Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Cảnh Sát Giao Thông Việt Nam - Kẻ Phá Đường, Băng Cướp Ngày Có Bảo Kê

CẢNH SÁT GIAO THÔNG VIỆT NAM – KẺ PHÁ ĐƯỜNG, BĂNG CƯỚP NGÀY CÓ BẢO KÊ!

(Tặng Hội Nghị Công An Toàn Quốc Lần thứ 65, khai mạc tại Hà Nội ngày 17/12/2009)

 

Kinh hoàng giao thông ở Việt Nam!

Vấn đề giao thông tại mỗi quốc gia trên thế giới luôn là bài toán khó giải, nhất là đối với những nước nghèo nàn lạc hậu. Đối với một nước mà thể chế cầm quyền có những bộ óc vĩ mô siêu việt, th́ việc ưu tiên đầu tư cho hạ tầng cơ sở ở quốc gia mà họ nắm quyền, trong đó đặc biệt là giao thông luôn là ưu tiên hàng đầu.

Người ta tính trung b́nh diện tích dành cho xây dựng đường xá trong một đô thị hiện đại luôn phải chiếm từ 20% tổng diện tích toàn thành phố trở lên. Nhờ vậy mà những thành phố lớn như Mexico City- Thủ đô của nước Mexico- Với trên 20 triệu người sinh sống, người dân mới có điều kiện đi lại dễ dàng…

Ở Việt Nam, với tỉ lệ diện tích trung b́nh dành cho giao thông đô thị chỉ khoảng 5%, th́ với những thành phố đông dân như Hà Nội (khoảng hơn 4 triệu người), Sài G̣n (khoảng trên dưới 10 triệu người) thường xuyên lưu trú, vấn đề giao thông trở nên tắc nghẽn và hỗn loạn trầm trọng là điều dễ hiểu.

Người ta đă nghiên cứu và phân tích nhiều về những nguyên nhân gây ra hiện tượng hỗn loạn trong giao thông ở Việt Nam, nhưng hầu như chưa một ai dám nói lên một sự thật nhức nhối đó là: Chính lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT)Việt Nam, lại là một trong những nguyên nhân gây ra nạn phá đường nghiêm trọng, và đồng thời là một tổ chức giống như một băng đảng chuyên hành nghề cướp cạn- Măi lộ trên đường.  

Kể từ đầu những năm 1990 trở lại đây, khi mà nhà cầm quyền CSVN tuyên bố xóa bỏ bao cấp, th́ nền kinh tế thị trường tự phát đă có cơ hội phát triển. Đi cùng với nền kinh tế hàng hóa, các phương tiện vận tải (chủ yếu là ô tô) đă không ngừng tăng một cách chóng mặt. Vấn đề là, thay v́ nhập ô tô mới nguyên chiếc hoặc chi tiết máy móc riêng rồi lắp ráp tại Việt Nam, các nhà nhập khẩu ô tô lại chú tâm nhập hàng triệu chiếc xe I Fa cũ nát từ Đông Đức, xe Ka Maz từ Liên Xô (cũ) và các loại xe vận tải hạng nặng thải loại từ Hàn Quốc.

Để cho những “đống rác” biết di động là những chiếc xe cũ nát được nhập khẩu vô tội vạ ấy lưu hành hợp pháp, th́ khâu đầu tiên mà CSGT góp phần hốt bạc, là khâu đăng kư xe. Món hời từ các chủ xe đến đăng kư mạng lại này chỉ dành riêng cho các cán bộ CSGT từ cấp trưởng phó pḥng (công an tỉnh, thành phố) đến cán bộ trực tiếp đăng kư xe. Trong đó thường có kèm “dịch vụ” lên đời xe, là nâng năm sản xuất (tức là tăng thời hạn được lưu hành) bằng cách thay đổi số khung sườn (nếu kiểu xe cho phép), và “dịch vụ biển xe đẹp” mà chủ yếu là biển số có tổng ba số cuối bằng 9 hoặc 10 (gọi là chín nước, mười nước) để chủ xe làm ăn phát tài(!)…

