Cộng Sản Là Ǵ, Mi Là Ai?
Trong công cuộc đấu tranh chống cộng sản ngày hôm nay, có người cho rằng chúng ta phải tiến hành trên 2 mặt trận, mặt trận lư thuyết và mặt trận thực hành. Để làm được như vậy, chúng ta phải biết lư thuyết cộng sản là ǵ? Nó c̣n được áp dụng bởi những nước cộng sản hay không ? Người cộng sản là ǵ. Những người tự nhận là cộng sản, họ có phải là cộng sản hay không ?
Trong Kinh thánh có câu: «Nó tự ru ngủ bằng một lư thuyết đơn giản, không tưởng và sai lầm? Nó tự khoác vào người nó một bộ áo đạo đức giả; nhưng bản chất thật của nó, th́ vô cùng gian manh, giảo quyệt, ác ôn và côn đồ. Nó đă hạ thấp h́nh ảnh tốt đẹp và cao thượng của con người xuống hàng xúc vật, rắn rết và ḅ sát.»
Mặc dầu câu Kinh thánh trên cách đây đă bao ngàn năm; vào lúc đó là để chống lại những người không tin đạo, vô thần ; nhưng nếu ngày nay chúng ta áp dụng câu nói đó cho lư thuyết cộng sản, để xét bản chất thật của người cộng sản, th́ chúng ta thấy nó vẫn c̣n đúng.
I ) Lư thuyết cộng sản đơn giản, ảo tương, sai lầm.
Chúng ta nhớ Marx sinh năm 1818, viết quyển Tuyên Ngôn Thư Đảng Cộng Sản cuối năm 1847, trong có 3 tuần (1). Vào tuổi 29, 30, trong thời gian ngắn như vậy, Marx chưa có thể đọc hết, biết hết lịch sử nhân loại. Tuy nhiên Marx vẫn thản nhiên viết ngay trang mở đầu :
«Lịch sử của tất cả những xă hội cho tới ngày hôm nay là lịch sử của đấu tranh giai cấp» (Le Manifeste du Parti communiste – trang 19 – Union génégale d’Editions- Paris 1962).
Ở đây tôi không thể đi sâu vào việc định nghĩa lịch sử là ǵ và phê b́nh những sai lầm của Marx. Tuy nhiên nếu chúng ta cứ hiểu lịch sử theo nghĩa b́nh thường, đó là sự ghi chép tất cả những hành động, biến cố quan trọng của một xă hội, th́ lịch sử không phải là đấu tranh giai cấp, mà trong lịch sử nhân loại có nhiều khi người cùng giai cấp, ngay cả người cùng hoàng tộc, gia đ́nh đánh nhau, như ông lănh chúa này đánh ông lănh chúa kia, ngay cả anh em đánh nhau v́ tranh giành ngôi vua.
Câu: «Lịch sử nhân loại là lịch sử của đấu tranh giai cấp», đó là đă đơn giản hóa tối đa lịch sử. Thêm vào đó Marx c̣n đơn giản hóa xă hội, cho rằng xă hội chỉ bao gồm 2 giai cấp, mà chính ông và Engels đă định nghĩa ngay ở phần sau bản Tuyên Ngôn thư ; đó là giai cấp hữu sản (La bourgeoisie) là giai cấp nắm tư liệu sản xuất và giai cấp vô sản (Le prolétariat) là giai cấp không có phương tiện sản xuất. Thực ra th́ xă hội chia ra làm nhiều giai tầng khác nhau, như chúng ta quan sát và thấy ngày hôm nay.
Từ quan niệm đơn giản chia xă hội ra làm 2 giai cấp, cho rằng lịch sử của nhân loại là lịch sử của đấu tranh giai cấp, của bạo động, Marx đă lấy cái ǵ bất b́nh thường làm cái ǵ b́nh thường. Chúng ta không cần đi vào nghiên cứu sâu xa, chúng ta chỉ cần quan sát lịch sử của con người và của xă hội th́ chúng ta rơ. B́nh thường con người sống ḥa b́nh chứ không sống bạo động. Con người chỉ bạo động khi bị bắt buộc. Lịch sử một quốc gia dân tộc cũng vậy. B́nh thường là họ muốn sống được ḥa b́nh. Ngay cả chúng ta xét 2 dân tộc Pháp và Đức, 2 dân tộc được coi là có nhiều chiến tranh, được coi như thủ phạm và tác nhân chính của 2 cuộc thế chiến. Tuy nhiên lịch sử của 2 dân tộc này phần ḥa b́nh vẫn là phần dài hơn phần chiến tranh. Phần chiến tranh chỉ là phần bất b́nh thường.
Quả Marx đă lấy cái ǵ bất b́nh thường của con người, của một xă hội, một dân tộc làm cái ǵ b́nh thường. Thế mà vẫn có những sĩ phu trí thức coi đó như kim chỉ nam, cần phải được áp dụng. Xă hội cộng sản nào, con người cộng sản nào cũng là con người bất b́nh thường là như vậy !
