CẦN SỬA SAI CÁCH HÀNH XỬ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
Những ngày đầu tháng Sáu, thông tin về ba người phụ nữ Việt Nam ở ba miền đất nước, làm việc trong ba ngành nghề khác nhau, đến với tôi một cách ngẫu nhiên và thật trùng hợp. Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh ở Quảng Nam bị buộc thôi việc chỉ v́ khuyến khích học sinh t́m hiểu thêm những nguồn tài liệu nhiều chiều và đào sâu cảm nhận vẻ đẹp của Con người, vượt qua những vẻ ngoài bóng bẩy thần thánh mà một nhóm người chủ ư tạo ra. Đạo diễn Song Chi rời Sài G̣n để tỵ nạn chính trị ở Na-Uy, sau khi bị làm khó dễ trong công việc nghệ thuật của chị, chỉ bởi v́ chị thẳng thắn nói lên bức xúc của ḿnh về hiện trạng xă hội và tham gia biểu t́nh chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo Tổ Quốc. C̣n Luật sư Lê Thị Công Nhân ở Hà Nội, mặc cho t́nh trạng sức khỏe tồi tệ v́ cuộc sống kham khổ trong nhà tù, mà trạm xá trại giam không đủ khả năng chữa trị, vẫn bị chính quyền từ chối không cho đi điều trị ở bệnh viện.
Tôi đồng cảm với chị Song Chi, “chỉ là một người phụ nữ yêu công việc làm phim của ḿnh, chỉ muốn sống với mối bận tâm về công việc và gia đ́nh thôi, nhưng rồi cuối cùng cũng phải lên tiếng, để rồi đành phải rời khỏi đất nước…” Tôi thấy hổ thẹn cho nền giáo dục nước nhà khi một giáo viên trẻ, nhiệt huyết, mong muốn khơi dậy tính sáng tạo cho học sinh của ḿnh, th́ bị buộc thôi việc chỉ v́ đụng đến những danh từ và chủ đề “nhạy cảm.” Tôi khâm phục, nhưng xót xa cho chị Công Nhân, một người phụ nữ trẻ, có tài, dũng cảm – vâng, để sống thẳng thắn, để ngẩng cao đầu trong phẩm giá con người trong cái xă hội này dường như người ta phải trả giá đắt.
Cách hành xử mà Nhà nước đối xử với ba người phụ nữ ấy, theo tôi sự sai phạm đó không chỉ xảy ra lần này mà đây là vấn đề thường xuyên của Nhà nước từ lâu nay. Trước hết, là cách xử sự của chính quyền với công dân của ḿnh. Mới hôm qua, xem thời sự, nói về kết quả cuộc đối thoại Việt-Mỹ về quốc pḥng, an ninh, chính trị, Thứ trưởng Thường trực Bộ ngoại giao Phạm B́nh Minh c̣n phát biểu, đại ư như sau: Ít nhất ngồi lại được với nhau như vậy là điều tốt; phải ngồi lại, nói chuyện với nhau như vậy mới hiểu vấn đề, và giải quyết trọn vẹn vấn đề. Vâng, Nhà nước sẵn sàng ngồi lại với Mỹ, với Pháp, cựu thù của Việt Nam. Vậy mà với những công dân Việt Nam tâm huyết, họ chưa nghĩ, chưa làm được vậy. Đó không phải là điều trớ trêu cho dân tộc sao? Chị Song Chi hay cô giáo Bích Hạnh bị mất việc, đă bao giờ được ngồi lại với người có thẩm quyền, để giăi bày những bức xúc, những khát vọng cho đất nước, cho sự nghiệp trồng người? Họ sẽ không bao giờ được giải thích họ làm ǵ sai, v́ thực ra họ chẳng có ǵ sai cả. Sống và cống hiến cho những ǵ ḿnh tin tưởng, v́ đất nước, v́ Con người, chẳng có ǵ là sai cả.
C̣n trường hợp giam cầm chị Công Nhân, đây là vấn đề về đạo đức xă hội. Chính quyền hay cao giọng, Việt Nam có bản sắc văn hóa riêng, không được áp đặt mô h́nh nào cả. Vâng, câu này nên áp dụng cho Nhà nước trước. Cách hành xử của Nhà nước với chị ấy hoàn toàn không phù hợp với đạo lư của người Việt Nam. “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo,” Lời nói bất hủ ấy của Nguyễn Trăi mới thể hiện đạo lư của người Việt Nam, một nền văn hóa đề cao tinh thần nhân nghĩa. Nghĩa quân Lê Lợi đại thắng quân Minh, nhưng mở đường nhân đạo cho họ về nước, giữ ḥa khí lâu dài về sau. Vậy mà, trong thời b́nh, giữa những con người Việt Nam với nhau, cùng chia sẻ ước mong về một xă hội công bằng, dân chủ, tôi không thể hiểu tại sao người ta có thể làm ngơ trước bệnh tật của một phụ nữ chỉ v́ quan điểm khác biệt.
Viết bài này, tôi chạnh ḷng nhớ đến chị Phạm Thanh Nghiên, chị nuôi của chị Công Nhân và cũng là một phụ nữ đấu tranh cho dân chủ. Hè năm trước tôi c̣n được chuyện tṛ với chị qua điện thoại và biết tŕnh trạng sức khỏe của chị rất kém, c̣n bị hành hung. Hè năm nay, không biết chị bị giam ở đâu. Không ai biết, kể cả gia đ́nh. Người ta chỉ biết chị bị bắt v́ lư do "an ninh quốc gia," sau khi chị cùng nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa nộp đơn xin biểu t́nh.
Những trường hợp dân oan là phụ nữ bị đánh đập, hành hung, cả khi đi khiếu kiện lẫn khi ở tù, không phải là cá biệt, như trường hợp của chị Hồ Thị Bích Khương ở Nghệ An, chị Lê Thị Kim Thu ở Đồng Nai, vợ Mục sư Nguyễn Công Chính…. Với t́nh trạng thu hồi đất bừa băi để xây sân golf, xây dựng khu công nghiệp để rồi dự án bỏ hoang và quan tham chia chác đất để bán, t́nh trạng khiếu kiện đất đai và các vấn nạn xă hội xảy ra khi nông dân mất đất, mất nhà sẽ c̣n tiếp diễn. Người dân có quyền khiếu kiện, khiếu nại, trách nhiệm của cơ quan công quyền là phải giải quyết hợp t́nh, hợp lư, chứ không thể hành xử với công dân một cách bạo lực như vậy được. Nữa là với những người phụ nữ chân yếu tay mềm, không tiền không quyền, không có trong tay một tấc sắt.
