Cao nguyên Trung phần, con người và số phận
Trần Thị Hồng Sương
I. Từ một lời phê phán
Những biến động
ở Tây Nguyên năm 2001, 2004 khiến tôi
muốn viết lại kư ức và nhận định về vùng
Cao nguyên Trung phần này nhưng nay lần
mai lữa.
Đề tài thành bức xúc cần viết ngay khi
đọc lời trách cứ của nhà văn Tưởng Năng
Tiến trong bài viết
“Chút t́nh
riêng về miền sơn cước” (talawas
blog, ngày 25/07/2009). Ông Tiến viết:
“Bà Trần Thị Hồng Sương, một trong những
nhà b́nh luận thời sự rất được dư luận
trong và ngoài nước quan tâm (kể cả độc
giả từ miền núi, như kẻ đang viết những
ḍng chữ này) trong bài
“Ứng xử sai
lầm với lịch sử” đă có những
lời lẽ nặng nề, không căn cớ, về một sắc
dân ở miền sơn cước - như sau:
“Kể ra hết th́ giống chuyện tiếu lâm rơi
nước mắt... khi người bị CS Bắc Việt
biến cả nước thành Mán rừng! “Mán rừng
vào Thành phố”! Người miền Nam ủng hộ
buông súng và nh́n các Mán ngơ ngáo thấy
cảm thương bởi cùng máu đỏ màu da vàng
phải biết chia sẻ áo cơm, nhưng cấp chỉ
huy của Mán dạy phải cướp và thù...”
Rồi ông kết luận: “Tự thâm tâm, có lẽ,
những người thuộc dân tộc Kinh ở Việt
Nam chưa bao giờ coi đồng bào Thượng là
đồng bào (thiệt)”.
Lời trách cứ nhẹ nhàng pha chút buồn bả
khiến tôi bồn chồn dù không hề nghĩ ḿnh
có lỗi cũng không do tôi bất cẩn. Nhưng
đó là sự hiểu lầm tất yếu sẽ xảy ra do
khác biệt vùng miền cũng có, mà do khác
biệt từ chính việc sử dụng ngôn ngữ của
chúng ta cũng có. Đó là chưa tính đến sự
kiện cách hiểu dân gian không thấu đáo
về cổ sử! Dù sao tôi cũng tán thành ông
Tưởng Năng Tiến có ư kiến phản hồi. Nếu
ông Tiến để trong ḷng giận th́ tôi vô
phương có dịp bày tỏ, mất đi một độc giả
có mối quan tâm về đất nước mà với tôi
là rất quư giá! Tôi vẫn ủng hộ tranh
luận phản biện v́ đó là cách giúp hiểu
nhau, là cách chọn lựa được điều tốt
nhất, gần chân lư nhất.
Trước tiên, xin nói ngay là ở cả hai
miền Nam Bắc hiện không có dân tộc nào
là dân tộc Mán. Theo thư tịch cổ vào thế
kỷ 16 -17 người sống theo bộ lạc Cao
nguyên Trung phần gọi là Mọi gồm Mọi Đá
Vách (Hré), Mọi Hời (Hroi, Kor, Bru, Ktu
và Pacoh), Mọi Đá Hàm (Djarai), Mọi Bồ
Nông (Mnong) và Mọi Bồ Van (Rhadé Epan),
Mọi Vị (Raglai) và Mọi Bà Rịa (Mạ). Đa
số có tục cà răng và căng tai. Cà sáu
răng cửa là chỉ dấu người đă trưởng
thành. Cho nên xin lưu ư trong Fulro sau
này chỉ có Djarai, Rhadé, Mnong... kể
trên là người bản địa cố cựu, c̣n người
Chăm và nhất là Khmer Krom là sự tụ hội
thế lực chính trị phát sinh do ư đồ
chính trị của ông Hoàng Sihanouk.
Người Campuchia có đặt vấn đề v́ sao khi
Pháp vẽ bản đồ VN, ông Hoàng Sihanouk
không có ư kiến ǵ, nhất là về Phú Quốc
nằm giữa đường biên phân chia có hơi
lệch về phía Campuchia. Đó là sự thật
nhưng nếu ông Hoàng Sihanouk biết giải
thích rơ là Phú Quốc c̣n có thêm yếu tố
lịch sử là chưa hề có bóng dáng người
Campuchia nên Pháp phải làm đúng theo
nguyên tắc phân chia chung là để Phú
Quốc thuộc Việt Nam. Ông Hoàng Sihanouk
lại bày ra Khmer Krom để chứng tỏ ḿnh
có quan tâm mà thành rối ren thêm! Điều
này cũng minh chứng cho Chuẩn Tướng Vĩnh
Lộc trong sách nghiên cứu về Fulro cho
là người Thượng Cao nguyên Trung phần bị
người Chăm và Campuchia -phe của ông
Hoàng Sihanouk thân Cộng sản- lợi dụng
là hoàn toàn chính xác.
Lịch sử phong
kiến và việc các ḍng tộc cướp ngôi, vua
mới luôn truy lùng phe nhóm vua quan cũ
khiến có những người Việt trốn vào rừng
sâu tránh nạn, cũng có khi do lánh nạn
tru di tam tộc, hay phạm tội... họ dừng
phát triển sống cách biệt nền văn minh
đô thị. Các nhà nghiên cứu Miền Bắc viết
sai khi gọi một tộc người là Mán và ghi
chú đó là người Dao hay người H’Mông...!
Một chi của người Việt cổ ở núi cao miền
Bắc ít chịu sự biến đổi xă hội được miền
Bắc thống kê sai là người dân tộc Mường
thật ra cũng là nhóm người VN cổ sống
tách biệt không biến đổi, dần thành khác
người VN thành thị phải gọi chính xác là
người Việt miền núi!
Qua sự kiện đó có thể hiểu rằng nhóm
người mà trước đây thường ghi là nhóm
người Mán, người Mường chính là người
Việt cổ. Họ rút vào rừng sâu ở riết mà
thành Mán Mường; c̣n một thành phần
người VN không chịu tiếp cận văn minh
nữa, lúc giao thông khó khăn con người
c̣n đói nghèo, ở miết trong ruộng đồng
thành mênh mông trời nước bất tận là
thành người “nhà quê”! Pháp gọi “Les
Nhaques” sống sau lũy tre làng như
Montagnard hay Degar trên rừng.
Năm 1945 gia đ́nh tôi có người bà con
trong quê ra, sáng thức dậy sớm không
t́m được diêm quẹt cứ dí lá dừa khô sát
vào bóng đèn điện để mồi lửa. Người Việt
Nam “nhà quê” ở ruộng không khác ǵ Mán
Việt ở rừng thế đấy, quá giống cảnh bộ
đội miền Bắc vào Sài G̣n ngửa cổ xem nhà
cao tầng đến rớt nón cối hay bỏ cá vào
bồn cầu rồi xả nước cá trôi mất hết t́m
hoài, không biết tại sao!
C̣n theo truyền thuyết Tiên Rồng một bọc
trăm trứng, 50 con theo cha xuống biển
50 con theo mẹ ở núi rừng. Ước vọng của
truyền thuyết là c̣n là Mường Mán sống
hoà thuận với các sắc tộc khác v́ thuở
xa xưa người Kinh và Thượng đều là
truyền nhân của Lạc Long Quân và Âu Cơ
từ một bọc 100 trứng đó mà ra.
“Mán” ở Miền Nam là tính từ dùng làm
danh từ đồng nghĩa với “Ngố” và bà con
miền Nam gọi bộ đội cụ Hồ là “Mán rừng”
và gọi cán bộ CS Bắc Việt là “Cán Ngố“.
Gọi là “Cán Ngố” hay “Mán rừng” là vừa
cảm thương cho thanh niên miền Bắc chân
thật nhưng bất hạnh bị lừa đi “giải
phóng” đến độ người ngợm ngơ ngáo. Chẳng
ai cần giải phóng, nghe Cộng Sản không
thực hiện Hiệp định Paris mà giải phóng
nhuộm đỏ là chạy bất kể sống chết.
Người Miền Nam biết chính xác ai là
người có lỗi. Chỉ có cấp lănh đạo chóp
bu của bộ đội là có lỗi, cho nên giận CS
miền Bắc v́ đam mê quyền lực, bị Cộng
Sản quốc tế điều khiển, lợi dụng ḷng
yêu nước của thanh niên, vu khống miền
Nam và đă biến dân VN thành người Việt
tiền sử như thời c̣n được gọi là bộ tộc
Mán Mường, đi ngược chiều quay của kim
đồng hồ văn minh!
Ngố không là ngu, ngu là bản chất kém
cỏi không tiếp thu được văn minh, c̣n
Ngố là bị ai đó không cho tiếp cận
văn minh! Ở đồng bằng c̣n có cách chọc
giận nhau là gọi ai đó là “nhà quê” do
thứ nền văn hoá “giam nhốt” sau “lũy tre
làng”, sống ngày hôm nay giống hệt ngày
hôm qua và con người sống trăm năm như
sống có một ngày! Chứng tích là bài thơ
“Chân quê” của Nguyễn Bính, lời hờn
trách cần phải giữ vẹn nét “chân quê”
như truyền thống tốt đẹp hơn hay chỉ là
nỗi sợ mất người yêu vào tay thanh niên
tài hoa của phố thị?
Nói ra sợ
mất ḷng em.
Van em, em hăy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em di lễ chùa.
Cứ ăn mặc thế cho vừa ḷng anh!
*
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều!
Nhà thơ không đặt cho ḿnh trách nhiệm phải tiến bộ mà buộc cô gái không được thay đổi, là sống theo cảm xúc không tích cực. Văn chương thi phú chưa mang tầm cao tư duy như thơ Thiền th́ nhiều khi mang tính huỷ diệt như thơ Tố Hữu, hay ca ngợi hủ tục “gót sen”khiến tục bó chân của người Trung hoa kéo dài cả ngàn năm! Hủ tục là một thứ viên đạn bọc đường màu sắc vô cùng thu hút, được tôn thờ và dẫn dụ con người, nhưng làm méo mó cuộc sống con người như bị bỏ vào rọ. Cứ xem tục bó chân của người Trung Hoa khi người ta say sưa... biến đứa con gái nhỏ tội nghiệp thành tàn tật chỉ v́ văn học cứ ca ngợi đó như là chỉ dấu danh gia vọng tộc! Hay hủ tục cắt âm vật và thêm bốn hủ tục khác nửa áp đặt lên phụ nữ ở nhiều nước Châu Phi Trung Đông mà LHQ đang lấy làm mục tiêu xoá bỏ, tưởng tượng đến đă thấy sợ đến rợn người! Chủ nghĩa Cộng Sản giống hủ tục chết người hay làm tàn tật như tục bó chân, nó c̣n tồn tại phần nào do trí thức xă hội chủ nghĩa của 600 tờ báo trong nước ca ngợi.
Có cách nói
khác mới nghe qua th́ có vẻ nhẹ nhàng
hơn nhưng ngẫm nghĩ ư nghĩa lại chua cay
hơn phù hợp hơn, đó là ví von “sao giống
chú Cuội từ cung Trăng rớt xuống trần!”.
Lê Dũng, phát ngôn viên VN trên diễn đàn
quốc tế được ví là chú Cuội CS
mà nói dối đă thành... bản sắc!
Chú Cuội theo truyền thuyết vừa nói dối
vừa hay quên trước quên sau (chẳng hạn
như tham gia kư kết Tuyên Ngôn Nhân
Quyền của LHQ rồi... quên thi hành)!
Người nghe nếu không biết hết hàm ư của
văn học th́ khó hiểu thấu đáo. Khi nói
“Chí Phèo”, ai đă đọc quyển Chí Phèo
hiểu khác, c̣n ai chưa đọc sẽ hiểu rất
lơ mơ. Nghe nói “chú Cuội”, có người sẽ
thích được ví với chú Cuội ở thiên đ́nh,
c̣n nghe nói “rừng” th́ thường liên
tưởng của văn học với hàm ư nghĩa chốn
lạc hậu.
Tư chất tốt của người Thượng khiến người
Thượng và cả người Khmer không được vinh
hạnh so sánh với Cuội được v́ không có
hai tật xấu tệ của người Việt là nói
dối và trộm cắp, tức là
“điêu ngoa” và “chôm chĩa”! Năm 1985,
tôi sang Campuchia, lúc đó ở VN bỏ đôi
dép khỏi chân là bị “chôm” mất, trong
khi ở chợ Kongpong Chnăng (c̣n nghèo hơn
VN) bên bờ Biển Hồ tôi chứng kiến tận
mắt người Campuchia cứ dựng xe đạp và đi
vào chợ mua hàng không ai lấy cả. Thật
đáng phục đấy chứ! Tôi nghĩ người Việt
phát triển văn minh có hơi lạc lối
thành... khôn vặt! Ở Bà Rá khoảng năm
1960, tôi được ở nhà dặn mua gà, mua
măng của người Thượng Bà Rá. Trên đường
đến giao hàng cho tôi, dù có ai trả cao
giá hơn người đem hàng cũng không bán mà
nhất định thực hiện lời hứa dù không ai
biết người Thượng đó ngụ ở buôn nào!
Đáng quư biết mấy tính chân thật này!
Hiện nay nông thôn Việt Nam có tệ nạn
trộm cắp, nuôi tôm cá bị vớt trộm, nuôi
trâu ḅ gà vịt lợn bị lùa trộm, nông
thôn trồng cây trái bị hái trộm, cho nên
lâm cảnh nghèo thà cứ để nghèo chứ làm
ra của mà cứ bị ăn cắp. Có người giận
quá gài điện chống trộm, cẩn thận cắm
bảng nguy hiểm chết người có h́nh “đầu
lâu xương chéo”, nhưng trộm không chết
mà đôi khi do quên ngắt điện vô t́nh
giết chết người nhà! Tính cách “điêu
ngoa chôm chĩa” này khi làm cán bộ đă sa
vào tệ nạn viết báo cáo láo và dễ thành
quan tham! Vấn nạn về tính cách người
Việt “điêu ngoa, chôm chĩa” làm xáo trộn
xă hội, mang tính phá hoại rất lớn!