Marx c̣n đơn giản hóa lư thuyết của ḿnh qua câu: «Người cộng sản có thể thâu tóm lư thuyết của ḿnh trong một câu duy nhất: Băi bỏ quyền tư hữu» (Sách đă dẫn – trang 36). Ông c̣n không tưởng cho rằng xă hội cộng sản là xă hội mà trong đó con người làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu.
Lịch sử tại những nước cộng sản, áp dụng lư thuyết của Marx trong ṿng 2/3 thế kỷ qua cho ta thấy quyền tư hữu là một nguyên động lực chính khiến con người làm việc, nay chủ trương băi bỏ quyền tư hữu, bị lâm vào cảnh cha chung không ai khóc, ruộng chung không ai cày, nhà chung không người chăm sóc, làm cho xă hội trở nên đ́nh trệ, kinh tế không phát triển. Đây cũng là một trong những lư do chính khiến chế độ cộng sản sụp đổ ở Liên Sô và Đông Âu. (1)
I I ) Người cộng sản là người vô cùng đạo đức giả; nhưng bản chất thật của nó th́ vô cùng gian manh, giảo quyệt, ác ôn và côn đồ
Nh́n vào tiểu sử giới lănh đạo cộng sản, từ Lénine, Staline, Mao, Hồ cho tới giới lănh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay, người ta thấy chỉ là những người đầy ḷng hận thù hay trộm cướp, thảo khấu, từ anh thợ thiến heo, qua anh cai phu đồn điền đến anh du kích, chăn trâu. Thêm vào đó những con người này lại theo cộng sản, chủ trương vô gia đ́nh, vô tôn giáo, vô tổ quốc, nên đă hành xử theo kiểu trên không có trời, đưới không có đất, không có một tí ǵ là luân lư, miễn làm sao đạt được mục đích th́ thôi. Những con người vô cùng gian manh, giảo quyệt, lật lọng, nay thế này, mai thế khác, nhưng miệng th́ lúc nào cũng nói lời nhân nghĩa, đạo đức, thường dùng những mỹ từ để che dấu cái bản chất ác ôn, gian manh của ḿnh, kêu gọi đoàn kết, nhưng chính ḿnh là kẻ chia rẻ nhất ; kêu gọi tinh thần yêu nước, quốc gia dân tộc, nhưng chính ḿnhg là kẻ bán nước ; kêu gọi đừng bóc lột, nhưng chính ḿnh là kẻ bóc lột nhất ; kêu gọi tôn trọng trật tự, nhưng chính ḿnh là kẻ phá rối trật tự nhất. Nói tóm lại con người cộng sản là con người bất b́nh thường, v́ theo lư thuyết bất b́nh thường của Marx, mang đầy ḷng hận thù, vô cùng ác ôn và gian manh, nhưng miệng th́ nói, hô hào những câu đạo đức.
Thật vậy, Lénine, mặc dầu gia đ́nh là quí tộc, đă từng là thầy thuốc của Nga hoàng, nhưng người anh của ông bị giết v́ hành động chống đối triều đ́nh, thêm vào đó đó ông phải sống xa sứ, lang bạt kỳ hồ, nên Lénine mang đầy ḷng thù hận. Staline th́ sinh trưởng trong một gia đ́nh trung lưu, nhưng cha lại nghiện rượu, thường hay đánh đập con cái, được mẹ thương, cho ăn học, được học để ra làm cha ; nhưng sau đó bỏ theo cộng sản, bị tù, cả chục lần vượt ngục, đă từng giết người, cướp ngân hàng để lấy tiền nuôi đảng.
Mao trạch Đông cũng sinh ra trong một gia đ́nh trung lưu, nhưng người cha cũng hà khắc, cũng thường hay đánh con, điều mà Mao thường kể cho người khác nghe, và ông cho rằng đây là một trong những lư do chính khiến ông theo cộng sản. Ông cũng chỉ là một người tâm lư bất b́nh thường, bất măn gia đ́nh, trở thành thảo khấu với một số người chung quanh ông, mặc dầu sau này trở thành tướng, sống nhờ vào rừng núi và cướp bóc để sinh tồn lúc ban đầu.
Cuộc đời Hồ chí Minh cũng là một cuộc đời bất b́nh thường. Mặc dầu sinh trưởng trong một gia đ́nh con quan, nhưng ông thân sinh là một người buồn chuyện gia đ́nh, hay uống rượu và hay đánh đập vợ con và cấp dưới, đi đến việc đánh chết một người nông dân, bị băi chức. Lúc đó họ Hồ đang học trường Quốc học tại Huế, bị đuổi ra khỏi trường. Hai bố con bỏ miền Trung vào miền Nam, sống cuộc đời vô định. Rồi họ Hồ đi sang Pháp, được Đệ Tam quốc tế Cộng sản chiêu dụ vào tổ chức này.
