Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Tưởng Năng Tiến – C̣

 

Tưởng Năng Tiến

 

C̣ là một loài chim nước có mỏ, cổ và chân cẳng đều dài – sống bằng tép, hến, ốc, cá… – thường quanh quẩn nơi ao hồ hay sông rạch. C̣ cũng là tên gọi của một giới người, mới xuất hiện ở Việt Nam, chuyên lo việc môi giới dịch vụ – như c̣ máu, c̣ bệnh, c̣ mả, c̣ nhà, c̣ việc…

Trong một xă hội b́nh thường th́ c̣ nhà chính là những người hành nghề địa ốc, c̣ việc là những chuyên viên t́m kiếm và giới thiệu việc làm, c̣ mả là những nhân viên làm việc cho những nghi táng gia (c̣n gọi nôm na là nhà quàn, chuyên lo việc hỏa táng hay mai táng), và c̣ bệnh là những cán sự y tế (có nhiệm vụ giới thiệu khách hàng đến những cơ quan chữa trị thích hợp) khi hữu sự. Tất cả những công việc này đều cần thiết, rất hữu ích và đều được khách hàng quí trọng.

Điều không may cho giới c̣ ở Việt Nam là họ sinh sống trong một môi trường xă hội rất không b́nh thường nên bị gọi là “c̣” (một cách khinh miệt) và luôn luôn phải hành sử rất bất thường, cứ y như những kẻ gian manh – lúc nào cũng thậm thụt lấm lét tựa những tên ma cô dắt mối, hay những người buôn bán ma túy – nơi đầu đường xó chợ.

C̣, tất nhiên, không phải là nguyên nhân của những tệ trạng xă hội. Họ cũng là nạn nhân như bao lương dân khác. Túng th́ phải tính, thế thôi. Sự bất hạnh của giới người làm c̣, nghĩ cho cùng, chỉ là chuyện nhỏ (và chuyện rất thường) ở Việt Nam. Nơi đây, cả một dân tộc đang bị vùi dập và khinh miệt hay chà đạp chứ đâu có riêng chi một giới người nào.

Đă thế – ở xứ sở của chúng ta – bên cạnh c̣ thật c̣n có thêm c̣ … giả, c̣ đều và c̣ mồi. Những con c̣ chuyên cung cấp những dịch vụ … thừa. Nói cách khác, chúng tạo ra nhu cầu (không có thật) và dùng mánh khóe hay bạo lực bắt mọi người phải sử dụng những dịch vụ (không cần thiết) của ḿnh. Chính loại c̣ này mới là thủ phạm của tội ác, đáng bị chỉ tên và kết án.

Xin đơn cử một thí dụ:

“Hầu như vùng nông thôn nào cũng có c̣ heo, nhưng ở phạm vi bài này, chúng tôi chỉ khoanh gọn đội quân c̣ heo ở huyện Trực Ninh – một huyện phía Nam của tỉnh Nam Định. Đội quân này có khoảng 50 người được phân bố rải rác ở tất cả các chợ có heo bán như Cát Thành, Trực Tuấn, Trực B́nh, Liêm Hải, Phương Định… “

“Để sống được, ngoài phương thức cổ điển là dựng vai mồi, đưa người mua vào bẫy, đám c̣ lợn c̣n tiến hành kinh doanh lợn. Nói như các cụ th́ chợ chưa họp kẻ cắp đă đến. Các c̣ lợn cũng vậy. Mỗi khi đến phiên chợ, họ đến rất sớm để gặp khách nào có ổ lợn mà xem ra lớ ngớ th́ c̣ lợn xúm đến tranh mua. Thường th́ họ trả rất rẻ, chê bủng chê beo, nhấc lên bỏ xuống chán chê.”

“Nếu có ai khác cố t́nh mua và chủ lợn cố t́nh bán th́ các c̣ lợn sẵn sàng chơi luật rừng ngay, không th́ họ cũng giằng co cho đến lúc con lợn gẫy chân. V́ vậy trước sau c̣ lợn cũng mua được ổ lợn (hay con lợn). Rồi chẳng cần xách đi đâu, họ ngồi luôn xuống tại chỗ để bán lại. Gặp hôm nào lợn ít họ lăi gấp đôi, c̣n b́nh thường họ lăi gấp rưỡi, ít khi bị ḥa vốn.”

