Mùa Đông Úc Châu – coi DVD
“Chân Dung Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa”.
Vơ Đại Tôn (Úc Châu)
Người Lính VNCH Vũ Văn Lộc , cơ quan IRCC San José Hoa Ky, gửi cho tôi một bộ DVD gồm 4 dĩa “Chân Dung Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa”. Tôi chưa kịp coi nhưng đă yêu cầu N/T Lộc gửi tiếp cho tôi 30 bộ, chỉ trong một ngày tôi đă phổ biến hết ngay cho các chiến hữu của tôi, đóng góp tài chánh cho việc thực hiện công tác tinh thần và tài liệu lịch sử vô gíá này. Và đang viết “đơn đặt hàng” thêm v́ c̣n quá nhiều anh em ngưỡng mộ, muốn ủng hộ cho thỏa tấc ḷng “người lính với nhau”.
Bây giờ là tháng 7/2009, trời Úc Châu đang giữa mùa Đông lạnh buốt, những người lính già như chúng tôi chỉ muốn “trùm mền” nhưng chưa được v́ kèn thúc quân vẫn c̣n vang vang bên tai. Theo lệ thường của riêng tôi, mỗi lần muốn thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật, đọc một bài thơ hay, quyển sách đáng đọc, th́ tôi chọn vào thời điểm yên lặng vào đêm khuya để lắng đọng tâm tư mà gửi hồn theo tác phẩm. Đêm nay, tôi bắt đầu “coi” băng DVD Người Lính VNCH này. Tôi ngồi một ḿnh trong pḥng khách nhỏ, đầu đội mũ len, gắn vào tai hai ống nghe riêng để âm thanh không làm ồn gia đ́nh đang yên ngủ, quấn mền quanh người, chọn đại một dĩa DVD và bắt đầu “gửi hồn vào chiến trận ngày xưa”, cô đơn nhưng ấm ḷng. Từ cổ lên đỉnh đầu, tôi trông giống như là phi công phản lực đang vượt không gian, c̣n thân ḿnh th́ giống như “Cái Bang 8 túi” - thực ra th́ tôi cũng đang nghiêm chỉnh sắp hàng vào hạng “8 túi” rồi. Coi được một đoạn, tôi cảm thấy “thoát hồn”, vội tắt máy và lắp lại từ dĩa đầu theo thứ tự từ 1 đến 4 cho trọn bộ. Nhà tôi thức giấc, lầm bầm : “Khuya rồi mà ông chưa chịu đi ngủ, lục đục ǵ đấy ?” . Tôi nói như trong mơ : “DVD “Người Lính” coi “tội” lắm, ngồi đây coi chung đi”. Nhà tôi trừng mắt, như ánh sao xẹt trong đêm khuya :”Người Lính như các ông th́ đâu có làm ǵ mà phải “tội nghiệp”, phải nói là thương quư, là hănh diện, mới đúng chứ !”. À, th́ ra tôi vẫn c̣n có “cố vấn” bên cạnh, không cần phải đi hỏi người khác ngoài đường.
Không biết tôi đă thức mấy tiếng đồng hồ rồi – có lẽ trắng đêm – hai tai bịt ống nghe lùng bùng và đôi mắt cay v́ nhiều lần âm thầm khóc, qua từng đoạn phim. Có khi dồn dập rộn ràng, đôi lúc ngậm ngùi chua xót. Không biết tại vùng trời hải ngoại lưu vong này, đêm nay, có ai cũng khóc như tôi khi coi DVD này không, sau 34 năm ĺa xa Tổ Quốc và Người Lính đành ră ngũ tan hàng ?
Tóm lược tâm sự ngổn ngang của tôi sau khi “thấm hồn” qua 4 dĩa DVD :1) “Chân Dung Người Lính VNCH”, 2) Tâm T́nh Người Lính Năm Xưa, 3) Khúc Quân Hành Thời Chinh Chiến và 4) Lịch Sử Ngàn Người Viết :
Với hơn mấy ngàn người - Người Lính Già và Gia Đ́nh - ngồi chật hội trường hoặc tụ tập ngoài trời - cảnh trong phim – và mấy trăm Nghệ Sĩ Lính Già Lính Trẻ t́nh nguyện góp phần ca hát, tường thuật, trả lời phỏng vấn, từ cấp Tướng đến Binh Sĩ thuộc mọi Binh Chủng QLVNCH, luôn cả các “Em Gái Hậu Phương”... tôi không thể nào biết hết tên tuổi. Xin một lời tạ lỗi. Nếu đă có “Lịch Sử Ngàn Người Viết” (dĩa số 4) th́ đây là bộ DVD của Ngàn Người đóng góp công sức, kể luôn cả người Mỹ từ Tổng Thống Jimmy Carter đến các Nghị Sĩ Dân Biểu, góp lời, góp ḷng nhân ái, trong T́nh Huynh Đệ Chi Binh để làm sống lại những giai đoạn bi hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, trao lại cho các thế hệ mai sau, viết tiếp Quân Sử. Tất cả chỉ v́ Danh Dự của Người Lính VNCH.
