Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Bảo Vệ Biển Đông

Bảo Vệ Biển Đông

 

Trần Khải

 

Trong khi nhà nước Hà Nội chơi tṛ xă hội đen với các nhà hoạt động dân chủ như Nguyễn Thanh Giang, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Trần Luật… th́ các tàu lạ (có lẽ của Trung Quốc, chứ khó thể nào là tàu của Iran, hay Cuba) đang vào các vùng biển Việt Nam để chơi tṛ xă hội đen với ngư dân Việt. Và CSVN đang ra vẻ bó tay.

Bắt cóc ngư dân Việt đưa về đảo Hải Nam rồi đ̣i tiền phạt mới thả, đó là hành vi hải tặc. Tàu lạ đụng ch́m tàu ngư dân Việt rồi bỏ chạy, đó cũng là hành vi hải tặc v́ đă cướp đi phương tiện mưu sinh và cướp mất sự b́nh an trên biển. Tại sao nhà nước Hà Nội chưa đưa các hành vi hải tặc này ra trước Liên Hiệp Quốc khiếu kiện? Thêm nữa, tại sao Hà Nội chưa kêu gọi Khối ASEAN thành lập một đơn vị hải quân đặc nhiệm chống hải tặc? Và rộng hơn, tại sao Hà Nội chưa mời cả Mỹ và các nước Đông Á như Nhật, Nam Hàn đặt vấn đề chống hải tặc trên toàn vùng Thái B́nh Dương?

Trên nguyên tắc, bạn đồng minh của Hà Nội tại Biển Đông vẫn nhiều hơn là bạn đồng minh của Bắc Kinh tại đây. Vậy th́ tại sao lại sợ tên côn đồ này? Hay thực sự, t́nh h́nh nhịn nhục, chín bỏ làm mười, bỏ mặc ngư dân Việt cho hải tặc quốc doanh Trung Quốc là có chủ trương lớn của Đảng và nhà nước CSVN? Thử nh́n quanh xem: Indonesia, Nam Hàn, Nhật, Phi Luật Tân, Mă Lai, Brunei, Singapore, Thái Lan, Cam Bốt… đều muốn đứng bên VN để ḱnh TQ, v́ thấy rơ là cũng sẽ cùng một số phận như VN thôi.

Mặt khác, lời gợi ư từ phía Mỹ có lẽ đă khá minh bạch. Rằng Mỹ muốn góp sức ổn định Biển Đông, nơi có tên kiểu Trung Quốc là South China Sea (Biển Nam Trung Quốc). Trong buổi điều trần hôm Thứ Tư 15-7-2009, Thượng Nghị Sĩ liên bang Hoa Kỳ Jim Webb (Đảng Dân Chủ, Virginia) đă nói rằng TQ không chỉ mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị, mà cũng mở rộng lănh thổ nữa, và TQ hiện đại hóa quân sự c̣n nhằm tiếp trợ chiến dịch này. TNS Webb dịp này cũng kêu gọi Mỹ phải tăng sức mạnh hải quân Mỹ để ổn định Biển Đông, tuy rằng Mỹ trung lập trong việc tranh chấp ở các đảo Thái B́nh Dương.

Câu hỏi nơi đây là, luật pháp nào có thể sử dụng để giải quyết tranh chấp Biển Đông, nếu có?

Phụ Tá Thứ Trưởng Quốc Pḥng, Robert Scher, cũng tŕnh bày trong buổi điều trần này, lập lại rằng Mỹ hoạt động theo luật của Liên Hiệp Quốc, "Hoạt động quân sự của chúng ta trong vùng này là diễn ra đều đặn và phù hợp với luật quốc tế. Chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện các chiến dịch ở Biển Nam Trung Quốc, và hoạt động của Mỹ sẽ dựa vào quyền lợi chúng ta trong khu vực và mong muốn của chúng ta là giữ ǵn an ninh và ổn định khắp phía Tây Thái B́nh Dương."

Hăy nhớ rằng, Mỹ c̣n là một quốc gia Châu Á, v́ có tiểu bang Hawaii ở nơi này. Đó cũng là lư do để Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, cựu Bộ Trưởng Hải Quân Mỹ, nói rằng Hải Quân TQ đang thu hẹp nhanh chóng sức mạnh khoảng cách với sức mạnh Hải Quân Mỹ, và, "Nếu Mỹ vẫn là một quốc gia Châu Á và là một quốc gia có hải lực, các lănh đạo Mỹ phải lưạ chọn. Mỹ nên duy tŕ sức mạnh và phẩm chất hải lực — nếu không phải là tăng cường."

Chưa hết, Richard Cronin, giám đốc Chương Tŕnh Đông Nam Á tại viện nghiên cứu Stimson Center, nói trong buổi điều trần ở Thượng Viện hôm Thứ Tư rằng TT Barack Obama nên ngưng thái độ thụ động về vấn đề chủ quyền, "Chính phủ Obama nên bày tỏ ủng hộ các nước Đông Nam Á hiện đang bị hù dọa, và phải quyết tâm khẳng định quyền hạn chúng ta về việc giữ lưu thông hàng hải tự do bất kể khiêu khích từ Trung Quốc." Trong buổi điều trần này, Scot Marciel, nhà ngoại giao Mỹ đặc trách vùng Đông Nam Á, nói rằng TQ đă hù dọa các hăng dầu Mỹ và quốc tế là phải ngưng hợp tác khai thác dầu với VN ở Biển Đông, nếu không sẽ bị TQ trả thù về các hợp đồng khác ở TQ. Như thế, về nhiều phương diện, chúng ta thấy rằng quyền lợi Hoa Kỳ là sẽ không để cho TQ thao túng Biển Đông.