Có người nói rằng ngày hôm nay giới lănh đạo cộng sản c̣n lại như ở Trung Cộng, ở Việt Nam, họ không c̣n là cộng sản nữa, họ là những người tư bản, họ đi theo «Kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa.» Sự nhận xét này không sai, nhưng nó chỉ đúng một phần. Nó mới có điều kiện ắt có ; nhưng nó không có điều kiện đủ để đi đến kết luận hoặc họ là người tư bản, hay cho họ là người cộng sản. Giới lănh đạo cộng sản hiện nay là tiêu biểu cái ǵ thấp hèn, cặn bă, xấu xa nhất của cộng sản hay của tư bản. Bảo họ c̣n là cộng sản th́ cũng không đúng ; nhưng bảo họ là tư bản th́ cũng sai ?
Chúng ta chỉ cần xét đời sống của cán bộ, con ông cháu cha cộng sản, th́ chúng ta rơ. Chúng tự nhận là cộng sản, nhưng chúng giàu có, đầy quyền tư hữu, đàn áp, bóc lột, coi thường thợ thuyền, nông dân và người dân nhiều nhất. Cộng sản muốn tạo ra một xă hội công bằng, nhưng chính chúng bất công nhất. Thay v́ học những cái ǵ là tinh hoa của tư bản như tinh thần khoa học, tinh thần tự lập, làm ăn quản lư độc lập ; nhưng chúng chỉ học được những cái ǵ là cặn bă của tư bản, trở thành ích kỷ, xa đoạ, x́ ke ma túy, dựa vào cửa quyền để làm ăn bất chính.
Theo một nhà tư tưởng, th́ chủ nghĩa cộng sản là một sự lừa đảo lớn nhất trong lịch sử nhân loại và đă làm cho nhiều người lầm. Không riêng ǵ người dân thường mà ngay cả đại trí thức như nhà tóan học kiêm luận lư học Anh, Bertrand Russell, triết gia Pháp Jean Paul Sartre, đều lầm về chủ thuyết Mác Lê và chế độ cộng sản. Ai cũng nghĩ rằng với tư tưởng của Marx, nếu được thực hiện, th́ thế giới sẽ tốt đẹp hơn, công bằng hơn ; với nhà nước của Lénine, th́ đời sống con ngườiđược tự do, dân chủ hơn, nhân quyền được bảo đảm hơn. Không dè chế độ cộng sản lại là chế độ bóc lột con người nhiều nhất và tàn bạo nhất. Đó là « một chế độ sản xuất ra sự gian quỉ quyệt và dối trá », lời tuyên bố của bà Angela Markel, đương kim Thủ tướng Đức, người đă sống, được đào tạo ngay ở nước cộng sản, nhân ngày lễ kỷ niệm 20 năm bức tường Bá Linh sụp đổ.
Không nói đâu xa, ngay ở tại Việt Nam, sau ngày 19/8/1945, cộng sản cướp chính quyền, nhiều người nghĩ và tin tưởng rằng nước Việt sẽ độc lập, tự do, hạnh phúc, phú cường, như lời tuyên bố của Hồ chí Minh: «Việt Nam dân chủ, cộng ḥa, độc lập, tự do, hạnh phúc».
Trên thực tế, từ hơn 60 năm qua, dưới sự cai trị của cộng sản, Việt Nam không những không có độc lập, mà c̣n lệ thuộc Tàu hơn cả thời Pháp thuộc, dân tộc Việt Nam chẳng có tự do, dân chủ và hạnh phúc, mà c̣n bị đàn áp, bóc lột, khổ cực chưa từng có trong lịch sử Việt, hơn cả thời Tàu thuộc, Nhật thuộc và Pháp thuộc .
Những dân tộc đông Âu đă can đảm đứng lên lật đổ chế độ cộng sản, những trí thức Âu châu đă can đảm nói lên sự thật. Bằng chứng là gần đây, Quốc hội Âu châu, trong đó qui tụ gần 30 chục nước và gần 80 đảng trong đó có những đảng cộng sản và xă hội, ngày xưa ca tụng chủ nghĩa cộng sản, ngày hôm nay họ can đảm nhận ra ḿnh lầm, đại đa số đă bỏ phiếu chấp thuận nghị quyết 1481 lên án chế độ cộng sản là một chế độ giết người và diệt chủng.
Dân Việt Nam và đặc biệt là giai tầng sĩ phu trí thức, hăy can đảm nói lên sự thật về cộng sản. Đă có những người, như nhà văn Tô Hải, với quyển nhật kư «Tôi là một thằng hèn», hay nhà văn Trần khải thanh Thủy, với quyển «Hồ chí Minh Trăm tên, ngh́n mặt», nói lên sự gian manh, quỉ quyệt của họ Hồ.
Những nhà trí thức khác hăy noi gương !
V́ để thay đổi một chế độ, để làm cách mạng, th́ cần đến giai tầng b́nh dân. Nhưng để thay đổi và cách mạng thành công, th́ cần đến giai tầng sĩ phu trí thức, hướng dẫn và tổ chức dân.
Paris ngày 24/08/2009
Chu chi Nam