Khi những chiếc xe vận tải nói trên lăn bánh trên đường, th́ đây là lúc các “chốt” cơ động của CSGT bắt đầu có cơ hội “gặt hái”. Xe có kích cỡ thùng cao quá, rộng quá quy định ư? Không sao cả! “Làm luật”, tức là nộp tiền. Xe chở hàng quá khổ, quá tải ư? Nộp tiền, rồi… tiếp tục lên đường. Mỗi chiếc xe tải tùy theo kích cỡ (tương ứng với số tiền phải nộp), sẽ được các CSGT dừng xe “kiểm tra giấy tờ” trong khoảng thời gian nhiều lắm là một phút, đủ để cho họ mở một tờ giấy đă được gấp lại có tiền “làm luật” bên trong. Thông thường chỉ là một cuốn sổ mua xăng (hay bất cứ tờ giấy lộn nào) để kẹp tiền cho kín đáo, chứ không cần phải tŕnh đăng kư xe, hay bằng lái, vận đơn hàng làm ǵ cho mệt!!!

Hậu quả là những tuyến đường vốn đă bị rút ruột từ lúc thi công, nên rất dễ hư hỏng, lại càng nhanh có “ổ gà”, thậm chí là “ổ voi” chỉ trong một thời gian ngắn, bởi các loại xe quá khổ quá tải mặc sức tung hoành. Nguy hiểm nhất là đối với những cây cầu yếu th́ càng nhanh xuống cấp hơn. Ở Việt Nam chuyện xe tải có tổng trọng lượng 6- 7 chục tấn đi lại b́nh thường qua những chiếc cầu có mốc giới hạn trọng tải 15 tấn, thậm chí là 10 tấn là chuyện không có ǵ đặc biệt(!)

Vậy kẻ chủ mưu phá hoại đường xá của Việt Nam chính là CSGT!!!

 Nhắc đến bằng lái xe, th́ trong nhiều năm trước đây công việc Sát Hạch vẫn thuộc quyền CSGT, chỉ dăm bảy năm trở lại đây mới chuyển qua Sở Giao Thông Vận Tải. Đối với bằng lái th́ cũng có tiền là có bằng ngay. “Dịch vụ” cấp bằng nhanh gọn không tốn thời gian học luật, thậm chí thi tay lái cũng có người thi hộ khâu “Dồn Số”. Bằng lái đổi từ bằng B lên bằng C, thậm chí lên thẳng… bằng F cũng chỉ là chuyện nhỏ! Chính v́ vậy mới có chuyện lái xe khách tuyến Bắc- Nam khi gây tai nạn chết người hàng loạt, hỏi ra mới biết là anh ta không… biết luật giao thông(?!). Xin trích một đoạn văn của hai phóng viên điều tra là Hương Vũ và Duy Hiển- Báo Dân Trí, đăng ngày 29/11/2009 viết về vụ tai nạn giao thông kinh hoàng làm chết 9 người và nhiều người khác bị thương tại Thường Tín- Hà Nội, như sau:Sự im lặng của Phan Xuân Lăng khiến chúng tôi gai người. Là lái xe lâu năm nhưng những quy định nằm trong Luật Giao thông đường bộ, cũng là nội dung trong kỳ thi sát hạch cấp giấy phép lái xe, Lăng đều không nắm được”.

Vậy CSGT là kẻ tiếp tay cho các lái xe rởm cố ư giết người qua các vụ tai nạn giao thông!!!

