Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Con cờ Biển Đông trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc - ASEAN

Con cờ Biển Đông trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc - ASEAN

 

Chuyến công du các nước châu Á của Tổng thống Obama được các nước ASEAN kỳ vọng Mỹ sẽ quan tâm hơn đến khu vực đă bị bỏ rơi từ thời kỳ Tổng thống Bush. Lần đầu tiên Mỹ ngồi cùng bàn với ASEAN mà không phản đối sự góp mặt của Myanmar cho thấy quan điểm của Mỹ đă thực sự thay đổi. Nhưng sự thay đổi đó có giúp ASEAN trong cuộc đấu chủ quyền khu vực Biển Đông với Trung Quốc?

 

Nội bộ ASEAN: đồng thuận nhưng không đồng ḷng

Mỗi nước ASEAN có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông đều hiểu đàm phán tay đôi với Trung Quốc sẽ yếu thế hơn nhiều so với đàm phán ASEAN – Trung Quốc. Nhưng tự bản thân mỗi nước đều có yêu cầu riêng mà không thể cùng chung một chí hướng khi lấy danh nghĩa tập thể đàm phán với Trung Quốc. Khúc xương lớn nhất chính là Việt Nam lại là quốc gia có mâu thuẫn nhiều nhất với các nước ASEAN c̣n lại và Việt Nam cũng là nước mâu thuẫn nhiều nhất với Trung Quốc trong tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam là nước cần nhất một ASEAN mạnh khi đàm phán, Việt Nam thỏa thuận thế nào với các nước ASEAN khi luôn yêu cầu chủ quyền toàn bộ ở hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa?

Vấn đề khó này được gác lại và bước đầu sẽ chỉ là cam kết giải quyết tranh chấp qua thương lượng ḥa b́nh giữa các nước ASEAN. Bộ trưởng Quốc pḥng Việt Nam Phùng Quang Thanh cũng phải thừa nhận “xây dựng tinh thần đoàn kết là quan trọng nhất trong ASEAN, không để khối bị chia rẽ, phân hóa và để làm sao bảo vệ chủ quyền lănh thổ của mỗi nước”. Với vai tṛ chủ tịch trong năm 2010, Việt Nam đề xuất vấn đề an ninh trong khu vực quan trọng nhất là phải giữ được môi trường ḥa b́nh. Với vấn đề tranh chấp chủ quyền ở các khu vực biển, đảo trên biển Đông cần thực hiện đầy đủ DOC, tức là giữ nguyên hiện trạng, không mở rộng tranh chấp lấn chiếm; đàm phán ḥa b́nh, tôn trọng luật pháp quốc tế; cam kết không được dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp. Tức là khối ASEAN hiện mới chỉ có thể cam kết ḥa b́nh chứ chưa thể hợp tác cùng đàm phán với Trung Quốc.

 

Biển Đông – con cờ trên bàn đàm phán Mỹ - Trung

Bài phân tích của tác giả Danh Đức trên báo Tuổi trẻ ngày 18/11/2009 cho thấy Thông cáo chung Obama – Hồ Cẩm Đào đang đặt con cờ Biển Đông trong thương lượng giữa hai cường quốc lớn Mỹ - Trung. Với câu trả lời có thể thấy trong phát biểu của ông Hồ Cẩm Đào với báo chí: “Tổng thống Obama trong nhiều dịp đă tái khẳng định rằng phía Hoa Kỳ tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của Trung Quốc khi có việc liên quan đến vấn đề Đài Loan cùng các vấn đề khác”. Các vấn đề khác có thể hiểu gồm tranh chấp Biển Đông? Khi mà trước đó, tại cuộc điều trần ngày 15-7-2009 trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, phó trợ lư ngoại trưởng Scott Marciel nhấn mạnh lập trường của Mỹ là không đứng về bên nào, chỉ như vậy cũng đủ đẩy lợi thế về phía Trung Quốc. Đổi lại như vậy, có thể sau chuyến đi này của Obama, Trung Quốc sẽ ép Triều Tiên hơn nữa về vấn đề hạt nhân hoặc không phản đối khi Mỹ gây sức ép với Iran. Với Trung Quốc, thắng lợi ở Biển Đông có tầm quan trọng hơn hết so với các vấn đề Triều Tiên, Iran. Ngược lại, Mỹ xem thắng lợi đối với Triều Tiên, Iran quan trọng hơn việc ổn định ở khu vực Đông Nam Á, nơi chẳng ông nào có tiềm lực hạt nhân.

Chiến lược nào cho Việt Nam ?

Tóm lại, trong thế cờ hiện nay, Việt Nam là nước gặp khó nhất, Việt Nam là nước nhỏ, không có ǵ để đem đổi với Trung Quốc hay Mỹ, cũng như chẳng có quà cho các nước ASEAN. Giữ nguyên t́nh trạng hiện nay, không để xảy ra xung đột cũng đă là tạm ổn. Đối với ASEAN, Việt Nam cần lôi kéo các nước không có tranh chấp ở Biển Đông (Thái Lan, Singapore, Indonesia …) ủng hộ lập trường của ASEAN. Các nước này cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu Trung Quốc độc chiếm Biển Đông. Ngoài ra, thế khó của Trung Quốc là mặt nào cũng có tranh chấp chủ quyền, và những mặt kia th́ đều là những ông lớn như Nga, Ấn Độ, Nhật Bản. Nếu Việt Nam liên kết với những quốc gia này trong việc ủng hộ lập trường lẫn nhau hoặc trao đổi kinh nghiệm đàm phán với Trung Quốc sẽ khiến Trung Quốc không thể hai mặt khi đàm phán (tranh chấp với Nhật th́ dùng Luật biển 1982 nhưng tranh chấp với Việt Nam th́ dùng lưỡi ḅ). Liên kết kiểu này cũng có bất lợi là lỏng lẻo và dễ chọc giận Trung Quốc nhưng sẽ vẫn sẽ có nhiểu cái lợi nếu biết khai thác. Và cuối cùng cần nhớ rằng, lối thoát duy nhất của Trung Quốc là Biển Đông, đừng làm ông láng giềng khổng lồ tuyệt đường và đừng chọc giận khi ta c̣n yếu.

 

Trần Hoàng Khánh


<< trở về đầu trang >>
free counters