Những đoạn phim tài liệu quư giá về chiến tranh thời Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH, ngày diễn hành Quân Lực oai hùng, và Khi Đồng Minh Tháo Chạy... tôi đă coi lại mấy lần. Khi màn ảnh hiện ra mấy công văn tài liệu của Tổng Thống Nixon gửi cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, bức tử miền Nam, con dấu Tối Mật màu đỏ đóng phập vào trang giấy, tim tôi chợt đau nhói, nghĩ đến tiếng búa dập vào cây đinh đóng sập quan tài. Tôi không muốn nh́n mặt tên Kissinger và Mao Trạch Đông. Rồi những chiếc trực thăng di tản, trẻ em vừa khóc vừa níu áo mẹ (bây giờ, nếu c̣n sống th́ các em đă thành người lớn, đang ở đâu, làm ǵ ?) . Tôi chợt run người, thấy ḿnh đang khóc và ngoài trời đang lạnh. Khóc thương ḿnh, thương anh em đồng đội, thương quê hương dân tộc trong thân phận nhược tiểu lưu đày qua canh bạc chính trị sau cánh cửa Hoa Thịnh Đốn, Ba Lê, Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh.
Những người gọi là “chiến thắng” từ Bắc vào Nam, nếu c̣n sót một vài giọt máu Việt Nam nào đó trong thân xác – hôm qua và hôm nay - lẽ ra cũng nên cảm thấy tủi nhục cùng chung số phận “mất Nước” chứ đâu có phải ngửa tay cầm mảnh giấy gọi là “Giải Thưởng Ḥa B́nh”, reo ḥ “Đại Thắng Mùa Xuân” !
Tiếng hát của những người Lính già, Lính hát cho Lính nghe, dù có sai nhịp điệu nhưng vẫn hào hùng, “dễ thương” đến nức ḷng. Các bậc Đàn Anh, các Bạn Đồng Đội cùng chung thế hệ, với tuời đời, tuổi lính, tuổi tù, và tuổi lưu vong, đang đứng đấy, quây quần bên nhau, thắm đượm t́nh Lính, t́nh Người. Mới năm nào tôi được dịp tâm sự với Thiếu Tướng Bùi Đ́nh Đạm, bây giờ thấy rơ h́nh trên sân khấu, nhưng Người không c̣n nữa... Và ai c̣n ai mất ? Những mái tóc bạc, đầu hói, tóc giả, tóc nhuộm, tóc xanh, “thương Anh sợi ngắn sợi dài, thương hoài ngàn năm” chen chúc nhau vỗ tay nhịp theo khúc quân hành. Tôi thấy ông bạn Bùi Đức Lạc “hoa Dù nghiêng đồng ruộng – Chao bóng giữa rừng xanh” bây giờ th́ râu tóc bạc phơ, giống như “Kim Mao Sư Vương” ! Ông Vũ Văn Lộc mặc quân phục Bộ Binh trông như Quách Tỉnh đang trấn giữ biên thành. Ông Hà Thượng Nhân, với tuổi đời, tuổi lính, tuổi Thơ, hơn tôi gấp bội – đă có ḷng viết tặng cho tôi một bài Đường Thi khi tôi ra khỏi ngục tù cộng sản – đang ngồi đấy. (Tôi vừa được tin Ông đă vào bệnh viện). Tờ báo Tiền Tuyến viết cho Lính đọc dường như vẫn c̣n đang được chuyển ra từng đơn vị. C̣n nữa, c̣n nữa, những người từ Chiến Trận trở về, theo như lời MC bất đắc dĩ Phạm Phú Nam với lời nói trung thực không màu mè, đă vinh danh “Oai hùng trên chiến trường – Kiên cường trong chiến bại”. Anh ở đây ! Các Anh vẫn c̣n ở đây ! Các Anh đă đi từ chiến địa, từ trại tù oan nghiệt, và vẫn c̣n Ở Đây !
