Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Chúng ta thấy ǵ qua sự kiện pháp nạn Bát Nhă?

 

Song Chi  

 

Sự kiện 400 tăng ni tu sĩ trẻ tuổi Làng Mai tại Tu Viện Bát Nhã, Lâm Đồng bị đàn áp, khủng bố nặng nề vào những ngày cuối tháng 9.2009 vừa qua và hiện vẫn đang bị xách nhiễu, đe doạ cưỡng bức trục xuất tại chùa Phước Huệ, Bảo Lộc đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Chúng ta có thể thấy gì qua sự kiện “chưa từng có trong lịch sử Phật giáo Việt Nam” này?

1. So sánh sự việc xảy ra với các môn đồ của thiền sư Thích Nhất Hạnh ngày hôm nay và thái độ tiếp đón vị thiền sư này của Nhà nước trong những chuyến trở về Việt Nam trước đây không xa, người ta có thể thấy sự bất nhất trong đường lối chủ trương chính sách đối với cá nhân thiền sư Thích Nhất Hạnh nói riêng và tôn giáo nói chung của Đảng và Nhà nước CSVN. Sự bất nhất này cũng như hầu hết những sự mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm của Đảng và Nhà nước CSVN trong đối nội cũng như đối ngoại từ xưa đến nay vốn dĩ là chuyện không có gì mới.  Người dân Việt Nam chẳng còn ngạc nhiên gì nữa, có chăng trong sự việc Làng Mai – Bát Nhã này nếu bản thân thiền sư Thích Nhất Hạnh hay bất cứ ai khác còn có chút hy vọng rằng ở Việt Nam vẫn có tự do tôn giáo hay vẫn có thể đối thoại, đóng góp ý kiến chân tình thậm chí hợp tác với nhà cầm quyền Việt Nam thì chắc rằng họ đã nhận ra được vấn đề.

2. Trước sự việc xảy ra, nhiều nhà trí thức, giới tu sĩ Việt Nam trong và ngoài nước đã lập tức gửi thư thỉnh nguyện đến những người có trách nhiệm cao nhất trong Đảng và Nhà nước Việt Nam, trong lúc một số nhân vật trong chính giới của các nước cũng như một số tổ chức vể tự do tôn giáo, nhân quyền… cũng đã lên tiếng với chính quyền Việt Nam. Kịch bản xảy ra sẽ là: nhà cầm quyền Việt Nam, trước dư luận trong và ngoài nước sẽ có một vài hành động xoa dịu nào đó cho sự việc tạm êm đi nhưng sau đó họ vẫn tìm cách đạt được điều họ muốn, đó là các tu sĩ theo pháp môn Làng Mai phải giải tán và giáo hội Làng Mai không thể có ảnh hưởng tại Việt Nam. Nghĩa là ở Việt Nam không được phép tồn tại bất cứ hội đoàn nào trong bất cứ lĩnh vực gì, từ tổ chức phản biện khoa học cho đến tôn giáo nếu như hội đoàn hay tổ chức đó không nằm trong sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước. Những sự lên tiếng của những người dân có lòng với tình trạng chính trị xã hội và vận mệnh của đất nước, của dân tộc, chỉ giúp cho chính quyền khéo léo điểu chỉnh một vài “tiểu tiết” trong cách hành xử với người dân, để càng lại tinh vi hơn, mưu mô hơn trong khi đối phó với chính nhân dân  của họ và với dư luận thế giới. Còn thực tế thì Đảng và Nhà nước CSVN từ trước đến nay vẫn thế, chỉ thay đổi biện pháp hành xử tạm thời chứ không bao giờ thay đổi về bản chất.