Theo tôi, đă đến lúc Nhà nước cần quan tâm giải quyết đúng đắn những vấn đề này, trong tinh thần thượng tôn pháp luật. Các chị tuy là nhỏ bé, nhưng tiếng nói của các chị đă vang dội, cất lên giùm cho rất nhiều chị em phụ nữ cũng như nhiều người dân trong nước. Đất nước cần những người có tâm, có tài. V́ quyền lợi của thiểu số mà làm mất đi cơ hội phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân của những con người tâm huyết, là có tội với Tổ quốc.
Hoàng Lan
Hà Nội, 6.11.2009
--------------------------------------------------------
Tham khảo:
Cô giáo bị đuổi việc vì 'xuyên tạc đường lối'
4.6.2009
Cô giáo Bích Hạnh về dạy ở Quảng Nam theo diện 'thu hút nhân tài'
Một nữ thạc sỹ, giảng viên môn văn vừa bị Sở Giáo dục tỉnh Quảng Nam quyết định cho thôi việc vì vi phạm kỷ luật.
Báo Dân Trí trích quyết định của Sở Giáo dục nói rõ cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh, 28 tuổi, bị buộc thôi việc vì "đă vi phạm nghiêm trọng trong việc xuyên tạc đạo đức nhà giáo; sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền những nội dung trái với quan điểm của chính sách Nhà nước; xuyên tạc đường lối của Đảng, chủ trương pháp luật của Nhà nước, vi phạm quan điểm nội dung giáo dục trong việc cập nhập khai thác, truyền bá trang web phản động, phản giáo dục".
Cô giáo Hạnh trước khi bị cho thôi việc đã được nhận vào giảng dạy tại trường Trung học Phổ thông chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm theo diện 'thu hút nhân tài' của tỉnh Quảng Nam.
Nói chuyện với BBC từ Quảng Nam, nơi cô đang hoàn tất thủ tục chế độ, cô Bích Hạnh cho biết trong một số tiết dạy hồi năm ngoái, cô đã đề cập với các em học sinh một số bài viết trên các trang mạng hải ngoại như talawas và tienve.org với mục tiêu 'hướng dẫn các em biết cách tự học, tự đọc, tự tìm tòi phân tích thông tin'.
Tuy nhiên sau đó, theo phản ánh của học sinh, cô Hạnh đã bị điều tra làm rõ về việc "tuyên truyền tư tưởng phản động".
"Lúc chuyện xảy ra, tôi đang làm chủ nhiệm lớp 10 toán, và bị quyết định thôi không chủ nhiệm nữa. Thế nhưng, tôi vẫn được giảng dạy bình thường, cho tới gần đây khi Sở có quyết định cho thôi việc."
'Chưa có dự định'
Chính thức từ 01/06, thạc sỹ Nguyễn Thị Bích Hạnh đã phải ngừng việc giảng dạy.
Cô Hạnh cho biết sau khi hoàn thành thủ tục chế độ, cô sẽ về quê ở Nghệ An nhưng "chưa có dự định gì rõ ràng".
Cô nhận định: "Việc dạy học của tôi trong tương lai có lẽ sẽ khó khăn với hồ sơ như thế".
Được biết, cô Bích Hạnh là người Công giáo, đã tham gia giảng giáo lý tại Nhà thờ Tam Kỳ hai năm nay và từng hiệp thông với Nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội trong các vụ việc gây tranh cãi hồi năm ngoái.
"Người ta cho rằng tôi là người Công giáo, lý lịch lại không tốt vì bố tôi đã phải đi cải tạo 20 năm cho nên tôi có 'tư tưởng khác'".
Tuy nhiên theo cô Hạnh, điều này không được ghi trong các văn bản hồ sơ chính thức của ngành giáo dục.
Khi được hỏi liệu việc giới thiệu các website hải ngoại không được lưu hành trong nước tới học sinh có phải là vi phạm quy định hay không, cô Bích Hạnh trả lời: "Tôi không nghĩ như thế, vì nhiều giáo sư nổi tiếng của Việt Nam đều đã viết bài đăng trên các website đó".
"Cho dù các trang web đó chưa được chính thức ở Việt Nam nhưng học trò bây giờ, dù chính thức hay không, các em vẫn đọc và đọc rất nhiều."
"Đó là mong muốn và nguyện vọng chính đáng của các em."
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090604_teacher_sacked.shtml
Một đạo diễn VN xin tỵ nạn chính trị
Trà Mi, phóng viên đài RFA
2009-06-04
Nữ đạo diễn Song Chi ngày mới đến Nauy. Photo courtesy by Song Chi
Sau các bài viết trên blog cá nhân thẳng thắn bày tỏ quan điểm về những điều bất cập-bất công trong xă hội và tham gia biểu t́nh chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa-Trường Sa, nữ đạo diễn Song Chi đă gặp không ít rắc rối với chính quyền.
Từ đó, tất cả hợp đồng của chị với các hăng phim và đài truyền h́nh trong nước lập tức bị cắt ngang dù chị từng là đạo diễn cho hai bộ phim đoạt giải của TFS nhan đề “Nữ bác sĩ”, Giải Vàng Liên hoan phim Truyền h́nh toàn quốc tháng 1/2008, và phim “Phố Hoài”, Giải khuyến khích Hội điện ảnh Việt Nam 2002.
Có vấn đề về mặt chính trị
Đạo diễn Song Chi vừa được chính phủ Nauy cấp quy chế tị nạn chính trị. Chị đă dành cho Trà Mi cuộc phỏng vấn đầu tiên sau khi đặt chân tới Nauy.
Đạo diễn Song Chi cho biết:
Đạo diễn Song Chi: Có rất nhiều lư do khiến tôi quyết định rời khỏi Việt Nam. Nhưng tóm lại, môi trường Việt Nam đối với tôi không c̣n là nơi mà tôi có thể sống và làm việc tốt như tôi mong muốn nữa.
Đầu tiên là tháng 4-5 năm ngoái, bộ phim dài 36 tập Chi chuẩn bị bấm máy cho Đài truyền h́nh TPHCM đă bị ngưng lại. Sau đó, hầu như Chi không thể làm bất cứ việc ǵ cả, bởi v́ ở Việt Nam, khi một đạo diễn được biết rằng “có vấn đề về mặt chính trị” th́ các đài truyền h́nh, các hăng phim họ rất ngại mời.