Lo bảo vệ chức quyền nên tập trung dùng
bạo lực tù đày được sơn phết bằng mỹ từ
“ổn định chính trị”, thành một sự ổn
định của nấm mồ, c̣n bên dưới là bất ổn
xă hội cực kỳ lớn, tham ô gian dối trộm
cắp do không nâng cao nhận thức con
người khiến cuộc sống rất bất an không
yên ổn làm ăn được th́... không ai lo
giải quyết.
Để tiến bộ Kinh Thượng đều phải rất can
đảm nhận ra khuyết điểm, nhận ra sự
thật... Cũng đừng quá bi thương với quá
khứ nhưng đ̣i phải có tương lai tốt đẹp
có sự phù hợp công minh trong hiện tại.
Trong khía cạnh này th́ người Thượng và
người Kinh ở nước ngoài chủ yếu là Mỹ tự
dưng là liên minh thân thiện cùng đấu
tranh cho tự do tôn giáo cho nhân quyền
và dân chủ.
Rừng là Vàng, Biển là Bạc
Nhà văn nay hầu hết là công chức viết
theo đơn đặt hàng của nhà nước. Nhà văn
xưa sống như thể có thể ngắm trăng sao
hít không khí và tắm nắng là đủ sống,
không cần biết cơm áo gạo tiền từ đâu mà
có! Tú Xương th́ phú thác mọi chuyện nhà
cho bà vợ:
Quanh năm
buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng!
Giới nhà văn không biết đến kinh tế khó thấy sinh lực kinh tế tiềm tàng ở vùng đất vắng bóng văn minh nên hay viết về núi rừng như là chốn thâm sơn cùng cốc chỉ có phù thuỷ và ma quái. Điển h́nh là chuyện Tam Tạng thỉnh kinh băng qua núi rừng gặp bao nhiêu là quái thú yêu tinh! Rất nhiều người bị ngộ nhận đó ăn sâu trong tiềm thức, nhưng sự thực th́ núi rừng Việt Nam đầy sức thu hút. Dân thị thành lên rừng là...thành tỷ phú. C̣n người Thượng làm chủ núi rừng mà lại không biết khai thác nguồn tài nguyên chỉ muốn giử rừng nguyên trạng.
Núi rừng không
là chốn man dă không ai muốn tới, dưới
con người xuất thân y học như tôi th́
rừng là nơi chứa dược liệu quư phải lặn
lội săn t́m thuốc quư nhân sâm trăm tuổi
nhọc nhằn như ngậm Ngải t́m Trầm vậy!
Rừng có nguồn nước ngầm không ô nhiễm
khai thác được là giống của quư trời
ban...Rừng có mỏ vàng, mỏ đá quư các nhà
khoa học săn lùng...Người làm kinh tế
th́ nh́n ra Rừng là Vàng Biển là Bạc
đấy! Bảo tồn rừng là bảo tồn kho báu
chưa khám phá.
Người giàu nhất nh́ ở VN hiện nay có máy
bay riêng là nhờ khai thác rừng đấy!
Trung Quốc nay lùng sục rừng biển Việt
Nam trước tiên t́m vàng t́m bạc đấy!
Ngày xưa Pháp cũng t́m sự giàu sang từ
rừng núi Cao nguyên. Tôi có dịp làm cô
bé được tham dự một buổi tiệc chiêu đăi
của chủ đồn điền người Pháp ở vùng Bà Rá
mà thức ăn được chuyên chở về từ khách
sạn Caravell sang trọng nhất Sài G̣n,
bằng máy bay trực thăng, cách đó 150 cây
số. Biết cách khai thác th́ sống ở Cao
nguyên như ông hoàng.
Nhiều câu chuyện về Phi Châu khi trẻ em
nghèo dốt dùng đá quư chơi bắn culi ném
lỗ, người da trắng tới khai thác và làm
giàu. Vấn đề là chính người Thượng hay
chính phủ phải giúp người Thượng có kiến
thức khoa học về rừng bảo tồn đa dạng
sinh học lẫn cách và khai thác rừng để
làm giàu. Người Thượng phải lấy mục tiêu
làm người chủ giàu có. Người Thượng
không nên chỉ sống hạn chế đơn giản theo
truyền thống nhọc nhằn mà ít hiệu quả.
Già làng không làm được việc “làm giàu”
này th́ kẻ khác sẽ tới chen lấn vào làm
giàu như khai thác Boxít, làm lâm tặc
phá rừng, lập đồn điền trồng cây công
nghiệp khai thác tài nguyên mỏ, làm du
lịch sinh thái...khiến cuộc sống người
Thượng khó khăn do đất bị thu hẹp.
Không có chính sách tốt như Đà Lạt thời
Hoàng Triều Cương Thổ chia sẻ lợi ích
phát triển với người Thượng qua việc
khai thác đến đâu th́ tuyển dụng người
Thượng nơi đó làm công nhân, làm bảo vệ,
nuôi voi, không đuổi người Thượng vào
sâu trong rừng... Thời ông Diệm nhanh
chóng ban hành sắc lệnh ngăn chặn người
Kinh dụ dỗ mua rẻ đất rừng. Sau 1975 đất
đai là sở hữu nhà nước nhà nước tự tiện
chia cho di dân kinh tế mới và chục năm
gần đây th́ bán đất rừng giá rẻ cho
người có thế lực dây mơ rễ má quan chức
mà điển h́nh nhất là vụ bán rừng (từ 3,5
triệu hay 200 USD đến 5 triệu bằng 320
USD một hecta) cho chị ông Nguyễn Tấn
Dũng. Sau đó năm bảy năm mua lại một tỷ
đồng một hecta! Việc bán rừng được các
Uỷ Ban, giám đốc lâm trường nhà nước bán
là khác với chủ trương ông Diệm hay Bảo
Đại xưa. Hậu quả thế nào cũng vấp phải
sự lo sợ tội nghiệp và nghèo khó tăng
cao dẫn đến phản kháng của người Thượng!
Khoảng 8,9 năm trước tôi có dịp theo một
tổ chức nhà nước lên Sông Bé mua rừng
làm kinh tế. Cho phép người Kinh mua rẻ
đất từ người Thượng khi người Thượng
chưa có nhận thức đầy đủ về quyền sở hữu
đất đai và không lường trước cuộc sống
tương lai ra sao khi không có đất là một
chủ trương sai. Người Thượng không có
khái niệm rừng là tài nguyên chung của
quốc gia thuộc chính quyền. Người Thượng
sống chế độ cộng sản nguyên thuỷ thành
vài đại gia đ́nh bộ tộc và đất rừng là
vùng thiêng liêng của Giàng (ông Trời).
Thật ra nếu làm kinh tế cách mua rừng
trồng cây ăn trái như hiện nay có thể
thu nhập 5 triệu/hecta nhưng chi phí
nhân công và phân bón thuốc trừ sâu cũng
là con số mấp mé có khi cao hơn nếu thất
mùa là lỗ...Muốn làm giàu với rừng không
dễ nên tự người Cao nguyên không nắm
công nghệ không làm được. Phải trồng cây
công nghiệp xuất khẩu Trà, Càphê, Cao
su, Tiêu, Điều, nuôi cá Hồi xuất khẩu,
hay làm du lịch sinh thái và khai thác
tài nguyên. Muốn giàu mà không biết cách
như gia đ́nh quan chức vài năm sau thấy
không có lợi nhiều nên bày ra chuyện bán
lại giá cao cho nhà nước chứ ǵ?
Hiện nay vấn nạn là quân đội về thành
làm kinh tế, bỏ Cao nguyên cho lâm tặc
phá rừng lấy gỗ, đào vàng... Campuchia
vẫn nhận lại và trả lương cho quân Khmer
Đỏ sống trong rừng, giao giữ cho rừng
không bị phá và mỏ đá quư Pailin không
bị khai thác lậu. Việt Nam v́ sao không
đào tạo cho người Thượng làm cán bộ kiểm
lâm. Người Thượng làm kiểm lâm chắc chắn
không có nạn lâm tặc v́ người Thượng có
thói quen không làm găy cây hay ngắt lá
rừng, nói ǵ đến phá rừng! Hồi ở Bà Rá
khi nghe người Thượng báo có VC về, tôi
hỏi làm sao biết được, rừng rậm th́ che
khuất, mênh mông tối đen? Đó là người v́
Thượng đi rừng không làm găy nhánh cây
không chặt cây bẻ cành làm lối đi mà có
lối ṃn đi lâu năm riêng. Người Thượng
cũng không buồn tay ngắt lá cây vu vơ
rồi vứt bỏ. Người Thượng khá thông minh
khi biết dùng nguyên tắc đó để pḥng
thủ. Cho nên ai lạ vào buôn là người
Thượng biết ngay!
Tôi nghĩ người Thượng vùng sơn cước mà
tôi từng biết đến, nay tuy xa vẫn c̣n
sống động trong hoài niệm của tôi, ḷng
tôi c̣n đau đáu về thân phận người cao
nguyên, muốn hỏi muốn biết đă có ǵ khá
hơn chưa, v́ một thời Ba tôi lănh nhiệm
vụ với ông Diệm “cơng chữ lên rừng”! Vậy
mà chỉ nghe biến loạn.
Khi nghe có biến loạn Cao nguyên 2001 và
2004 tôi biết cán bộ tham ô, chính sách
bán rừng và nhiều định kiến chính trị sẽ
không hy vọng có chính sách tốt như thời
VNCH cho người Thượng. Người Thượng chân
chất nhưng bị du vào đường cùng có khi
cũng phản ứng dữ dội điên loạn cần
tránh. Đất nước lại thêm những vết
thương không cần thiết, giống như sự bạc
đăi người Hoa một thời khi có chiến
tranh Hoa Việt. Ông Tưởng Năng Tiến,
người đă bỏ núi rừng nhưng chắc có cùng
tâm trạng âu lo đó nên mới nghe nói
loáng thoáng chưa rơ thực hư... đă thấy
đau ḷng!
Tôi là dân VN b́nh thường, làm “người
Việt miền Nam, gốc Nguỵ, ngoài đảng, là
làm công dân hạng hai”, luôn có nỗi buồn
nhược tiểu và cũng đau đáu về thân phận
da vàng. Duy nhất có tôi theo chồng ở
lại VN lo cho cha mẹ già chứ toàn gia
đ́nh đông đảo tám anh em tôi th́ bảy là
dân nhập cư ở Mỹ gia đ́nh bên chồng th́
ở Úc. Tôi thường xuyên nghe nói đến anh
em tôi trải nghiệm mặc cảm bị coi là
thấp kém so với người Mỹ người Úc. C̣n ở
lại VN tuy ít hơn người khác nhưng vẫn
là nạn nhân của những sự phân biệt đối
xử và của quan tham. Tôi không có điều
kiện làm người hảnh tiến, kênh kiệu khoe
khoang! Tôi lại là dân ngành y trước
1975 của VNCH, tôi từng tham dự lễ tuyên
thệ của ông xă tôi về lời thề Hypocrates
vốn chi phối mạnh mẽ việc thực hành y
đức của bác sĩ làm theo tinh thần nhân
đạo quốc tế và không được có định kiến
sắc tộc lẫn chính trị!
Tôi nghĩ tôi là “công dân hạng hai” khác
ǵ người Thượng ở núi rừng nghĩ người
Thượng là “công dân ngoại lệ”? Nhưng cần
làm ǵ để cải thiện số phận ḿnh? Tôi đă
làm giống cô bé gái của xóm ăn mày,
quyết không theo nghề cha mẹ và láng
giềng, quyết không xách bị gậy lang
thang ăn mày, cô bé nhất định đ̣i đi học
và nói sẽ làm việc tự lực cánh sinh. Tôi
tách ḿnh vượt lên trên nỗi buồn chính
sự “Nguỵ/Ta” dễ làm suy sụp tinh thần,
suy thoái tương lai. Tôi vươn lên bằng
học tập để gia nhập vào thế giới khoa
học.
Ở trong môi trường các hội thảo hội nghị
quốc tế đó hệ quả c̣n có bạn bè quốc tế
tôi có trọn vẹn niềm vui. Ư kiến tôi nơi
đó được quan tâm chia sẻ. Tôi vẫn ương
ngạnh nên luôn bị “đồng nghiệp” không
“đồng đẳng” làm cấp lănh đạo tôi, lợi
dụng thế lực chính trị chèn ép, tị hiềm,
bị tranh chức quyền, ép mức lương nhưng
không có ǵ làm tôi sờn ḷng cả, tôi chỉ
sợ ḿnh biến chất khiến ḿnh tự khinh
ḿnh! C̣n tôi nh́n lại cấp quan quyền
nghênh ngang chèn ép tôi chỉ thấy họ
đáng thương và buồn cười...
Tôi ủng hộ mạnh mẽ quan điểm của bà Rice
là người da đen nước Mỹ phải thay đổi
lối sống không cứ có chút ǵ cũng đổ lỗi
hết cho việc phân biệt màu da chủng tộc.
Bà Condoleezee Rice bỏ hết đặc quyền
dành cho người da đen khi làm hiệu phó
Đại học Stanford. Muốn được kính trọng
và đánh giá th́ phải phấn đấu cùng một
tiêu chuẩn ngang bằng. Bà rất đúng v́ ở
VN nay cán bộ không học mà được ban phát
bằng cấp đầy ḿnh nhưng vẫn bị coi
thường v́ chính các thầy dạy c̣n phán:
“Dốt như chuyên tu, ngu như bổ túc/tại
chức”. CSVN mới là chính quyền nguỵ
do quá nhiều điều không thật! Người Nhật
th́ phải tốt nghiệp trường có đẳng cấp
mới dễ xin việc làm! Sang Mỹ ngay người
VN không hề có óc phân biệt chủng tộc
cũng không thích sống khu da đen chỉ v́
mất vệ sinh và lộn xộn. Không có phân
biệt chủng tộc nhưng có phân biệt lối
sống!
Có phân biệt chủng tộc không?