3. Tiếp theo hàng loạt các vi phạm nghiêm trọng về quyền tự do dân chủ, nhân quyền như bắt bớ các nhà báo, blogger yêu nước, các nhà hoạt động dân chủ theo đường lối ôn hoà, bất bạo động,  và sự vi phạm thô bạo quyền tự do tín ngưỡng con người sau những cuộc đụng độ liên tiếp với giáo dân mà điển hình là vụ Tam Toà mới đây, bậy giờ là vụ Bát Nhã, nhiều người không khỏi tự hỏi thật ra đằng sau tất cả những chuyện này là gì. Bởi vì trong cách hành xử có thể nói là thiếu tỉnh táo, thiếu khôn ngoan của chính quyền giữa lúc lẽ ra cần phải tranh thủ lòng dân, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận thế giới trong tình hình căng thẳng xung quanh những vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Phải chăng cũng giống như những vụ bắt bớ các nhà báo và blogger, vụ Bát Nhã cũng có những lý do “nhạy cảm” phía sau và phải chăng có một thế lực ngoại bang đang điều khiển từ xa Đảng và Nhà nước CSVN khiến cho họ trở nên mù quáng và đối xử với nhân dân mình như vậy? Đi theo sự điều khiển này cộng với nỗi sợ hãi lớn nhất là phải bảo vệ chế độ, bảo vệ vị trí độc tôn lãnh đạo của Đảng Cộng sản bằng mọi giá, những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước  Việt Nam đang tự cô lập chính quyền của họ với nhân dân và với cả nhân loại tiến bộ, yêu chuộng tự do dân chủ trên thế giới để càng ngày càng phải lệ thuộc vào thế lực ngoại bang này. Có nghĩa là đang càng ngày càng tự đẩy mình vào thế kẹt, thế bí, và cứ loay hoay tìm cách đối phó, chống đỡ, việc làm trước mâu thuẫn với việc sau, trong khi số phận đất nước ngày càng bi kịch và trên thế giới thì nhân loại tiếp tục bỏ xa chúng ta về phía trước!

4.10.2009

* * *

Lê Quốc Trinh nói:

06/10/2009

Chào ông Khải,

Chẳng có ǵ là mâu thuẫn hết. Tôi đă từng tham dự một buổi thuyết pháp của TS Thích Nhất Hạnh ở làng Cây Phong (Canada), từng có đọc qua điều lệ gia nhập tổ chức tôn giáo này để thấy tính quy củ kỷ cương như thế nào.

Nhưng qua sự việc Làng Mai (Bát Nhă) ở VN th́ tôi thấy nhiều điểm khó hiếu đưa tôi đến nghi ngờ đặt câu hỏi là chuyện đương nhiên:

- Khi TS Nhất Hạnh dẫn đầu hàng trăm tăng sinh về VN hai lần rầm rộ, h́nh ảnh TS biểu hiện qua phong cách một nhà tu mang pháp danh Nhất Hạnh hay mang tên bút danh Nguyễn Lang ? Các bạn trả lời tôi câu hỏi này đi.

- Lá thư viết cho chủ tịch Nguyễn Minh Triết kư tên Nguyễn Lang, có người giải thích rằng đó là bút hiệu của TS Nhất Hạnh ngày xưa (trên những tác phẩm lịch sử PG). Sự kiện này mang tính chất tôn giáo rơ rệt, v́ lư do ǵ TS không dùng pháp danh Nhất Hạnh danh chính ngôn thuận mà phải dùng bút danh Nguyễn Lang ít người biết đến ?

- Nếu lấy lư do rằng bút danh Nguyễn Lang sẽ giới hạn sự kiện xung quanh vấn đề nội bộ người VN th́ tôi và các bạn VK hải ngoại nên lui ra để cho Phật Giáo VN giải quyết chuyện nội bộ với chính quyền VN. Đúng hay sai ?

Từ tin tưởng ban đầu tôi đi đến nghi vấn là lẽ đương nhiên, từ trạng thái này đổi sang trạng thái khác là v́ có nguyên nhân ngoại cảnh tác động, tôi đă nêu rồi, có lẽ ông Khải chưa đọc kỹ.