Trà Mi: Một số người thắc mắc là hiện nay có rất nhiều những tiếng nói bất đồng gặp nhiều khó khăn với chính quyền hơn chị nữa. Điển h́nh như các thành viên trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự do chẳng hạn anh Điếu Cày, chị Tạ Phong Tần..v..v..Thế nhưng v́ sao trường hợp của chị lại đựơc chiếu cố cho đi tị nạn dễ dàng như vậy? Ư kiến của chị như thế nào?
Đạo diễn Song Chi: Chi ra đi theo quy chế bảo trợ của một tổ chức gồm các nước Châu Âu dành cho các trường hợp văn nghệ sĩ-trí thức gặp phải những vấn đề khó khăn với chính quyền của họ.
Mỗi năm họ nhận rất nhiều hồ sơ của nhiều trường hợp khác nhau, ở các quốc gia khác nhau. Với trường hợp của Chi, Nauy là nước đă tiếp nhận Chi như là một guest writer của họ.
Nói lên những điều người dân không nói được
Trà Mi: Những người trong nước biết đến chị không những với tư cách là một đạo diễn mà c̣n là một blogger có nhiều bài viết mạnh dạn chống lại những bất công-bất cập trong xă hội. Giờ đây, khi đă ra khỏi nước rồi, chị có c̣n quan tâm đến những điều ấy nữa không?
Đạo diễn Song Chi: Tôi đă, đang, và vẫn luôn luôn quan tâm đến số phận của đất nước tôi, dân tộc tôi, cho dù có sống ở bất cứ nơi nào trên trái đất này.
Bây giờ khi đă sống trong một đất nước tự do, dân chủ như Nauy th́ tôi biết rằng ḿnh đă có thể sống một cuộc sống b́nh yên.
Và tất nhiên tôi rất mong muốn ḿnh sẽ có thể tiếp tục đựơc làm nghề, có cơ hội để thực hiện những bộ phim góp phần nói lên những điều mà rất nhiều người dân Việt Nam thấp cổ bé họng muốn nói nhưng lại không nói đựơc.
Trà Mi: Nhưng một cách cụ thể, chị làm cách nào hoặc có những phương án nào để biến những giấc mơ của ḿnh thành hiện thực?
Đạo diễn Song Chi: Bước đầu tiên, họ bảo trợ cho Song Chi ở đây 2 năm. Trong thời gian 2 năm đó, họ cũng sẽ bảo trợ một phần cho ḿnh thực hiện một dự án làm phim. Và cái phim đó tất nhiên là cũng về các vấn đề của Việt Nam thôi. Bởi lẽ thực tế mối bận tâm lớn nhất của Chi luôn luôn là về Việt Nam, về đất nước ḿnh thôi.
Trà Mi: Một số trường hợp khi c̣n trong nước th́ họ đấu tranh mạnh mẽ, nhưng khi ra được bên ngoài rồi th́ trở nên im hơi lặng tiếng với những vấn đề quan tâm ở Việt Nam. Chị có suy nghĩ ǵ về điều này?
Đạo diễn Song Chi: Điều đó cũng dễ hiểu thôi. Khi chúng ta đến sống trong một đất nước xa lạ, phải bận rộn, vất vả với việc hội nhập và t́m một chỗ đứng trong xă hội mới, chúng ta rất dễ buông xuôi theo cuộc sống và không c̣n muốn làm ǵ nữa.
Nhưng tôi nghĩ, mọi người phải tự vượt qua điều đó thôi. Rất may là trên thế giới ngày nay có internet. Cho nên mỗi con người dù sống ở mỗi quốc gia khác nhau, nhưng nếu đồng chí hướng, nếu có ḷng th́ vẫn t́m được nhau để chia sẻ và cùng nhau làm những điều có ích cho một tương lai tốt đẹp hơn của đất nước.
Trà Mi: Nhiều ư kiến cho rằng ra đi v́ lư tưởng tranh đấu, nhưng khi đi đựơc rồi th́ không c̣n lư tưởng đó, th́ cũng không đem lại đựơc hiệu quả ǵ cho quê hương Việt Nam. Chị có chia sẻ quan điểm này không?
Đạo diễn Song Chi: Tôi nghĩ rằng ở trong nước hay ở bên ngoài đều có những cái khó và cái dễ.
Trong nước th́ rơ ràng có không khí hơn, được ở ngay trong ḷng đất nước như vậy, hàng ngày nh́n thấy những điều diễn ra ngay trước mắt, và có chung quanh đông đảo bạn bè để nuôi trong ḷng ngọn lửa bức xúc hàng ngày.
Nhưng ngựơc lại, cái khó là nhiều khi muốn làm một điều ǵ đó hay muốn lên tiếng về điều ǵ đó th́ rất là khó. C̣n ra ngoài được sống trong một đất nước tự do, nhưng ngược lại, ḿnh dễ bị đời sống hàng ngày cuốn đi. Ḿnh lại không có cộng đồng chung quanh nữa.
Cái nào nó cũng có cái khó và cái dễ. Mỗi người cũng phải bằng mọi cách để nỗ lực nếu thực sự ḿnh đă suy nghĩ rằng ḿnh sống để làm ǵ.
Càng thương cho người Việt Nam hơn
Trà Mi: Nhiều người trong nước chắc cũng chưa h́nh dung được những nước bên ngoài, nói là tự do, nhưng không biết tự do đến mức độ nào. Bây giờ sau hơn một tháng định cư tại Nauy, nh́n lại Việt Nam, chị có so sánh ǵ không?
Đạo diễn Song Chi: Chi mới đến Nauy 1 tháng thôi, nhưng Chi nghĩ rằng ḿnh càng đi xa, càng sống lâu bên ngoài th́ ḿnh sẽ càng rất thương cho người Việt Nam là tại v́ rơ ràng ở các quốc gia khác, người ta thật sự rất tự do, rất dân chủ, và rất tôn trọng con người.
Nhân dân của họ muốn ư kiến như thế nào, muốn biểu t́nh, muốn lên tiếng, hoàn toàn người ta có thể làm được. Họ có tất cả những quyền lợi được bảo vệ từ bé cho đến khi về già.
Ở Việt Nam th́ mỗi người phải tự bảo vệ ḿnh thôi, bởi v́ không thể trông cậy vào ai khác.
Người Việt Nam không có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Ḿnh không có báo chí tư nhân. Hơn 700 tờ báo trong nước vẫn thuộc một tổng biên tập chung là Trưởng Ban khoa giáo trung ương. Có sự chỉ đạo, có sự kiểm soát về nội dung cả.