Nhiều năm qua, trong ngành công an th́ pḥng CSGT từ cấp quận, huyện trở lên đến cấp tỉnh, thành phố (hiện nay CSGT cấp huyện không được “đứng đường” nữa), luôn là nơi hội tụ các thành phần con ông cháu cha và những kẻ có nhiều tiền bỏ ra đầu tư mua chỗ. Thật trớ trêu là ngày xưa th́ ông bà ta có câu “đồ đứng đường” để chỉ những người chịu kiếp ăn mày, làm mơ. Nhưng ngày nay được làm kẻ đứng đường như CSGT lại không hề đơn giản chút nào, v́ đó là cách làm giàu hợp pháp(?) mà không tốn mồ hôi, công sức và trí tuệ. Chỉ làm phép tính sơ sơ, nếu ở những cung đường nhiều xe lưu thông như tuyến Quốc Lộ Số 1 chẳng hạn, cứ mỗi phút CSGT sẽ “làm luật” xong 1 xe (thu khoảng 100 ngàn đồng). Cộng lại một giờ sẽ là 6 triệu, một ngày “làm việc” 8 tiếng của một “chốt” sẽ có trung b́nh khoảng từ 40 đến 48 triệu. Thật là một con số khủng khiếp! Âư là chưa kể đến nếu có vụ tai nạn giao thông nào, th́ kẻ sai hay người đúng cũng sẽ phải mất những khoản tiền lớn cho CSGT để mà chuộc xe ra cho nhanh…

Lâu ngày, thứ “luật” của CSGT đă trở thành quen thuộc đến nỗi, xe không có lỗi ǵ, tức là đủ giấy tờ hợp lệ, hàng hóa đúng trọng tải, phẩm cách, nhưng khi qua “chốt” công an th́ vẫn cứ phải… “làm luật” như thường. Tại sao có chuyện vô lư ấy? V́ rất đơn giản là lái xe chở hàng mỗi ngày trên đường, sẽ có lúc vi phạm. Nếu lái xe nào không “nuôi” đủ cho CSGT th́ hăy liệu hồn, sau này, lỡ để xảy ra lỗi cho CSGT bắt được th́ yên tâm mà đưa xe vào “kho” của CSGT, rồi chờ vài tháng mới được nộp phạt mà lấy xe về…

V́ những lư do ấy, cho nên đằng nào cũng phải “làm luật” vậy là lái xe chẳng cần lo đủ giấy tờ, chở đúng tải vv.., mà làm ǵ, v́ đằng nào th́ cũng mất tiền. Thế mới có chuyện lạ đời là, một chiếc xe tải, lái xe bị thu bằng lái, đăng kư xe bị giữ (v́ chưa đủ tiền “làm luật” ở Miền Nam), nhưng lại thoải mái chạy rong ruổi chở hàng tận… Hà Nội!!!

Người viết bài này, vào thời gian năm 2000 đến 2002 thường xuyên thuê xe chở hàng là gỗ vườn rừng (gỗ trồng) từ Gia Lai, Đắc Lắc về Việt Tŕ- Phú Thọ ở Miền Bắc để bán. Ngoài việc bị kiểm lâm, thuế vụ sở tại ṿi vĩnh gây khó khăn cho bản thân, khiến mất rất nhiều tiền lo lót cho bọn chúng để nhanh xong thủ tục giấy tờ. Th́ trên đường vận chuyển gỗ ra Miền Bắc, c̣n bị hàng chục “chốt” CSGT của 16 tỉnh thành liên tục “làm luật” trên suốt chặng đường, đặc biệt là các tỉnh thành như Gia Lai, Quảng Trị, Quảng B́nh, Thanh Hóa, Hà Tây, Hà Nội, có lúc phải “làm luật” tới 3 “chốt” công an trong một tỉnh thành.

