Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Có Quyết Tâm Th́ Chống Được Tham Nhũng

Có Quyết Tâm Th́ Chống Được Tham Nhũng


Ngô Nhân Dụng
 

Báo chí trong nước mới loan tin về một bản báo cáo do Ṭa Đại Sứ Đan Mạch ở Hà Nội mới công bố tuần này. Các chuyên gia của Bộ Ngoại Giao Đan Mạch nghiên cứu về t́nh trạng pḥng chống tham nhũng tại Việt Nam đă đưa ra những câu hỏi về nhận định của Bộ Xây dựng chính phủ Việt Nam rút kinh nghiệm “hai năm thực hiện pḥng chống tham nhũng (2006-2008)” trong đó họ kết luận rằng “mức độ tham nhũng và lăng phí đă giảm hẳn.”
Câu hỏi là: Khi thấy số trường hợp tham nhũng bị phát hiện giảm đi th́ Bộ Xây Dựng coi là “mức độ tham nhũng đă giảm;” nhưng phải tự hỏi lư do v́ sao số các vụ tham nhũng lại giảm. Hoặc là số người tham nhũng và số tiền tham nhũng giảm đi nhờ có các biện pháp pḥng ngừa mới. Hoặc là khả năng khám phá và tố cáo các vụ ăn cắp của các cơ quan chịu trách nhiệm chống tham nhũng đă giảm bớt. Cũng giống như khi thấy hàn thử biểu đo nhiệt độ của một bệnh nhân giảm xuống th́ có thể v́ một trong hai lư do: Bệnh sốt đă thuyên giảm thật; hoặc cái nhiệt kế nó bị “tê liệt” rồi!
Bộ Xây Dựng ở Hà Nội từng nổi danh về những vụ khám phá cột xi măng bê tông cốt bằng tre; nhưng những người đầu tiên khám phá ra cái tài “xây dựng hiện đại” này là các trẻ em đi ăn trộm. Các em đào, đẽo cột bê tông để lấy sắt đem bán mà không thấy sắt chỉ thấy tre! Một vụ các quan chức trong Bộ Xây Dựng bị đưa ra ṭa v́ tham nhũng chỉ xẩy ra sau khi một người bị bắt v́ đi đánh bạc thua vài triệu đô la. Nếu không có các cảnh sát bắt bạc th́ cũng không có việc “phát hiện” này. Rồi tới vụ đường đại lộ xuyên thành phố Sài G̣n bị phát hiện cũng là do mấy ông cảnh sát Nhật Bản đi bắt các người quản lư công ty Nhật về tội hối lộ các quan chức Việt Nam.
Như vậy th́ nếu trong những năm 2006-2008 số thống kê những vụ tham nhũng giảm đi không phải chỉ v́ các quan chức bỗng tu tâm sửa tính hay luật lệ nghiêm minh hơn; mà có thể v́ người ta không có dịp “phát hiện” tham nhũng nữa. Mà điều này cũng dễ hiểu. Sau khi các nhà báo bị bắt bỏ tù v́ tội đi điều tra tham nhũng rồi, c̣n ai có “nhă hứng” đi t́m ṭi nữa làm chi?
Bản nghiên cứu của các chuyên gia Đan Mạch nêu lên một số nguyên nhân khiến công việc t́m ṭi và khám phá: “(1)do các cơ quan chức năng không đủ thẩm quyền; (2) do các luật và quy định vênh nhau, không có hướng dẫn và chỉ thị cụ thể, rơ ràng; (3) không có cơ chế khuyến khích cho những người làm tốt; và (4) không có cơ chế giải tŕnh cũng như không có cơ quan kiểm tra và hệ thống giám sát độc lập.” Cả một bản báo cáo 4 không trên đây tóm tắt lại, là do người ta không thật t́nh muốn chống tham nhũng! Nếu thật t́nh th́ người ngu đến mấy cũng phải biết: (1) trao cho các cơ quan lo chống tham nhũng đầy đủ thẩm quyền để làm việc; (2) đặt các quy luật rơ ràng để họ làm việc; (3) tưởng thưởng những người tố cáo tham nhũng thay v́ bỏ tù người ta và (4) đặt đường dây tố cáo tham nhũng độc lập với những cơ quan làm công việc dễ tham nhũng, và đặt ra những cơ quan điều tra, truy tố độc lập.