Quyền tự do biểu t́nh ḿnh lại càng không có. Ví dụ như năm ngoái, Chi cùng bạn bè biểu t́nh chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa- Trường Sa, chứ không hề bao giờ dám biểu t́nh chống lại nhà nước Việt Nam, mà cũng đă không được phép rồi.
C̣n những điều ḿnh muốn nói, muốn lên tiếng hoàn toàn với tinh thần xây dựng đất nước, mong muốn xă hội tốt đẹp hơn, th́ rất nhiều điều cũng không thể nói được. Đó là những ví dụ cho thấy rằng người ta có tôn trọng nhân quyền, tôn trọng nhân dân hay không.
Trà Mi: Từ một người đạo diễn thành danh trong nước trở thành một người tị nạn chính trị ở Nauy, chị có điều ǵ muốn chia sẻ, muốn nói với những người quan tâm?
Đạo diễn Song Chi: Hiện trạng đất nước, xă hội Việt Nam ngày nay bày ra trước mắt những người dân Việt c̣n có lương tri quá nhiều những vấn đề, quá nhiều những nỗi bức xúc như vậy.
Thật ra tôi cũng chỉ là một phụ nữ yêu công việc làm phim của ḿnh, chỉ muốn sống với mối bận tâm về công việc và gia đ́nh thôi, nhưng rồi cuối cùng cũng buộc phải lên tiếng, để rồi đành phải ra đi rời khỏi đất nước như hiện nay.
Ra đi để tíêp tục cái điều mà ḿnh nhận thấy là ḿnh cần phải làm ǵ từ khi c̣n ở trong nước, chứ không phải ra đi chỉ để t́m sự yên ấm cho riêng ḿnh thôi.
Nh́n sự phát triển của đất nước người ta, nh́n người dân trong một đất nước, xă hội tự do họ được sống trong điều kiện như thế nào, để rồi càng xót xa cho Việt Nam nhiều hơn. Và thật ḷng là chỉ khao khát một ngày nào đó đất nước thay đổi để có thể trở về mà thôi.
Trà Mi: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn chị Song Chi đă dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Đạo diễn Song Chi: Cảm ơn chị Trà Mi rất nhiều.
Luật sư Lê Thị Công Nhân bị bệnh trong tù, không có thuốc chữa trị
Nữ luật sư Lê Thị Công Nhân bị kêu án 4 năm tù trong phiên xử sơ thẩm ngày 11 Tháng Năm 2007 rồi giảm xuống c̣n 3 năm tù 3 năm quản chế trong phiên xử cuối Tháng Mười Một 07 chỉ v́ đấu tranh đ̣i tự do dân chủ và nhân quyền. (H́nh: AFP/Getty Images chụp qua màn truyền h́nh trực tiếp phiên ṭa hiếm hoi mà báo chí ngoại quốc được dự).
Saturday, June 06, 2009
HÀ NỘI (NV) .- Nữ Luật Sư nhân quyền Lê Thị Công Nhân đang bị chứng bệnh mắt và sự đau nhức ở trong tù nhưng không được chữa trị.
Trong lần thăm con gái mới đây, bà Trần Thị Lệ cho hay như vậy về t́nh trạng sức khỏe của nữ Luật Sư Lê Thị Công Nhân đang bị giam giữ tại nhà tù tỉnh Thanh Hóa.
“Khi thăm con gái hồi giữa tháng, con tôi cho biết bị đau nhức rất nhiều và trên mắt có một cái mụn nên tôi rất lo”. Bà Trần Thị Lệ nói với báo Người Việt.
Thỉnh thoảng, theo lời bà Lệ, báo chí trong nước đăng tin cho biết mắt của người ta có cả giun sán lên tới đây v́ t́nh trạng ăn uống mất vệ sinh và kham khổ. Trứng giun trứng sán đi vào máu rồi luân lưu chạy lên tới mắt và phát triển rồi nằm trong một cái bọc ở đó.
“Điều này làm cho tôi lo ngại và đă làm đơn xin họ cho con tôi đi ra bệnh viện bên ngoài khám và chữa bệnh”. Bà nói.
L.S Nhân bị chứng viêm mũi măn tính từ trước khi ở tù nên phải uống thuốc thường xuyên. Bà Lệ vẫn gửi thuốc vào trong tù cho con mỗi khi đi thăm và tiếp tế mỗi tháng một lần.
Theo lời bà Lệ, nhà tù chỉ có một số thuốc chữa trị một vài loại bệnh thông thường chứ không có khả năng và thuốc men chữa trị các chứng bệnh đ̣i hỏi đến chuyên môn của bác sĩ và thuốc đặc trị, chưa nói tới chuyện cần giải phẫu. Bà cho hay phải chờ xem họ cứu xét lá đơn xin chữa bệnh ra sao và phải mất cả tháng nữa may ra mới biết kết quả. Khi đó, bệnh có thể nặng thêm trong khi thuốc chữa trị không có.
Hiện L.S Nhân đang bị giam chung với khoảng 60 người trong một căn pḥng chật hẹp mà mỗi người chỉ được chia cho bề ngang 80cm, chiều dài 2m.
“Bây giờ là mùa nóng, gió Lào thổi rất nóng mà từng ấy con người phải cài vào nhau trong một pḥng tù nhỏ như vậy th́ phải hiểu là người ta phải chịu đựng như thế nào”. Bà nói.
Khi được hỏi về t́nh trạng trong tù, bà Lệ cho hay con gái bà chỉ cho biết “vẫn vậy, không có ǵ thay đổi” và chỉ quan tâm về chuyện bên ngoài. Trước đây, L.S Nhân từng cho hay tất cả các nữ tù đều phải múc nước giếng tắm truồng ở giữa trời bất kể trời nóng gắt mùa Hè hay giá lạnh cắt thịt mùa Đông.
Luật Sư Lê Thị Công Nhân, năm nay 30 tuổi, bị vu cho tội “Tuyên truyền chống nhà nứơc” CSVN theo điều 88 của Luật H́nh Sự trong khi hiến pháp th́ nói người dân có quyền tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội.
Phiên ṭa sơ thẩm ngày 11 Tháng Năm 2007 đă kêu án 4 năm tù và ba năm quản chế. Cùng một vụ án, Luật Sư Nguyễn Văn Đài bị 5 năm tù và 4 năm quản chế.
