Bệnh hoang tưởng trong xă hội Việt Nam
Nhật Hiên, thông tín viên RFA
Gần đây, trên báo chí, xuất hiện một số lời tuyên bố gây ngạc nhiên cho người đọc v́ chúng vượt xa so với hiện trạng và khả năng của vấn đề. T́nh h́nh ấy đựơc một số Blogger lên tiếng báo động.
Hoang ngôn…
Một nhân vật được nhắc đến là ông Nguyễn Xuân Kiên, tiến sĩ, Viện trưởng Viện chiến lược phát triển kinh tế - xă hội Việt Nam và Đông Nam Á với câu phát biểu “Với tiềm năng sẵn có của các doanh nghiệp hiện nay, chỉ 20 -30 năm nữa, Việt Nam sẽ là một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. 40 năm nữa, Việt Nam sẽ đứng trong top 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới” (trích từ bài phỏng vấn đăng trên trang bee.net.vn ngày 5.10). Blogger-nhà báo Trương Duy Nhất viết trong bài “Nói không biết dị”:
“Không biết ông tiến sĩ Viện trưởng có đọc được nhận định này của tổ chức ngân hàng Thế giới WB: tính đến năm 2009, Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore”.
Một blogger khác viết trên trang 4thcafe.wordpress.com của ḿnh:
“Hiện nay, GDP của Việt Nam – tạm lấy tṛn số – là $70 tỷ. Để vào được top 20 của thời điểm hiện nay th́ tổng sản phẩm quốc nội phải vượt mức $500 tỷ (Indonesia đứng thứ 20, GDP khoảng $514 tỷ – theo một vài nguồn tham khảo). Tiếp đó, muốn lên top 15 th́ phải qua ngưỡng $1000 tỷ (tương đương GDP nước Úc hiện nay).
Giả sử cả hai chục nền kinh tế hàng đầu kia ngừng tăng trưởng trong hai thập kỷ liên tục th́ Việt Nam sẽ phải tăng trưởng hơn 700% trong thời gian đó mới mong vào được top 20, tức là mỗi năm phải tăng trưởng trên 10%(*)”
Blogger này đặt câu hỏi:
“Bạn có tin là Việt Nam sẽ tăng trưởng đủ nhanh và bên vững để vươn lên vị trí cao như vậy không – trong khi nền tảng kinh tế của chúng ta hầu như chưa có ǵ đáng kể so với thế giới?
Và ngay cả khi chúng ta vào top 20 thật th́ bạn có tin là mức sống của người dân Việt Nam sẽ cao hơn so với các nước khác không? Hăy nhớ rằng Mỹ có GDP tới hơn $14.000 tỷ (hơn cả EU cộng lại) nhưng GDP per capita th́ thua xa công quốc Liechtenstein vốn chỉ có hơn 35.000 dân (dân số Mỹ hiện nay là trên 300 triệu).
Nếu cứ tiếp tục lao theo những chỉ số bề ngoài và những danh tiếng hăo huyền này th́ Việt Nam có lẽ chẳng c̣n có tên trên bản đồ thế giới vào năm 2040”.
Tác giả Hoàng Ngọc Cần trong “Thư ngỏ cùng Bee.net.vn” đăng trên trang bauxite Vietnam không chỉ băn khoăn về bản thân ông tiến sĩ mà c̣n đặt vấn để cả cái viện của ông này:
“Quả thật, khi đọc tên cái viện do TS Kiên thành lập, tôi thấy cái sự “đại ngôn” như ông Nguyễn Dương nhận xét đă trở thành một thể tâm thần hoang tưởng v́ “sứ mệnh” của viện là nghiên cứu chiến lược trên cả hai b́nh diện kinh tế và xă hội không những cho Việt Nam mà cả Đông Nam Á nữa. Ghê không? Không biết các cơ quan quản lư khoa học và quản lư báo chí có biết chuyện này chăng?”
Tuy nhiên, blogger Nguyễn Văn Phú trong bài viết “Không có “lề phải” cũng chẳng có “lề trái” lại có quan điểm khác:
“Nếu b́nh tĩnh một chút, chắc nhiều người sẽ nhận ra đây không phải là “phát kiến” ǵ vĩ đại của ông Kiên cả. Nó là một trong những kết luận của một nghiên cứu cách đây mấy năm của Goldman Sachs (có thể tham khảo ở đây). Thậm chí, Goldman Sachs c̣n nói ghê hơn kia: GDP của Việt Nam vào năm 2025 dự báo đứng thứ 17 và năm 2050 đứng thứ 15 trên toàn thế giới. Tôi nhớ lúc đó báo chí Việt Nam cũng bàn tán nhiều về chuyện này ví dụ như ở đây.
Lỗi của ông Kiên là (1) nói mà không trích nguồn; (2) đưa ra một nhận định không ăn nhập ǵ đến nội dung được phỏng vấn; (3) không cập nhật thông tin về các phản bác nghiên cứu của Goldman Sachs”
Trên truyền thông nhà nước
Không chỉ riêng cá nhân nhiều vị có chức có quyền của Việt Nam, dường như cả xă hội Việt Nam cũng đang bị hoặc tự ru ngủ trong những lời lẽ có cánh, những thành tích ảo… Ngay trên báo chí của nhà nước Việt Nam người ta cũng thường bắt gặp những cách giật tít, đưa tin, sử dụng ngôn từ hay kết luận vấn đề một cách rât “lạc quan”.