Mến chào ông,

Lê Quốc Trinh

* * *

Hoà Nguyễn nói:

06/10/2009

Một bài viết súc tích, và chính xác khi quan sát sự biến Bát Nhă từ góc nh́n chính trị.

Dùng bạo lực của bộ máy công an để xua đuổi tăng ni sinh Bát Nhă ra khỏi chùa trong đêm tối, buộc họ phải đi bộ trên đoạn đường dài dưới cơn mưa lớn, bị ướt sũng, lạnh lẽo, vào lúc cơn băo số 9 (đă gây trên 160 người chết) sắp ập vào miền Trung, là hành động bất nhân của một chế độ sẵn sàng làm bất cứ chuyện ǵ để đạt được mục đích riêng, bất chấp dư luận của người dân trong nước và của quốc tế. Nhưng, theo cô/bà Song Chi, nếu nh́n trong toàn cảnh rộng hơn th́ đây chỉ là tiếp nối những đàn áp, bóp nghẹt, uy hiếp khác đă xảy ra trong nước từ trước, như bắt giữ những nhà hoạt động dân chủ, kư giả, bloggers, giáo dân ở Hà Nội, Quảng B́nh, kể cả dùng biện pháp hạn chế, dồn ép để buộc một tổ chức nghiên cứu khoa học của nhiều trí thức tên tuổi phải tự giải tán. Nh́n chung, chinh sách nhà nước hiện trở nên khắc nghiệt hơn, với hành động trắng trọn, tàn bạo hơn, dù cũng tinh vi hơn, vài năm trước đây, lấy mốc từ năm 2005, lúc Thiền sư Nhất Hạnh về nước, thuyết giảng trưóc đông đảo cán bộ nhà nước tại trường quốc gia hành chính ờ Sài G̣n. H́nh ảnh tăng đoàn Làng Mai từ nước ngoài về được cho phép tổ chức diễn hành trên quăng đường dài từ chùa Hoằng Pháp ra tới thị trấn Hóc Môn, một huyện cùa TP/HCM, vẫn chưa phai mờ trong trí nhớ nhiều người. Nay th́ 400 tăng ni sinh chùa Bát Nhă bị trục xuất chỉ v́ họ là đệ tử của Làng Mai, và ngay TT Thái Thuận trụ tŕ chùa Phước Huệ v́ cho họ tạm trú cũng bị vu không là đi theo Làng Mai. Ở VN rồi đây Làng Mai sẽ trở thành đồng nghĩa với nhóm tôn giáo phản động, chống lại nhà nước, chứ không phải chuyện nhà nước cướp đoạt cơ sở tôn giáo, hủy diệt tăng đoàn Làng Mai, chỉ v́ “ở Việt Nam không được phép tồn tại bất cứ hội đoàn nào trong bất cứ lĩnh vực gì, từ tổ chức phản biện khoa học cho đến tôn giáo nếu như hội đoàn hay tổ chức đó không nằm trong sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước ” (Trích từ bài của cô/bà Song Chi). Môt chính sách rất phản dân chủ đă đành, mà c̣n là hiện tượng thụt lùi, thoái hoá so với chủ trương “mở cửa” hai mươi năm trước đây từng được hoan nghênh và đă gặt hái được ít nhiều thành quả.