T́m hiểu về Cao nguyên Trung phần sẽ
giải mă mức độ phân biệt chủng tộc của
người Kinh đối với người Thượng trong
thực tế và cả trong tưởng tượng là có
hay không? Cần hiểu rơ định nghĩa phân
biệt chủng tộc là ǵ? Ở Mỹ thời trước
nội chiến Mỹ là có phân biệt chủng tộc,
có luật không cho phép người da đen học
trường người da trắng, mua hàng ở cửa
hàng da trắng... Trái lại ở VN thời nào
cũng ca ngợi người Thượng nào theo học
sống hoà nhập được như người Kinh.
Nhưng hiện nay chắc chắn do thế lực
chính trị đen tối làm lịch sử người
Thượng Cao Nguyên thành chia cắt và phức
tạp. Nhóm Fulro ở Campuchia theo Pháp
thân cộng Sản Việt Nam (theo Liên Xô) mà
sau này bị Khmer Đỏ thân Trung Cộng giết
chết hết chỉ c̣n tướng Les Kosem được
cứu thoát. Nhóm Fulro Cao nguyên VN theo
Mỹ chống Cộng thoả măn với chính sách
của tướng Nguyễn Khánh và hai tướng
Thiệu Kỳ. Những người Thượng theo Mỹ và
VNCH có số phận giống người miền Nam
VNCH không được coi là thành phần tốt,
quyền lợi bị t́m cách tước đoạt cũng
giống như dân miền Nam cùng phải gánh
chịu vậy! Vậy là có sự phân biệt chính
trị dù không phân biệt Kinh Thượng.
Có quá nhiều
quan tham xà xẻo hết tiền viện trợ của
người Thượng miền Bắc. Đó chính là vấn
nạn chung cho cả người Kinh và người
Thượng trong chế độ CS mà bản chất là
“quan không tham mới là lạ!”. Quan tham
làm người Cao nguyên, người Chăm, Khmer
Krom phẫn nộ không khác người VN cũng
phẫn nộ đến tự thiêu, biểu t́nh triền
miên v́ bị mất đất. Người VN, Chăm,
Khmer, Thượng đều là nạn nhân của chế độ
Cộng Sản tham nhũng tràn lan về đất đai,
nhất là khi... tấc đất thành tấc vàng...
Tổ chức Chamkapa có hai nhận định rất
đúng: Người Chăm không đ̣i tự trị, không
đ̣i ly khai nhưng “V́ không c̣n đất đai
để canh tác, dân tộc Chăm hôm nay đang
lâm vào cảnh nghèo đói và bần cùng...
đ̣i chính quyền cộng sản trao trả lại
cho dân tộc Chăm, những lô đất đai thuộc
quyền sở hữu của họ, do chính bàn tay và
mồ hôi nước mắt của họ khai hoang và
được công nhận trên sổ địa bạ dưới thời
VNCH thông qua đạo luật “Người Cày Có
Ruộng” do tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
ban hành. Cuộc xuống đường của dân tộc
Chăm vào ngày 23-7-2008 chận xe phái
đoàn của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại
tỉnh Ninh Thuận là nhằm phản đối nhà
nước Việt Nam chiếm đoạt đất đai của
người Chăm là một minh chứng cụ thể”.
Nếu nh́n lại chính sách buôn bán nô lệ ở
Phi Châu, việc người thiểu số ở Úc bị
tiêu diệt th́ giữa Kinh Thượng Việt Nam
phải khẳng định không có chính sách kỳ
thị. Chính sách kỳ thị dẫn đến việc
Hitler săn lùng giết sạch dân Do Thái
bất kể trẻ con hay người lớn, nam hay nữ
hay Anh giết thổ dân Úc, nhiều bang
không c̣n một người thổ dân.
Xin ông Tưởng Năng Tiến an ḷng, tâm
thức người Việt, nhất là miền Nam mà tôi
biết rơ, không hề có óc phân biệt chủng
tộc từ xa xưa cho đến nay. Châu Á hơn
hẳn khi không có tội buôn bán nô lệ, chỉ
ghét người Trung Hoa với nhau mà nhẫn
tâm khi mua bé gái con nhà nghèo về làm
t́ nữ làm nô lệ suốt đời. Khi có giá gả
bán như kiểu bán nô lệ Phi Châu. Trung
Quốc cũng quá tàn ác khi có cách đày đoạ
là chẳng những giết kẻ phạm tội mà c̣n
bán vợ con tội phạm vào thanh lâu buộc
làm kỷ nữ.
Thổ dân các nước mang số phận nghiệt ngă
hơn, bị chính sách đồng hoá cưỡng bách
vội vă, khi đào thoát th́ bị sát hại như
lịch sử nước Úc và thổ dân Aborigines.
Khi người Âu Châu đến định cư ở Châu Úc
vào cuối thế kỷ 18 có khoảng từ 250 đến
300 ngàn thổ dân Aborigines chia thành
khoảng 500 bộ tộc sống rải rác. Chính
quyền Anh tập trung vào các khu vực để
truyền đạo và kiểm soát nhân danh là
khai hoá loại bỏ các hủ tục. Thổ dân bị
cú “sốc văn minh” đột ngột quá khác thói
quen tập tục ngàn đời khó thay đổi nên
thổ dân bỏ trốn. Những cuộc giết người
Aborigines như vụ tàn sát tập thể tại
Myall Creek vào năm 1838. Một nhóm 12
mới đến vùng này của thổ dân để chăn
nuôi, nghi ngờ người thổ dân bắt gia súc
một người đă lùng sục gom 28 người sang
bên kia đồi xa các lều thổ dân hảm hiếp
đánh đập đến chết, cắt đầu và thiêu mất
xác. Dù bị chính người da trắng truy tố
ra toà án lúc đó nhưng toà lại phán
không đủ bằng chứng “không có tội!”
Người ta ghi nhận việc người da trắng
giết người xong đem nấu lên như thực
phẩm và đổ thừa cho thổ dân làm v́ c̣n
tục... ăn thịt người.
Tại tiểu bang Tasmania, người da trắng
đă “đuổi tận giết tiệt” thổ dân
Aborigines. Năm 1803 ở Tasmania có
khoảng năm ngàn thổ dân, đến năm 1824
th́ chỉ c̣n lại năm trăm người. Đến năm
1876, bà Truganini là người thổ dân cuối
cùng của đảo này cũng chết. Cả trăm ngàn
trẻ em Aborigines bị tách ĺa khỏi gia
đ́nh, khỏi bộ tộc để đem vào những khu
tập trung sống như trẻ mồ côi hoặc giao
cho các gia đ́nh người da trắng nuôi
dưỡng là lư do tại sao có ngày “Sorry
Day” ở Úc.
Tôi vẫn thích câu chuyện dă sử rất b́nh
dân mà đầy tính nhân văn “Thạch Sanh
chém Chằn”, chê trách và dạy người VN
người Hoa (qua nhân vật Lư Thông) không
được thủ đoạn gian manh cướp công Thạch
Sanh người gốc Khmer chân thật, nhất là
khi đă sống chung một nhà như anh em!
Tính cách chân thật của người Khmer đáng
cho người VN và người Hoa học tập. Văn
học dân gian miền Nam không hoa mỹ nhưng
nhiều óc nhân bản công b́nh thế đó.
Không ai thích ḷng thương hại, có khi
chỉ tạo thêm mặc cảm. Người ta chỉ thích
ḷng kính trọng, nhưng khắc nghiệt thay,
sự kính trọng thật chỉ có khi một cá
nhân vượt lên biến ḿnh thành một giá
trị xă hội.
Càng ngày tôi càng ngưỡng mộ tư duy
chính trị của người Mỹ đa sắc tộc và
biết thương lượng giải quyết mâu thuẫn.
Dù hiện trạng nước Mỹ chưa hoàn toàn
tốt, song rơ ràng đó là có con đường để
tiến đến thiên đường hạnh phúc! Thăng
tiến cho mọi người bất kể xuất thân là
“Giấc mơ Mỹ” truyền cảm hứng cho mọi
người hồ hởi học tập làm giàu, Hoà b́nh
vĩnh cữu là giấc mơ nhân loại, từ bỏ
chạy đua vũ trang để xây lâu đài hạnh
phúc và thiên đường tại trần gian... TQ
đang gây rối và bắt buộc VN, Úc, Nhật,
đều phải tăng cường quân sự. Trung Quốc
nếu đi ngược xu thế hoà b́nh sẽ làm cặn
bả của nền văn minh!
Ông Obama tài ba thông minh chức trọng
quyền cao không c̣n ǵ để nuôi dưỡng mặc
cảm, đă là Tổng thống Mỹ với sự ủng hộ
của người da trắng, vậy mà mới đây c̣n
sinh chuyện. Ông Obama chưa hoàn toàn ra
khỏi định kiến gây ra phản ứng sai lầm
nói năng thiếu cẩn thận, làm rắc rối
thêm sự việc. Phải có cuộc họp “Thượng
đỉnh uống bia” để giảng hoà v́ ông đă
hiểu lầm một hành động thực thi luật
pháp nghiêm khắc là phân biệt sắc tộc
ngu xuẩn! Sống hoà thuận, hiểu thấu đáo
và thương yêu nhau không hề dễ dàng.
Không có trường lớp nào dạy điều đó nên
mâu thuẫn giữa người và người c̣n rất
lớn! Con người đánh mất nguồn hạnh phúc
cũng từ việc không chịu hiểu nhau cho
thấu đáo...
II. Cao nguyên Trung phần, FULRO và bạo loạn thời VNCH
Bối cảnh chính
trị Việt Nam là chính sách đô hộ của
Pháp và hai khuynh hướng Quốc-Cộng. Khi
VN là nạn nhân kẹt giữa tham vọng quốc
tế đô hộ của Pháp và cộng sản Liên Xô
Trung Quốc khiến phải trải qua chiến
tranh hai miền th́ người Thượng cũng
không tránh được làm nạn nhân của các
thế lực chính trị đen tối đó.
Pháp xoa dịu Bảo Đại nên cho Bảo Đại lập
Hoàng Triều Cương Thổ. Cao nguyên Trung
phần này được hưởng quy chế riêng của
một vùng đất riêng của Vua. Năm 1948,
khi Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền,
Bảo Đại lập Hoàng Triều Cương Thổ, lấy
Đà Lạt làm thủ đô, có chính sách riêng
thuộc quyền của Bảo Đại, tách khỏi sự
kiềm toả của người Pháp. Nhiều biệt thự
của giới công thương giàu có ở Sài G̣n
cũng đă được xây dựng thời gian này để
làm nơi nghỉ mát cuối tuần và chơi golf
ở đồi Cù.
Sau khi truất phế Bảo Đại, Ông Ngô Đ́nh
Diệm sáp nhập lại vào Trung phần và gọi
là Cao nguyên Trung phần. Cao nguyên
hiện nay có sáp nhập địa phận các Tỉnh
nên c̣n bao gồm năm tỉnh Kon Tum, Gia
Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Dù phải xoa dịu
để cho Bảo đại lập Hoàng Triều Cương
Thổ, song Pháp có chính sách nắm con
người Cao Nguyên qua việc hỗ trợ trí
thức Thượng thành lập phong trào
Bajaraka (thành lập năm 1950, cụm từ
viết tắt của Bahnar + Jarai + Radé +
Kaho) đứng đầu là ông Y Bham Ênuôl người
Ê Đê quan điểm rất ôn hoà. Tổ chức này
chủ trương đấu tranh bất bạo động bảo vệ
và phát triển các sắc tộc thiểu số. Pháp
có chính sách tranh thủ con người để kềm
chế Bảo Đại người Thượng thời này tin
Pháp hơn người Việt và Pháp nắm nguồn
lực kinh tế nên trợ giúp nhiều hơn.
Không hề có bạo loạn.
Năm 1958 sau khi thất trận điện Biên Phủ
và Bảo Đại mời ông Diệm về nước lập
chính phủ VNCH th́ Bajaraka gửi yêu cầu
đến Đại sứ Pháp và Liên hiệp Quốc yêu
cầu các cường quốc can thiệp áp lực để
người Thượng được độc lập trong khối
Liên Hiệp Pháp hoặc độc lập dưới sự lănh
đạo của Hoa Kỳ. Là kịch bản Pháp tranh
chấp với Mỹ dù sao cũng chừa vùng Hoàng
Triều Cương Thổ tự trị dưới ảnh hưởng
của Pháp. Tuy nhiên Tổng thống Ngô Đ́nh
Diệm không tán thành, ông cho đàn áp
phong trào tan ră và các thủ lĩnh bị bắt
giam.
Năm 1963 khi lật đổ ông Ngô Đ́nh Diệm
các thủ lĩnh được thả dẫn đến việc thành
lập lại FULRO (Front Uni de Lutte des
Races Opprimées: Mặt trận Thống nhất Đấu
tranh của các Sắc tộc bị Áp bức) Fulro
là một tổ chức liên hiệp gồm ba mặt trận
thành lập năm 1964 tại Campuchia dưới sự
chủ toạ của quốc vương Sihanouk. Mặt
trận gồm ba nhóm Fulro Chăm, Fulro Khmer
Krom và Fulro Thượng. Y Bham Enuôl là
chủ tịch Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên
Champa, kiêm phó chủ tịch Fulro. Y Bham
Ênuôl chủ trương dân sự đấu tranh hoà
b́nh. Nhóm chủ trương vũ trang bạo loạn
do Les Kosem Fulro Chăm lănh đạo. Thực
quyền nằm trong tay Les Kosem. Les Kosem
tấn công Buôn Sarpa vào ngày 20 tháng 9
năm 1964 ép đưa Y Bham Enuôl về hậu cứ ở
Kampuchea không cho thoả hiệp với VNCH.
Năm 1965 Fulbro gây bạo loạn sát hại 32
người và làm bị thương 26 người, chiếm
đồn Krong Pách. Nhiều quân nhân VNCH
đánh trận và đă có kư ức không tốt về
người Thượng theo khuynh hướng bạo động
chống VNCH của Fulro bạo động. Khi chuẩn
tướng Vĩnh Lộc dẹp tan, truy đuổi qua
biên giới th́ Hoa Kỳ cho rằng nên thương
lượng với Y Bham Ênuôl. Y Bham Ênuôl với
tư cách phó chủ tịch của ba nhóm Fulro
bắt phần tử quá khích đem về xử tử. Les
Kosem bất b́nh nhưng không dám chống lại
Y Bham Ênuôl.
