Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Cái Miệng Phương Nga ố Tiếng La Bỏ Đảng

                                                        Thư cho con

Cái Miệng Phương Nga - Tiếng La Bỏ Đảng

 

Ngày 2 tháng 12 năm 2009

 

H,

Tin được đài VOA phát đi ngày 27-11-2009 cho biết: “Hôm 26/11, Nghị viện Châu Âu (EU) đă thông qua một nghị quyết về nhân quyền Việt Nam, kêu gọi Hà Nội thả tất cả các nhà hoạt động nhân quyền, các tù nhân lương tâm và chính trị, trong đó có linh mục Nguyễn Văn Lư và luật sư Lê Thị Công Nhân. Nghị quyết của cơ quan lập pháp thuộc Liên minh Châu Âu cũng ‘lên án việc sử dụng bạo lực xua đuổi hơn 150 sư thầy và sư cô khỏi các tu viện, và kêu gọi chấm dứt việc đàn áp các nhà tu hành’.”

Cũng theo đài VOA Nghị quyết có đoạn: “Hôm 27/9/2009, hàng trăm tăng ni Phật giáo trẻ tuổi từ tu viện Bát Nhă bị tấn công và đánh đập một cách tàn bạo trong khi tu viện của họ bị phá hoại, nhưng giới hữu trách và cảnh sát làm ngơ trước lời kêu cứu của họ.” Các nghị viên Châu Âu cũng “yêu cầu Việt Nam “thả vô điều kiện” nhà tu hành bất đồng chính kiến Thích Quảng Độ và “tái lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất” hiện bị cấm hoạt động tại Việt Nam”.

Ngoài ra, Nghị viện Châu Âu cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam “hạn chế vi phạm tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do hội họp.” Cơ quan lập pháp của Châu Âu này cũng đề nghị “đưa một điều khoản bắt buộc thực hiện và cụ thể về nhân quyền và dân chủ vào tiến tŕnh đàm phán về Hiệp định Đối tác và Hợp tác mới với Việt Nam.

Sau đó, trên Bản tin điện tử lookatvietnam.com hôm thứ hai trích dẫn phát biểu của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cộng sản Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, cho biết “Chính phủ Hà Nội thất vọng về Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu liên quan thực trạng nhân quyền và tự do tôn giáo của Việt Nam”. Vẫn theo lời bà Phương Nga, văn kiện này chứa đựng những thông tin sai trái và thiên lệch về t́nh h́nh thực tế tại Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam chú trọng phát triển nhân quyền và điều này được thể hiện qua bản báo cáo mà Hà Nội đă tŕnh bày tại Buổi kiểm điểm nhân quyền toàn cầu định kỳ UPR ở New York hồi tháng 9 vừa qua. Nhưng, thực tế lại cho thấy đây là bản báo cáo láo không biết ngượng của Nhà nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam trước dư luận thế giới.

Tờ thanhnien news.com cùng ngày trích đăng kết luận của phát ngôn nhân Nguyễn Phương Nga nói rằng “Việc thông qua Nghị quyết này sẽ đi ngược lại những lợi ích trong mối bang giao giữa Việt Nam với Liên hiệp Châu Âu và gây phẫn nộ cho nhân dân Việt Nam”.

Sự “Phẫn nộ cho nhân dân Việt Nam” đối với Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu chẳng những không có, mà đó lại là sự phẩn nộ đối với Đảng CSVN, điều này được thể hiện qua sự vỡ mộng của nhà văn Phạm Đ́nh Trọng khi ông công khai bỏ đảng, qua thông báo từ bỏ “đảng tịch đảng viên đảng Cộng sản” được đăng trên trang mạng www.BauxiteVietnam.Info, sáng ngày 27-11-2009. Nó đă nhanh chóng được phổ biến trên các diễn đàn điện tử và làm xôn xao dư luận.