VN có thể đang cố theo chân Trung Quốc trong mọi phương diện, trong cách hành động, kể cả chuyện có thể chấp nhận quy phục một TQ nay trở nên giàu mạnh hơn bao giờ hết trong lịch sử của họ, và cho đó là điều tốt lành cho nước VN, hoặc cho không thể cưỡng lại được. V́ vậy, khi Trung Quốc chống lại ngài Dalai Lama, th́ VN cũng noi theo chống lại Thiền sư Nhất Hạnh, là hai nhân vật Phật giào có uy tín nhất trước thế giới. Nhưng cũng cần thấy nhiều sự khác biệt giữa TQ và VN, giữa Dalai lama và Nhất Hạnh. Ngài Dalai Lama là đại biểu cho nước Tây Tạng đă bị TQ cưỡng chiếm, và Trung Quốc nay muốn giữ chặt, không một nhượng bộ nhỏ, nên dùng đủ phương tiện, khả năng, và uy thế để làm suy yếu h́nh ảnh, tiếng nói của Dalai Lama trước công luận quốc tế, nhưng rơ là TQ chưa thành công trong ư đồ này. Thiền sư Nhất Hạnh lại chỉ muốn đưa pháp môn riêng đến cho những ai muốn tiếp nhận, dù là người VN hay ngoại quốc, ở trong nước hay hải ngoại. Làng Mai không là một tổ chức chính trị, và không uy hiếp điều ǵ cho ai hay chế độ nào. Thật ra, người của Làng Mai đă được mời đến Trung Quốc nhiều năm trước khi họ được về VN. Tuy vẫn có người Việt ngoài này lo ngại chuyện bắt tay giữa Làng Mai và Hà Nội có thể làm cô lập các giáo phài Phật giáo VN khác đang bị nhà nước hạn chế hoạt động, nhưng chuyện đó chưa xảy ra, và rất khó xảy ra. Trái lại, hiển nhiên bằng hành động quyết liệt, nhà nưóc VN cho thấy đang lo sợ đoàn thể tăng nhân Làng Mai sẽ soi ṃn, làm suy yếu các tổ chức được kiểm soát chặt chẽ của nhà nuớc chuyên chế, nên ra tay huỷ diệt từ trứng nước sư hiện diện của Làng Mai, ngay tại một chùa trên cao nguyên hoang vắng. Sau cùng, chống lại Dalai Lama và vài triệu người Tây Tạng, Bắc kinh có thề yên ổn lương tâm khi cho làm thế nhân danh quyền lợi của hơn 1 tỷ người Hán, nhưng khi chống lại Làng Mai ở VN, th́ v́ quyền lợi của những ai, có bao nhiêu người?

Mặt khác, hoàn cảnh lịch sử và phát triển của TQ với VN không giống nhau, nên chính sách chạy theo chân TQ không phải là chính sách khôn ngoan cho VN. Trung quốc không chỉ là đối tác như hiện thấy về kinh tế, thương mại, hoặc cả văn hoá, mà luôn từ ngàn xưa TQ vẫn là đối thủ của VN trong các vấn đề an ninh quốc gia, là đe doạ lớn cho sự tồn vong của dân tộc. VN phải đủ trí tuệ dể chọn con đường riêng, tự lập hơn, tránh không bị lệ thuộc về chính trị, kinh tế, để trở thành chư hầu của TQ trong một h́nh thức mói mẻ , và dù là đàn em ngoan của TQ cũng là sỉ nhục lớn đối với dân tộc có tới 80 triệu người. Riêng về vấn đề tôn giáo nói chung, VN cũng có hoàn cảnh khác TQ, và cần nghiên cứu sâu rộng hơn để có hành động riêng, lợi ích hơn, nhưng dù sao không thể giải quyết bằng bạo lực đối với môn đệ Làng Mai ở VN theo kiểu TQ đă làm trước đây vói Pháp Luân công (không bàn sự khác nhau giữa LM và PLC ở đây).

* * *

 

Vũ Quang Khải nói:

05/10/2009

Chỉ trong một ư kiến ngắn, ông Lê Quốc Trinh đă đưa ra những suy nghĩ tự mâu thuẫn rất rơ rệt. Ví dụ:

Ở đoạn đầu, ông Lê Quốc Trinh viết:

“1/ Theo chỗ tôi hiểu, đây là một tổ chức tôn giáo có quy củ, quy luật nghiêm nhặt, có tổ chức chặt chẽ lớp lang từ trên xuống dưới và rất ư kỷ luật. Thiền sư Nhất Hạnh là người có uy tín sâu rộng trên thế giới, một điều hiển nhiên ai cũng biết, qua những tác phẩm văn chương mang mầu sắc triết lư.”