Tuy không chấp nhận trao trả lại quyền
tự trị ở Tây Nguyên nhưng Ông Paul Nưr,
được bổ nhiệm vào chức vụ phó tỉnh
trưởng tỉnh Kontum, ông Y Bhăm Ênuôl,
chủ tịch phong trào BaJaRaKa được bổ
nhiệm vào chức vụ phó tỉnh trưởng tỉnh
Đắc Lắc. Việc đối tượng thương lượng là
thủ lănh người Thượng chủ trương ôn hoà
chứ ông Les Kosem không có vai tṛ nên
chưa dập tắt được mầm mống bạo loạn.
Năm 1965, một tuyên cáo chung về “hợp
tác Kinh Thượng hoà b́nh và chống cộng”
được kư kết và lễ giao nạp vũ khí của
500 Fulro được tổ chức tại Buôn Buor.
Fulro theo Y Bham Ênuôl hợp tác với
chính quyền VNCH và Mỹ chống Cộng Sản là
một chuyển hướng thành công mỹ măn của
Mỹ. Fulro Cao nguyên VN nhận được trợ
giúp của Hoa kỳ và nhiều nhân viên mật
vụ chống CS trong chiến dịch Phượng
Hoàng của Hoa Kỳ là người Cao nguyên vốn
quyết liệt hơn do ít dây mơ rễ má huyết
thống với Việt Cộng. Nhóm Les Kosem vẫn
tiếp tục quấy rối Cao nguyên xuất phát
từ Campuchia với sự tham gia của quân
đội Campuchia của Sihanouk rất thân Cộng
sản VN thành một thế lực cài răng lược
phức tạp v́ có khi là nhóm Les Kosem
theo Cộng Sản vượt biên giới sang đánh
vào đánh VNCH nên làm cho quân nhân VNCH
nghi ngờ Mỹ nước đôi.
Năm 1968, VNCH thời ông Thiệu Kỳ tiếp
tục kế hoạch của Tướng Nguyễn Khánh, đưa
máy bay sang rước Y Bham Ênuôl về hẳn
lại Cao nguyên để ổn định và tách khỏi
nhóm Les Kosem. Nhóm Les Kosem bao vây
căn cứ Camp le Rolland trên đất
Campuchia bắt Y Bham Ênuôl đưa về Phnom
Penh quản thúc.
Ông hoàng Sihanouk rất can dự đến nội
t́nh VN và có nguồn tin cho là do ông
được Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền
Nam VN trao cho phía Kampuchea 5 ḥn đảo
của VN đối diện với thành phố Kép là chủ
quyền của VNCH, có dân cư VN đang sinh
sống. [1]
Mỹ rút khỏi Campuchia th́ tất cả cấp
lănh đạo Fulro được lệnh lui về sứ quán
Pháp để xin tị nạn. Ngày 20 tháng 4 năm
1975, Khmer Đỏ bất chấp quy chế ngoại
giao, xâm nhập vào sứ quán Pháp lùng bắt
tất cả các cấp lănh đạo Fulro, Y Bham
Enuôl, thiếu tá Y Bun Sur, Y Nham, Kpa
Dơh, Ksor Duôt, v.v. Sau đó, Khmer Đỏ
đưa họ ra khỏi sứ quán Pháp và ra lệnh
tử h́nh toàn diện nhóm lănh đạo của mặt
trận này. Ngày 20 tháng 4 năm 1975 là
ngày đánh dấu cho sự sụp đổ hoàn toàn
của tổ chức Fulro. Chỉ riêng Les Kosem
được cho là may mắn thoát thân ra nước
ngoài, nhưng thực sự có đúng là may mắn
không hay v́ Les Kosem thân Cộng chống Y
Bham Enuôl vốn thoả măn với chính sách
Cao Nguyên Trung phần của Tướng Nguyễn
Khánh.
Lon Nol không thực hiện cam kết với Mỹ
dẹp MTGPMN nhưng nhân đó truy quét hết
người VN giàu có ở Phnom Pênh khiến họ
phải chạy về VN lánh nạn, bỏ lại nhà cửa
và toàn bộ gia sản.
Khi đang có bất đồng trầm trọng giữa
Liên Xô Trung Quốc, Khmer Đỏ nhận tài
trợ từ Trung Quốc chống CSVN theo Liên
Xô.
Sau này trong hồi kư của Hun Sen mới nói
về việc khi tố cáo VN lấn đất th́ chính
Khmer Đỏ có kế hoạch đánh dọc biên giới
dời cột mốc lấn đất VN. Khmer Đỏ sai Hun
Sen chỉ huy các cuộc tấn công đó. Hun
Sen đă làm chiếu lệ và bị Khmer Đỏ nghi
ngờ truy sát nên phải chạy sang VN.
Khi Hoàng thân Norodom Sihanouk bị lật
đổ năm 1970, tất cả những lực lượng
FULRO ở Campuchia đều bị sung vào các
lực lượng của quân đội Cộng hoà Khmer do
tướng Lon Nol chỉ huy và thành đối tượng
bị tàn sát của Khmer Đỏ. Fulro nằm yên
từ 1970 đến 1974.
Trong luận án phó tiến sĩ của Norman
Charles Labrie được đệ tŕnh vào năm
1971 tại đại học Massachusetts ở Hoa Kỳ
mang chủ đề Fulro, Norman
Charles Labrie đă dành nhiều trang giấy
để phân tích chính sách tốt đẹp của
Tướng Nguyễn Khánh đối với dân tộc thiểu
số nhất là chương tŕnh b́nh đẳng hoá
giữa dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số.
Nhưng Giáo sư Gs. Danny Wong Tze-Ken của
Đại Học Malaysia, khi dùng tài liệu này
đă ngạc nhiên v́ sao ông Norman Charles
Labrie không có trang nào nói về cơ cấu
tổ chức của mặt trận Fulro mà trung ương
đặt tại thủ đô Nam Vang, Cao Miên.
Norman Charles Labrie viện cớ rằng guồng
máy tổ chức Fulro là vấn đề vô cùng khó
hiểu, phức tạp, một mặt trận tập trung
rất nhiều lực lượng có đủ thành phần sắc
tộc trong đó có dân tộc Chăm ở Việt Nam
lẫn Campuchia và có sự tiếp tay của thế
lực bên ngoài. Tác giả c̣n cho rằng, một
số thành phần của Fulro có liên hệ trực
tiếp hay gián tiếp với Mặt Trận Giải
Phóng Miền Nam (cộng sản). Riêng về phía
Hoa Kỳ, quân đội Mỹ thường xuyên giúp đỡ
đào tạo thành viên quân sự của Fulro qua
các trại cải tạo lực lượng đặc biệt của
Mỹ và yểm trợ cho mặt trận này về trang
thiết bị để chiến đấu vừa chống cộng sản
vừa đương đầu với quân đội Việt Nam Cộng
Hoà. Đây cũng là phần quan trọng mà tác
giả gọi đó là sự liên hệ giữa Fulro và
quân đội Mỹ ở Việt Nam. Tác giả đă mâu
thuẫn đến vô lư không có chút logic nào
khi nói Mỹ yểm trợ để vừa chống Cộng Sản
vừa đương đầu với VNCH. Đă từng có phản
ứng của quân đội VNCH nghi Mỹ nước đôi
như thế.
Norman Charles Labrie hoàn toàn không đả
động ǵ đến nước Pháp trong khi Pháp
chính là một thế lực bên ngoài giúp h́nh
thành tổ chức Bajaraka, tiền thân của
Fulro. Pháp sau đó trợ giúp chuyển các
nhân vật chủ chốt của Bajaraka thành
Fulro. Pháp ủng hộ một nhóm bạo động của
Les Kosem trong Fulro cũng như Pháp cũng
ủng hộ MTGPMN chống Mỹ.
Nếu Norman Charles Labrie không trung
thực bóc tách hai mấu chốt là “Pháp tiếp
tay Fulro, Mỹ chuyển hoá Fulro thành
công” th́ không hiểu nổi Fulro v́ rất
phức tạp không có lư lẽ nào logic. Nếu
không vạch ra Campuchia, Pháp và Mỹ là
hai thế lực đối đầu tác động lên Fulro
h́nh thành hai khuynh hướng đấu tranh
dân sự thân Mỹ và bạo loạn quân sự thân
Cộng Sản trong nội bộ Fulro th́ Norman
Charles Labrie không thể nào lư giải
được Fulro là ai. V́ sao có bạo loạn
trước 1975? Norman Charles Labrie cũng
không nói ǵ đến sau 1970 khi Lon Nol
loại Siahnouk và sáp nhập Fulro vào quân
đội Lon Nol. Người nghiên cứu về Fulro,
đọc tác phẩm của Norman Charles Labrie
như giáo sư Gs. Danny Wong Tze-Ken cũng
rối bời không hiểu nổi khi Fulro vừa
theo CS vừa được Mỹ tài trợ...là sao? V́
sao có căn cứ ở Campuchia giống như
MTGPMN?
Norman Charles Labrie là nhân viên sứ
quán Mỹ nhưng gốc Pháp như Lucien Emile
Conein người chịu trách nhiệm lật đổ và
làm quá hơn ư đồ của Mỹ là giết ông
Diệm. Tinh thần văn hoá Pháp ăn sâu
trong huyết quản người Pháp là cực kỳ
ganh ghét Mỹ. Người Mỹ đă quá tin vào
đồng minh Pháp sử dụng người gốc Pháp
chưa có ḷng trung thực trung thành với
quyền lợi nước Mỹ. Mỹ thất bại ở VN
không thể không thấy yếu tố phá rối Mỹ
của Pháp. Người ta cho rằng Tổng thống
Kennedy chỉ chấp thuận đảo chính dưa ông
Nhu ra khỏi nước chứ không phải giết cả
hai anh em nhưng dùng Lucien Emile
Conein một t́nh báo Mỹ gốc Pháp và ông
ta đă cố t́nh làm quá tay. Tướng tá VN
có thể tin Mỹ nhưng sao có thể tin vào
tên Lucien Emile Conein mà không có kiểm
chứng gây ra việc VNCH không c̣n ai xứng
đáng và dân sự như ông Diệm phải chuyển
thành chính quyền quân sự! Những trí
thức Việt Nam học chương tŕnh Pháp các
sĩ quan được Pháp đào tạo cũng nhiễm
tinh thần chống Mỹ của Pháp nên từng
nghi ngờ Mỹ ủng hộ Fulro gây khó cho
VNCH! Thật sự Mỹ đă chuyển đổi Fulro ôn
hoà theo Mỹ và đă có đến 40 ngàn người
Cao nguyên trung phần được tuyển dụng
vào các cơ quan quân đội. Phe Les Kosem
đột nhập Việt Nam từ biên giới Campuchia
sang quấy phá bắn giết đúng là nhóm
Fulro tay sai Pháp và CS. Bàn tay của
Pháp qua Sihanouk và Cộng Sản VN tham
gia xúi dục người Thượng gây khó khăn
cho VNCH đă khiến vùng đất này thành xáo
trộn, nhiều biến động.
Ngược ḍng lịch sử, giai đoạn đầu là
chính sách Pháp thuộc nhằm kiểm soát khu
vực Tây Nguyên và người Thượng hiền lành
không bao giờ tự gây ra bạo loạn. Giai
đoạn thứ hai là sau thời Pháp thuộc, Mỹ
ép Pháp trao trả độc lập cho Ông Diệm
trùng hợp với thời kỳ Fulro đ̣i quyền tự
trị trên Tây Nguyên. Trong giai đoạn
kịch bản thứ hai này là do Pháp không dễ
dàng rời bỏ quyền lợi. Lịch sử h́nh
thành Fulro cho thấy cội nguồn là Pháp
sau Điện Biên Phủ vẫn c̣n muốn hiện diện
ở đông Dương nên dùng người Thượng qua
phong trào Bajaraka ôn hoà dấy lên đ̣i
độc lập nằm trong Liên Hiệp Pháp hay Mỹ.
Pháp muốn tách cho Pháp vùng Cao nguyên
thuộc Liên Hiệp Pháp như Pháp từng tách
vùng này cho Bảo Đại. Mỹ yêu cầu Pháp
trả chủ quyền hoàn toàn cho miền Nam đổi
lấy viện trợ của Mỹ nên Pháp là “đồng
minh miễn cưỡng” luôn gây xáo trộn để
t́m vị thế cho nước Pháp ở đông Dương và
khuấy rối Mỹ trả mối thù Điện Biên Phủ!
Pháp luôn phá hoại chính sách Mỹ ở Việt
Nam để cuối cùng khi Mỹ bỏ đi năm 1975
đă trao lại cho đại sứ Pháp Merillon
toàn quyền tiếp nối với ông Dương Văn
Minh! Pháp đă khuyên ông Dương Văn Minh,
Pháp sẽ trung gian để ông Minh yêu cầu
Trung Quốc đánh vào miền Bắc làm áp lực
buộc CSVN tôn trọng Hiệp định Paris. Ông
Minh đă từ chối.
Norman Charles Labrie cho rằng chính
sách không tôn trọng dân tộc Tây Nguyên
của chính quyền Sài G̣n và sự khác biệt
về quyền công dân giữa người Kinh ở miền
đồng bằng và dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên là lư do chính đáng của sự ra đời
phong trào Fulro là không chính xác
Ngược lại chính sách bám thuộc địa quyết
liệt của Pháp, nếu không có Pháp người
Thượng và cả Khmer Krom khó có thể hội
tụ thế lực chính trị, được ông Hoàng
Sihanouk chủ tŕ thành lập Fulro năm
1964 trên đất Campuchia và có trụ sở ở
Campuchia và cả trại đóng quân ở Rolland
sát biên giới VN chỉ cách 15 Km? Norman
Charles Labrie đă nói theo phát biểu
chính thức của Fulro mà không nêu ra một
sự kiện nào chứng minh là có khác biệt
giữa chính sách giữa Pháp và ông Diệm về
Tây Nguyên ngoại trừ việc Ông Ngô Đ́nh
Diệm xoá bỏ vùng đặc quyền kinh tế Hoàng
Triều Cương Thổ khi truất phế Bảo Đại
sáp nhập vào Miền Trung.