Nhịn nhục măi cũng có ngày “cóc phải mở miệng”. Một ngày cuối tháng 2 năm 2002, sau chặng đường hàng ngàn km từ Gia Lai chở hàng đến địa phận Cầu Ghẽ - Hà Tây. Người viết bài này vốn đă quá quen với quy luật hoạt động của CSGT Hà Tây, nên đă cho xe nghỉ lại tại ngoại ô trung tâm thị xă Ninh B́nh để tránh phải “làm luật” tại “chốt” CSGT Cầu Ghẽ- Một điểm khét tiếng ác ôn v́ đ̣i tiền cao của lái xe. Nhưng dù “căn” giờ cho đúng 7 giờ sáng (giờ đổi người của CSGT) mới cho xe chạy qua đoạn đường này, th́ không ngờ chiếc mô tô “Bô Nớt” trắng toát của CSGT Hà Tây vẫn lù lù ở ngay gần Cầu Ghẽ. Thế là phải xuống để “làm luật”. Một tên CSGT mặt non choẹt chỉ khoảng trên 20 tuổi nh́n tập giấy tờ hồ sơ gỗ (gồm 28 con dấu các loại) của người viết bài này như nh́n một vật lạ, rồi hắn đưa mắt đi chỗ khác lạnh lùng: “Tao xem giấy tờ của mày làm ǵ, nếu mày không có giấy th́ làm sao đi được từ Miền Nam ra đây? Cứ “làm” cho nhanh rồi đi là được”. Bức xúc suốt cuộc hành tŕnh, nào là trạm cân xe, nào là quản lư thị trường, nào là CSGT các tỉnh thành gây rối, giờ lại bị một tên CSGT nhăi nhép (kém ḿnh có lẽ đến hai chục tuổi) xưng mày, tao. Không giữ nổi b́nh tĩnh, người viết nhảy lên Ca Bin xe, rút ra chiếc móc lốp xe (vốn là vũ khí trang bị để chống cướp) lao vào tên CSGT ấy… May thay cho hắn (và cũng may cho người viết) là bốn người lái xe trên hai chiếc Hyundai Ba Khoang chở gỗ đă kịp giữ lại, chứ nếu không th́ không biết điều ǵ đă xảy ra…

Gần đây, báo chí có đăng một số trường hợp lái xe đâm thẳng xe vào CSGT, thanh tra giao thông, có vài viên CSGT đă phải chầu trời, cũng là v́ họ bức xúc quá mà thôi…

Một lần khác, khi ấy khoảng cuối năm 2002. Người viết bài này đi xe máy chở một cụ già thăm người nhà quê ở Vĩnh Phúc. Trên đường về đến ngoại thành thành phố Phúc Yên th́ gặp tai nạn. Số là, tại “chốt” cơ động của CSGT lúc đó có một chiếc xe 24 chỗ ngồi chở khách biển số Yên Bái, đang phải dừng lại “làm luật”. Người phụ xe sau khi nộp tiền cho CSGT (đứng bên kia đường, phía ngược chiều) th́ vội vă băng qua đường để về xe của ḿnh v́ lúc đó trời lất phất có mưa, không ngờ đúng lúc đó xe máy của người viết vừa đến nơi. Dù chạy không nhanh, nhưng v́ quá bất ngờ, phanh cũng không có tác dụng nhiều, nên đă đâm trực diện vào người phụ xe nói trên. May thay, anh ta rất cao lớn lại mặc áo khoác bằng da thú, nên không bị đau lắm. C̣n người viết và cụ già th́ cũng mặc áo ấm rất dày và c̣n mặc thêm bên ngoài mỗi người một bộ quần áo đi mưa, cho nên dù cả ba người đều bị ngă nhưng cũng không ai hề hấn ǵ. Tội nghiệp cho anh phụ xe vừa cố nén đau vừa phải đưa cụ già đi bệnh viện chụp X Quang và sau đó c̣n biếu cụ 500 ngàn đồng bồi dưỡng…

Ngày 06/11/2009 theo báo Dân Trí đưa tin. Hai vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đă xảy ra ngay tại “chốt” trực của CSGT tại xă Xuân Lam, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh làm 1 người chết, một người bị thương nặng. Lư do là xe tải dừng để “làm luật” đứng lấn đường gây tai nạn cho người đi xe máy, do người đi xe máy bị khuất tầm nh́n.