Được biết, nhà văn Phạm Đ́nh Trọng là một trong những người đầu tiên kư vào kiến nghị và viết nhiều bài phản đối dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên như “Thư Ngỏ của một con dân nước Việt”, “Giải thưởng cho Bô Xít”, hay phê b́nh việc trang web của Bộ Thương mại Việt Nam, tuy mang tên miền nhà nước Việt Nam, nhưng lại “để cho Trung Quốc sử dụng đưa tin theo ư đồ của Trung Quốc.” Đây là một “hành động can đảm” của Phạm Đ́nh Trọng bởi nó là bản cáo trạng dài hơn sáu ngàn chữ nói về những việc làm sai trái của đảng mà ông đă tham gia suốt 40 năm qua.

Trước Phạm Đ́nh Trọng đă có rất nhiều người từng có thế giá trong hàng ngũ CSVN như Bùi Tín, Trần Độ, Nguyễn Hộ... lên tiếng phản tỉnh; và sau Phạm Đ́nh Trọng chắc chắn sẽ có thêm rất nhiều người phản tỉnh, bỏ đảng nữa. Nhưng đó là chuyện của những người Cộng sản thuần thành. Trong khi đó, những kẻ theo đuôi Cộng sản rồi giác ngộ Cộng sản cũng không hiếm, mà vài trường hợp điển h́nh được Nguyễn Văn Lục kể lại ngày 11-11-2009 trên dcvonline.net, theo tin từ người bạn bên nhà gửi sang, là những chuyện đáng suy gẫm, đặc biệt là những kẻ theo đuôi tham dự “Hội nghị Người Việt Nam Ở Nước Ng̣ai” lần thứ nhất được tổ chức ở Hà Nội trong 3 ngày 21, 22 và 23 tháng 11 (2009) vừa qua, mà có kẻ bị ghép tên vào danh sách đă lên tiếng la chói lói, như các Giáo sư Tạ Văn Tài, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng... Xin được trích đoạn như sau:

“Cậu c̣n nhớ Lữ Phương không? Làm sao quên được phải không? Cậu từng “chửi” Lử Phương mà. Năm 1960, Lử Phương cũng đỗ vào Đại học Sư Phạm Triết Đà Lạt, rồi bỏ không lên học, sau đó mới có vụ Bé “bụng” lên thế chỗ. Và rồi biết bao cớ sự đă xảy ra sau đó do Bé bụng gây ra. Sau này tụi ḿnh mới biết Lữ Phương theo Mặt Trận để rồi 1968 bỏ vào bưng. Năm 2005 cậu về đây, tôi hẹn lên nhà Lử Phương để dẫn cậu đi xem cái biệt thự của Lử Phương. Một thành quả của cách mạng ban cho. Nhưng tôi biết cậu chẳng muốn xem nhà mà chỉ muốn xin cuốn: “Cuộc xâm lăng về Văn hóa và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam”. Rồi tôi đă lỡ hẹn với cậu. Nhưng tôi biết là thể nào cậu cũng t́m cách “bắt” cho bằng được cuốn sách đó.

Nhưng mà thôi dẹp chuyện viết lách phê b́nh đó đi. Cậu có viết cũng vô ích v́ Lử Phương đă không nh́n nhận đứa con của ḿnh nữa. V́ Lử Phương đă tuyên bố, “Ḿnh đă đốt thẻ đảng th́ c̣n tiếc rẻ ǵ cuốn sách “nâng bi” này nữa.” Mà đốt thật cậu ạ. Tin moa đi. Không tin cậu cứ vào trang nhà của Trần Hữu Dũng hay Viet-Studies có phần giới thiệu đặc biệt các công tŕnh sáng tác của Lử Phương. Anh ta đă loại tất cả những ǵ viết trước 1975 và sau 1975, trong đó có cuốn sách ở trên. Anh chỉ để lại những phần viết được coi là “phản tỉnh”, chống lại đảng thôi. Phải nh́n nhận Lử Phương cũng can đảm lắm.

Như thế cũng nên coi Lử Phương là một h́nh thức nằm trong Văn hóa từ chức. Hay nói đúng ra là thứ văn hóa từ đảng.