T́nh báo Pháp quả là bậc thầy về phá
hoại gây rối. Nhưng Mỹ lại là bậc thầy
về thương lượng giải quyết mâu thuẫn để
hai bên đều có lợi.
Khi Cao nguyên bạo loạn Chuẩn tướng Vĩnh
Lộc truy quét về phía biên giới
Campuchia Mỹ yêu cầu không truy quét
người Thượng qua Campuchia mà thương
lượng khiến cho chính giới là quân nhân
ít thông tin t́nh báo của Sài G̣n tưởng
lầm là Fulro do Mỹ dựng nên để gây khó
cho chính quyền ông Diệm. Nếu không có
bàn tay của Pháp qua Sihanouk ảnh hưởng
lên quan điểm của Tướng Les Kosem tiến
hành gây bạo loạn và ngăn không cho Y
Bham Ênuôl nhận chức, quản thúc ông ở
Phnom Pênh, th́ dưới sự lănh đạo Fulro
ôn hoà của Y Bham Ênuôl đă hiệu quả tích
cực đáp ứng nguyên vọng hai phía thời
tướng Nguyễn Khánh và tiếp sau th́ chính
quyền ông Thiệu Kỳ cũng muốn tiếp tục do
thương lượng là chính sách dưới sự tư
vấn của Toà đại sứ Mỹ.Việc đấu tranh
bằng gậy bạo loạn chỉ có lợi cho Pháp và
Cộng Sản không có lợi ǵ cho người
Thượng và người VN miền Nam cả.
Mỹ tỏ ra tức giận với chính sách nước
đôi của Sihanouk, một mặt Sihanouk kêu
gọi trung lập, đồng thời cho phép Bắc
Việt chuyển quân trong vùng đất của
Campuchia. Kết cục Mỹ giúp tướng Lon Nol
và Hoàng thân Sirit Matak lật đổ
Sihanouk. Sirit Matak là con ḍng vua
chính Sisowath, b́nh thường sẽ là người
kế vị vua cha nhưng Pháp chọn Sihanouk
con em gái vua Sisowath giỏi tiếng Pháp
và bản tính hồn nhiên không bản lĩnh
chính trị rất dễ điều khiển. Do có sự
không danh chính ngôn thuận theo nguyên
tắc Hoàng gia mà Sihanouk không có lễ
tấn phong thừa kế ngôi Vua mà vẫn giử
danh hiệu Thái tử. Sihanouk hàm ân nước
Pháp về việc này.
Ngày 18/10/1970 Washington đă viện trợ
155 triệu USD cho chính quyền của tướng
Lon Nol, trong đó 85 triệu USD dành cho
lực lượng quân sự với một thoả hiệp là
không cho phép Hà Nội dùng lănh thổ
Campuchia. Kết quả không như mong đợi
qua thoả thuận với Mỹ. Lon Nol nhân dịp
đă khủng bố không phải người việt Cộng
Sản mà là người VN giàu có ở thành phố
khiến người VN phải bỏ của chạy lấy
người về nước. Việc này gây ra một hiểu
lầm nữa cho người Mỹ v́ Sài g̣n biết rơ
Lon Nol do người Mỹ ủng hộ. Việt Cộng ẩn
ḿnh gần biên giới. Khmer nhận tiền từ
Trung Quốc cũng không mặn mà với Cộng
Sản Việt Nam. Có sự cố vấn và tham chiến
của Trung Quốc, Lon Nol mau chóng bị
Khmer Đỏ đánh bại. Ông Hoàng Sihanouk
ngả theo Trung Quốc ủng hộ Khmer Đỏ muốn
dùng Khmer Đỏ đánh lại Lon Nol. Khmer Đỏ
đă tung hoành diệt chủng dân Campuchia
và sau đó quay lại quản thúc cả ông
Hoàng Sihanouk. Khmer Đỏ cũng diệt gọn
Fulro! Thế giới tin vào ông Hoàng
Sihanouk có tác dụng với Khmer Đỏ. Khmer
Đỏ giữ ghế ở LHQ. Hoàn toàn là toan tính
chính trị sai lầm của ông Sihanouk.
Cần giải mă các mấu chốt để thấy vấn đề
người Cao Nguyên đă từng chiến đấu sát
cánh và nay cũng cùng chung số phận với
người Việt miền Nam là quân nhân VNCH bị
kỳ thị bêu xấu của CSVN, gần 150.000
người dân tộc thiểu số vào ngục tù mà
Cộng Sản gọi là học tập cải tạo.
Khác với Norman Charles Labrie, theo
chuẩn tướng Vĩnh Lộc và Nguyễn Trắc Dĩ,
Sài G̣n nhận định Fulro chỉ là một nhóm
người Thượng ly khai, bị người Chăm lợi
dụng, chỉ biết làm tay sai cho Cao Miên,
thực dân Pháp và Việt Cộng. Chuẩn tướng
Vĩnh Lộc nói đến thế lực tác động điều
mà Norman Charles Labrie không chịu nói
đến. Tướng Vĩnh Lộc viết:
“Thế lực đầu tiên đó là Cộng Sản. Cộng
Sản đă dùng mọi thủ đoạn để yểm trợ cho
Fulro, kích động người Thượng nổi dậy
chống chính quyền Sài G̣n bằng h́nh thức
đ̣i tự trị, đ̣i độc lập ở khu vực Cao
Nguyên. Việt Cộng nằm vùng không ngần
ngại tạo ra sự phẫn uất trong cộng đồng
người Thượng, xúi giục hiềm thù người
Kinh sinh sống ở Cao Nguyên mà sự hiện
diện của họ chỉ có mục tiêu duy nhất là
cướp bóc, chiếm đoạt đất đai và hà hiếp
người Thượng. Việt Cộng c̣n âm mưu tuyên
truyền là chính sách dinh điền của chính
phủ Sài G̣n thời đó là âm mưu tiêu diệt
người Thượng bằng cách đồng hoá dân tộc
thiểu số này thành người Kinh”. (tr.
35-36).
“ Thế lực tiếp theo là nhóm thực dân
Pháp. Cũng theo tác giả, Pháp đă gây
chia rẽ sự đoàn kết Kinh-Thượng và cố
t́nh tạo ra sự câm thù của người Thượng
đối với người Kinh. Sau năm 1955, Pháp
xúi giục sĩ quan và binh sĩ Thượng chống
đối, bất tuân lệnh và chống lại chính
quyền Việt Nam. Và sự mâu thuẫn này cứ
nối tiếp xăy ra cho đến khi phong trào
đ̣i tự trị Fulro bộc phát ở Cao Nguyên
vào năm 1964”. (tr. 33).
Thế lực cuối cùng là chính phủ Cao Miên.
Với đường lối trung lập giả tạo thân
Cộng Sản, Cao Miên đứng ra yểm trợ cho
phong trào tự trị Fulro ở Cao Nguyên,
ủng hộ và chứa chấp phong trào tự trị
này trên lănh thổ của ḿnh. Tác giả kết
luận rằng sự vùng dậy của Fulro vào ngày
20 tháng 9 năm 1964 chỉ là mưu đồ của
Cao Miên và Pháp tạo dựng. Nếu không có
sự yểm trợ của chính phủ Cao Miên và
Pháp, th́ tập đoàn Fulro không có tiềm
năng để vùng dậy ở Cao Nguyên vào thời
điểm đó”. (tr. 34-35) [2]
Theo Dominique Nguyen (Chương tŕnh thế
giới Mă Lai-Đông Dương) “...đột nhiên,
vào tháng 6 năm 1979, “Bóng h́nh Fulro”
lại xuất hiện trên bàn cờ chính trị Đông
Dương. Chính ông Ieng Sary, một trong
những lănh tụ Khmer Đỏ tuyên bố rằng có
một tổ chức mang tên Fulro-Dega vẫn c̣n
hiện hữu, và nhóm này đă góp phần đấu
tranh đắc lực bên cạnh Khmer Đỏ để chống
lại quân xâm lược Việt Cộng. Lực lượng
Fulro cũng thường trao đổi với Khmer Đỏ
về chiến dịch quân sự, tin tức t́nh báo
và kinh nghiệm về du kích chiến. Theo
ông Ieng Sary, lực lượng Fulro đă dẹp
tan hơn 200 quân du kích Cộng Sản ở Tây
Nguyên vào tháng 2 và 3 năm 1979. Tiếc
rằng, ông Ieng Sary không cho biết ai là
người lănh đạo nhóm Fulro-Dega Theo ông
Ieng Sary, lực lượng Fulro đă dẹp tan
hơn 200 quân du kích Cộng Sản ở Tây
Nguyên vào tháng 2 và 3 năm 1979”.
Cũng theo Dominique Nguyen, Theo đài
phát thanh Khmer Đỏ loan tin vào ngày 23
tháng 1 năm 1980, chính phủ Khmer Đỏ có
nhận một văn thư khác của lực lượng
Fulro-Dega, với nội dung là Cộng Sản
đang áp dụng chính sách diệt chủng dân
tộc thiểu số ở miền Trung Việt Nam. Thư
này cũng cho biết rằng, kể từ năm 1975,
Hà Nội đă đưa gần 150.000 dân tộc thiểu
số vào ngục tù mà Cộng Sản gọi là trại
cải tạo tư tưởng. Gần 9 tháng sau, tức
vào ngày 18 tháng 10 năm 1980, tờ
Washington Post viết rằng, Trung Quốc
rất quan tâm đến sự yểm trợ súng đạn cho
các dân tộc Tây Nguyên thuộc nhóm
Fulro-Dega, nhằm phá tan quyền thống trị
Hà Nội ở các nước Đông Dương”. [2]
Do có giai đoạn Fulro Degar hợp tác với
Khmer Đỏ nhận tài trợ từ Trung Quốc mà
nhiều người VN đang đấu tranh về Boxit
Tây Nguyên e Trung Quốc sẽ lại dùng
người Thượng gây rối như đă từng làm.
Năm 1983, quyển sách Đập nát công cụ
hậu chiến CIA: FULRO do Nhà xuất
bản Thành Phố Hồ Chí Minh phát hành, cho
là công an Hà Nội đă có công dẹp tắt
phong trào Fulro ở Tây Nguyên mà phóng
viên Thành Tín cho rằng là công cụ của
CIA Mỹ, thật ra thời điểm đó Fulro được
Trung Quốc yểm trợ. Những nhà phân tích
thời sự VN mà không nhiều thông tin và
mang định kiến cũng như chưa có tầm nh́n
bàn cờ quốc tế sẽ gán ép như thế.
Đến năm 1992 có 407 binh sĩ FULRO cuối
cùng ra giao nạp vũ khí cho quân mủ xanh
ǵn giử Hoà b́nh của Liên Hiệp Quốc tại
Campuchia.
Măi đến năm 1992, theo phóng viên Nate
Tahyer, lực lượng mang tên là
Fulro-Degar do Đại Tá Y Peng Ayun lănh
đạo vẫn tiếp tục liên hiệp với Khmer Đỏ
để chống lại quân xâm lăng Hà Nội, lực
lượng của Đại Tá Y Peng Ayun chỉ c̣n lại
khoảng 2.000 người. Degar theo định
nghĩa là danh từ Pháp dùng đồng nghĩa
với montagnard nhưng chỉ cho nhóm người
thượng sống ở Cao nguyên Trung phần VN (
không bao hàm miền Bắc VN) Degar là
những ǵ c̣n sót lại khi chính sách đô
hộ của Pháp chấm dứt một cách miễn cưỡng
nhập nhằng ở VN. Khmer Đỏ c̣n có dân để
bám vào nhưng Fulro-Degar không thể tự
tồn tại. Trung Quốc viện trợ cho Khmer
Đỏ th́ nhiều khả năng cũng viện trợ cho
Fulro-Degar. Từ biên giới Thái
Campuchia, Đại Tá Y Peng Ayun tuyên bố
rằng, lực lượng Fulro-Degar sẽ tiếp tục
đấu tranh cho tới khi nào Cộng Sản trao
trả lại tự do cho dân tộc Cao Nguyên.
Năm 1994, Việt Nam rút quân ra khỏi
Campuchia, Khmer Đỏ cũng chấm dứt mọi
hoạt động. Một chính phủ liên hiệp bắt
đầu h́nh thành ở Campuchia, dưới sự bảo
trợ của Liên Hiệp Quốc. Riêng về
Fulro-Dega ở biên giới Thái Campuchia,
Đại Tá Y Peng Ayun, ra điều kiện sẵn
sàng chấm dứt mọi đấu tranh vũ trang,
nếu Liên Hiệp Quốc bảo trợ để
Fulro-Degar sang định cư ở Hoa Kỳ. Năm
1994, Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ chấp nhận
yêu sách của Y Peng Ayun, toàn bộ
Fulro-Degar được sang định cư ở Mỹ.
III. Bạo loạn ở Tây Nguyên năm 2001 và năm 2004 và vùng biên giới VN Campuchia
Vụ bạo
loạn 2001
Ngày 31-1-2001, khoảng 500 người Jarai
kéo tới trụ sở huyện Chu Prong phản đối
việc bắt giam và đ̣i trả tự do cho hai
ông Rahlan Pon và Rahlan Djan, bị lực
lượng công an biên pḥng bắt hai ngày
trước đó.
Khoảng 6.000 tín hữu Jarai từ khắp nơi
trong tỉnh Gia Lai kéo đến trụ sở tỉnh
uỷ và uỷ ban nhân dân thành phố Pleiku
yêu cầu thả hai tín đồ Tin Lành vừa kể.
Cuộc biểu t́nh sau đó biến thành phong
trào đ̣i tự do tôn giáo và trả lại đất
đai cho dân tộc Tây Nguyên. Thay v́ t́m
một giải pháp đối thoại, chính quyền Hà
Nội lại gán cho họ là những phần tử
Fulro, ra lệnh cho quân đội và công an
dùng mọi quyền lực để tiêu diệt nhóm
này. Dân tộc Cao Nguyên cũng sa vào bạo
lực chặt tay một số cán bộ an ninh của
Cộng Sản và đánh tổn thương nhiều cán bộ
Cộng Sản khác. Một số nữa bị bắt giam để
làm con tin cho cuộc thương thuyết giữa
anh em Tây Nguyên và chính quyền Hà Nội.
