Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Bé Xé Ra To

BÉ XÉ RA TO

 

Hoàng Cúc

VietCatholic News


Mới hơn một tuần kể từ khi giới cầm quyền tỉnh Quảng B́nh khởi sự việc đàn áp giáo dân xứ Tam Ṭa, giáo phận Vinh, ngày 20-7, những ǵ diễn ra khiến những ai quan tâm đều nhận thấy cách hành xử của bạo quyền hầu như không khác ǵ lắm so với những ǵ đă diễn ra với vụ Ṭa Khâm Sứ và Thái Hà. Tuy nhiên, trong vụ Tam Ṭa, bàn tay bạo quyền phản ứng nhanh chóng và quyết liệt hơn rất nhiều. Các giáo dân, linh mục đă bị đánh đập, truy bức một cách bạo ngược, bất chấp dư luận. Dàn đồng ca báo đài lại được dịp thi nhau xuyên tạc và vu khống. Ngày 27-7, đài BBC đăng bài viết Tranh luận vụ Công giáo Tam Ṭa, trong đó có trích lời nhận định của ông tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương như sau: “Đây là cách mà những người lợi dụng tôn giáo ở trong nước hay làm. Họ hay bé xé ra to. Rồi nhiều vấn đề dân sự, họ hay chuyển hóa thành vấn đề tôn giáo.” Một vài người đă bày tỏ sự ngạc nhiên về cách lí luận phi lô gích của ông nghè Dương. Nhân đây, tôi xin dựa vào đôi ba hiểu biết của ḿnh để đưa ra ít nhiều nhận định về lời ông nghè Dương được trích trong bài viết kể trên liên quan tới vụ Tam Ṭa.

Đôi điều về ông nghè Dương và Viện nghiên cứu (chống) tôn giáo
Phải nói, ông nghè Dương quả là có duyên với Viện “nghiên kíu” tôn giáo. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ ở mẻ đầu tiên, khi viện này vừa được thành lập vào ngày 21-3-1991. Ông từng nhiều năm làm viện phó, khi ông Đỗ Quang Hưng làm viện trưởng. Tôi từng có hân hạnh được đọc một số trước tác của ông nghè Dương, nên tôi nghĩ tôi cũng hiểu được đôi chút phương pháp “nghiên kíu” của ông nghè, và xa hơn là của viện ông.
Phải nói rằng quan điểm “nghiên kíu” của viện do ông nghè Dương làm viện trưởng là quan điểm duy vật về tôn giáo. Nói cách khác, viện này “nghiên kíu” tôn giáo như một hiện tượng văn hóa hay tín ngưỡng, c̣n bản thân họ hầu như khéo léo phủ nhận sự tồn tại của thế giới thần thánh. Như vậy, với họ, “giới chức sắc tôn giáo” luôn là những kẻ “ăn bám” và “lợi dụng tôn giáo”, lợi dụng ḷng tin của tín đồ. Do đó, về bản chất, tôn giáo vẫn là thuốc phiện, như ông tổ Karl Marx của họ từng phán dạy. Tuy nhiên, khi các quốc gia cộng sản trên thế giới đồng loạt sụp đổ, trong cơn nguy biến thập tử nhất sinh, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đành phải chấp nhận thứ thuốc phiện này như một giải pháp cần thiết để tiếp tục tồn tại. Quyết định thành lập Việt “nghiên kíu” tôn giáo nằm trong hướng đi này.
Quan điểm về tôn giáo là như thế, nền tảng học thuật của họ về tôn giáo cũng hết sức luộm thuộm. Độc giả thử t́m đọc cuốn Làng Công giáo Lưu Phương của ông nghè Dương. Nếu có nhă hứng, độc giả có thể đọc toàn bộ cuốn sách. Phần tôi, tôi chỉ xin khuyên độc giả đọc thử lời giới thiệu của giáo sư tiến sĩ Đỗ Quang Hưng, viện trưởng tiền nhiệm của ông nghè Dương, và thử cố gắng hiểu xem ông nghè Hưng muốn nói ǵ khi cho rằng sau Công đồng Vaticanô II, đạo Công giáo đă trở thành một thứ phiếm thần?!

