? (Con Ông Cháu Cha). Nếu là số này th́ không thể là đa số được.

Bảo vệ công dân th́ có nhiều cách thiết thực, chẳng hạn như bảo vệ ngư phủ VN trên biển, bảo vệ cộng đồng người VN nghèo khó đang sinh sống tại Campuchia. Nói đến bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của “bà con COCC” th́ có lẽ chỉ có một trường hợp điển h́nh mới đây nhất mà bà Nguyễn Phương Nga đă “nhanh nhẩu” lên tiếng về vụ du sinh Hồ Quang Phương (đúng hơn là du côn COCC) bị cảnh sát đánh v́ ... hăm dọa đ̣i giết bạn cùng pḥng. Người Việt Nam cũng như các sắc dân khác sống hội nhập trong xă hội tự do được chính luật pháp của nước sở tại bảo vệ, mà không cần đến “công tác bảo hộ công dân” qua bàn tay lông lá của các quan chức ngoại giao tại các ṭa đại sứ VC. Thậm chí việc h́nh thành và phát triển mạnh của các cộng đồng VN trên toàn thế giới hoàn toàn không cần đến bàn tay “giúp đỡ” của các quan chức ngọai giao này.

Bàn về chủ trương ḥa hợp ḥa giải, bản báo cáo viết:

“Chủ trương ḥa hợp, đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước với các chính sách rộng mở, xóa bỏ hận thù, khép lại quá khứ đă đem lại những kết quả hết sức tích cực, được đại đa số bà con hưởng ứng và đánh giá cao. Trong cộng đồng ngày càng có nhiều tiếng nói tích cực công khai phản đối những hoạt động đi ngược lại lợi ích của cộng đồng và đất nước”.

“Đảng và nhà nước” có thật tâm ḥa hợp ḥa giải hay vẫn c̣n thâm thù người tỵ nạn th́ hăy nh́n vào việc áp lực lên chính phủ các nước Mă Lai, Nam Dương đục bỏ các bia tưởng nhiệm thuyền nhân VN trong các trại tỵ nạn trước đây.

Có hay không những tiếng nói “tích cực công khai phản đối” th́ hăy nh́n vào sự trưởng thành của các cộng đồng tỵ nạn trên thế giới, tại Hoa Kỳ, Úc, Canada,...

Bản báo cáo c̣n đề cập đến sự hiện diện của báo chí truyền thông “lề phải” tại hải ngoại:

“... những chuyển biến tích cực với số lượng các chương tŕnh dành riêng cho kiều bào ngày càng tăng và phong phú về nội dung như VTV 4, IPTV, kênh Truyền h́nh Thuần Việt, Tạp chí Quê hương. Một loạt báo chí kiều bào ở các địa bàn hợp tác về nội dung với báo chí trong nước. Các trang mạng thông tin điện tử của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc  cung cấp những thông tin chính xác và cập nhật cho kiều bào về mọi mặt của t́nh h́nh đất nước…”

Đại biểu “Việt kiều yêu nước” Đinh Viết Tứ sau khi viếng “lăng Bác” đă hớn hở viết thành bài thơ “Nhớ Bác” có đoạn như sau:

“Thuở nhỏ con hằng nuôi ước mơ

Đến khi khôn lớn thấy Bác Hồ”

Một lần nữa, đây là thể hiện sự quyết tâm của nhà nước VC đưa văn hóa, báo chí truyền thông lề phải ra hải ngoại. Tại Mỹ, sự thâm nhập này đă bắt đầu thấm vào một vài cơ quan truyền thông báo chí thông qua một số cánh tay nối dài, chẳng hạn như Đinh Viết Tứ với “Tiếng vọng quê hương” mà sau này đổi thành “Việt Nam quê hương”. Tại Úc th́ VC đă thất bại trong việc đưa chương tŕnh VTV4 lên hệ thống truyền h́nh sắc tộc SBS, nhưng lại “lấn sân” sau của hệ thống truyền thanh ABC bằng trang website Bay Vút, mà các bản tin chủ yếu là chỉ thích hợp cho các du sinh đến từ Việt Nam.

Nói đến “các trang mạng thông tin điện tử của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc,...” hay tất cả các trang mạng của báo chí “lề phải”, th́ chẳng có trang nào dám đưa tin trung thực cả, th́ lấy đâu ra mà “chính xác và cập nhật”. Đă thế lại c̣n trâng tráo bôi nhọ những nguồn thông tin không thuộc “lề phải” và cho rằng “Nhiều thông tin đến với cộng đồng chủ yếu qua các luồng không chính thức hoặc bị các phần tử xấu bóp méo, xuyên tạc”.

Nhắc đến các thành viên trong các hội đoàn, cộng đồng th́ ngôn ngữ của bản báo cáo viết là “lực lượng cán bộ ṇng cốt”. Không biết có phải ông Sơn muốn ám chỉ các cán bộ nhà nước được cho vào nằm vùng để giật dây một số hội đoàn, hay là các cán bộ nhà nước trong các hội đoàn người Việt tại các nước Đông Âu?

Vẫn quen với luận điệu thâm thù, nên khi nói đến các sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng người Việt ở hải ngoại th́ ngôn ngữ bản báo cáo lại the thé lên: Một số phần tử phản động đang lợi dụng t́nh h́nh này để t́m cách lôi kéo bà con vào các hoạt động tâm linh không lành mạnh hoặc đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, đất nước và dân tộc”.

 

Ǵn giữ ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam

Trong phần này, bản báo cáo xác định việc đưa chương tŕnh dạy học tiếng Việt cùng đội ngũ cán bộ giáo viên ra hải ngoại là ưu tiên một để có thể giúp “tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường quan hệ về các mặt, nhất là về giao lưu văn hóa và thu hút du lịch giữa Việt Nam với các nước”.