Các Chị Nữ Quân Nhân tuy thời gian – và có nhiều Chị từ lao tù trở về - có phai màu hồng đôi má thuở nào, nhưng sao vẫn Đẹp. Bước chân diễn hành ngày xưa đă đi vào lịch sử. “Rừng Mê Linh hoa cài suối tóc - Lụa vàng bay phủ đất Phong Châu”. Rồi h́nh ảnh một thiếu nữ mặc áo đen đang len lỏi đi giữa hàng bia mộ trắng – ngày trước, khi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa chưa bị chế độ Vô Thần tàn phá sau khi chiếm miền Nam - hiện ra như một bức tranh huyền ảo, nao ḷng. Những mộ bia một thời được trang trọng khắc tên – bây giờ th́ trở thành Vô Danh vỡ vụn, nhưng vẫn là Bất Tử trong ḷng Dân Tộc. “Những Con Người không Tên không Tuổi - Dựng Quê Hương thành Tuổi thành Tên”. Chế độ chỉ là giai đoạn, những Người Lính VNCH đă nằm xuống sẽ sống măi với thiên thu. Rồi đến những thước phim tài liệu Trận Hải Chiến Hoàng Sa và các Anh Hùng trong các Binh Chủng khác, làm tôi muốn ngồi bật dậy “Đ̣i trả Ta sông núi”. Nghĩ đến thời sự đảng cộng sản Viẹt Nam đă “triều cống” Hoàng Sa - Trường Sa cho Trung Cộng, tôi bỗng thét lên qua lời thơ tôi đă viết trước đây : “Với Hồn Thiêng Sông Núi – Bao chế độ bạo tàn sẽ tan thành tro bụi - Để cho Ta làm Chủ đến muôn đời!” (Ngọn Triều Dân Tộc). Nhà tôi lại chạy ra :” Ông đang coi phim mà, sao lại hét to vậy ?”. Tôi im lặng, dĩa DVD đă cho tôi những giờ phút sống thực, dĩ văng, hiện tại, quay quắt trong ḷng. Rồi đến h́nh ảnh Hậu Duệ, những chàng trai Lính Mỹ gốc Việt lẫm liệt, từ chiến trường Iraq trở về, tôi muốn chạy đến bắt tay, nhưng tiếc quá, chỉ là màn ảnh nhỏ ! Thế hệ Trẻ tiếp nối thế hệ Già, vẫn nguyên gịng Tổ Quốc – Danh Dự - Trách Nhiệm. Từ những gia đ́nh tỵ nạn cộng sản, lênh đênh theo mệnh Nước nổi trôi, giờ đây đă có thể hiến tặng cho Thế Giới Tự Do những người con tự hào với gịng giống Tiên Long.
Có cả tiếng hát của vài Ca Sĩ lừng danh như Khánh Ly, Ư Lan, Như Quỳnh... đặc biệt hát cho Lính nghe, không phải trên sân khấu hoành tráng của các Trung Tâm Băng Nhạc, nhưng hát trong Ḷng Người, hát cho T́nh Người. Tôi đă được nghe nhiều lần trong đời những bài ca “Người T́nh không chân dung”, “Kỷ Vật cho Em” ... nhưng sao mỗi lần nghe lại vẫn thấy mủi ḷng, bao nỗi niềm thổn thức. Và bản nhạc do các Anh Lính Nhảy Dù (có Anh c̣n sống sót từ trận chiến Charlie) hợp ca, đơn ca, “Người Ở Lại Charlie”, bi hùng qua nước mắt, trên khăn tang cô phụ, những Em Gái Hậu Phương yêu Thiên Thần Mũ Đỏ bây giờ ở đâu, nước mắt ngậm ngùi hôm nay và măi tưởng niệm ngày mai. Tôi nh́n thấy trong hàng hàng lớp lớp khán giả, những Người Vợ Lính đang ôm mặt khóc. Rồi có cả h́nh ảnh người Lính già đẩy xe lăn cho vợ lên ngọn đồi Hội Ngộ để cùng hát với anh chị em đồng đội theo nhịp trống Xuất Quân. Tôi nhớ lại lời Thơ của Phạm Thiên Thư, qua h́nh ảnh tuyệt đẹp ân t́nh này, thời gian trở về thuở xa xưa... “Em tan trường về -Anh đưa Ngọ về”, bây giờ Em vẫn là “Ngọ” của Anh, vẹn chữ Thủy Chung.