Nhập nhằng tráo đổi
Trở lại với bài viết trên trang Việt ngữ BBC, ông nghè Dương dạy rằng “… một số người họ đi theo các đoàn, họ gần như không có hiểu biết, không nắm được và nhiều thông tin của Giáo hội đưa ra hoàn toàn sai lệch.” Ông c̣n nói lấp lửng rằng có linh mục kích động giáo dân tử đạo, rằng chuyện nói rằng chính quyền đàn áp phụ nữ và trẻ em là vu khống. Giọng lưỡi ông nghè hầu như hoàn toàn trùng hợp với báo chí lề phải, khiến lưỡi ông thành thứ “lưỡi gỗ”.
Đàng khác, cách nói của ông nghè Dương hàm ư rằng ông hiểu rơ vụ việc. Quả thật ông biết nhiều chi tiết lắm. Ông nói về Tam Ṭa như sau: “Một nơi chỉ c̣n là chứng tích, đổ nát, không c̣n ǵ. Bây giờ dân từ xứ khác kéo đến, từ thôn C̣ Xẻ của Quảng Hợp, Quảng Trạch, cách đó tới 5 km kéo tới. C̣n dân Tam Ṭa, năm 1954 hầu hết đă di cư vào trong miền Nam, hầu hết không c̣n người dân gốc ở đấy nữa.” Nhận xét của ông thật đầy “tính nhân dân”. Dường như ông muốn dạy rằng không c̣n dân gốc xứ Tam Ṭa tại xứ Tam Ṭa hiện nay th́ Giáo hội “không có cơ sở đ̣i lại”, cứ như là ông nghè viện trưởng viện “nghiên kíu” không thèm biết, hoặc không thèm đếm xỉa ǵ tới những nguyên tắc quản lí trong Giáo hội.
Sau đó ông nghè c̣n tung những hỏa mù nào là tốt đời đẹp đạo, nào là mối quan hệ chính thức giữa Vatican và Việt Nam.
Những câu trích dẫn của ông nghè Dương sẽ trọn vẹn và dễ hiểu hơn, nếu ông trích dẫn thêm rằng “đất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lí.” Mà ở Việt Nam, đảng đă phù phép đánh tráo khiến dân cũng là đảng, nhà nước cũng là đảng. Thành ra đất đai thuộc sở hữu của đảng, cũng do đảng quản lí. Dưới cái nh́n như thế, dĩ nhiên phía Công giáo “không có cơ sở đ̣i lại.” Xem ra chế độ bao cấp đất đai sẽ vẫn là “một nhu cầu tất yếu” của đảng, đă, đang và sẽ là một vấn đề nhức nhối, gây ra nhiều xáo trộn, bất công trong xă hội Việt Nam hiện nay.

Chuyện nhỏ chuyện to
Bàn về phản ứng của người Công giáo trong vụ Tam Ṭa, ông nghè Dương dạy rằng: “Đây là cách mà những người lợi dụng tôn giáo ở trong nước hay làm. Họ hay bé xé ra to. Rồi nhiều vấn đề dân sự, họ hay chuyển hóa thành vấn đề tôn giáo.” Ông nghè vẫn dùng “lưỡi gỗ” và nương theo đúng lề phải.
Tôi thiết nghĩ với ông nghè Dương và với giới cầm quyền th́ một nhóm giáo dân tụ tập, dựng lán cầu nguyện nơi nền một ngôi nhà thờ đổ nát, rồi công an và “quần chúng tự phát” tới nơi đánh đập, bắt đi vài chục người nào đáng kể ǵ. Đó là chuyện nhỏ, thậm chí rất nhỏ.
Một giải biên biên cương bị xà xẻo, tài nguyên khoáng sản bị bán tống bán tháo, hải đảo của tổ quốc bị cướp giật, ngư dân ra khơi bị sát hại, đe dọa, trấn lột, giới hữu trách hoặc là ngậm miệng, hoặc có lên tiếng cũng chỉ qua loa, yếu ớt lấy lệ. Tất cả những chuyện đó dường như chỉ là chuyện nhỏ. Thế th́ làm sao gọi vụ Tam Ṭa là lớn được. Phía Công giáo đúng là “bé xé ra to” thật. Hóa ra chỉ sự tồn vong của đảng cộng sản là chuyện lớn!
Ngẫm lại lịch sử tồn tại của đảng cộng sản Việt Nam, tôi thấy dường như họ chưa từng bao giờ quí trọng sinh mạng con người. Do vậy, chuyện một số linh mục và giáo dân bị đám công an bảo kê cho nhóm “quần chúng tự phát” đánh đập dă man rơ ràng chỉ là chuyện nhỏ, chỉ có sự tồn vong của đảng là chuyện lớn!
Đọc mấy lời vàng ngọc của ông nghè Dương, tôi thấy hiện lên thật đậm nét lời thơ của cụ Nguyễn Khuyến ngày nào:
“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai …”

Tôi không biết khi làm bài thơ Vịnh tiến sĩ giấy, cụ Nguyễn Khuyến muốn tả hạng người nào, nhưng cứ đem từng câu từng chữ trong bài thơ này vịnh vào ông nghè Dương, tôi thấy có lẽ phải đúng tới tám chín phần!
Về chuyện Tam Ṭa mấy ngày gần đây, cách cư xử của giới cầm quyền cùng với đám “quần chúng tự phát” đă ở mức điên cuồng rồ dại. Đọc thông tin về vụ Tam Ṭa, tôi không thể không liên tưởng tới những vụ đàn áp man rợ tại Tây Tạng và Tân Cương. Lạ lùng thay, có khá nhiều nét tương đồng về mức bạo lực dă man ở những vụ việc này. Tuy nhiên, tôi không dám chắc là vụ Tam Ṭa có đóng nhăn “made in China”.


<< trở về đầu trang >>
 free counters