“Nạn c̣ lợn ở các xă có chợ lợn ở huyện Trực Ninh xuất hiện cách đây 15-16 năm. Càng ngày nó càng phát triển. Nó không những không đem lại lợi ích ǵ cho bà con nông dân mà c̣n gây nhiều khốn khó cực ḷng. Không ít người đă từng nhăn mặt méo mồm với đám quân c̣ lợn bất trị chuyên lừa lọc này (”C̣ Heo,” Sống Mới, 01 Mar. 2002:27).

Chuyện lừa lọc của lũ c̣ giả, như c̣ lợn (thực ra) không có ǵ mới mẻ, và chỉ là chuyện nhỏ – của đám c̣ con – tại thôn quê. Ở b́nh diện quốc gia, nước Việt c̣n nhiều thứ c̣ đểu khác “vĩ đại” (và đáng ngại) hơn nhiều.

C̣ chiến thuộc loại này.  Sau Thế chiến thứ Hai, khi phong trào giải thực lan rộng trên toàn cầu (và việc trao trả độc lập cho những quốc gia bị trị trở thành một xu hướng không thể đảo ngược ở khắp mọi nơi) th́ đám c̣ chiến ở Việt Nam vẫn cố tạo ra một cuộc chiến “đánh đuổi thực dân để giành độc lập.”

Sau đó, họ tiến hành một cuộc chiến tranh khác bằng cách hô hoán lên là đất nước bị xâm luợc, rồi bắt ép nửa phần dân tộc Việt đi chém giết nửa phần c̣n lại. Trong cả hai cuộc chiến (rất) “thần thánh” và (hoàn toàn) không cần thiết đó, đám c̣ đểu đều thắng lợi một cách vẻ vang. Chỉ có nhân dân là (đại) bại – theo như cách nói của thi sĩ Nguyễn Duy.

Dù đă thua te tua, và thua thê thảm liên tiếp qua mấy thế hệ nguời như thế, dân chúng vẫn chưa được để yên. Sau 1975, ở Việt Nam bỗng xuất hiện một loại c̣ giả khác – gọi là c̣ người. Đám c̣ đểu này tạo ra đủ thứ áp lực khắc nghiệt khiến hàng triệu người Việt phải quyết định bỏ nước ra đi, và chính chúng đứng ra “bán băi thu vàng” cho những chuyến phiêu lưu nát ḷng và hăi hùng này.

Vấn đề trên đă được nhà báo Bùi Tín nhắc lại (trên tạp chí Cánh Én, số Xuân Kỷ Măo, phát hành tại Đức Quốc, tháng 2 năm 1999) trong bài “Hai câu hỏi cần trả lời rơ ràng khi thế kỷ 20 khép lại.” Một trong hai câu hỏi này, được đặt ra cho ông Phạm Văn Đồng, nguyên văn như sau: “Xin thủ tướng cho biết ư kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán băi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc băo tố và ch́m trong đại dương… Là người đứng đầu chính phủ, một trong những người lănh đạo cao nhất của đảng cộng sản, thủ tướng nh́n nhận ra sao trách nhiệm của ḿnh trong cuộc di dân rộng lớn và bi thảm ấy?”

Thế kỷ XX đă khép lại, ông Phạm Văn Đồng đă từ trần, chuyện bán băi thu vàng đă chấm dứt, đám c̣ người (cũng) đă chuyển vùng – sang một địa bàn hoạt động khác, xuất khẩu lao động – chịu nhận thu nhập ít ỏi hơn. Tuy gọi là “ít” nhưng theo lời tác giả Lê Diễn Đức (trong bài “Sự đểu cáng thời vươn ra biển lớn,” đọc được trên talawas, vào ngày 3 tháng 4 năm 2009) th́ ”ở Việt Nam buôn công nhân đi nước ngoài là business hợp pháp ít vốn nhiều lời nhất, hơn cả ma tuư.

C̣ người, tuy thế, vẫn chưa bị công luận lên án kịch liệt (chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này, chi tiết hơn, vào tuần tới, cũng trên diễn đàn này) v́ cạnh chúng có vài loại c̣ khác – gian ác hơn nhiều và cũng đang gây ra nhiều điều tiếng tệ hại hơn.

