Berlin vẫn c̣n chia rẽ về cách thức kỷ niệm ngày Bức tường Đông-Tây sụp đổ
Đă gần 20 năm kể từ khi những người dân Berlin đạp đổ Bức Tường từng chia cắt Đông Đức với Tây Đức. Hai thập kỷ đă trôi qua, những dấu tích bị nát vụn vẫn c̣n gây nên nhiều tranh căi. Nhiều người muốn nh́n thấy Berlin làm được nhiều hơn nữa cho cái lịch sử độc nhất vô nhị của ḿnh, song những nỗi đau thương của quá khứ đang cần có thời gian để lành lặn.
Bernauer Strasse trước đây từng là con đường phố b́nh lặng trong khu vực nhà dân ở — đó là cho tới khi Bức tường Berlin đưa nó lên cao trở thành nổi danh quốc tế chỉ qua có một đêm. Con đường nầy, được xây dựng vào thời kỳ chia cắt thành phố trong kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh, đă chứng kiến những người Đông Berlin trốn chạy sang bên phía Tây Đức bằng cách cố leo qua những ô cửa trên cao để hướng tới ḍng người đông đúc trên đường phố phía dưới.
Những h́nh ảnh có tính cách lịch sử nầy đă được phát đi khắp thế giới và con đường nằm dọc theo đường biên giới đông-tây đă trở thành một biểu tượng của thảm kịch nhân loại phía sau Bức Tường Berlin.
Ngày nay, mặc dù vị trí trung tâm của nó không được như trước đây, nhưng Bernauer Strasse vẫn c̣n là một địa điểm dành cho việc tưởng nhớ tới Bức Tường của thủ đô, thu hút một ḍng đều đặn du khách tới thăm viếng.
Nhữmg chuyến xe buưt đường dài với những biển số ngoại quốc đậu chỉ cách vài mét từ tấm bê tông màu xám của bức tường xưa. Du khách tha thẩn trong màn mưa mù Berlin: nhưng những ai mong đợi có được một dư vị của lịch sử đầy kịch tính của thành phố này thường rời khỏi đây với một ít bối rối.
“Một phần của việc thăm viếng Berlin là để t́m ra những dấu vết của lịch sử độc nhất vô nhị gần đây của thành phồ này– thế nhưng thật là khó ḷng để t́m ra bức tường ấy,” Juanjo Gonzalo, một du khách Tây Ban Nha đang đi thăm thành phố trong 10 ngày, nhận xét. “Tất cả những ǵ mà chúng tôi đă t́m thấy là một biển nhỏ xíu có chữ “Wall” ở ga tàu điện ngầm”.
Gần đó, một nhóm sinh viên người Anh đang đứng quanh một tấm bản đồ để cố xác định phía nào của con đường đă từng là thuộc bên đông và phía nào là thuộc bên tây thành phố.
Sự bối rối của các du khách đă được sự hỗ trợ của báo chí Đức vào tuần này, khi khai hỏa bằng những từ ngữ gay gắt về địa điểm quan trọng đó. “Một vùng đất hoang gần như không ai nhận ra và biết được,” tờ báo Die Tageszeitung đă giật một tựa đề nổi bật, trong khi tờ báo Süddeutsche Zeitung th́ viết: “Tại nơi này Berlin đă phung phí một di sản quan trọng có tính chất quốc tế.”
Tóm lại, địa điểm này không dễ để bỏ qua. Một trong những đặc điểm gây nhiều tranh căi của nó là một đài kỷ niệm Bức Tường đồ sộ, đă được xây dựng lên bởi các kiến trúc sư của hăng Kohlhoff&Kolhoff tại Stuttgart năm 19998.
Bằng cách dựng hai bức tường thép song song với nhau, họ muốn những ánh phản chiếu tạo nên cảm giác về một bức tường kéo dài như không bao dứt. Nhưng không may là chất thép đă làm mất đi cái sự phản chiếu và hầu hết du khách đă sớm bỏ đi ngay sau khi họ vừa tới thăm.
Nhưng Quỹ Bức Tường Berlin, nhóm điều hành quản lư địa điểm tưởng niệm bức tường, đă cự tuyệt trước những lời phê phán, với lập luận rằng những bối rối có tính chất hiện tại sẽ sớm trở thành một điều ǵ đó của quá khứ. Vào cuối năm nay, ngày 9 tháng Mười một — hai thập kỷ sau khi bức tường đă bị cho là lỗi thời — một sảnh đường mới để cung cấp thông tin sẽ được mở. Nó là một phần của một hành động lớn rộng hơn nhằm xây dựng lại một đài tưởng niệm phố Bernauer Strasse, với thời hạn hoàn tất là vào năm 2011.
