Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Chung quanh dư luận đổi tội danh

Chung quanh dư luận đổi tội danh

 

Thanh Quang, phóng viên đài RFA

2009-12-27

 

Theo nhiều nguồn tin được loan đi từ trong cũng như từ ngoài nước, nhà cầm quyền Hà Nội sắp đem ra xử nhiều nhà hoạt động dân chủ ôn ḥa trong đó có Luật sư Lê Công Định, cựu Trung tá Trần Anh Kim, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung v.v…

Trước đây những người này đă bị bắt giam và khởi tố về tội “tuyên truyền chống Nhà nước…” chiếu điều 88 của Bộ luật H́nh sự. Nhưng tin giờ chót cho hay là tội nói trên đă được đổi thành tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền” mà h́nh phạt tối đa là tử h́nh.

Trả lời các câu hỏi của Đài ACTD, Luật sư Trần Thanh Hiệp, Chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, trụ sở đặt tại Paris đă có những nhận xét như sau về vấn đề cải tội danh này.

 

Không b́nh thường từ gốc

Thanh Quang: Cựu Trung tá Trần Anh Kim ngày 28 tháng 12 tới đây sẽ bị đem ra ṭa xét xử về tội “âm mưu lật đổ chính quyền”. Thân nhân của thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung hiện đang bị giam giữ về tội “tuyên truyền chống Nhà nước…”cho biết là nhà trí thức trẻ tuổi hoạt động dân chủ này cũng sẽ ra ṭa trong những ngày sắp tới để trả lời về tội được đổi tên phút chót là tội “âm mưu lật đổ chính quyền”.Mặt khác, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Hội Kư Giả Không Biên Giới vừa lên tiếng báo động rằng Luật sư Lê Công Định giữa năm nay đă bị bắt giữ khẩn cấp v́ có hành vi tuyên truyền chống Nhà nước cũng sắp bị xét xử trước ṭa chiếu điều 79 Bộ luật H́nh sự dưới tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền”. Luật sư nhận xét ra sao về hiện tượng cải tội danh hàng loạt này, có hợp pháp không và tại sao lại có chuyện bất ngờ cải tội danh như vậy? Theo luật sư, chuyện này có b́nh thường không?

LS Trần Thanh Hiệp: Đứng về mặt luật học mà nói th́ chuyện luật pháp ở Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay vốn đă không b́nh thường từ gốc rồi. Lặp đi lặp lại măi lời chỉ trích này không có ǵ là vui. Nhưng v́ những cái bất b́nh thường nay lại trở thành b́nh thường nên vẫn cứ phải nói. Để cho con bệnh Việt Nam khỏi mang cố tật vô luật, xă hội mất hết kỷ cương. Và nhất là để ngăn giữ không để cho không c̣n công lư nữa.

 

Thanh Quang: Xin luật sư nói sơ qua về danh từ chuyên môn luật học “cải tội danh”. Nếu đă khởi tố về một tội nhất định rồi sau đó có quyền đổi ra tội khác không?

LS Trần Thanh Hiệp: Trong luật học, lúc nào và trong bất cứ giai đoạn nào của thủ tục tố tụng đều có thể cải tội danh. V́ chừng nào chưa có bản án kết tội nhất định th́ người bị can, bị cáo phải được suy đoán là vô tội. Đang điều tra th́ tội nhẹ có thể đổi thành tội nặng hay tội nặng có thể đổi thành nhẹ. Cũng cần nói thêm rằng không phải chỉ riêng các cơ quan điều tra hay xét xử mới có quyền cải tội danh, chính các bị can hay bị cáo cũng có quyền yêu cầu đổi tội. Điều cốt yếu là khi cải tội danh th́ phải tuyệt đối tôn trọng thủ tục điều tra hay xét xử để không xảy ra chuyện Nhà nước phục kích đánh úp dân.

Nạn nhân của những vở tuồng dàn dựng sẵn

 

Thanh Quang: Trường hợp các ông Trần Anh kim, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung th́ sao? Khi họ bị cải tội danh, quyền bào chữa của họ có được tôn trọng không, thưa luật sư?

LS Trần Thanh Hiệp: Tôi không thể đưa ra những nhận xét quyết đoán v́ tôi không có điều kiện theo dơi thủ tục công an điều tra họ và nhất là không được nghiên cứu tường tận hồ sơ nên tôi không dám nói chắc điều ǵ. Nhưng cảm tưởng của tôi là chẳng những họ cũng như nhiều nhà hoạt động dân chủ khác nữa lần này họ vẫn sẽ là nạn nhân của những vụ án đàn áp làm sẵn, rồi được đem ra diễn thành những vở tuồng áp đặt.