Trước sự đả kích mạnh mẽ của thế giới, chế độ Hà Nội đă giảm án tù 1 năm cho mỗi người trong phiên xử phúc thẩm cuối Tháng Mười Một 2007. Các luật sư biện hộ đă nêu ra cho thấy ṭa án CSVN đă hoàn toàn vi luật trong thủ tục h́nh sự tố tụng cũng như các sự gán ghép tội trạng đều khiên cưỡng và hoàn toàn vu cáo. Đây chỉ là sự dàn dựng để chế độ Hà Nội bỏ tù những ai dám thách đố quyền lực thống trị độc tài của đảng CSVN nên họ sẵn sàng xài luật rừng để đạt điều họ muốn.
Trước khi có phiên ṭa phúc thẩm, Nguyễn Tấn Dũng công du Ba Lan (giữa Tháng Chín 2007). Khi bị báo chí nước này chất vấn về t́nh trạng vi phạm nhân quyền và vụ án Lê Thị Công Nhân, Nguyễn tấn Dũng đă nói rằng nếu nước Ba Lan nhận, chế độ Hà Nội cho L.S Nhân đi ngay.
Tuy nhiên, L.S Lê Thị Công Nhân đă cương quyết từ chối. Hơn một lần, Bộ Công An CSVN cử người tới điều đ́nh với L.S Nhân và cả với bà Trần Thị Lệ yêu cầu bà thuyết phục con gái, đề nghị “nhận tội và xin khoan hồng” th́ sẽ được trả tự do sớm. Tuy nhiên, L.S Nhân đă cương quyết từ chối.
Trong một lần tiếp xúc với báo Người Việt, bà Lê cho hay viên chức Bộ Công An CSVN đem đến cả giấy và bút sẵn sàng để bà viết đơn “kiến nghị” thay cho con gái xin “khoan hồng”. Nhưng bà cho hay phải hỏi ư kiến con gái.
Trước khi bị bỏ tù, nữ Luật Sư Lê thị Công Nhân từng tuyên bố sẽ không bao giờ đầu hàng hay thỏa hiệp với một chế độ không tôn trọng quyền làm người của người dân.
Được biết, trong các cuộc đối thoại nhân quyền với chế độ Hà Nội, chính phủ Hoa Kỳ cũng như Liên Âu đều coi trường hợp L.M Nguyễn Văn Lư, L.S Lê Thị Công Nhân, L.S Nguyễn Văn Đài là những trường hợp điển h́nh và quan tâm hàng đầu đ̣i phải được trả tự do tức khắc.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=96105&z=1
Nhà dân chủ Phạm Thanh Nghiên bị hành hung ở Hải Pḥng
Cô Phạm Thanh Nghiên. Photo courtesy of ThanhNienLacViet
Hiền Vy, thông tín viên đài RFA
2008-07-06
Hôm thứ Sáu 4-7 tại Hải Pḥng, thêm một người trẻ ủng hộ dân chủ đă bị đánh đập tàn tệ ở giữa đường giữa phố. Trả lời RFA, cô Phạm Thanh Nghiên cho biết cô đă bị chận đánh trên đường về nhà.
Liên tiếp trong những ngày qua, nhiều nhà dân chủ trong nước đă bị đánh đập, hàng hung. Mấy hôm trước, tại Lạng Sơn các nhà dân chủ Phạm Văn Trội, Ngô Quỳnh, Nguyễn Đức Chính bị chận đánh, hàng hung khi đi thăm thân mẫu của nhà dân chủ Vi Đức Hồi.
Đến cuối tuần này tại Hải Pḥng, lại thêm một nhà tranh đấu ủng hộ dân chủ cũng bị đánh đập tàn tệ ở giữa đường giữa phố. Nhiều người dân chúng kiến cảnh đánh đập phụ nữ đă xúm vào can thiệp nhưng lại bị hăm dọa và đuổi đi.
Ngay sau khi được tin nhà dân chủ Phạm Thanh Nghiên bị hành hung trên đường về, sau khi ghé thăm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa vào ngày thứ Sáu, mùng 4 tháng 7, thông tín viên Hiền Vy của đài Á Châu Tự Do đă liên lạc được với cô Thanh Nghiên và cô cho biết sự việc đă xảy ra:
1 người đánh, 3 người đứng xem
Phạm Thanh Nghiên: Tôi bị hành hung vào chiều hôm nay, vào lúc khoảng 5 giờ chiều, giờ Việt Nam. Khi tôi đến thăm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa sáng nay, th́ gia đ́nh nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và tôi đă phát hiện ra là có 2 thanh niên ngồi ở bên đường để theo dơi chúng tôi.
Việc này không lạ ǵ với chúng tôi v́ chúng tôi vẫn thường bị an ninh theo dơi như vậy. Khi tôi từ giă ra về th́ họ lại bám theo tôi. Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và tôi đều biết là họ đang theo đằng sau. Đi được nửa chặn đường th́ họ ép xe đạp của tôi vào lề đường.
Họ đi bằng 2 xe gắn máy và có 4 thanh niên, họ giật mũ, giật khẩu trang của tôi, sau đó th́ họ đấm liên tục vào mặt và vào đầu của tôi rất là đau. Sự việc xảy ra rất là nhanh, tôi không thể nào lường trước được.
Họ đánh rất bất ngờ, một người đánh c̣n 3 người kia th́ đứng nh́n. Khi người dân đi đường can thiệp th́ 3 người kia đe doạ và đuổi người dân đi, không cho ai can cả và họ tiếp tục đánh vào đầu, vào thái dương và vào mặt của tôi.
Khi tôi hỏi họ tại sao lại đánh tôi và tôi khẳng định họ là công an th́ họ mới dừng tay và bỏ đi. Trong lúc đánh tôi, họ chửi tôi bằng những danh từ rất tục tĩu, bẩn thỉu, họ c̣n đe dọa là tôi phải ngừng ngay lại những việc đang làm và cảnh cáo tôi là sẽ c̣n nhiều lần sau nữa nếu tôi không nghe lời họ…
Theo lời cô Phạm Thanh Nghiên th́ những người này đă cố ư chọn quăng đường vắng vẻ để ra tay:
Phạm Thanh Nghiên: Họ có sự sắp xếp và tính toán rất kỹ. Nếu họ đánh sớm hơn một tí th́ rất đông người, hoặc là chỉ thêm một tí nữa, khi tôi ra tới đường lớn th́ cũng có nhiều người. Họ đă chọn nơi vắng vẻ để đánh tôi.
Đường đó thuộc về đường cao tốc nên không có nhiều người lắm. Mà những người toan can thiệp th́ họ lại ngăn cản và khi tôi nói họ là công an th́ những người dân kia càng sợ và không dám can thiệp nhiều.