 

Đội ngũ chất xám Việt kiều

Đây là phần quan tâm chính của nhà nước VC, làm như thế nào để “gom” chất xám về VN, để phục vụ nhà nước XHCN. Uỷ ban NNVNVNONN ước tính trong số gần 4 triệu người Việt hiện đang sinh sống ở hải ngoại, th́ có đến hơn 300,000 ngàn khoa học gia, chuyên viên các khác nghề khác nhau, thậm chí ngay cả trong lĩnh vực nguyên tử năng là lĩnh vực đang cần đến cho dự án phát triển nhà máy điện nguyên tử ở VN. Tất cả chỉ v́ nhà nước CSVN có tham vọng sử dụng nguồn lực này để “rút ngắn chặng đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

 

Đại biểu Việt kiều “yêu nước” góp ư kiến

Trong phần “cơ chế chính sách”, các ư kiến tựu trung lại chỉ là vấn đề giấy tờ trong công việc đầu tư làm ăn của Việt kiều. Ngoài ra bản báo cáo này c̣n bi bô là nhà nước CSVN sẽ cố gắng “tạo điều kiện cho kiều bào được tiếp tục hưởng chế độ hưu trí và bảo hiểm xă hội của nước sở tại sau khi hồi hương về Việt Nam”. Đối với vấn đề này không hiểu là nhà nước CSVN có thể làm được điều ǵ để “tạo điều kiện” đây? Tùy theo luật lệ của mỗi nước, việc áp dụng lănh hưu trí hay trợ cấp đều có khác nhau, nhưng tựu trung lại th́ đều có một nét giống nhau là việc lănh hưu trí/trợ cấp đều bị ảnh hưởng thậm chí bị cắt bỏ nếu người nhận lănh hưu trí/trợ cấp đi ra khỏi nước sở tại, kể cả đi du lịch.

Bản báo cáo c̣n cho biết quyết tâm của nhà nước CSVN “đẩy mạnh hơn nữa” việc thành lập các tổ chức, cộng đồng do các quan chức tại sứ quán điều khiển với phương châm “nơi nào có người Việt, nơi đó có tổ chức”. Nhà nước CSVN đặt nặng vấn đề lôi kéo giới trí thức, cho nên muốn có “một tổ chức đầu mối với các h́nh thức linh hoạt (câu lạc bộ, Website…) để tập hợp thông tin và hỗ trợ lực lượng này về nước đóng góp”, cũng như việc gom góp thành lập danh sách đầy đủ các “chuyên gia, trí thức kiều bào về từng lĩnh vực”.

Từ bao năm qua, nhà nước CSVN chưa hề có được một sự trợ giúp tối thiểu nào đối với

các cộng đồng VN nghèo và gặp nhiều khó khăn như ở Lào, Campuchia và châu Phi, nhưng nay lại “bán cái” trách nhiệm này, kêu gọi cộng đồng VN ở các quốc gia giàu mạnh “hỗ trợ các cộng đồng kiều bào nghèo” này.

Thế nhưng lại có quyết tâm tiêu tiền để “đẩy mạnh việc đưa VTV 4 và các chương tŕnh thông tin đối ngoại vào truyền h́nh cáp ở Mỹ, Úc và các nước khác”, cũng như việc đem giáo tŕnh dạy tiếng “Việt-Xă Nghĩa” đến cộng đồng VN tại các nước này.

Kết thúc bản báo cáo, Sơn cho biết “hội nghị c̣n là cơ sở quan trọng phục vụ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương tŕnh hành động của Chính phủ về công tác đối với NVNONN vào năm 2010 và qua đó phát huy trí tuệ của cộng đồng NVNONN đóng góp vào việc chuẩn bị cho Đại hội XI của Đảng”.

Nói tóm lại, thông qua hội nghị này, CSVN mong muốn gom túi tiền cũng như chất xám của con cháu “khúc ruột ngàn dậm”. Thông qua hội nghị này, nhưng “Viêt kiều yêu nước” sẽ là những cán bộ được huấn luyện đầy đủ để giúp đảng vươn cánh tay nối dài đến các quốc gia tây phương giàu mạnh, nơi có cộng đồng Việt Nam tỵ nạn đang sinh sống, để từ đó lũng đoạn, thâm nhập và điều khiển các cộng đồng này.

Song song với các công tác dân vận này là công tác văn hóa vận bằng việc đưa hàng loạt các phái đoàn triển lăm, sách vở báo chí lề phải, và các đoàn văn công với chương tŕnh văn nghệ có những chủ đề hết sức “quê hương và t́nh tự dân tộc”, cũng như tiếp tục rêu rao chiêu bài tất cả v́ một mục tiêu chung “dân giàu, nước mạnh, xă hội công bằng, dân chủ, văn minh” để ru ngủ những người nhẹ dạ.

Mọi sinh hoạt tại hội nghị đều là những màn của vở kịch đă được đảng dàn dựng sẵn, mà sự hiện diện của các ông bà “đại biểu Việt kiều yêu nước” chỉ là tô son điểm phấn cho có vẻ “dân chủ”. Hăy nh́n vào cái gương nghị gật của các ông bà đại biểu quốc hội CHXHCNVN th́ rơ. Các ông bà ấy phần nhiều là đảng viên mà c̣n phải răm rắp nghe lệnh của đảng, th́ thử hỏi quư vị là ai mà ĐCSVN phải tôn trọng ư kiến của quư vị?

 

Úc Châu ngày 24/11/2009

Lê Minh


<< trở về đầu trang >>
free counters