Ở đoạn cuối, ông Lê Quốc Trinh viết:

“6/ … Nhưng tổ chức Làng Mai do thiền sư Nhất Hạnh sáng lập có thật sự kỷ luật nghiêm minh, có chặt chẽ rơ ràng hay không, đây là lúc tôi rất muốn biết. Thiền viện Bát Nhă có người đại diện chính thức không, ít nhất từ trong nội bộ?”

Thế là thế nào?

* * *

Lê Quốc Trinh nói:

05/10/2009

Tôi xin lên tiếng về v/d thiền viện Bát Nhă (Lâm Đồng) với cương vị một Phật tử trong một gia đ́nh thuần thành theo Đạo Phật, tôi cũng đă từng có thời kỳ xuống đường thời Pháp Nạn (1963, Ngô Đ́nh Diệm). Quan điểm của tôi như sau:

1) Làng Mai (Pháp), thiền viện Bát Nhă (VN), hay Làng Cây Phong (Canada) là một tổ chức tu tập theo môn phái Thiền đặc biệt của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Theo chỗ tôi hiểu, đây là một tổ chức tôn giáo có quy củ, quy luật nghiêm nhặt, có tổ chức chặt chẽ lớp lang từ trên xuống dưới và rất ư kỷ luật. Thiền sư Nhất Hạnh là người có uy tín sâu rộng trên thế giới, một điều hiển nhiên ai cũng biết, qua những tác phẩm văn chương mang mầu sắc triết lư.

2) Thiền sư Nhất Hạnh đă từng ghé qua Việt Nam ít nhất hai lần, lần nào cũng rầm rộ dẫn theo một tăng đoàn đông đảo đủ mọi thành phần, và lần nào cũng có cán bộ VN cấp cao đưa đón long trọng. Thiền sư cũng đă thân hành tổ chức ba buổi lễ Cầu Siêu lớn cho tất cả mọi nạn nhân trong chiến cuộc VN, bất kể người miền Bắc, miền Nam, hay dân di tản.

3) Bao nhiêu dẫn chứng rơ ràng đó cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của thiền sư ra sao với quan chức và cộng đồng Phật Giáo VN. Do đó tôi hiểu rất dễ dàng tại sao có sự h́nh thành của thiền viện Bát Nhă Làng Mai trên Lâm Đồng, với một ngân sách vĩ đại hơn một triệu đô la do công đức thiện nam tín nữ khắp nơi đổ về. Chắc chắn thiền sư nắm rơ vấn đề hơn ai hết.

4) Theo giáo lư Nhà Phật mọi quan hệ đều có nhân duyên tác thành, khi hai bên đồng thuận v́ điều kiện nhân duyên cho phép, th́ đến khi “cơm không lành, canh không ngọt” cũng v́ điều kiện nhân duyên tan vỡ. Một chuyện đương nhiên trên thế gian này.

5) Tuy nhiên thế giới ngày nay, qua tác động của truyền thông đại chúng như Internet, th́ những ǵ giấu kín bưng bít khó ḷng thuyết phục được đại đa số. Tổ chức Làng Mai có người đứng đầu chịu trách nhiệm với 400 tăng sinh, với dư luận Phật tử, th́ đến lúc cơ sự khẩn cấp chúng ta hăy lắng nghe người đại diện tối cao lên tiếng công khai trước, chứng tỏ họ có kỷ luật và có tổ chức hẳn ḥi.

6) Chính quyền VN càng ngày càng lúng túng, tổ chức chính phủ rời rạc mâu thuẫn, gây nhiều căm phẫn trong dân t́nh qua rất nhiều sự kiện (Bauxite, Biển Đông) ai ai cũng biết. Nhưng tổ chức Làng Mai do thiền sư Nhất Hạnh sáng lập có thật sự kỷ luật nghiêm minh, có chặt chẽ rơ ràng hay không, đây là lúc tôi rất muốn biết. Thiền viện Bát Nhă có người đại diện chính thức không, ít nhất từ trong nội bộ? Ít ra thiền sư cũng nên bày tỏ chính thức và công khai lập trường của người đại diện trước công luận, chứ không thể nào dùng bút hiệu nào đó xuyên qua vài Trang Mạng. Nào ai biết được Nguyễn Lang là thiền sư Nhất Hạnh. Một khi xuống tóc đi tu, mang pháp danh th́ mọi liên hệ trong phạm vi tôn giáo phải sử dụng pháp danh chính thức.