Bị đánh v́ cổ vơ dân chủ
Khi được hỏi có biết lư do nào cô đă bị hành hung không, Phạm Thanh Nghiên trả lời:
Phạm Thanh Nghiên: Tôi có những phát biểu và bài viết cổ xúy cho nhân quyền, dân chủ tại Việtnam, đặc biệt là bài viết mới nhất của tôi gần đây là “Chuyến đi nhậy cảm” viết về chuyến đi thăm luật sư Lê Thị Công Nhân là em kết nghĩa của tôi.
Và cùng với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Vũ Cao Quận, cùng ở Hải Pḥng chúng tôi đă viết chung một lá đơn xin phép được biểu t́nh. Chúng tôi đă nhận được phúc đáp từ Ủ Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội, từ chối không cho chúng tôi biểu t́nh.
Và lúc về đến nhà th́ cô nhận được giấy mời đi làm việc vào sáng thứ Bảy, ngày 5 tháng 7.
Vậy mà chiều nay khi bị đánh xong, tôi về đến nhà th́ đă có giấy mời, bên ngoài phong b́, ghi là của Đảng Ủy, Hội Đồng Nhân Dân, Ủy Ban Nhân Dân, Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc vùng Đông Hải, mời tôi 8 giờ sáng mai, là ngày 5 tháng 7, đến làm việc, với ủy ban nhân dân phường, nội dung là để nghe trả lời của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội về kiến nghị của tôi.
Tôi xin nói thêm về nội dung này, thật ra th́ tôi chưa có một kiến nghị ǵ mà trong giấy mời này họ ghi là để trả lời kiến nghị của tôi, thế th́ không biết họ lấy kiến nghị ở đâu mà bản thân tôi th́ tôi nghĩ họ không có đủ thẩm quyền để mời tôi.
Hơn nữa Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội đă có công văn phúc đáp cho tôi ngày 30 tháng 6 vừa rồi, cho nên nội dung mà họ quy trong giấy mời này là không cần thiết, nên ngày mai tôi sẽ không đi với lư do đó cộng thêm với việc tôi bị hành hung chiều nay, rất đau đớn nên tôi sẽ không đi.
Mong dư luận quan tâm
Cô cũng cho biết là cô bị đánh trong lúc đang bị bệnh:
Phạm Thanh Nghiên: Cách đây vài hôm tôi bị ốm, có đi bác sĩ khám nghiệm, th́ bác sĩ cho biết tôi không có vấn đề ǵ nghiêm trọng cả. Khi tôi đi khám bệnh như vậy th́ tất nhiên cũng có công an theo dơi, nhưng việc công an đi theo th́ không có ǵ lạ đối với các người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong quốc nội, cho nên tôi không quan tâm lắm về việc họ theo dơi, tức là tôi bị đánh trong lúc họ biết tôi đang đau ốm…
Và cô Phạm Thanh Nghiên nhắn nhủ:
Phạm Thanh Nghiên: Xin gửi lời cảm ơn đến quí thính giả đă quan tâm đến cá nhân tôi cũng như quan tâm đến các nhà tranh đấu dân chủ trong nước. Mong muốn làm sao tạo ra dư luận rộng răi, trước hết là lá đơn xin biểu t́nh của chúng tôi, đó là việc tâm huyết và tôi nghĩ rằng, v́ việc làm đó mà tôi phải gánh chịu hậu quả như chiều hôm nay.
Tôi cũng rất mong muốn dư luận lên tiếng và ủng hộ tinh thần cho chúng tôi, lên tiếng mạnh mẽ để dư luận biết được t́nh h́nh trong nước. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, các nhà dân chủ Phạm văn Trội, Ngô Quỳnh và Nguyễn Đức Chính bị hành hung khi đi thăm mẹ của ông Vi Đức Hồi trên Lạng Sơn.
Những người này đă bị đánh và chỉ trong có vài ngày, th́ đến trường hợp của tôi hôm nay, là một phụ nữ mà chỉ trong có vài ngày đă xảy ra bao nhiêu vụ việc như vậy
Xin cảm ơn quí đài đă quan tâm tới tôi!
Bà Hồ Thị Bích Khương ra tù
Bà Hồ thị Bích Khương, một dân oan đồng thời cũng là thành viên Khối 8406
Thiện Giao, phóng viên RFA
2009-04-27
Bà Hồ Thị Bích Khương, một dân oan, rồi đi vận động cho dân oan, sau đó tham gia vận động dân chủ, tham gia khối 8406 vừa được trả tự do sau 2 năm tù.
Bà Bích Khương được trả tự do lúc 11 giờ sáng hôm nay, 26 tháng Tư, 2009. Và vài giờ đồng hồ sau khi về đến nhà tại Nghệ An, qua sự giúp đỡ của nhà dân chủ Nguyễn Khắc Toàn, chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn đầu tiên với người vừa được trả tự do.
Mời Qúy Thính Giả theo dơi cuộc phỏng vấn của biên tập viên Thiện Giao với bà Hồ Thị Bích Khương.
Thiện Giao: Chúc mừng chị về với gia đ́nh. Xin hỏi về t́nh h́nh sức khỏe của chị.
Bích Khương: Tuy không bằng những ngày c̣n ở ngoài xă hội. Sức khỏe của Bích Khương cũng tạm tạm, không khỏe lắm anh ạ.
Thiện Giao: Cảm giác của chị khi trở lại với cuộc sống gia đ́nh?
Bích Khương: Được trở về với gia đ́nh, rất vui nhưng cũng rất buồn. Nh́n thấy gia đ́nh, chỉ có mẹ và con tiêu điều xơ xác. Buồn lắm.
Mẹ già, con nhỏ, nhà cửa bộn bề. Nương vườn, cỏ cây nhiều quá. Nh́n buồn quá. Nhưng cũng vui v́ bây giờ có thể săn sóc họ.
Chuyện trong tù
Thiện Giao: Trong tù, người ta đối xử với chị ra sao?
Bích Khương: Ngay ngày tạm giam là ngày 18 tháng Năm, 2006, Bích Khương bị 1 người tên là Hồ Trung Công đánh sặc máu mồm. Bây giờ Bích Khương vẫn c̣n giữ áo máu, mang về đây.
Khi vào trại, vừa đang sắp đồ, th́ một công an tên Phúc, lừ lừ, nói “con ni, mi có sắp vào hàng không?”
Đang ngơ ngác v́ không thấy có lệnh sắp hàng ǵ cả, th́ nó đá Bích Khương vào mặt. Bích Khương ném cái túi đang cầm vào chân. Nó đá Bích Khương ngă xuống đất.