Ông Thomas Klein, thuộc Quỹ Bức Tường Berlin, đang thừa nhận hiện vẫn c̣n một vài khoản “thiếu hụt lớn”, song ông cho biết sự cải thiện làm hồi phục (lại h́nh ảnh về bức tường) sẽ làm cho lịch sử có thể tiếp cận tới nhiều người hơn, bằng cách sử dụng những phương tiện truyền thông như phim hoạt họa để hướng dẫn mọi người thấu hiểu câu chuyện về Bức Tường. Trước lễ kỷ niệm, địa điểm này cũng sẽ đăng cai khoảng 50 sự kiện bao gồm chiếu phim ngoài trời, những buổi đọc sách, những buổi ḥa nhạc và các công tŕnh nghệ thuật.
Ông Klein biện giải rằng quỹ của ông phải đối mặt với một nhiệm vụ tế nhị. “Đây không phải là địa điểm của một hành động tội ác nghiêm trọng. Chúng tôi cần miên tả những khía cạnh khác nhau — ví dụ như mục đích của việc chia cắt, những nạn nhân của Bức Tường và ngoài ra những tổ chức và hiệp hội rất tích cực vào cuối thời kết thúc của kỷ nguyên Bức Tường,” ông nói với báo SPIEGEL ONLINE tại văn pḥng của ḿnh chỉ cách đó có vài mét là những khối khá lớn của bức tường vẫn c̣n lại. “Đây là một địa điểm vô cùng phức tạp.”
Sự phức tạp đó được pha trộn bởi sức cảm xúc từ Bức Tường đối với những người dân Berlin. Kể từ khi có cuộc họp báo huyền thoại vào ngày 9-11-1989, khi Günter Schabowski, một ủy viên Bộ chính trị Đông Đức, đă làm ngạc nhiên các nhà báo và hăng thông tấn rằng dân chúng có thể qua lại du lịch mà không bị hạn chế, hầu hết những người dân Berlin đă muốn vứt bỏ quách đi khỏi thành phố của họ “cái” mà người phương Tây đặt tên với giọng chỉ trích là “Bức Tường Ô nhục.”
Tức thời ngay sau khi có tin tức ấy, những người dân địa phương và du khách đă tấn công bức tường bê tông chia cắt đó bằng những chiếc búa và những cái đục. Chỉ có tại phố Bernauer Strasse, khối cấu trúc này c̣n nguyên và không bị sứt mẻ bởi một vị linh mục địa phương đă bảo vệ bức tường nầy (coi ) như là một lời cảnh báo cho các thế hệ tương lai, thậm chí ông c̣n canh gác bức tường vào ban đêm để bảo vệ chống lại những người dân Berlin đang cầm những cái búa.
Mặc dù sự giận dữ ban đầu đă phai mờ dần, tính nhạy cảm c̣n đang tiếp diễn của vấn đề nầy đang làm chậm lại bất cứ quyết định nào được đưa ra. Đúng vào tuần này, giữa cuộc tranh căi ồn ă, Quỹ Bức Tương Berlin, tổ chức phụ trách địa điểm tưởng niệm chính thức, đă đồng ḷng bác bỏ một kêu gọi của chính phủ (muốn) xây dựng lại một cái hố dài 19m tại đoạn c̣n sót lại của Bức Tường trên phố Bernauer Strasse. Sự phản đối trước dự án này là mạnh mẽ — với những viên chức cự tuyệt bất cứ việc xây dựng kiểu cách nào giống như “Disneyland”. Như ông Klein nói: “Một cách đơn giản, hiện tại việc xây dựng một bức tường mới mẻ không phải là một chọn lựa.”
Sử gia Brian Ladd, tác giả của cuốn “Những bóng ma của Thành Phố Berlin” ["The Ghosts of Berlin"] cũng đang cảnh báo rằng lễ kỷ niệm lần thứ 20 sắp tới là một thời điểm khó xử cho nước Đức, ít nhất là không phải chỉ v́ tốc độ chậm hơn là mọi người mong đợi về một sự tái thống nhất của hai miền.
“Vào thời điểm đó (1989), gần như mọi người trên nước Đức đều chào đón sự sụp đổ của Bức Tường như là chiến thắng vĩ đại trong lịch sử nước Đức, một cơ hội cho niềm vui được hoàn toàn. Thế nhưng chẳng bao lâu sau đó điều ấy trở thành rơ ràng rằng sự chia cắt đă để lại những vết thương khó mà hàn gắn,” ông nói với tờ SPIEGEL ONLINE. “Kể từ những năm 1990, nhiều người Đức đă và đang đặt câu hỏi: Liệu chúng ta có tổ chức ăn mừng sự kiện ấy không—chẳng giống như các sự kiện khác trong lịch sử nước Đức — hoặc có phải chúng ta nghĩ về sự kiện ấy giống như 8-5-1945, một thời điểm phản ảnh lại sự đen tối?”