 

Thanh Quang: Xin được hỏi rằng cảm tưởng này của luật sư có dựa vào căn cứ nào đáng tin không?

LSLS Trần Thanh Hiệp: Có chứ. Có những việc đă xảy ra mà tôi không tin có thể xảy ra được trên địa hạt pháp luật. Đó là t́nh trạng bây giờ mà ở Việt Nam, tư pháp vẫn hoạt động kiểu công an trị như dưới thời Stalin, công an bắt giam, công an điều tra, công an làm hồ sơ, công an khởi tố, công an dùng phương tiện truyền thông tiết lộ bí mật điều tra, làm áp lực bao vây bị can, bị cáo, ṭa án và dư luận để tuyên truyền cho thứ công lư phi công lư đàn áp bất đồng chính kiến. Như trong vụ Lê Công Định, công an theo luật pháp quốc nội hiện hành chỉ có quyền khởi tố để bắt giữ, điều tra chứ không có quyền truy tố ra ṭa. Vậy mà công an đă dàn dựng để đưa Lê Công Định ra trước báo chí để “nhận tội”. Tức là chẳng khác ǵ công an đă xét xử Lê Công Định trước khi ṭa án xét xử. Rồi công an lại c̣n viết bài trên báo của ḿnh, ra mặt hăm dọa dân nếu dám bất đồng chính kiến với Nhà nước th́ sẽ phải “ trước vành móng ngựa và sẽ lĩnh những bản án thích đáng”.

 

Thanh Quang: Thế c̣n Nguyễn Tiến Trung, trước đây, công an đă làm áp lực bắt nhận tội “tuyên truyền chống Nhà nước”. Tại sao phút chót tội danh này lại bị đổi thành tội “âm mưu lật đổ chính quyền”?

LSLS Trần Thanh Hiệp: Đó cũng là một điều lạ nữa. Nguyễn Tiến Trung công khai vận động ôn ḥa thanh niên học tập sinh hoạt dân chủ mà Hiến pháp 1992 đă được sửa đổi và bổ sung để công nhận. Nguyễn Tiến Trung có gia nhập Đảng Dân Chủ do ông Hoàng Minh Chính lănhh đạo và phục hồi lại những hoạt động công khai đă có từ năm 1946. Nguyễn Tiến Trung không hề có những hành vi lén lút hay bạo động nhằm thay đổi chế độ mà nói là Trung âm mưu lật đổ chính quyền? Tôi thấy ở Paris, nơi tôi đă ở từ nhiều năm nay, có tới hàng trăm luật gia, trí thức, chuyên gia đă viết báo, hội thảo, lên máy truyền h́nh, thậm chí c̣n in thành sách cổ vỏ cho việc thành lập một nền Cộng Ḥa mới gọi là Đệ lục Cộng Ḥa để thay thế cho nền Đệ ngũ Cộng Ḥa đă không c̣n như năm 1958 nữa. Họ đâu có bị kết tội là âm mưu lật đổ chính quyền như Nguyễn Tiến Trung.

 

Thanh Quang: Khi có chuyện cải tội danh từ nhẹ thành nặng như vậy, quyền bào chữa của các đương sự có được tôn trọng hay không? Họ đương nhiên phải chấp nhận tội danh mới dù là h́nh phạt cao nhất đang chờ đợi họ có thể là tử h́nh sao?

LSLS Trần Thanh Hiệp: Theo luật h́nh sự đang được áp dụng ở Việt Nam th́ những nhà hoạt động dân chủ có đủ các thứ quyền được biện hộ và xét xử công bằng. Nếu có thời giờ, tôi sẵn sàng bàn thêm về chuyện cải tội danh liên quan tới những người sắp bị đưa ra xét xử chiếu điều 79 của Bộ luật H́nh sự Việt Nam.

 

Thanh Quang: Xin cảm ơn Luật sư Trần Thanh Hiệp và xin hẹn tiếp tục trao đổi với luật sư trong chương tŕnh phát thanh sắp tới. Cũng xin được nhắc lại là ư kiến của luật sư Trần Thanh Hiệp không nhất thiết phản ánh của Đài ACTD.


<< trở về đầu trang >>
free counters