Nó tiếp tục dẫm lên mặt. Nó dùng dùi cùi đánh vào người ḿnh. Nó đánh đến 23 dùi cui. Bích Khương đau quá, không đếm được nữa. Nó tiếp tục đánh. Đau quá, ḿnh cong người lại, đầu nổi lên, thế là nó lấy chân đi giày dẫm vào mặt. Sau này, Bích Khương sờ vào là thịt cứ bóc ra khỏi g̣ má.
Nó đánh măi, cả 3 người cùng đánh. Một người tên Phan Văn Bảy, một người tên Phúc, người thứ ba về sau phạm nhân trong tù nói là Phan Văn Hùng.
Họ đánh đến lúc Bích Khương ngất xỉu. Không biết bao lâu. Sau khi tỉnh dậy, th́ người tên Bảy nói: “Tỉnh dậy đập nữa, không chết đâu mà sợ.”
Họ đưa Bích Khương vào trạm xá, đến buổi chiều chưa gượng dậy được. Họ đến, và Phan Văn Bảy tiếp tục lấy chùm ch́a khóa mở cửa để đánh Bích Khương.
Lúc này Bích Khương sưng hết cả người, mặt cũng sưng. Từ thắt lưng xuống đến phía dưới đầu gối tím đen. Không nằm được, quần không cúc lại được.
Nó lại đánh tiếp. Bích Khương cứ cố gắng chịu đựng. Rồi một trong 2 thằng Phúc và Bảy bảo 1 phạm nhân đi lấy dùi cui.
Người này đang lưỡng lự, hắn nói to: “Tao đập mày chết bây giờ.” Người này chạy đi lấy dùi cui. Và Phan Văn Bảy tiếp tục đánh vào Bích Khương.
Cứ tiếp tục chịu đựng. Thế rồi thằng tên Phúc nói: “Đánh vào mắt cá chân ấy.”
Bích Khương không hiểu tại sao. Có thể là v́ vết thương phía trên nặng quá.
Nó tiếp tục đánh vào 2 mắt cá chân.
Một lát, nó nói: “Mày có mở mồm ra không?”
Bích Khương không biết nó bảo mở mồm để làm ǵ. Về sau, Bích Khương hiểu ra. Khi họ đánh phạm nhân, th́ phạm nhân xin chúng nó. Bích Khương th́ không xin. Nên nó đánh măi.
Lát sau, h́nh như họ mỏi tay, họ nói: “Không biết da thịt nó làm bằng ǵ?”
Thằng Phúc th́ tiếp tục dùng chân đi giày dẫm vào mặt Bích Khương. Dẫm đến ngẹt thở rồi bỏ đi, và nói: “Tuần sau vào làm việc đánh tiếp.”
Tiếp tục tranh đấu
Thiện Giao: Thưa, mẹ chị được thăm chị bao nhiêu lần trong tù?
Bích Khương: Cả mẹ và con đều không được thăm. Bây giờ về, họ cũng không được nhận ạ!
Chỉ có chị gái được thăm 1 lần hồi c̣n trong tù, lúc biết Bích Khương bị đánh đập. Chị gái có nói một người ở nước ngoài gọi về, hỏi có c̣n vết thương không, họ muốn đến kiểm tra. Chị gái nói “có.” Thế rồi điện thoại bị ngắt!
Từ đó trở đi, Bích Khương không được gặp người nhà nữa. Không một thông tin nào ra được. Bích Khương bị biệt giam; họ dùng pḥng lao của trạm xá để biệt giam, không tiếp xúc với phạm nhân nào cả.
Thiện Giao: Khởi thủy, chị là một dân oan, sau đó đi vận động giúp dân oan, rồi sau nữa tham gia các phong trào vận động dân chủ, tham gia khối 8406. Những hành động này có lẽ đă đưa chị đến hậu quả như chị vừa kể. Chị có hối hận về những ǵ đă làm không?
Bích Khương: Không!
Bích Khương chỉ cảm thấy rằng ḿnh chưa đổ hết sức lực của ḿnh để tham gia đấu tranh.
Ḿnh chỉ tiếc là chưa đấu tranh chưa hết sức ḿnh. Thậm chí có lúc che dấu đấu tranh của ḿnh.
Bích Khương không bao giờ ân hận. Bích Khương chỉ muốn được đấu tranh, măi măi đấu tranh, cho đến khi chết chứ không thể dừng lại được nữa.
Thiện Giao: Xin cảm ơn thời gian chị dành cho chúng tôi. Và một lần nữa xin được chúc chị sức khỏe.
Câu Chuyện Hồ Thị Bích Khương Trước Khi Vào Nhà Tù
Tên tôi là Hồ Thị Bích Khương sinh năm 1967. Quê quán : Xă Nam Anh - huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An Việt Nam hiện cư trú tại địa chỉ trên. Tôi viết bản tường tŕnh và tố cáo này về việc dân khiếu kiện tỉnh Nghệ An bị chính quyền trù dập, công an tỉnh Nghệ An trắng trợn đàn áp, đánh đập dă man dân lành vô tội ngay trước trụ sở văn pḥng tiếp dân của tỉnh đặt tại thành phố Vinh - Nghệ An ngày 16/4/2007 vừa qua sự việc diễn biến như sau.