Nguyễn Đ́nh Đăng trong bài “Chuyên nghiệp… nghiệp dư và cách đưa tin mập mờ” đăng trên trang talawas nhận xét về bài phỏng vấn giáo sư – tiến sĩ Trần Thu Hà, nguyên Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam của báo Thể thao & Văn hoá số ra ngày thứ Bảy 03/10/2009 trước cách đưa tin và kết luận của báo này: “Việt Nam có nền âm nhạc cổ điển đứng đầu khu vực” (!). Tác già Nguyễn Đ́nh Đăng viết:
“Đây không phải là lần đầu tiên người viết buộc phải… động phím gơ về cách đưa tin nhập nhằng của một số tờ báo trong nước. Trong bài “Đừng coi thường độc giả” người viết cũng đă đề cập tới t́nh trạng này.
Xem ra các tràng pháo háo danh của người Việt chúng ta vẫn tiếp tục nổ gịn giă. Dường như từ lâu những tiếng nổ đó đă hoàn toàn át mất tiếng ḷng sâu lắng của lương tâm: Hăy thành thực với chính ḿnh và với mọi người, dù chỉ một lần.”
Blogger Trần Dương đăng lại bài viết này và nhận xét về một bài báo khác trên báo Lao Động:
“Nhân đọc bài “Biết lắng nghe là quư” trên báo Lao Động 30.09.2009 thấy có đoạn mà tác giả Lê Thanh Phong viết rằng: “Việt Nam có nhiều tiến sĩ, giáo sư thuộc loại nhất khu vực.” Không biết tác giả Lê Thanh Phong dựa vào đâu để nói như trên, v́ như tôi được biết, ngay ở NUS, Việt Nam chỉ có 3 giáo sư (AP) mà cũng không hề được công nhận là thuộc loại top của khu vực. C̣n về các tiến sĩ, giáo sư trong nước, như tôi được biết, nếu nhắc đến tên tuổi của họ với những đồng nghiệp ở các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, các đồng nghiệp đó đều xin phép lắc đầu v́ chưa nghe nói bao giờ, cũng chưa từng thấy ai khen tặng.”
Hay là “khu vực” mà tác giả Lê Thanh Phong ám chỉ là khu vực… Đông Dương, gồm 3 nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia??
Trước t́nh trạng “nói cho sướng miệng không cần biết đến thực tế và hâu quả” này, tác giả Hà Văn Thịnh có bài “Dịch loạn ngôn hay là căn bệnh năm 2030” đăng trên trang bauxite vietnam:
“Thời gian gần đây, càng ngày càng có nhiều người thích loạn ngôn theo cách ưa chi nói nấy. Đáng buồn nhất là hầu hết những người đó đều có tŕnh độ Tiến sĩ hoặc hơn. Phải chăng nền giáo dục nước nhà đă đẻ ra quá nhiều TS mắc bệnh hoang tưởng?
Một quan chức của ngành giáo dục cho rằng Việt Nam nhất định sẽ có trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế thuộc top 200 vào những năm 2020-2030; bất kể thế giới có không ít hơn 10.000 trường đại học.
TS Nguyễn Xuân Kiên, Viện trưởng Viện chiến lược phát triển kinh tế – xă hội Việt Nam và Đông Nam Á cũng đóng chắc như một cái đinh vào bùn rằng đến khoảng năm 2030, Việt Nam là một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới…
Mới đây, TS BS Phạm Tụy, Giám đốc Bệnh viện đa khoa B́nh Định tuyên bố xanh rờn rằng tŕnh độ mổ năo để chữa bệnh động kinh của Việt Nam (B́nh Định) ngang ngửa thế giới (TT, 8.10.2009); trong khi gần hai chục nạn nhân đang sống dở chết dở v́ cái sự “ngang ngửa” nguy hại ấy!
Một trong những chuyện động trời là Sở Nội vụ Thủ đô (gồm các TS trong Ban Đề án) đang xúc tiến kế hoạch “phấn đấu” đến năm 2030, tất cả cán bộ lănh đạo do Thành ủy Hà Nội quản lư đều có bằng TS (?).
Nguồn gốc?
Suy ngẫm về nguyên nhân sâu xa của căn bệnh loạn ngôn, tác giả Hà Văn Thịnh cho rằng:
“Một trong những “chức năng” của tôn giáo là xoa dịu nỗi đau của con người, để cho con người sống thoát được bằng cách “đền bù bằng hư ảo”: Ngày mai tốt hơn, kiếp sau sẽ khá hơn, cứ cố gắng chịu đựng thêm một chút mà sống…
Bối cảnh của lộng ngôn bây giờ cũng thế. Không ai muốn nh́n thấy cuộc khủng hoảng trầm trọng về lư tưởng, đạo đức, văn hóa; sự băng hoại về nhân cách của vô khối lănh đạo, sự nhắm mắt cố t́nh đui mù của vô số trí thức ngậm miệng nhận lương…
Dân tộc và giống ṇi không là ǵ hết khi căn nhà của ḿnh, túi tiền của ḿnh quan trọng hơn. Thậm chí, ngay cả quốc thể bị sỉ nhục cũng c̣n im hơi lặng tiếng rồi mở “bản nhạc” của người ra để tự ru ḿnh: Sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lư tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan. Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.”
Xin đựơc dùng nhận định và mối quan ngại của tác già Hà Văn Thịnh để kết thúc mục điểm Blog tuần này.
Những phát biểu hoang ngôn của một số người lănh đạo các cấp, các ban ngành khác nhau cho đến những kế hoạch hoang tưởng, những thành tích ảo, đă đựơc phụ họa bằng cung cách đưa tin viết bài nhiểu khi thiếu tính thận trọng hoặc vào hùa thêm của các phương tiện truyền thông báo chí.
Tất cả vô t́nh hay hữu ư vừa là một cách tự lừa mị ḿnh và đồng thời lừa mị dân chúng. Hậu quả là giúp họ quên đi thực trạng xă hội với biết bao nhiêu vấn nạn không thể giải quyết nổi! Liệu đó có phải là một lọai thuốc phiện không?