Những cái bẫy du khách
Thế nhưng trong lúc mà những người đưa ra quyết định đang gặp bế tắc, Berlin đang quyến rũ một lượng du khách ngoại quốc ngày một gia tăng, nhiều người trong số đó vẫn cương quyết muốn nh́n cho được quá khứ chia cắt của thành phố nầy. Song những lựa chọn của họ rất hạn chế. Ngoại trừ con đường Bernauer Strasse, nhiều người đi bộ theo một c̣n đường đất ô nhiễm chạy dọc theo 1.300m của Tuyến hành lang Phía Đông — đoạn tường dài nhất của Berlin, phần nầy tiếp giáp một con đường sáu làn xe.
Có những người khác, ít khi ta nhầm lẫn được, đáp ứng với ḍng “du khách tới thăm Bức Tường”. (Họ là) Các học sinh sinh viên Đức mặc những bộ đồng phục của lính biên pḥng thời Chiến tranh Lạnh, giờ đây đứng tại những điểm biên giới lịch sử như là cổng Brandenburg hay trạm kiểm soát Checkpoint Charlie, họ đang kiếm tiền euro bằng cách đứng yên cho du khách chụp h́nh, hoặc ( giả vờ kiểm soát và) đóng dấu lên hộ chiếu của du khách. Tại Quảng trường Potsdammer Platz, nơi mà vùng đất không có người sống giờ đây đă mọc lên những ṭa nhà chọc trời, du khách thay phiên chụp những bức ảnh cho nhau đứng trước một vài mảnh vỡ của Bức Tường, các mảnh vỡ của bức tường đă và đang được gắn trở lại gần cửa ra vào ga tàu điện ngầm.
Nơi khác, tại một khách sạn ở trung tâm Berlin, có tên là Westin Grand, đă đáp ứng sự “thiếu hụt” của thị trường bằng việc mua lại một mảng lớn của Bức Tường cũ đó để bày trong sảnh khách sạn. Các du khách của khách sạn này có thể thuê những chiếc búa và đục để đẽo một mẩu Bức Tường Berlin cho riêng họ như một món quà lưu niệm.
Trong khi thủ đô Bá Linh đang t́m cách thu hút nhiều hơn du khách tới để bù đắp cho t́nh trạng kinh tế đang suy giảm, ông Christian Tänzler của hăng Tiếp thị Du lịch GmbH ở Berlin đă nói với tờ Süddeutsche Zeitungg rằng đây là thời điểm để chọn một phương cách cân bằng hơn hướng tới lịch sử của Bức Tường. Thế nhưng ông cũng thừa nhận về quy mô của sự chống đối trong phạm vi thành phố: “Người dân đă từng phải chịu đau khổ bên dưới Bức Tường vẫn có nhu cầu tách biệt họ hoàn toàn khỏi (những h́nh ảnh về) bức tường.”
Thế nhưng tại khu tưởng niệm trên con đường Bernauer Strasse, việc đứng kế bên Bức Tường vẫn là một kinh nghiệm cay đắng cho nhiều người Đức. Một số người đang tham dự lễ cầu nguyện trong một ngôi nhà thờ đơn sơ trên vùng đất xưa kia không có người ở, được xây dựng để tưởng nhớ tới khoảng 136 con người đă chết v́ cố trốn chạy qua con đường chết đó để tới Tây Berlin.
Trong số những người du khách viếng thăm đường phố Bernauer Strass là bà Jutta Marten, một cư dân cũ của Tây Berlin, bà đă nhớ lại làm cách nào mà bà đă cố gắng viếng thăm ông bà ḿnh ở Đông Đức vào ngày 13-8-1961, cái ngày mà Bức Tường được xây dựng.
“Th́nh ĺnh chúng tôi bị đuổi đi. Không ai biết chuyện ǵ đang xảy ra. Tất cả mọi chuyện diễn biến cực kỳ nhanh chóng không thể nào tin được,” bà kể, bà đang đứng kế bên khu vực xây dựng gần Bức Tường. “Rất khó ḷng cho bất cứ ai tưởng tượng ra được con người ta có cảm giác ra sao khi gia đ́nh của họ bị chia cắt từ ngày nầy đến ngày khác . Nơi chốn này là thật sự như vậy. Bức tường nầy sẽ giúp cho người dân h́nh dung ra cảm giác đó như thế nào.”
---------------------------------------