Khi vừa đến cổng trụ sở văn pḥng tiếp dân, tôi bị ngay tên công an bảo vệ chặn lại hạch sách không cho vào. Việc này tôi không hiểu do sự chỉ đạo của ông chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An hay là của Bộ công an ra lệnh từ Hà Nội ??!! Cái lệnh quái gở và hoàn toàn trái pháp luật đó tôi không biết từ đâu phát ra và đă sai bảo lực lượng canh giữ cơ quan tiếp dân của tỉnh Nghệ An mà bọn họ răm rắp chấp hành tận tụy đến như vậy ??!! Khi tôi vừa bước chân đến cổng th́ bị tên công an đứng trước chặn lại với gương mặt đầy lông lá, và vẫn chính là cái thằng hôm 15-3-2007 tháng trước đă hoạnh họe giấy tờ của tôi. Nhưng lần này có lẽ nó biết tôi có giấy tờ đầy đủ nên chúng không đ̣i kiểm tra giấy tờ nữa mà kéo áo tôi ra và bảo : “Mày không được vào đây gây rối ” ??!! Tôi quá bất ngờ đứng sững lại mở to mắt nh́n và lặng thinh nghe tên này quát tháo hách dịch. Một lúc sau tôi b́nh tĩnh trở lại rồi mở cặp lấy giấy báo có số : 04/GB-KTTW có dấu đỏ chói của kiểm tra trung ương đảng CSVN từ Hà Nội và ch́a ra trước mặt tên công an khoác trên ḿnh bộ quân phục chỉ thiếu không có phù hiệu tên tuổi thôi. Bộ quần áo tên công an hống hách đang mặc trên người do đảng CS ban phát là để phục vụ xă hội và bảo vệ nhân dân, nhưng tên này lại vô liêm sỉ và rất hỗn hào đối với nhân dân. Thấy vậy, tôi liền nói : ” Anh hăy nh́n xem giấy tờ cho thật rơ là tôi đến đây gây rối hay làm ǵ hả ??? “. Tên này không thể nói ǵ, nhưng vẫn đưa mắt liếc nh́n cái giấy báo có dấu h́nh chữ nhật của ban kiểm tra trung ương ĐCSVN từ thủ đô Hà Nội đó mà tôi vẫn c̣n ch́a ra trước mặt chúng. Nhưng khi tôi vừa bước thêm một bước th́ tên này kéo tôi ra và bóp mạnh vào cổ tôi và nói : “ Ở đây không có ai thèm tiếp mày đâu ”. Quá bất ngờ th́ đúng lúc này bỗng nhiên tôi thấy một bầy công an từ trong trụ sở hùng hổ đi ra, trong đó có một người đeo biển số mang tên Nguyễn Văn Thắng có vẻ như là chỉ huy ở đây cũng ra ngăn cản bảo : “ Các đồng chí làm nhiệm vụ bảo vệ kiên quyết không cho con này vào ” !!!
Tôi liền nói : “ Nếu các ông không cho tôi vào, th́ lập biên bản nói rơ lư do tại sao ngăn cản công dân vào trụ sở tiếp dân của UBND tỉnh để tôi biết và tôi sẽ ra về ”. Chúng bảo rằng : ” Ai thèm lập văn bản cho mày ”. V́ thấy ồn ào và chứng kiến cảnh mấy tên công an xô đẩy hành hung một phụ nữ yếu ớt như tôi ngay chỗ đông người như vậy, nên cũng lúc này người dân khiếu kiện đang có mặt trong trụ sở cũng chạy ra xem rất đông. Tôi giơ cao tờ giấy của ban kiểm tra trung ương đảng CSVN cho mọi người xem và kêu thật to : ” Yêu cầu chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tiếp dân trả lời theo quy định của pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành sự chỉ đạo của trung ương đảng CSVN đi !!! “. Th́ ngay lập tức lúc đó tên công an mặt đầy lông lá kia cùng 2 tên nữa xông vào tôi đánh đập tới tấp, thằng th́ bóp cổ, thằng th́ bẻ tay tôi ra sau lưng, thằng đấm đá tôi túi bụi. Tôi đếm được tất cả có từ 4 đến 5 tên công an trẻ và lực lưỡng đánh tôi rất tàn nhẫn trước mặt hàng chục bà con khiếu kiện của tỉnh Nghệ An và thành phố Vinh. Trong khi lũ công an côn đồ, lưu manh xông vào hành hung tôi như vậy, th́ tên công an có tên là Thắng vẫn đứng nh́n và cổ vũ đồng bọn tiếp tục hành xử thô bạo với mỗi một ḿnh tôi. Cũng lúc đó người dân khiếu kiện và người đi qua đường đổ xô lại rất đông xem cảnh bọn công an tỉnh và thành phố khoác áo bảo vệ luật pháp và an toàn, trật tự xă hội đánh đập tôi.
Có rất nhiều người dân khiếu kiện và dân t́nh cờ đi qua đường cũng rất bất b́nh, thậm chí rất căm phẫn việc tốp 5 tên công an du côn làm việc kiểu ǵ mà lại đánh người dân ngang nhiên giữa ban ngày ban mặt như vậy ???. Trước sự phản ứng phẫn nộ của nhân dân đang xúm đông xung quanh, chúng có lẽ thấy xấu hổ quá nên tạm dừng tay đánh đập tôi và không thể cản được nữa dành phải để tôi vào trụ sở tiếp dân c̣n chúng th́ tản đi mỗi tên một ngả. Khi tôi chưa kịp soạn giấy bút th́ rất nhiều người dân xúm lại họ đă đem lại chỗ tôi bắt buộc tôi phải viết tố cáo tại chỗ bọn công an mặt người dạ thú đă đánh đập tôi để những người dân đó họ kư hoặc ghi lời làm chứng mà tôi đă tố cáo chúng. Khi tôi vừa viết xong bản làm chứng để nhân dân tham gia kư tên được một lúc th́ có người dân khiếu kiện chạy hớt hải vào bảo rằng có người khiếu kiện cũng bị công an cản trở, đánh đập quá ngă ngất xỉu ở cổng ra mà xem
Lũ công an đánh đập xô đẩy người phụ nữ này cho ngă vật xuống vỉa hè, rồi sau đó chúng mới dần dần tản ra đi về phía cổng trụ sở UBND tỉnh như vừa hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho đầy vẻ vang !!! Khi tôi lại gần lay gọi nhưng người phụ nữ ngất lịm miệng sùi bọt mép không biết c̣n sống hay đă chết trông rất thảm thương. Cũng lúc đó khi lũ công an đă bỏ đi gần hết người dân mới dám lại gần lay gọi người phụ nữ kia nhưng người này vẫn ngất lịm.
Mấy thằng công an Vc đă tham gia đánh đập xô đẩy làm người phụ nữ kia ngất xỉu rồi chúng nó bỏ đi. Chúng quay trở về cổng trụ sở đứng nh́n lại lúc này thấy nhân dân quá đông nên có vẻ hốt hoảng lo sợ liền chạy vào bên trong báo cáo cấp trên, th́ tôi thấy 1 tên công an có vẻ ra dáng chỉ huy có tên là Nguyễn Văn Thắng mà lúc năy cũng cản trở tôi vào trụ sở đi ra hốt người phụ nữ này vào phía trong trụ sở nhưng không cho dân vào theo. Chúng tôi từ đó không biết số phận người phụ nữ này tiếp theo sẽ ra sao nữa, bà sống chết hay mất tích ra sao, bà ta tên tuổi ǵ quê quán ở đâu ????
Xóm 4, xă Xuân Ḥa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Ngày 16 và 17- 4-2007
Hồ Thị Bích Khương
ĐT: 0984 980 597