Tuy nhiên, v́ Lử Phương đă không có chức vụ ǵ trong mấy chục năm nay rồi, bị cho ra ŕa, “ngồi chơi xơi nước có lương”, mỗi tháng vẫn phải nhắm mắt lên trụ sở “Văn Pḥng của Mặt trận Giải phóng Miền Nam” lănh lương theo ngạch chuyên viên là bộ trưởng văn hóa. Một số bạn bè xúi Lử Phương từ chức, nhưng có chức ǵ đâu mà xin từ chức? Và cũng c̣n phải chờ xem có dám trả lại nhà nước căn biệt thự đang ở không? Khi nào trả moa sẽ tin cho hay.

Nhưng nói vậy thôi, đừng bắt người ta đến đường cùng. Căn biệt thự đó là nồi cơm nuôi sống cả nhà mà không cần ai đi làm. Chỉ nội tiền cho thuê cũng dư sức sống.

Phần Lư Chánh Trung th́ độ này không được khỏe, người gầy đi nhiều. Ít khi nào lái xe về Sài G̣n thăm anh em nữa. Lần cậu về, cậu định tổ chức thuê một cái xe Van kéo lên Thủ Đức chơi nhà Lư Chánh Trung, rồi anh em hụ hợ đồng ư, nhưng rồi chẳng thằng nào chịu đi, lấy cớ này cớ kia cận tết bận bịu nhiều truyện. Cuối cùng chỉ c̣n ḿnh tôi với cậu lên thôi. Ổng có tặng mỗi thằng một cuốn: “Một thời bom đạn, một thời ḥa b́nh”. Nhưng chắc bây giờ ông có vẻ “ê càng” rồi. Hôm đám ma NNL vừa rồi, moa tự nhiên hỏi đùa về cuốn sách. Lư Chánh Trung có vẻ buồn rầu nói, “Thôi quên đi, nhắc làm ǵ”. Lư Chánh Trung pha chè thêm, thôi đổi lại tên sách là: “Một thời bom đạn, một thời nhiễu nhương” cho thích hợp. Nói xong, Lư Chánh Trung cho biết đă làm đơn từ chức Phó chủ tịch Mật trận mà ông ngồi ở đó mấy chục năm rồi.

Đơn từ chức gửi đi đă lâu, gần một năm nay, vẫn chưa có thơ trả lời đồng ư hay không đồng ư. Nhưng bữa nào moa phải lên nhà xem Lư Chánh Trung có tháo cái bức tranh chụp chung với “lănh tụ” treo ch́nh ́nh ở pḥng khách hay không? T́nh h́nh này, rất có thể Lư Chánh Trung kín đáo bỏ xuống rồi đấy.

Nhiều lúc nghĩ lại cũng tội cho Lư Chánh Trung. Cả một đời chạy theo ảo tưởng. Một nhân cách, một trí thức miền Nam có tầm cỡ! Vậy mà gần nửa đời người, vẫn phải khép ḿnh theo lề phải, mặc dầu biết nó thối tha tận căn gốc.

Đầu tư cuộc đời vào chế độ cộng sản là một đầu tư phá sản, tiêu ma cả đời sống. Chỉ những kẻ giả vờ đầu tư là sống hạnh phúc trong chế độ cộng sản. Cái khổ nhục của Lư Chánh Trung gấp hai lần người khác. Nay từ chức cũng chưa phải là đă muộn!