Vào đầu tháng hai năm 2001, chính quyền
Hà Nội lên tiếng yêu cầu Hoa Kỳ không
nên nhúng tay vào cuộc vùng dậy của dân
tộc Tây Nguyên. Theo Hà Nội, sự vùng dậy
này là chuyện nội bộ của Việt Nam. Hai
mươi bốn người Cao Nguyên đă chạy sang
Campuchia bị lực lượng biên pḥng
Campuchia bắt giữ. Đa số người dân tộc
Tây Nguyên xin tị nạn là những cựu chiến
binh của Hoa Kỳ trong chiến tranh ở Việt
Nam trước năm 1975 và cũng là những
thành viên cũ của Fulro. Hà Nội yêu cầu
thủ tướng Hun Sen cho dẫn độ tội phạm,
Hoa Kỳ can thiệp với Hun Sen để đưa 24
thành viên này sang định cư ở Mỹ. Cao Uỷ
Liên Hiệp Quốc c̣n cho biết rằng có hơn
1.000 người nữa chạy sang lánh nạn ở
tỉnh Mondulkiri, Campuchia. Hà Nội trục
xuất G. Moussay là linh mục thuộc cơ
quan truyền giáo của Missions Etrangères
de Paris, đă thành lập Trung Tâm Văn Hoá
Chàm tại Phan Rang vào năm 1968, và cũng
là người đi lại với trung tá Les Kosem,
một nhân vật chính trong tổ chức Fulro
bạo động nhưng đă chết năm 1976 ở Mă
Lai.
Vụ năm 2001 là từ các chính sách nội bộ
chứ không phải phát xuất từ sự sách động
bên ngoài. Trong tiềm thức người Cao
nguyên dưới thời Pháp thuộc hay trước
năm 1954 chưa đầy 300 người Kinh sống ở
Vùng Cao Nguyên Trung phần. Hôm nay,
người Kinh tràn ngập cả thành phố và
rừng núi Tây Nguyên! Đắc Lắc nay có dân
số 1.737.600 người, mật độ 132
người/km². Thành phố Buôn Ma Thuột có
dân số 340.000 người, có 43.469 người
dân tộc thiểu số. Tỉnh B́nh Phước dân số
783.600 người mật độ 114 người/km².
Vụ bạo loạn 2004
Từ 10 đến 11-4-2004, hàng chục ngàn
người sắc tộc Tin Lành gốc Tây Nguyên
biểu t́nh trước Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Đắc
Lắc, căng biểu ngữ đ̣i tự do tín ngưỡng
và đất đai của họ đă bị truất hữu. Có ít
nhất 17 người bị bắn chết, trên 150 bị
thương, khoảng 300 người bị bắt và gần
100 người khác chạy qua Kampuchia lánh
nạn. Norodom Sihanouk hứa là sẽ can
thiệp với chính phủ Hun Sen để đón nhận
những người gốc Tây Nguyên chạy sang
Campuchia lánh nạn.
Ksor Kok c̣n có tên gọi là A Ma Thom, SN
1943, dân tộc Gia Rai, tại xă La Broai,
huyện Ayunpa, tỉnh Gia Lai. Y Bham Ênuôl
từng bổ nhiệm Ksor Kok làm tổng tham mưu
trưởng FULRO. Hiện nay Ksor là người
sống sót duy nhất trong ban lănh đạo
Fulro Ông Ksor Kơk kêu gọi thành lập Nhà
nước Đegar tự trị. Có khoảng 3.500 người
đi biểu t́nh, gây rối xảy ra ở 30 làng
trên địa bàn 3 huyện (Đăk Đoa, Chư Sê,
Ayun Pa). Có làng chỉ có vài người, có
làng đến 30 - 40 người tham gia. Tổng
cộng có khoảng 40 - 50 xă đă xảy ra vụ
việc này.
Việt Nam tố giác Ksor Kok gây bạo loạn
khủng bố và ly khai nhưng chưa có đủ
bằng chứng thuyết phục người Thượng có
vũ trang. Ông Nguyễn Vỹ Hà đă tiếp và
làm việc với hai viên chức ngoại giao Mỹ
là Noah Zaring và Marc Forino. Ông Hà
nói chúng tôi cũng phải nói thẳng rằng
liệu có hay không sự ủng hộ Ksor Kơk và
Quỹ người Thượng từ phía Chính phủ Hoa
Kỳ? Chúng tôi ghi nhận “tuyên bố” của
Chính phủ Hoa Kỳ rằng “không ủng hộ tổ
chức phản động Đề Ga”, song chúng tôi
nhận thấy không hoàn toàn như vậy. Giữa
lời nói và việc làm của các ngài có một
khoảng cách khiến có lúc chúng tôi cảm
thấy quan ngại và nghi hoặc.
Nhưng có nhiêu dấu hiệu cho thấy chính
Trung Quốc là nước đang viện trợ cho
người Chăm trong một chiến lược tổng thể
xâm nhập Tây Nguyên. Và phải nói chính
xác là Mỹ có đạo luật trung lập của liên
bang. “Công dân Mỹ không thể dính líu
vào âm mưu lật đổ một chính phủ có chủ
quyền mà Mỹ đang có quan hệ hoà b́nh”.
V́ Vậy Mỹ mới bắt ông Vàng Pao tướng Lào
lưu vong khi mua vũ khí. nếu Trung quốc
giúp tiền cho người Chăm mua vũ khi xâm
nhập VN th́ Mỹ sẽ ra tay như với Vàng
Pao. Toà án Mỹ tuyên bố: "Bất luận lư lẽ
của họ thế nào, đă là công dân Mỹ th́
không thể tham gia vào việc lật đổ một
chính quyền hợp hiến".
Các tổ chức dân sự đấu tranh cho tự do
dân chủ nhân quyền của người Việt và
Thượng mà CSVN thường hay gán ghép là tổ
chức “phản động” khủng bố một cách không
chính xác theo định nghĩa quốc tế, trái
lại là hợp pháp ở Mỹ, được bảo vệ. Mỹ sẽ
can thiệp bảo vệ công dân của Mỹ nếu bị
VN bắt mà không chứng minh được là có
hoạt động vũ trang lật đổ chính quyền!
VN là nước đang đi ngược nền văn minh và
nước duy nhất Châu Á c̣n độc đảng là
Đảng Cộng Sản. Kể cả Trung Quốc cũng có
các đảng khác hơn CS dù c̣n yếu.
Có câu: “Chiến tranh xảy ra v́ thiếu lời
nói!”. Đối thoại, thương lượng luôn là
giải pháp thống nhất tư tưởng và biết
phải tôn trọng sự tồn tại của nhau!
Người CSVN chưa làm tốt điều này khi
chưa chịu đối thoại chưa có giải pháp
phát huy hiệu quả phản biện của người
bất đồng chính kiến!
IV. Hoài niệm về người cao nguyên
Tôi sống ở đồng
bằng nhưng lại có dịp biết về vùng Cao
nguyên Trung phần rất sớm. Khoảng năm
1958 khi học lớp đệ ngũ, ở tuổi 15 tôi
được đi thăm vùng Hoàng Triều Cương Thổ
vừa sáp nhập lại vào Cao nguyên Trung
phần trong một chuyến đi tham quan học
tập dành cho học sinh giỏi cả nước do
Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm bảo trợ. Đoàn
học sinh cả nước tập trung về trường Gia
Long Sài G̣n và đi Buôn Mê Thuột bằng xe
nhà binh. Tôi được thăm Biệt điện của
Bảo Đại và cưỡi voi! Một địa danh rất lạ
ở Buôn Mê Thuột là hồ Lắk, một hồ nước
mênh mông trên vùng núi cao. Nơi đèo heo
hút gió đó có tư dinh của quận trưởng
với bộ sưu tập bướm rừng VN rất đẹp.
Thuở ấy Buôn Mê Thuột c̣n các cô gái
ngực trần đi chợ bán măng lồ ồ, gà và
mật ong... Chuyện người ta hay chú tâm
nói với nhau là ông ba mươi về vật heo
hay voi về phá mía...
Từ khoảng năm 1960 Tổng Thống Ngô Đ́nh
Diệm lập Tỉnh Phước Long, cách Sài G̣n
khoảng 150 km về phía Bắc, tên thường
gọi là Bà Rá, theo tên núi Bà Rá. Bà Rá
là vùng có nhà tù Bà Rá biệt giam tù
chính trị trọng án gần Thác Mơ. Phước
Long ngăn chặn hành lang vận chuyển của
CS từ Lào và Campuchia vào Đông Nam Bộ
và án ngữ chia cắt Lộc Ninh với vùng
phía Nam Cao nguyên Trung phần.
Mặt trời chỉ có một, nhưng nếu ngắm mặt
trời mọc ở đồng bằng các tia nắng phản
chiếu màu xanh cây lá êm dịu th́ từ đồi
cao của Cao nguyên đất đỏ cảnh quan lại
rực rỡ khác thường. Đất đỏ Basal dồi dào
sinh khí, không cần đến phân chỉ cần vùi
một hạt bí đỏ mọc ra cả cụm và cho vài
chục trái. Sợ nhất là sâu và cuốn chiếu
có con lớn gần bằng ngón tay út!
Thật ra tôi chưa bao giờ thấy cọp dù
biệt thự trụ sở ty giáo dục, nơi Ba tôi
ở và làm việc có rào cây, sợ bị cọp về.
Tôi thường xuyên gặp người Thượng, nghe
nhiều câu chuyện về người Thượng, về trẻ
con người Thượng. Tôi tắm ở Thác Mơ Bà
Rá với bóng các cô gái Thượng ở phía xa
đầu nguồn. Các cô gái Thượng c̣n ngực
trần này ít bắt chuyện với người Kinh,
không bao giờ chịu tắm chỗ dưới nguồn
nếu có người đang cùng tắm! Người Thượng
chân thật và chưa biết giá trị tiền,
được trả tiền mới tinh th́ rất thích và
món ǵ cũng bán từng bó với cùng một
giá, giống kiểu các cửa hàng bán món ǵ
cũng 99 cent ở Mỹ! Vài năm sau hầu hết
đă mặc quần áo không c̣n đóng khố hay ở
trần.
C̣n câu chuyện về người Thượng núi rừng
khi nam c̣n đóng khố nữ ngực trần luôn
là những ngạc nhiên buồn cười. Chuyện
người Thượng bắt đầu được khuyến khích
mặc quần áo không phân biệt được áo quần
cho nam hay nữ. Các bé trai người Thượng
bị cha mẹ cho mặc áo đầm nữ đi học.
Chuyện các thiếu niên trai người Thượng
dùng tự điển bỏ túi để quấn thuốc lá hút
c̣n khen là xé ra vấn điếu thuốc rất vừa
vặn, xin Thầy giáo một quyển nữa cho cha
mẹ hút thuốc! Chuyện kiện cáo ngoại t́nh
không chịu cách xử “đổi vợ” như có lúc
xảy ra êm thấm mà đ̣i bồi thường heo gà,
lư do chê vợ ông kia ghẻ lác, xấu hơn!
Chuyện một thanh niên Thượng gùi trên
lưng cô bé lên bốn năm tuổi hỏi là con
hay em th́ được trả lời là vợ, nuôi bé
gái lớn lên làm vợ. Chuyện người Thượng
đi bầu Tổng thống bị Việt Cộng gạt: Hơ,
ngày mai đi bầu nhớ mang h́nh Tổng Thống
Ngô Đ́nh Diệm về để trong nhà. Có h́nh
Tổng Thống trong nhà chính quyền khen
ḿnh tốt”. Thế là nghe theo mang phiếu
có h́nh ông Diệm về! Tuy nhiên các thùng
phiếu vùng xa xôi này chắc đă có bàn tay
“phù phép“! Người Thượng hiền lành cứ
măi chẳng được sống yên với kẻ nhiều mưu
đồ chính trị.
Về cao nguyên miền Bắc, năm 1905, người
Pháp đă chọn Sa Pa
làm nơi phát
triển du lịch do không khí mát mẻ, trong
lành và cảnh quan đẹp. Năm 1909, một khu
điều dưỡng được xây dựng, người Pháp bắt
đầu xây dựng 300 biệt thự và tuyến đường
sắt Hà Nội - Lào Cai giúp Sa Pa thành
thủ đô nghỉ hè của miền Bắc như Đà Lạt
trong Nam. Tổng cộng, người Pháp đă xây
dựng ở Sa Pa
gần 300 biệt
thự.
Năm 2004 tôi đi du lịch Sapa, có nhiều
nhóm dân tộc c̣n sống cách biệt từ cách
ăn mặc đến tập tục. Đáng chú ư là Chợ
T́nh hàng tuần vào thứ bảy! Tôi đi xem
chợ T́nh vào chiều cuối tuần và chứng
kiến cảnh cánh xe ôm người Việt và người
dân tộc nắm tay bắt gái. Có vẻ chuyện
t́nh dục sẽ xảy ra đâu đó rồi thôi chứ
không theo tục mang cô gái về nhà t́m
hiểu trong ba ngày và nếu ưng ư sẽ tiến
hành cưới hỏi. Nếu cô gái có thai sinh
con th́ cũng chẳng sao, miễn đừng có lai
da trắng trông không giống ai, cộng đồng
đó vẫn nuôi đứa bé không cha. Các chị
bán hàng ở Chợ Sapa đồng thời là vận
động viên sinh đẻ kế hoạch, c̣n cho tôi
biết nhiều chuyện biến tướng rất không
hay. Người cha lợi dụng bảo đứa con trai
c̣n thiếu niên chưa muốn lấy vợ bắt gái
trẻ về nhà cho ḿnh! Dường như nếu không
muốn cô thiếu nữ có thể bỏ về nhà ḿnh.
Dù sao cũng mới là dụ dỗ chứ không nghe
nói đến chuyện dùng bạo lực hiếp dâm!