Ngày 03/12/2009 tại Phú Thọ, xe CSGT biển số 6868 (lộc phát) đă đâm chết một nữ sinh ở thị trấn huyện Phong Châu. Lư do là “tránh… chướng ngại vật, cho nên đâm thẳng vào tốp học sinh đi ngược chiều” (tin VN Express, Dân Trí, Tiền Phong…).

Đêm ngày 27/11/2009 một chiếc xe du lich bốn chỗ ngồi hiệu Hyundai đă vượt đèn đỏ từ ngă tư Tôn Đức Thắng – Hà Nội, gây tai nạn liên hoàn làm 5 người bi thương nặng, hư hỏng ba xe gắn máy. Điều đáng nói là lái xe bỏ mặc nạn nhân rồi rồ ga bỏ chạy, chỉ khi bị người dân truy đuổi áp sát và xe ô tô bị nổ lốp bánh trước th́ lái xe mới chịu dừng xe. Trên xe nguyên h́nh là một sỹ quan CSGT tên là Phạm Thế Dũng, cán bộ thuộc cục CSGT đường bộ và đường sắt…

 

Chiếc xe biển “lộc phát” của CSGT đâm chết nữ sinh

Tại Biên Ḥa, dư luận năm 2007 phải xôn xao v́  sự lộng hành của một đoàn xe Benz hung thần chở đất ngang nhiên bất chấp luật lệ, coi thường tính mạng người dân. Hỏi ra mới biết rằng đoàn xe ấy là của một viên trung tá CSGT tỉnh… Vv và vv…

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, hàng năm tại Việt Nam có khoảng trên 12 ngàn người chết v́ tai nạn giao thông đường bộ (thống kê năm 2007). Không quá chủ quan khi người viết dám khẳng định rằng, cùng với những chính sách bất cập về giao thông nói chung của nhà nước độc tài CSVN, CSGT Việt Nam cũng góp phần quan trọng vào những cái chết thương tâm của hàng chục ngàn người vô tội mỗi năm. Nhưng dù biết vậy, ṿng xoáy cám dỗ từ lợi nhuận khổng lồ bởi nạn tham nhũng, nạn cướp ngày. Cho nên CSGT Việt Nam vẫn cố t́nh ngoảnh mặt trước tính mạng của đồng bào ḿnh. Đó cũng là hệ quả của chế độ CS ở bất kỳ nơi nào trên thế giới!!!

Hàng ngày quan chức của chế độ vẫn phải đi lại trên đường. Mọi chuyện nhốn nháo lộn xộn trong giao thông, xe cộ vi phạm, rồi nhiễu nhương của CSGT đều đập vào mắt họ. Nhưng v́ món lợi từ CSGT, cho nên họ đă làm ngơ cho CSGT lộng hành, v́ cả một đường dây ḷng ṿng ngoằn ngoèo hút tiền của dân, của nước, đă bắt đầu từ việc CSGT cướp tiền của những ai đang lưu thông trên đường ấy.

Vậy CSGT Việt Nam ngày nay là băng cướp ngày có tổ chức, có bảo kê bởi những tay trùm cán bộ CS các cấp!

Thật mỉa mai thay cho câu nói của Hồ Chí Minh: “Công an là bạn dân”. Câu nói ấy có lẽ phải được viết thêm cho đầy đủ là: “Công an là bạn dân, nhân dân đích thị nạn nhân!”

Những người dân vô tội là lái xe, phụ xe ô tô, người đi xe máy hăy lên tiếng để bảo vệ ḿnh, bảo vệ cộng đồng. Không thể để băng cướp ngày CSGT lộng hành, tác oai tác quái và tiếp tục gây tội ác!!!

 

Lê Hà Huy Quang


<< trở về đầu trang >>
free counters