Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Chính quyền Việt Nam t́m cách ngăn chặn tiếng nói phản biện của giới trí thức

Chính quyền Việt Nam t́m cách ngăn chặn tiếng nói phản biện của giới trí thức

 

Thanh Phương


9297Được thành lập từ tháng 9/2007, Viện Nghiên cứu Phát triển IDS là viện nghiên cứu tư nhân về chính sách đầu tiên ở Việt Nam, quy tụ các trí thức có tên tuổi, các chuyên gia hàng đầu ở Việt Nam, như Giáo sư Hoàng Tụy, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Giáo sư Tương Lai, Phạm Duy Hiển, bà Phạm Chi Lan, nhà văn Nguyên Ngọc, v.v.

Viện IDS ra đời chính là do sự khuyến khích của cố thủ tướng Vơ Văn Kiệt, một nhân vật có đầu óc cải cách..

Mong muốn của những thành viên của Viện IDS chỉ là đóng góp những ư kiến phản biện mang tính xây dựng đối với một số vấn đề hay chủ trương chính sách Đảng và Nhà nước. Có thể nói, đây là lần đầu tiên mà giới trí thức Việt Nam tập hợp lại trong một tổ chức nhằm thúc đẩy sự phát triển của đất nước theo hướng cởi mở hơn. Với quy chế hoạt động độc lập, IDS có thể được coi là như là một tổ chức xă hội dân sự.

Thế nhưng, cơ quan an ninh của Việt Nam lại cho các thành viên của Viện là những phần tử chống đối Nhà nước, nhận tiền nước ngoài. Có lẽ, chính v́ không thể đóng cửa Viện IDS về mặt pháp lư, cho nên vào tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă ban hành quyết định 97. Quyết định này, có hiệu lực kể từ hôm qua, hạn chế các lĩnh vực mà cá nhân được lập tổ chức nghiên cứu khoa học, đồng thời cấm các nhà khoa học thuộc các viện nghiên cứu tư nhân công bố các ư kiến phản biện với danh nghĩa của Viện.

Ngay sau khi Quyết định 97 được ban hành, Viện IDS đă gởi bức thư đề ngày 6/8 cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu rút lại hoặc hoăn thi hành một văn bản mà họ cho là ”phản khoa học, phản tiến bộ và phản dân chủ”, thậm chí trái với đường lối của Đảng và vi phạm pháp luật Nhà nước.

Yêu cầu nói trên đă không được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đáp ứng và trong cuộc đấu không cân sức này, các thành viên của Viện IDS cuối cùng đành phải chịu thua. Nhưng thay v́ để cho Viện chịu sự quản lư của Quyết định 97, các thành viên IDS đă quyết định tự giải tán Viện này như là một h́nh thức phản kháng.

Trong bài viết mang tựa đề ”Quyết định 97 và ư đồ biến giới trí thức thành công cụ của người cầm quyền”, vừa được đăng trên mạng Viet Studies, hôm qua, ông Vũ Quang Việt, nguyên là một chuyên gia của Liên hiệp quốc và là tác giả nhiều bài nghiên cứu có giá trị về kinh tế Việt Nam, đă nhận định rằng, với Quyết định 97, Việt Nam sẽ trở lại thời trước năm 1990, tức là trước thời kỳ đổi mới, ”bởi v́ nó có thể dọn đường cho những nhà khoa học muốn đóng góp ư kiến trở lại hoạt động trong môi trường giống như ngày xưa”.

Như vậy, sự kiện Viện IDS bị ”bức tử” đánh dấu một bước lùi trên con đường cải cách của Việt Nam và như lời ông Vũ Quang Việt, sự kiện này cho thấy là chính quyền vẫn nh́n giới trí thức Việt Nam với con mắt nghi ngờ hoặc vẫn xem trí thức như là công cụ của họ. Nhưng việc IDS giải thể không có nghĩa là giới trí thức Việt Nam không c̣n nơi để phản biện. Các thành viên của IDS sẽ vẫn có thể phát biểu với tư cách cá nhân trên mặt báo, nếu có tờ báo nào dám đăng ư kiến của họ, hoặc họ vẫn có thể chuyển tải những ư kiến lên các trang web, trang blog, như mạng thông tin Bauxite Việt Nam. Mạng thông tin này đang là một cái gai nhọn dưới con mắt của chính quyền. Từ cuộc vận động chữ kư cho kiến nghị phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, mạng Bauxite Việt Nam nay trở thành nơi tập trung tiếng nói phản biện của những trí thức có tên tuổi trong và ngoài nước đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và là nơi bàn luận về những vấn đề nhạy cảm như Trường Sa, Hoàng Sa. Những mạng thông tin kiểu như vậy chính là cái mầm mống cho xă hội dân sự ở Việt Nam, thay thế cho Viện IDS.

 

T. P..


<< trở về đầu trang >>
free counters