Vậy rồi Mỹ cố vấn cho các nước đang bị TQ bắt nạt ra sao? Scot Marciel nói rằng TQ muốn thương lượng riêng với từng nước trong khối ASEAN, "nhưng tôi nghĩ rằng ASEAN nên thương lượng với tư cách chung một khối."

Đó là lời gợi ư rất cụ thể, rằng Việt Nam đừng nên nghĩ rằng có thể th́ thầm bên tai Bắc Kinh là xong chuyện.

Chúng ta vẫn c̣n nhớ rằng, mới tuần trước, Ông Lê Dũng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao CS Việt Nam, trong cuộc họp báo thường kỳ vào ngày thứ Năm ngày 9/7/2009, đă lên tiếng yêu cầu Trung Quốc ’trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện’ cho 12 ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ và đ̣i họ trả tiền phạt.

Chuyện lúc đó là, những ngư dân này nằm trong số 37 ngư dân bị các tàu tuần tra của Trung Quốc bắt giữ hồi tháng trước v́ đă vi phạm lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung Quốc áp đặt ở gần khu vực đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp.

Trung Quốc đă quyết định phạt những ngư dân này 31,000 đô la và đă thả 25 người trong số họ. Giới hữu trách Trung Quốc hiện vẫn tiếp tục giam giữ 12 ngư dân cho tới khi họ trả đủ tiền phạt.

Giới hữu trách Việt Nam từ chối trả khoản tiền phạt này và đă yêu cầu phía Trung Quốc trả tự do ngay lập tức cho các ngư dân c̣n bị giam giữ. Ông Lê Dũng nói rằng những ngư dân này bị bắt trong khi đang đánh bắt cá tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Thế là Trung Quốc trả lời ông Lê Dũng bằng một cú độc chiêu xă hội đen: một tàu lạ vào biển Quảng Ngăi hôm 15/7/2009, đụng ch́m tàu ngư dân Việt.

Theo tin các báo Thanh Niên, Tiền Phong, thông tấn xă nhà nước TTXVN, vào khoảng 1 giờ 30 phút ngày 15/7, tại tọa độ 13 độ 45 phút độ vĩ bắc, 110 độ 32 phút độ kinh đông (vùng biển tỉnh Quảng Ngăi), tàu QNg 2203 có 9 ngư dân bị một tàu lạ đâm phải và ch́m tại địa điểm trên. Cả 9 ngư dân đều bị thương, trong đó có 2 người bị thương rất nặng.

Bản tin báo Tiền Phong, TTXVN dẫn lời ông Đinh Văn Chác, Trưởng pḥng Phối hợp t́m kiếm cứu nạn, Trung tâm phối hợp t́m kiếm cứu nạn hàng hải Khu vực II (đóng tại Đà Nẵng) cho biết, thông tin trên được ông Huỳnh Thọ, chủ tàu QNg 2416, báo về lúc 9 giờ 41 phút ngày 15/7. Các ngư dân trên tàu QNg 2416 đă nỗ lực ứng cứu và đưa hết 9 ngư dân gặp nạn lên tàu.

Tại sao Bắc Kinh trả lời Hà Nội một cách vang dội như thế? Tại sao Hà Nội không kiện Bắc Kinh ra trước ṭa quốc tế về các hành vi hải tặc? Tại sao không biến vùng Biển Đông thành vùng cần bảo vệ chống hải tặc, như hiện nay các tàu chiến quốc tế đang đi tuần ở vùng biển ngoài khơi Somalia? Hay là sợ đưa ra quốc tế, mà cứ ấp úng không dám chỉ đích danh Trung Quốc về tội xă hội đen Biển Đông?

Có nhiều cách đơn giản để nhà nước Hà Nội có thể dễ dàng đoàn kết toàn dân để t́m mưu kế ǵn giữ Biển Đông. Trước tiên, và tận cùng, là phải xem chuyện bất đồng chính kiến là điều b́nh thường. Tuy là c̣n chế độ độc đảng, nhưng phải chấp nhận các ư kiến đối lập.

Hăy trả tự do luật sư Lê Công Định, và hỗ trợ luật sư Định thiết lập một hồ sơ kiện Trung Quốc về các hành vi xă hội đen Biển Đông, nhân danh quyền lợi các công ty dầu VN và quốc tế trước giờ bị hù dọa, và nhân danh ngư dân Việt cụ thể.

Thứ nh́, nhà nước hăy nhờ nhóm Bauxite Tây Nguyên (đại diện là giáo sư Nguyễn Huệ Chi và một số trí thức) gửi thư mời Thượng Nghị Sĩ Jim Webb (và phu nhân, một luật sư Mỹ gốc Việt) tới thăm Hà Nội, tới thăm Tướng Vơ Nguyên Giáp… để cảm ơn về cuộc điều trần tuyệt diệu trên Thượng Viện Mỹ hôm Thứ Tư, qua đó sẽ cho thấy nhà nước CSVN cũng một ḷng với nhóm Bauxite Tây Nguyên, chứ không muốn đứng theo phe xă hội đen Biển Đông làm hại dân ḿnh.

Và rồi, chọn một ngày làm ngày lễ để ghi nhớ cái nhục mất đảo Trường Sa, Hoàng Sa - có thể đặt tên ngày lễ này là Ngày Biển Đông - để trả tự do cho tất cả các nhà hoạt động dân chủ khác, từ Điếu Cày tới Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, vân vân… Làm được như thế, là đă dựng lên được vô số cọc sắt Bạch Đằng trong ḷng dân ḿnh rồi. Có đâu mà để chịu nhục như ngày nay, mà tương lai sợ rồi sẽ cũng thành một Tây Tạng, Tân Cương.

 

Trần Khải


<< trở về đầu trang >>
 free counters