Khi nói đến việc chống tham nhũng, nhiều người thường nhún vai tỏ ư tuyệt vọng, nói rằng công việc này khó lắm, phức tạp lắm, chính quyền nào cũng chịu thua những cái ṿi bạch tuộc tham nhũng.
Nhưng lư do quan trọng nhất vẫn là thiếu quyết tâm. Một chính quyền quyết tâm chống tham nhũng th́ sớm hay muộn cũng t́m ra cách chống tham nhũng.
Xin kể một câu chuyện cũng khó khăn tương tự như việc chống tham nhũng để chúng ta thấy không nên nản ḷng. Đó là kinh nghiệm chống cướp bóc, trấn lột trong hệ thống đường xe điện ngầm ở New York vào đầu thập niên 1990. Không cần đặt ra thêm luật lệ, không cần cổ động rùm beng, chỉ cần quyết tâm, một vấn đề nhức nhối kéo dài mấy chục năm cuối cùng có phương pháp giải quyết.
Đường xe điện ngầm trong thành phố New York nổi tiếng nhiều tội phạm khiến nhiều người không dám sử dụng, nhất là vào ban đêm. Tội ác tràn lan như một thứ bệnh truyền nhiễm, người ta cũng thấy tuyệt vọng, nghĩ rằng không có cách nào bài trừ được. Năm 1984 có một vụ án mạng cả thế giới đều nghe tin, là vụ Bernhard Goetz bắn chết mấy thanh niên da đen trong đường xe điện ngầm khi mấy cậu này vây quanh anh ta rồi thản nhiên bảo anh ta đưa tiền, giữa ban ngày và trong một toa xe có nhiều hành khách khác. Goetz hỏi lại: Các anh muốn ǵ? Trả lời: Năm đô la! Goetz rút khẩu súng trong túi ra bắn từng người một, rồi tới trạm sau th́ thản nhiên đi ra khỏi xe, lên đường. Mấy ngày sau, báo chí khắp nơi đă loan tin, Goetz ra tŕnh diện cảnh sát.
Năm 1990 cơ quan Chuyên Chở New York bổ William Bratton làm cảnh sát trưởng cho cả hệ thống đường xe điện ngầm. Bratton là người tin ở lư thuyết “Cửa Sổ Hư” (Broken Windows) của các nhà nghiên cứu về tội phạm. Thuyết này cho là những căn nhà vô chủ, cửa sổ bị phá vỡ không ai sửa sang, là một nguyên nhân chính tạo nên những khu phố đầy tội phạm. Những trẻ em thiếu giáo dục sẽ tới vẽ bậy lên tường, phá thêm những cửa sổ khác, rồi các tay giang hồ sẽ t́m cách vào trong nhà đó, dùng làm sào huyệt và nơi giải trí, trao đổi,buôn bán ma túy, và tổ chức những tội ác khác. Muốn ngăn ngừa chuyện này, thành phố thấy nơi nào có cửa sổ vỡ kính phải tới sửa ngay, để không cho tội ác nẩy mầm.
Bratton giải quyết vấn đề tội phạm trong hệ thống xe điện ngầm New York bằng cách tấn công một trọng điểm làm gương. Đó là bắt phạt những người đi xe điện ngầm lậu, không mua vé. Mỗi ngày có khoảng 170,000 người đi lậu trong hệ thống đường xe điện ngầm New York! Có khi một đám thiếu niên nhẩy hàng rào bước vào, cười nói, nhởn nhơ đi trên chỗ chờ xe điện, thế là mấy người lớn cũng bắt chước! Bratton tin rằng đa số những tay gây tội phạm cũng là những tay nhẩy hàng rào, đi xe không trả tiền. Nhưng lư do quan trọng hơn là h́nh ảnh những thanh thiếu niên nhẩy rào đi xe lậu là một “dấu hiệu xấu” giống như cảnh những khung cửa sổ kính bị bể; khiến cho người ta có cảm tưởng là quanh đây là một nơi vô pháp luật, ai muốn làm ǵ th́ làm. Chiến thuật của Bratton cũng rút từ kinh nghiệm của cơ quan Chuyên Chở New York trong một chiến dịch bài trừ nạn viết bậy trên tường và trên thành, cửa các toa xe. Họ quyết tâm hễ thấy một h́nh, một chữ viết hay vẽ bậy nào là xóa bỏ ngay, không để cho ai thấy rồi bắt chước. Trong ṿng 5 năm, cả hệ thống đường xe điện ngầm New York đă hết cảnh viết, vẽ bậy (graffiti).