Chợ t́nh Sapa vẫn diễn ra hàng tuần vào
đêm thứ bảy ở sân nhà thờ Sapa và thanh
niên nam nữ nay ra chợ bằng xe ôm chứ
không đi bộ cả ngày đường. Đó là một
thực tế tôi chứng kiến tận mắt và thấy
thương cho các bé gái quá ngây thơ! Tôi
đi xe ôm ra sân nhà thờ chừng 8 giờ tối,
đă thấy các bác tài xe ôm người Việt hay
người Thương khá khó phân biệt nắm chặt
tay cô gái trẻ xinh đẹp ngay khi các cô
đến chợ sớm nhất khi mới bắt đầu đàn hát
chứ không chờ đến khuya sau khi màn biểu
diễn tan men t́nh đă dậy mới cặp đôi. Họ
chẳng đàn hát thuyết phục ǵ mà chỉ nắm
tay cô gái không chịu buông. Không biết
rơ cuối cùng, nếu không chịu các cô sẽ
làm sao thoát khỏi cánh xe ôm đă chấm và
bám riết các cô khi chở các cô từ thôn
bản ra nhà thờ và kết cục cô gái có chọn
t́m được người bạn t́nh ưng ư hát hay
thổi kèn là kèn môi tài ba hay không
nữa! C̣n các thanh niên đàn ca th́ có
thêm tiết mục chú ư xin tiền chứ không
phải chỉ lo t́m bạn gái... Băi đổ xe ôm
cách xa nhà thờ một đỗi khuất tầm nh́n
nên ra nhà thờ không thấy các cô gái
xinh xinh đâu cả.
Ông Cư Hoà Vần - nguyên Chủ tịch Hội
đồng Dân tộc của Quốc hội VN nói: Không
thực sự không có chợ t́nh! Những chợ Sa
pa, Khâu Vai... là chỗ diễn ra giao lưu
về văn hoá – thông tin – t́nh cảm. Có
một điểm rất nhân văn, như ở Khâu Vai:
những người thời trẻ yêu nhau nhưng
không lấy được nhau, đến chợ gặp lại
nhau để tâm sự, hỏi thăm giờ sống ra
sao, có hạnh phúc không, nếu hạnh phúc
th́ chúc mừng, nếu éo le th́ an ủi nhau.
Người chồng, người vợ của ḿnh cũng
thông cảm không ghen tị. Nhưng một số
người Kinh lại cường điệu, thêu dệt là ở
Khâu Vai người ta đồn: đến đó người yêu
cũ gặp nhau tha hồ kéo nhau đi, muốn làm
ǵ th́ làm... điều đó hoàn toàn là bịa
đặt.
Ông Vần ghét bị người Kinh đùa cợt như
gọi dân tộc H’Mông là “Hở Mông”! Ông Cư
Hoà Vần không đi thực tế, tô hồng lănh
vực ông phải chịu trách nhiệm. Cho nên
khi đọc mấy vần thơ thật đẹp của nhà thơ
Phan Ni Tấn:
Chẳng
hiểu em nói cái ǵ
Nh́n môi một cụm xuân th́ cũng thương
Em xinh như đoá hướng dương
Mọc hoang theo lối về buôn bản nghèo
Tôi không hồn
nhiên dạt dào cảm xúc thơ mộng như các
nhà thơ mà sợ e hủ tục c̣n nặng, hơi
hướm trần tục miền xuôi và trời Tây đă
làm lấm lem t́nh yêu trong trẻo “cho
không” của của các thiếu nữ vị thành
niên xinh xắn đó! Có khi c̣n gây ra nguy
hiểm là truyền cho các cô bé bệnh… Aids!
Nhà nước phải tác động ra sao để người
dân tộc thụ hưởng được kiến thức y tế,
nếu không có giải pháp can thiệp sẽ có
nhiểu mảnh đời tội nghiệp?
Báo chí nh́n một góc nh́n khác, viết
rằng “du lịch nhân văn” ở Sa Pa vẫn có
nhiễm kiểu “đi khách” như dưới xuôi và ở
Sa Pa, thỉnh thoảng mọi người vẫn thấy
một vài đứa trẻ dân tộc có làn da trắng
và mái tóc vàng. C̣n nhiều cô gái Sapa
nói tiếng Anh giỏi hơn tiếng Việt.
Tôi hỏi chuyện một cô gái 14 tuổi ở Sapa
rằng: Con ao ước ǵ nhất? Cô bé bảo: Con
ao ước được ra Hà Nội”. Thật bất ngờ khi
cô bé nghe tôi nói giọng miền Nam c̣n
biết hỏi bà người Sài G̣n hả? Sài g̣n
nghe nói đẹp lắm! Tôi hỏi: Khi nào con
mới đi chợ t́nh? Cô bé bảo sau 18 tuổi,
như cô giáo dạy!” Tôi mừng v́ ít ra cũng
đă có chút cái tốt đang được cố gắng
gieo rắc!
Ngồi nghỉ chân, ngắm thác, tôi hỏi một
cô bé khác về gia cảnh. Cô bé bảo nhà
rất nghèo chưa có ṿng bạc đeo hay miếng
bạc ṛng chạm trổ để đính áo và làm của
hồi môn khi lấy chồng. Nhà người dân tộc
nào làm Công An th́ khá giả v́ có lương.
Cô bé ngây thơ nói không biết sao người
ta ghét ba con không cho làm Công An!
Tôi cố giải thích cần phải đi học, và
c̣n nhiều nghề khác chứ đâu chỉ có một
nghề Công An. Công An là nhà nước chọn
ḿnh, c̣n ḿnh có thể chọn nghề như đi
làm du lịch bán hàng như vài em gái Sapa
bán thổ cẩm trong tiệm thêu hay làm công
ở nhà hàng khách sạn. Cô bé bảo không có
tiền đi học nghề và cha mẹ không biết để
cho đi học! Đến đây th́ không biết làm
sao chỉ ra cho cô bé con đường giải
quyết sự yếu kém tài chính và cải thiện
tầm nh́n của các bậc cha mẹ người
Thượng.
Miền Bắc chủ trương đưa trường học về
bản làng, trong khi trong Nam trước 1975
chủ trương lập trường nội trú cho người
Thượng ra miền xuôi ra thành thị học,
cuối tuần về gia đ́nh, trợ cấp cho gia
đ́nh nào cho con đi học và học bổng toàn
phần miễn phí hoàn toàn cho học sinh.
Môi trường đô thị cũng là một bài học về
cuộc sống nhiều mặt cho thiếu niên như
luật đi đường, biết mua bán, biết ăn
chín uống chín... chứ không chỉ là con
chữ. Muốn làm như trong Nam trước 1975
phải có kinh phí lớn hơn v́ giống người
Việt Nam cho con đi học nước ngoài vậy!
Con đường hoà nhập dân tộc hiện cũng đă
và đang diễn ra chầm chậm, không phải
qua “báo cáo tô hồng” của các nhà chính
trị Việt Nam gốc Thượng mà là cụ thể
như: Các cuộc hôn nhân Kinh Thượng vẫn
diễn ra đều đặn không có ǵ ầm ĩ v́ đă
thành chuyện thường ngày, làm ǵ có
chuyện “trong thâm tâm không coi người
Thượng là đồng bào”? Làm sao biết “thâm
tâm” ai nghĩ ǵ?
Thành tích học vấn của người Thượng cứ
ngày một nhiều hơn... Ḷ Thị Diễm Ngọc
(dân tộc Thái) Thủ khoa trong Trường
THPT Ngọc Hồi, là dân tộc thiểu số ở
tỉnh Kon Tum.
Cô giáo Nông Thị Tính, người dân tộc
Nùng, dạy môn hoá học tại trường THPT Bố
Hạ, Yên Thế Bắc Giang. Hà Khương Duy -
học sinh dân tộc thiểu số đầu tiên đoạt
huy chương vàng Olympic toán học quốc tế
với điểm số 39/42, đứng thứ ba trong thứ
hạng quốc tế. Mẹ của Duy cho hay, lúc
năm tuổi Duy đoạt giải Nhất môn toán kỳ
thi học sinh giỏi tỉnh Bắc Giang. Hay
điển h́nh môt tỉnh Nghệ An có số học
sinh dân tộc thiểu số tham dự kỳ thi
tương đối lớn, với 3.268 em/ 48.360 thí
sinh dự thi.
Tổng bí thư CSVN là người dân tộc thiểu
số và khổ thay, thay v́ lo cho người dân
tộc, giải thích trấn an về độ an toàn
nếu xây nhà máy điện nguyên tử ở Cao
Nguyên v.v., ông đă để diễn ra các chính
sách mua bán đất đai Tây Nguyên tệ hại
v́ chính ông cũng có mua rẻ một vùng đất
xây nhà, giống như chị Hai ông Nguyễn
Tấn Dũng. Dù sao th́ sau đó nhà nước VN
có gặp gỡ tranh thủ gia đ́nh ông Ksor
Kok, xoa dịu đồng bào Thượng Nhưng dù
sao người Thượng cũng chung số phận khi
ông Nông Đức Mạnh tuyên bố: “Không để
tṛ chơi dân chủ lọt vào quốc hội!” Sao
dám coi dân chủ là tṛ chơi, coi đại
biểu quốc hội là trẻ con sợ bày tṛ chơi
dại dột nên phải cấm! Ông Nông Đức Mạnh
cũng tự ư kư với TQ cho khai thác bô xít
làm thành lo lắng bất b́nh v́ tính không
kinh tế và nguy hại môi trường sống! Ông
Nông Đức Mạnh c̣n không chịu xử lư minh
bạch việc Tổng cục II và con ma t́nh báo
T4 được dùng để xây dựng phe phái triệt
hạ cán bộ. E rằng con Ma T4 này cũng đă
từng tham mưu nhiều chính sách, cung cấp
nhiều thông tin không chính xác khiến
cho Hà Nội nuôi dưỡng mâu thuẫn, phá
hoại cộng đồng người Việt Kinh Thượng
nước ngoài như cấm băng nhạc Chế Linh,
cấm quan hệ giao lưu của người VN trong
ngoài nước, đơn giản để ngành an ninh
thành chú khổng lồ nuốt hết ngân sách mà
không có mấy công việc cần để làm... C̣n
đề ra chính sách kỳ thị như có thân nhân
ở nước ngoài không được vào đảng, đă vào
đảng không được làm chức vụ, vu oan giá
hoạ các tổ chức đấu tranh dân chủ của
người VN ở nước ngoài v.v. Dưới sự tham
mưu của ngành t́nh báo vừa không nghiệp
vụ vừa bạo lực vừa không chính xác, CSVN
trở thành một bộ máy khổng hồ chuyên gây
sứt mẻ thêm t́nh dân tộc. Cuối cùng hai
sự kiện sau đây chứng tỏ là giới chức Úc
gốc Châu Âu và gốc thổ dân biết con
đường tiến bộ hoà giải phải đi, c̣n ông
Nông Đức Mạnh kéo dân VN ngược về cuộc
sống bộ lạc kiểu cộng sản nguyên thuỷ
khi làm việc buộc học tập “gương Bác Hồ”
người từng truy sát nhiều nhà yêu nước
đẩy VN vào chiến tranh và nội chiến sai
lầm.
Trong bài diễn-văn khai-mạc phiên họp
đầu tiên năm 2008 của Quốc hội, Thủ
tướng Liên bang Úc nói rằng: “Với
tư-cách là Thủ tướng Úc, tôi xin lỗi....
nhân danh chính phủ Úc tôi xin lỗi...
Nhân danh Quốc hội Úc tôi xin lỗi về đau
thương, thống khổ và tổn thương của
những Thế hệ bị đánh cắp, với con cháu
và gia đ́nh họ bị bỏ lại, chúng tôi xin
lỗi. Chúng tôi gửi lời xin lỗi đến các
bậc cha mẹ, các người anh, người chị của
những gia đ́nh và cộng đồng tan nát đó.
Chúng tôi xin lỗi v́ đă coi rẻ và xúc
phạm một dân tộc có một nền văn hoá đáng
tự hào như vậy”. (As Prime Minister
of
Australia
I am sorry. On behalf of government of
Australia I am sorry. On behafl of
Parliament of Australia I am sorry for
the pain, suffering and hurt of these
Stolen Gerenations, their descendants
and for their families left behind, we
say sorry. To the mothers and fathers,
the brothers and sisters, for the
breaking up of families and communities,
we say sorry. And for the indignity and
degradation thus inflicted on a proud
people and a proud culture, we say
sorry...)
Để cùng tiến bộ thổ dân Úc cũng đă lên
tiếng nhận khuyết điểm và xin lỗi khi
chính phủ liên bang Úc tuyên chiến với
nạn xâm hại trẻ em ở cộng đồng thổ dân
vào tháng 6.2007. Đàn ông thổ dân tai
tiếng về bạo hành. Đại biểu John Liddle
tại Hội nghị thổ dân thừa nhận điều này,
ông hô to: "Chúng ta không phải là những
kẻ hoang đàng, chúng ta cần phải công
nhận những tổn thương và nỗi đau mà
chúng ta đă gieo rắc bằng bạo lực là một
sự xấu hổ cho cộng đồng và làm mang
tiếng cho những đàn ông thổ dân hiền
lành". Hội nghị thổ dân tại Alice Spring
đă chính thức đưa ra lời xin lỗi với nội
dung như sau: "Chúng tôi, những đàn ông
thổ dân tại Central Australia cùng với
những người anh em thổ dân trên toàn
nước Úc xin được nói lời xin lỗi cho
những sự nhục mạ, đau đớn mà phụ nữ phải
gánh chịu do đàn ông thổ dân gây ra.
Chúng tôi cũng xin được nói rằng chúng
tôi đang cần t́nh thương và sự hỗ trợ từ
phụ nữ thổ dân để chúng tôi có được
chuyển biến tích cực hơn".
Tôi cũng mong Việt Nam có ngày “Sorry
Day” cho thảm sát Huế ở VN mà số chết
khoảng sáu ngàn người, không thấp hơn số
chết của toàn bộ thổ dân ở Úc ở Tasmania
khiến chính phủ Úc phải xin lỗi. Năm
1969, phóng viên Don Oberdorfer báo cáo
rằng hầu hết những người nam trên 15
tuổi trốn tránh trong một nhà thờ khu
Phú Cam đều bị đem đi và bắn chết. Khi
Oberdorfer phỏng vấn Hồ Tư, một chỉ huy
Việt Cộng trong cuộc tổng tấn công 1968
đă đào ngũ, ông này cho biết Đảng Cộng
Sản Việt Nam có lưu ư đặc biệt về khu
công giáo Phú Cam v́ "người công giáo là
kẻ thù của chúng tôi". Số phận người VN
có ǵ sung sướng đáng hănh diện so với
người Thượng chứ!