Trước hết, hăy nói qua về c̣ bauxite. Nhân danh chủ trương lớn của một đảng, đám c̣ này ngang nhiên mang một phần đất nước ra bán xới. Khi bị chất vấn về  hiểm họa của môi sinh (và an ninh quốc pḥng) v́ đă để cho ngoại nhân khai thác tài nguyên ở một vùng trọng yếu của đất nước, đám c̣ này liền bù lăn bù loa đe dọa – bằng h́nh thức “Thông cáo báo chí – rằng: “bản kiến nghị phản đối của các nhà trí thức gửi Lănh đạo Đảng và Nhà nước là không có cơ sở, không đúng với t́nh h́nh thực tế, hoàn toàn mang tính bịa đặt và kích động, và bị các tổ chức phản động lợi dụng.”

C̣ đảo và c̣ biển c̣n đáng sợ hơn v́ hung hăn và côn đồ hơn thế. Nhiều công dân Việt Nam đang bị giam cầm chỉ v́ đă biểu t́nh, hay treo biểu ngữ, bày tỏ nguyện vọng của họ về việc bảo toàn lănh thổ, sau khi biết được việc cắt biển và dâng đảo của đám c̣ này.

Ngày 10 tháng 9 năm 2008, một công dân Việt Nam, ông Nguyễn Văn Hải, bị xử hai năm rưỡi tù giam (với tội danh “trốn thuế”) nguyên do chỉ v́ đă  tỏ thái độ phản đối việc rước đuốc  Thếvận hội Bắc Kinh, cũng như lên tiếng về chủ quyền của Việt Nam liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tương tự, liên tiếp trong bốn ngày (6,7,8 và 9) vào tháng mười năm 2009, đám c̣ biển và c̣ đảo đă dựng lên những phiên toà ở Hà Nội và Hải Pḥng và tuyên án chín lương dân (*) nhiều năm tù chỉ v́ họ đă kêu gọi sự bảo toàn lănh hải, và tuyên xưng chủ quyền lănh thổ của Việt Nam.

Trước đó, vào ngày 18 tháng 9 năm 2008, một công dân Việt Nam khác – cô Phạm Thanh Nghiên – đă bị một số đông công an và nhân viên an ninh (của thành phố Hải Pḥng) lôi ra khỏi nhà khi cô đang ngồi toạ kháng, với hai khẩu hiệu: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” và “Phản đối công hàm bán nước của thủ tướng Phạm Văn Đồng.”

Dù hơn một năm đă trôi qua (xem ra) nhà đương cuộc Hà Nội vẫn c̣n lúng túng, chưa nghĩ ra được tội danh ǵ thích hợp cho trường hợp Phạm Thanh Nghiên. Do đó, cô vẫn tiếp tục bị biệt giam và không biết đến bao giờ mới được mang ra “xét xử!”

Giữa ṿng vây của một đám c̣, Phạm Thanh Nghiên – tất nhiên – đang phải đối diện với rất nhiều hung hiểm. Không cần phải là thầy bói, người ta vẫn có thể nói trước được tương lai “lành ít dữ nhiều” của nhân vật này. Số phận của cả dân tộc Việt (e) cũng không khác mấy, nếu cứ tiếp tục cam chịu để bị cai trị và dẫn dắt bởi một bầy c̣ (c̣ đểu, c̣ giả, và  c̣ mồi) như thế.

 

Tưởng Năng Tiến

(*)

1. Trần Đức Thạch: 3 năm tù và 3 năm quản chế.

2. Vũ Hùng: 3 năm tù và 3 năm quản chế.

3. Phạm Văn Trội: 4 năm tù và 4 năm quản chế.

4. Nguyễn Xuân Nghĩa: 6 năm tù và 3 năm quản chế.

5. Ngô Quỳnh: 3 năm tù và 3 năm quản chế.

6. Nguyễn Văn Tính: 3 năm 6 tháng tù và 3 năm quản chế.

7. Nguyễn Văn Túc bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế.

8. Nguyễn Kim Nhàn bị kết án 2 năm tù và 2 năm quản chế.

9. Nguyễn Mạnh Sơn bị kết án 3 năm 6 tháng tù và 3 năm quản chế.


<< trở về đầu trang >>
free counters