Kết luận: tôi chỉ đưa ư kiến như thế với những lập luận như thế, kinh nghiệm đắng cay thời Pháp Nạn 1963 đă cho tôi nhiều bài học rồi.

Mến chào,

* * *

le tri nói:

05/10/2009

Chào tác giả Song Chi,

Tôi đồng ư với nhận định của tác giả: ”Phải chăng cũng giống như những vụ bắt bớ các nhà báo và blogger, vụ Bát Nhã cũng có những lý do ‘nhạy cảm’ phía sau và phải chăng có một thế lực ngoại bang đang điều khiển từ xa Đảng và Nhà nước CSVN khiến cho họ trở nên mù quáng và đối xử với nhân dân mình như vậy?” (hết trích).

Trong sự kiện Bát Nhă, nhà cầm quyền VN thật sự lúng túng trong cách đối phó, đă mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác, dẫn đển đỉnh điểm là Phật tử Lâm Đồng sẵn sàng đồng ḷng “tử v́ đạo” khiến họ phải chùn tay để tránh một cuộc tắm máu. Chính v́ bị sai khiến, bị “chỉ đạo từ xa” nên cách xử lư của họ thật vụng về, bất chấp hậu quả: họ thừa biết rằng hơn 80 % dân số VN theo tín ngưỡng Phật giáo. Đàn áp Công giáo và Phật giáo, nhà cầm quyền sẽ không có chỗ nương thân trong ḷng người Việt. Một sự nhẫn tâm, đàn áp tàn bạo đối với đồng loại, nhất là những bậc tu tŕ phải chăng họ đă mất hết tính người? Chỉ có thể giải thích cách hành xử vô tâm của nhà cầm quyền v́ chính họ đang bị sai khiến, như những h́nh nhân đang bị giựt dây, điều khiển.

Chỉ khi nào họ biết bừng tỉnh lại, biết đặt nặng t́nh yêu nước, nghĩa đồng bào làm quốc sách th́ những cao trào “tử v́ đạo” sẽ nguôi ngoai.

* * *

Tôn Văn nói:

05/10/2009

Kính chào chị Song Chi,

Rất vui khi đọc bài viết của chị. Tôi thực sự kính trọng chị cùng những nhà báo tự do đă dũng cảm khẳng định „Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam“. Tôi cũng kính trọng nhạc sỹ Tô Hải khi đọc tin biết rằng trong dịp đó ông đă tham gia ủng hộ thanh niên bày tỏ sự khẳng định chủ quyền biển đảo. Dù bất cứ sau này có ǵ khác, tôi cho những hành động như thế là tiêu chí xác định người Việt Nam yêu nước. Qua bài viết của chị, xin có một số ư nhỏ:

- Có thể „có một thế lực ngoại bang đang điều khiển từ xa Đảng và Nhà nước CSVN khiến cho họ trở nên mù quáng“; nhưng xét thêm th́ thấy chống phá tôn giáo và các tổ chức khác là bản chất cuả những người cầm quyền. Marx nói rằng mọi nhà nước đều có tính bảo thủ, nghĩa là bảo vệ sự thống trị của nó. Từ kinh nghiệm của ḿnh, những người cộng sản biết rằng chỉ có thể „làm cách mạng“ khi có một tổ chức tốt. (Lênin và đảng kiểu mới). Trong các vụ „Nhân văn – Giai phẩm“, „Xét lại chống Đảng“, … người ta đều cố t́m ra: Ai thủ lĩnh? Cương lĩnh, điều lệ là ǵ? Etc. Tư duy chiến tranh và „kiên tŕ cách mạng“ đó làm họ „mù quáng“; các tổ chức tôn giáo và các tổ chức sinh hoạt học thuật chỉ nhẳm mục đích giữ ǵn và phát triển văn hóa cũng như tri thức để đóng góp cho xă hội. Chống phá họ rơ ràng là một chính sách „phản động“ (trong ư nghĩa lịch sử phát triển).