Nhưng chuyện này mới quan trọng Lục ạ. Thích Trí Siêu tức Lê Mạnh Thát, phó viện trưởng viện Phật học mà bữa tiệc cuối năm 2005, cậu yêu cầu mời thêm Thát, nhưng mấy đứa khác như Đặng Thần Miễn, cùng lớp với Thát nói, “thôi anh ta làm lớn, mời làm ǵ, mời chắc ǵ đă đến dự với anh em.” Mới đây thiên hạ ác khẩu đồn anh ta bị Đảng xía vô chuyện nội bộ Phật giáo đá văng ra khỏi viện Phật học. Lê Mạnh Thát có tâm sự với thằng Tâm gà tồ là: “chính tôi xin từ chức, làm ǵ có chuyện bị đấm đá ǵ đâu”. Hỏi tại sao xin từ chức th́ Lê Mạnh Thát nói là nhà nước hứa cho Viện Phật Học 30 mẫu tây đất xây làng đại học Phật giáo. Bữa NVL về chơi, ḿnh cũng có dẫn đi coi. Có cả Tuệ Sỹ nữa. Vậy mà tính đến nay đă trên 6 năm kể từ lúc kư giấy: Đất vẫn hoàn đất. Chẳng giúp ǵ cả. Đ̣i không được, xin cũng không được chán quá ḿnh xin thôi.

Hỏi thôi chức viện trưởng “thơm như mít”, có xe chính phủ, có nhà ở biệt thự, có tài xế là một nhà sư trẻ chừng 20 tuổi, chung quanh không thiếu người phục dịch th́ ông tính sẽ làm ǵ để sống? Lê Mạnh Thát trầm ngâm, do dự măi mới nói: “chắc ḿnh t́m chỗ đi tu lại. Le retour về “Chúng Trung Tôn”. Lâu lắm không có dịp tụng kinh gơ mơ!” Nh́n cái đầu xem, lại cạo trọc nhẵn thín rồi. Rồi cười nói, “Kể từ nay, không đứa nào nắm được tóc của tớ nữa.” Cuộc đời này, người ta chỉ nắm được người khác v́ cái tóc và “cái ấy”. Cắt đi hai cái ấy th́ niết bàn, thiên đàng nằm trong túi áo rồi.

Chắc là trở về chốn thiền môn thật đấy. Trở về dịch sách như TT Thích Trí Quang. Hơn 30 năm diện bích mới dịch được hai đầu sách, “Kinh Pháp Hoa và Kinh Kim Cương”. Có điều phải mang lén sang Munich, bên Đức do nhà xuất bản Mai Lan lệ ấn bỏ tiền ra in, nghe quen quen như là Thái Kim Lan lệ ấn vậy. Theo Robert Topmiller, người viết cuốn sách đáng giá về Phật giáo “Lotus Unleashed”, ba lần xin gặp Thượng tọa để xin gặp phỏng vấn đều bị từ chối, v́ Thượng tọa Trí Quang sợ nhà nước không dám tiếp khách ngoại quốc.

Hơn 30 năm, hầu như tuyệt đối bị cách ly, không tiếp xúc với bất cứ ai, trừ giai đoạn được “hỏi ư kiến” nhân dịp nhà nước chuẩn bị tổ chức “Thống nhất Phật giáo”. Đây là lần thống nhất thứ ba và có lẽ là lần cuối cùng!

Và có lẽ đây cũng là một h́nh thức “cưỡng bức từ chức TT Trí Quang” của văn hóa từ chức...”

Điều đáng nói là bên cạnh những kẻ theo đuôi phản tỉnh c̣n có những kẻ theo đuôi chưa phản tỉnh, v́ vẫn c̣n mê muội chút lợi danh cuối đời, hay v́ quyền danh mà chúng không t́m được giữa cuộc sống bon chen trong cộng đồng người tỵ nạn cộng sản, hoặc v́ những đ̣i hỏi không được thỏa măn nên bị cộng sản giấu mặt làm thứ “đối phương” cho họ được “thỏa măn” rồi đẩy họ từ người chống cộng thành kẻ “chống người chống cộng”, gây rối thêm hàng ngũ chống cộng vốn đă rối v́ chuyện tranh hơn thua nhau một chiếc ghế ngồi, một lời phát biểu, một quyền lợi trong cơn túng bấn... Những kẻ đó là ai? Chắc rồi cũng sẽ từ từ... ḅ ra... như Lê Mạnh Thát ở quốc nội và Nguyễn Hữu Liêm ở hải ngoại...!

Hẹn con thư sau,

 

Giáo Già


<< trở về đầu trang >>
free counters