Cách phát triển của nước Úc và thổ dân
Úc là những ǵ tốt đẹp. Tôi mong có ngày
người Kinh Thượng đang sống ở VN và nước
ngoài cũng có được ngày như thế!
Người Chăm đồng bằng và người dân tộc
Lạch ở thành phố như Đà Lạt thủ đô của
Hoàng Triều Cương Thổ từ lâu đă không
khác người Việt. Tôi có vài cô bạn học ở
trường Dược Sài G̣n khi tự xưng người
Chăm th́ mới biết và giới nữ trải qua
đại học chung với người Kinh cũng lấy
chồng người Kinh không có ngăn cách nào.
Tên họ, cách sống, ăn mặc hoàn toàn
giống người Việt.
Cho đến giờ tôi măi c̣n mối băn khoăn
nhất là sau khi thăm Sapa không biết
người Thượng muốn phát triển ra sao.
Kiểu hoà nhập với người Kinh như miền
Nam như người Khmer Chăm hay như miền
Bắc vẫn sống kiểu bộ tộc đầy nguy cơ
bệnh tật và quá cách biệt với các phương
tiện xă hội như trường Đại học, bệnh
viện các khu vui chơi giải trí mà cô bé
cao nguyên Sapa cháy bỏng niềm ao ước
được viếng thăm? Tại sao VC tuyên truyền
là sẽ bị ông Diệm biến thành người Việt
th́ người Thượng lại nghe theo, cho là
không tốt cho người Thượng sao? Thành
người Việt với ư nghĩa văn minh tiến bộ
th́ tốt chứ sao không hài ḷng? Người
Thượng chê và kỳ thị kiểu sống của người
Kinh sao? Hiện nay ở thế kỷ 21 c̣n bộ
tộc phụ nữ mặc lá cây rừng nam che hạ bộ
bằng trái bầu khô chẻ đôi trẻ con không
có trường học không có nhà thương, là
tốt hay là sự vô tâm của chính phủ
Indonesia đây?
V. Phản biện những điều gán ép gây ngộ nhận
Lịch sử là quá
tŕnh mà điều đúng sai cài răng lược
nhau. Nh́n lại lịch sử để vất bỏ cái sai
chọn ra cái đúng cho tương lai. Nếu
không chấp nhận lịch sử cũng không thể
lội ngược ḍng thời gian như người Việt
miền Nam cũng mất nước và đến nay vẫn
chưa thấy tương lai! Con đường cũng
không theo lối ṃn sai lầm của Miền Bắc
là gây ra nội chiến. Con đường là đ̣i CS
miền Bắc phải khôn ra, thấy đâu là lợi
ích quốc gia bằng diễn biến hoà b́nh dựa
vào cự can thiệp quốc tế của LHQ.
Chúng ta đều có thể cùng rút ra kinh
nghiệm thất bại để xây dựng tương lai
cho nên không sa vào lối ṃn mà phải tận
hưởng lợi thế là xu hướng qưốc tế. Thế
giới hôm nay là thế giới xây dựng “Hoà
b́nh vĩnh cửu” bằng tiến tŕnh chuyển
biến hoà b́nh và can thiệp quốc tế. VN
không đủ mạnh để đơn thân chống Trung
Quốc nhưng c̣n có can thiệp quốc tế.
Lịch sử khiến người Chăm không c̣n quốc
gia, nhưng dân Chăm lại thoát khỏi chiến
tranh với Campuchia sống trong hoà b́nh.
Xin phải xét thêm điều này, cũng giống
như Tướng quân Mạc Cửu v́ nhiều lần bị
quân Xiêm (Thái Lan) cướp phá đánh và
bắt cóc toàn gia. V́ không cam phận làm
hàng tướng mà chọn cách dâng đất Hà Tiên
cho Chúa Nguyễn để được sống yên trong
sự bảo trợ của Chúa Nguyễn. Ông Mạc Cửu
làm vậy do nhận xét chính sách chính trị
của Chúa Nguyễn tốt hơn và dân VN lại có
văn hoá hiền lành. Sao người Chăm không
nghĩ Vua Chúa Chăm sau thời Chế Bồng Nga
chấp nhận sự bảo hộ của Đại Việt là v́
đó là điều đó tốt hơn cho dân Chăm và
tránh được chiến tranh?
Lịch sử thế giới có một quốc gia lạc hậu
nhưng tư chất cực kỳ thông minh thành
rất khôn ngoan, sau nhiều năm xem xét
bàn thảo, nhận định khả năng chuyển đổi
tự lực và con đường ngắn nhất để bước
vào đỉnh cao văn minh tránh nguy cơ bị
đô hộ chiến tranh triền miên để lại sa
vào chiến tranh dành lại độc lập, quốc
hội nước này đă đệ tŕnh quốc hội Mỹ xin
làm một bang của nước Mỹ. Đó là đất nước
của thổ dân Hawaii nơi nuôi dưỡng Tổng
Thống Obama thành Tổng thống nước Mỹ.
Hawaii hiện đă có thu nhập hàng cao nhất
nước Mỹ th́ vấn đề không phải là nên
quay ngược bánh xe thời gian mà CSVN
phải có chính sách chính trị kinh tế tốt
cho tất cả người dân.
Nếu bị Trung Quốc đô hộ ngàn năm như
trong lịch sử khiến VN nay c̣n đói nghèo
th́ tôi thà xin chọn cho VN làm một bang
của nước Mỹ như Hawaii từng làm! Mexico
sát cạnh nước Mỹ mà vẫn là nước nghèo,
dân chúng c̣n vượt biên nhập cư trái
phép là do thiếu nền chính trị tốt.
Theo tác giả Ph. Gs. Po Dharma (Viện
Viễn Đông Pháp) “Chỉ cần hai lần chiến
thắng quân sự vào năm 1069 và 1471, Đại
Việt nuốt trọn một phần lănh thổ rộng
lớn của Champa chạy dài từ tỉnh Quảng
B́nh đến tỉnh B́nh Định. Trong khi đó,
dưới thời vua Chế Bồng Nga (1360-1390),
Champa đă hơn 7 lần chiến thắng quân sự
ở Thăng Long, nhưng không bao giờ nghĩ
đến việc xâm chiếm một mảnh nhỏ đất đai
nào của Đại Việt”. Chuyện lịch sử xa xưa
người sau khó thấy hết, nhắc lại quả là
buồn ḷng! Song dựa trên thực tế hai lần
chiến thắng cách nhau những 400 năm dù
quả t́nh Chăm Pa đă phải cắt đất chuộc
mạng và bồi thường chiến tranh, cũng
chưa thể kết luận là chiến tranh hoàn
toàn và luôn luôn do Đại Việt chủ động
đi xâm lược kiểu Trung Quốc luôn là phía
chủ động đánh VN.
Khi phía Nam bị Khmer Angkor đánh Chế
Bồng Nga quay về tấn công Đại Việt. Lợi
dụng nhà Trần suy yếu Chế Bồng Nga tiến
đánh nhiều trận thu lại các vùng đất
hiến tặng và bồi thường chiến tranh.
Chuyện ǵ xảy ra nếu Chế Bồng Nga thắng?
Không thể chắc chắn là Chăm Pa
đă đánh tận
Thăng Long rồi sẽ tự rút lui và không
bao giờ nghĩ đến việc xâm chiếm một mảnh
nhỏ đất đai nào của Đại Việt. Người sau
như chúng ta không thể ức đoán. Lần tiến
công vào Thăng Long lần thứ tư th́ Chế
Bồng Nga chết mở đầu cho suy sụp nhanh
chóng bởi chính người Chăm Pa cũng đă
quá khổ v́ chiến tranh triền miên. Làm
sao phát triển đất nước bằng chiến tranh
được!
Năm 2007 Danny Wong Tze-Ken là giảng
viên của Phân Khoa Sử ở Trường Đại Học
Malaya Mă-Lai viết trong bài “Relations
between the Nguyen Lords of Southern
Vietnam and the Champa Kingdom: A
Preliminary Study” đăng trong
Sejarah, Journal of the Department of
History University of Malaya, No.
5, 1997, trang 169-180:
“Việt Nam luôn luôn có cái quyết tâm là
làm thế nào để thắng được Champa và biến
vương quốc này thành một chư hầu hay
thuộc địa của ḿnh, sau cùng buộc vua
Champa phải đến Thăng Long (Hà Nội) để
triều cống. Dữ kiện lịch sử này đă chứng
tỏ rằng, mối bang giao giữa Việt
Nam-Champa là dựa trên mối quan hệ của
sự triều cống. Sau năm 1471, biên giới
giữa Việt Nam và Champa được đặt ở đèo
Cù Mông phía bắc Phú Yên. Biên giới này
giữ nguyên được 140 năm, cho đến khi có
cuộc xung đột có quy mô lớn giữa Việt
Nam và Champa lại bùng nổ”. ( Abd. Karim
dịch))
Đọc hai bài nghiên cứu tôi không hiểu
chủ trương của Đại Việt là xâm chiếm đất
đai hay triều cống không xâm chiếm đất
đai?
Trong lịch sử VN về Lê Văn Duyệt có nói
hàng năm vào dịp Tết Nguyên Đán Vua Cao
Miên đến thành Phiên An chúc thọ. Vậy là
“triều phục” nghe phủ dụ của vua Đại
Việt thôi chứ không phải là “triều
cống”. Chưa thấy tài liệu nói về triều
cống!
Thứ hai là người ta kết tội Hitler bằng
chứng tích các trại tù Do Thái và các
khu tàn sát bằng hơi độc, không ai nói
Hitler có “quyết tâm” ǵ. Không ai đọc
được tư tưởng của ai th́ không thể nói
ai đó đang đă nghĩ ǵ. Càng không ai bắt
tội một tư tưởng. Ai thương ghét khinh
khi ai cũng mặc, nhưng nếu đánh người,
nhục mạ bằng lời khiếm nhă là phạm pháp!
Gán Đại Việt (VN xưa) có quyết tâm nhưng
dẫn chứng là 140 năm hoà b́nh là mâu
thuẫn nguỵ biện thứ hai. Biên giới VN
chưa từng yên ổn với Trung Quốc c̣n có
quyết tâm mà có đến 140 năm trải qua ít
nhất 5 hay 7 triều vua là khó thể chấp
nhận “quyết tâm” xâm chiếm lănh thổ kiểu
“lề mề” đó!
Sự thật Chăm Pa và VN c̣n có một giai
đoạn hơn 300 năm không hề có chiến
tranh. Chăm Pa kư kết hoà b́nh với VN để
rảnh tay tiến đánh hay pḥng thủ mạn
phía nam với Khmer Angkor. Chăm Pa
và Khmer Krom
đô hộ qua lại, Khmer Angkor c̣n chiến
tranh triền miên với Thái Lan và
Myanmar. Cả hai Khmer Angkor và Chămpa
cùng suy tàn vỉ chiến tranh và tập trung
nguồn lực xây lăng mộ tượng đài giống
như Ai Cập với chuỗi Kim Tự Tháp vượt
quá sức người! Cho nên Khmer Krom và
Chăm Pa
suy tàn là do chiến tranh với nhau và
cùng theo đuổi cách dùng hết nguồn lực
xây lăng mộ tượng đài hoành tráng phục
vụ Vua Chúa.
Khmer Krom và Chăm Pa c̣n may mắn được
Đại Việt án ngữ, tránh được chủ nghĩa
bành trướng ngàn đời của Bắc Kinh. Nhiều
lần Trung Quốc tiến đánh Chăm Pa
và Khmer Krom
mà do không vận chuyển được lương thực
Nguyên Mông đành tự rút quân! Tiếc thay
Khmer Krom và Chăm Pa
không học được
cách tồn tại trong hoà b́nh. Không biết
xây dựng con người cho đất nước, lo xây
dựng đền đài, đúc tượng vàng phục vụ vua
chúa khiến ṃn mỏi sức dân và gợi ḷng
tham cướp phá nhau giống như Ai Cập xây
Kim Tự tháp. Lăng mộ đền đài là những
thứ không hồi đáp kinh tế cho dân. Trong
khi Đại Việt xưa rất biết nuôi dưỡng sức
dân chỉ xây Văn Miếu và ngôi chùa một
cột bé xíu mà chính là nơi nuôi dưỡng
nguyên khí quốc gia và một chí khí kiên
cường chống ngoại xâm cũng như tâm linh
Phật giáo hiền hoà khiêm cung.
Kể từ khi học đ̣i óc xâm chiếm của Trung
Quốc, tiến hành nội chiến, phá vỡ hiệp
định Paris CSVN Hà Nội bỏ qua cơ hội
thống nhất ḷng người và đang làm cho
đất nước suy tàn, ḷng người tan tác,
tiếp tục ghi những dấu vết sai lầm vào
lịch sử. Việt Nam nay cũng lạc lối như
vua chúa xưa lo xây lăng mộ tượng đài,
văn pḥng làm việc mà bày tượng lớn như
đền thờ rất kém văn hoá, dân chúng cũng
xây mộ phần như lăng tẩm khi chưa đủ
trường học từ mẫu giáo đến đại học và
càng không có sau đại học đúng nghĩa v́
chưa có pḥng thí nghiệm phục vụ khoa
học dù chỉ ở tầm nghiên cứu ban đầu, và
c̣n bao nhiêu mảnh đời cơ cực. Đó là lối
chính trị vong quốc xưa!
Trần Thị Hồng
Sương
(11.8.2009)
[1] Chúng tôi nêu ra câu chuyện đồn đăi
này với tất cả sự dè dặt, mong được nghe
ư kiến của những vị thông thạo tin tức
thời nay. Nếu đúng là như thế th́ quả là
CSVN bán nước cầu danh, hết sức đắc tội
với đất nước!
[2] Trích dẫn theo Champaka.