- Nhân dân Việt Nam với truyền thống yêu nước và văn hiến của ḿnh chắc sẽ luôn luôn đi tới.

Trân trọng.

* * *

Hoàng Trường Sa nói:

05/10/2009

“Người dân Việt Nam chẳng còn ngạc nhiên gì nữa, có chăng trong sự việc Làng Mai – Bát Nhã này nếu bản thân thiền sư Thích Nhất Hạnh hay bất cứ ai khác còn có chút hy vọng rằng ở Việt Nam vẫn có tự do tôn giáo hay vẫn có thể đối thoại, đóng góp ý kiến chân tình thậm chí hợp tác với nhà cầm quyền Việt Nam thì chắc rằng họ đã nhận ra được vấn đề.” (trích lời tác giả Song Chi)

Cám ơn tác giả Song Chi về bài phân tích ngắn gọn nhưng chính xác này. Cái “tội” lớn nhất mà 400 vị tăng ni tu sĩ theo pháp môn Làng Mai ở tu viện Bát Nhă phạm phải, theo tôi, là họ đă tự động lập nhóm tu đạo nằm ngoài những ǵ ĐCSVN cho phép và không chịu nằm trong khuôn khổ mà “Đảng ta” mong muốn. Vụ nhóm tu Làng Mai – Bát Nhă bị ĐCSVN “trừng phạt”, qua cái nh́n chủ quan của tôi, có nguồn gốc sâu xa rất giống vụ Pháp Luân Công bên TQ bị ĐCSTQ trừng phạt. Lư do chính yếu là, giống như ĐCSTQ với Pháp Luân Công, ĐCSVN sợ sự hiện hữu của một nhóm dân sự mà khả năng phát triển lớn mạnh rất cao sẽ có ngày vượt ra ngoài sự kiểm soát của họ. Do đó, họ phải t́m đủ cách (dù ác độc, man rợ đến đâu cũng mặc) để diệt cho bằng được từ trong trứng nước.

Điều mà tôi đă giác ngộ từ lâu là: Bản chất của ĐCSVN vĩnh viễn không bao giờ thay đổi. Đảng này có thể tùy theo hoàn cảnh mà uốn éo, vặn vẹo đôi chút về mặt h́nh thức, nhưng về nội dung cơ bản là bám chặt vào nền chuyên chính vô sản th́ họ không bao giờ từ bỏ hay ngay cả cải biến và tuyệt đối không bao giờ chia sẻ sự điều hành đất nước với bất cứ ai khác ngoài Đảng họ.

Theo ngu ư của tôi, thật là ngây thơ chính trị cho bất cứ ai có tham vọng “hợp tác làm việc chung với ĐCSVN để từ từ sửa đổi họ càng ngày càng tốt hơn”. Câu nói của cựu Tổng thống Nga Yeltsin (?) rằng “Cộng sản chỉ có thể THAY THẾ chứ không thể THAY ĐỔI” áp dụng cho ĐCSVN là vô cùng chính xác. Để cho đất nước ta chóng có tự do, dân chủ và thoát khỏi nguy cơ bị TQ đồng hóa tiệm tiến để trở thành quận huyện của Tàu, mỗi người VN nên cố gắng làm bất cứ những ǵ có thể làm được trong phạm vi cá nhân ḿnh để thay thế càng nhanh càng tốt ĐCSVN bằng những người lănh đạo MỚI thực sự yêu dân thương nước.


<< trở về đầu trang >>
free counters