Có tiếng nói của Tổng Thống Jimmy Cater với lương tâm Hoa Kỳ sống lại. “Người di tản buốn” nhưng vẫn gửi lại cho Đời một Nụ Cười và tiếng ḷng bất khuất vang lên từ “Hội Nghị Diên Hồng” trước khi tạm biệt. Những khúc phim xưa “Chúng tôi muốn sống”, “Người T́nh không chân dung”với tài tử Kiều Chinh thuở trước và Kiều Chinh bây giờ qua “Vượt Sóng” ... đă đưa tôi nổi trôi theo từng giai đoạn lịch sử, chứng kiến tội ác của người cộng sản – trong phim và ngoài đời sống thực - . Người du ca Nguyễn Đức Quang, và tiếng hát Như Quỳnh “Thương Về Miền Trung” – quê tôi - , và Khánh Ly với “Nhớ về Hà Nội”, Hà Nội của Quang Dũng “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” ngày xưa chứ không phải Hà Nội Đỏ bây giờ. Rồi nghệ sĩ Nam Lộc, ḍng nước mắt của Nguyệt Ánh, Việt Dzũng khi hát về Lính... luôn cả h́nh ảnh của Ông Bạn Nguyễn Mộng Hùng – Hùng Sùi của chúng tôi – làm tài tử đóng xi-nê, ông bạn Nguyễn Đ́nh Tạo ở tù mà vẫn làm Thơ...tất cả, tất cả, nói sao cho hết những Tâm Hồn Lính và những Tấm Ḷng Thương Lính !
Nhưng có lẽ thời gian không làm sao gạn lọc hết “chất tù” trong người tôi cho nên sau khi “coi” hết 4 dĩa DVD gần như suốt đêm, khi tắt máy, tôi vẫn c̣n thấy ánh mắt của Người Tù Thiếu Tá Lê Hữu Cương . Tại trại tù Hàm Tân năm 1984, Việt Cộng cho phép một phóng viên ngoại quốc vào quay phim - tất nhiên là họ đă dàn dựng chỉ cho quay những chỗ nào được phép, quét dọn sạch sẽ, có cả thư viện, văn nghệ... khi người phóng viên ngoại quốc hỏi Thiếu Tá Cương “Ở đây ăn uống có vừa đủ không ?”. Người Tù bất khuất của QLVNCH, nh́n các tên cán bộ quản giáo đang đứng quanh, trừng mắt , uất nghẹn, trả lời bằng Anh ngữ “ Thế nào là “enough” thế nào là không “enough” ? – Tôi chỉ muốn ra khỏi nơi đây, tôi chỉ muốn Tự Do” ! Bây giờ th́ Ông đă chết, không thấy được Tự Do.
Trời đă hừng sáng nhưng sương c̣n phủ lạnh. Trong băng DVD có h́nh ảnh của các Vị Tướng đă anh hùng tuẩn tiết. Tôi nh́n qua khung cửa, nhớ lại tiếng nói của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam trầm buồn nhưng cương quyết “Làm Tướng mà không giữ được Nước được thành th́ phải chết theo thành theo Nước”. Tôi cũng tưởng như ḿnh đang nghe tiếng của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn qua từng loạt đan nổ “Thiếu Tướng biểu y lệnh, hả Chị ? Dạ, tôi sẵn sàng !”.
Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa lúc nào cũng sẵn sàng sống và chết cho Lư Tưởng Tự Do.
Xin cám ơn quư Niên Trưởng và Anh Chị Em trong hệ thống Truyền Thông IRCC Dân Sinh đă thực hiện bộ DVD giá trị này, cho tôi được sống lại những giờ phút đáng sống trong một đời người. Bộ phim sinh hoạt nghệ thuật và tài liệu lịch sử này không phải chỉ “coi” bằng mắt, mà nên “coi” với nhịp đập của quả tim, ḥa chung máu ḿnh vào những trang Quân Sử VNCH bi hùng và bất tử.
Vơ Đại Tôn
Úc Châu
Đêm 20.7.2009.
Ghi chú : Tôi xin chép lại một vài đoạn trong bức Thư kèm theo bộ DVD của Hệ Thống Truyền Thanh IRCC Dân Sinh :
“Bộ phim này là công tŕnh sưu tầm tài liệu lịch sử từ hơn 30 năm qua của Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân và Việt Nam Cộng Ḥa...
Sân khấu của cuốn phim là cuộc đời, là chiến trường, là ngục tù, là di tản, vượt biên...Từ đau thương chúng ta đă đứng lên xây dựng lại cuộc đời...
Thế hệ khoác áo lính ngày xưa, rồi mai này cũng qua đi, hăy giúp cho Hồn Lính c̣n sống măi với Chân Dung Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa...
Đây là di sản của chính chúng ta... Ước mong Quư Vị sẽ yểm trợ lâu dài cho Viện Bảo Tàng tại San José... ”
Một bộ DVD gồm 4 dĩa, giá US$20.00 (ủng hộ tùy hảo tâm)
Mọi liên lạc xin gửi về :
IRCC
1445 Koll Circle #110
SAN JOSE, CA. 95112 – USA.