Tại sao ban giám đốc cơ quan Chuyên Chở không bài trừ nạn đi xe lậu này từ trước? V́ họ thấy vấn đề nặng nề quá, mối lợi nhỏ mà công sức bỏ ra lớn không bơ, nên thà chịu bó tay. Mỗi vé xe điện lúc đó chỉ có 1.25 đô la. Sở cảnh sát thấy không đáng công đi bắt mấy cậu bé con, mất công đưa về sở hỏi cung, làm tờ tŕnh, tất cả mất một buổi; rồi sau đó lại chờ ngày truy tố mấy chú bé ra ṭa, để đ̣i hơn một đô la!
Bratton đă chọn một trạm có những hành khách nhảy hàng rào nhiều nhất, đặt 10 cảnh sát viên tại đó, thấy cậu nào đi lậu bắt ngay tại chỗ, c̣ng tay, cho đứng xếp hàng chờ đợi cho bàn dân thiên hạ ngó. Thay v́ đưa các người vi phạm về sở cảnh sát, Bratton cho lập luôn một văn pḥng lưu động trong trạm xe điện, làm việc tại chỗ, mỗi trường hợp chỉ mất một tiếng đồng hồ.
Riêng khung cảnh trên đă là một tín hiệu cho tất cả mọi người thấy “quyết tâm” làm việc của cảnh sát. Nhưng Bratton c̣n ra lệnh các cảnh sát viên phải khám xét và truy tầm lư lịch các tay đi xe lậu, nhờ thế khám phá ra nhiều tay có đem súng trong túi hoặc đă từng bị bắt về những tội nho nhỏ.
Sau một thời gian, số người đi xe điện lậu giảm, và nhiều kẻ gian không dám mang vũ khí vào trong hệ thống xe điện ngầm. Cùng lúc đó, cảnh sát xe điện đi bắt những người say rượu hoặc ngủ trong hầm xe điện, hoặc có những hành động lỗ măng. Trong 5 năm trời Bratton đă chứng tỏ cho công chúng thấy, và những kẻ gian phải thấy là cảnh sát trong đường xe điện New York nhất định bài trừ những tội phạm dù nhỏ nhặt nhất; và họ làm việc hữu hiệu. Từ đó số tội phạm trong hệ thống xe điện ngầm New York giảm hẳn. Năm 1994, ông thị trưởng mới của New York mời Bratton làm cảnh sát trưởng thành phố. Năm năm sau, số tội phạm trong thành phố này cũng giảm bớt, ông thị trưởng nổi tiếng, có lúc nhiều triển vọng ứng cử làm tổng thống Mỹ. Ngày nay, dân New York sống trong trật tự, an ninh hơn trước, nhờ những người quyết tâm giải quyết một vấn đề tưởng như nan giải.
Một câu chuyện trên cho thấy có những vấn đề xă hội tưởng như là nan giải, nhưng vẫn giải quyết được nếu người ta có quyết tâm. Cảnh sát New York không cần thêm những đạo luật bài trừ tội phạm mới nào. Không cần thêm quyền hành hoặc ngân sách lớn lao nào. Điều quan trọng nhất là quyết tâm.
Cho nên nếu đồng bào Việt Nam ḿnh muốn bài trừ tham nhũng th́ cũng cần một hành động quyết tâm. Phải thay đổi cái cơ chế gây nên đại họa tham nhũng này. Cơ chế đó là độc quyền chính trị của một đảng bịt miệng toàn dân không cho nói.


<< trở về đầu trang >>
free counters