|
Nam Nguyên,
phóng viên RFA
![]() |
Báo Hà Nội Nới ngày 02 tháng 8 năm 2011 đăng tin về vụ việc liên quan chuyện Anh Nguyễn Chí Đức bị đạp vào mặt. |
Báo chí ‘lề phải’ có bữa tiệc no về thông tin 8 lần biểu t́nh chống Trung Quốc qua cuộc họp báo của Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an Hà Nội vào ngày 2/8.
Nói như thế là v́ báo chí Việt Nam đă không được phép đưa tin về những sự kiện chính trị nhạy cảm, đặc biệt là biểu t́nh phản kháng Trung Quốc. Nhưng bây giờ Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, qua những phát biểu của ông đă giúp nhà báo truyền tải được thông tin biểu t́nh và cả hiệu ứng ngược mà tướng Nhanh không mong muốn. Vụ gọi là cú đạp lịch sử trong cuộc biểu t́nh ngày 17/7 ở Hà Nội, sự phủ nhận của người lănh đạo Công an Thủ đô kiêm Phó Tổng Cục trưởng An ninh II Bộ Công an bằng các chứng lư tưởng là thuyết phục, đă bị anh Nguyễn Chí Đức nạn nhân bị làm nhục làm rơ trắng đen.
Danh dự bị xúc phạm
Trên tất cả báo mạng mà chúng tôi xem được, như VnExpress, Vietnam Net, Thanh Niên Online… Tướng Nhanh xác định không chủ trương trấn áp người biểu t́nh, cũng như không có căn cứ xác định anh Nguyễn Chí Đức bị lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự đánh đạp trong cuộc biểu t́nh ngày 17/7. Công an Hà Nội công bố rằng trong bản tường tŕnh anh Nguyễn Chí Đức đă khẳng định không bị ai đánh, chỉ có sự xô đẩy khi đưa anh Đức lên xe buưt, bác sĩ cũng không phát hiện thương tích hay tổn thương trên người anh Nguyễn Chí Đức.
Trả lời phỏng vấn của Phóng viên Khánh An Đài chúng tôi, anh Nguyễn Chí Đức cho biết bản thân là đảng viên đảng cộng sản, anh đi biểu t́nh là v́ Đảng. Sự việc anh bị bạo hành mà công an khẳng định là không có, làm cho anh vừa buồn vừa phẫn nộ v́ danh dự bị xúc phạm. Ngay chính thân phụ anh khi được xem clip video anh bị nắm tứ chi bị khiêng ngửa và bị đạp vào cổ vào mặt đă phải thốt lên “Đây là quân phát xít.”:
“Nên nhớ rằng bố mẹ tôi là người Nghệ An, họ hàng
tôi là Nghệ An, rất nhiều người theo đảng rồi, từ thời
Việt Minh năm 1930, tức là trước khi Hồ Chí Minh về
nước, ông nội tôi, anh em ruột của ông nội tôi và rất
nhiều đồng chí khác đă theo đảng, theo Việt Minh và họ
đă chết trước khi Hồ Chí Minh về nước, nhưng mà họ không
có ǵ phải buồn phiền đó là v́ lư tưởng cao đẹp.
Nhưng bây giờ, hệ thống chính trị kết hợp với công an
làm như thế này th́ tôi rất buồn. Họ đă chính thức đẩy
tôi, nếu mà họ tiếp tục đẩy tôi vào đường cùng, th́ tôi
cũng chả c̣n ǵ để mất cả tại v́ họ đă dùng báo chính
thống để họ “chơi” đồng chí của họ. Thực sự là họ đă
‘chơi’ một đồng chí của họ chứ không phải là ‘chơi’ một
công dân nữa.”
![]() |
Một công an đứng trên xe buưt đạp liên tục vào mặt Anh Nguyễn Chí Đức trong cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc hôm 17-07-2011 tại Hà Nội. |
Dấu hiệu của sự tận cùng
Ngay sau cuộc họp báo của Tướng Nhanh và phản ứng của
anh Nguyễn Chí Đức trong cuộc phỏng vấn của Phóng viên
Khánh An đài RFA, nhà văn Nguyên Ngọc, hiện sống và làm
việc ở Đà Nẵng đă có bài viết phổ biến trên nhiều trang
mạng xă hội. Ông Nguyên Ngọc đặt câu hỏi với Tướng
Nguyễn Đức Nhanh là trả lời thế nào? khi anh Nguyễn Chí
Đức nói là ḿnh bị đẩy vào đường cùng và thân phụ của
anh Đức đă gọi sự bạo hành của công an đối với con ông
là hành động của quân phát xít. Bài viết của Nhà văn
Nguyên Ngọc có đoạn nhắc tới t́nh trạng gọi là sĩ phu
đang quay mặt với Nhà nước, c̣n cách ứng xử của công an
Hà Nội trong cuộc biểu t́nh ngày 17/7 và tuyên bố của
Tướng Nguyễn Đức Nhanh trong cuộc họp báo ngày 2/8 là
một báo động đỏ. Trả lời Nam Nguyên, nhà văn Nguyên Ngọc
phát biểu:
“Về việc nhân viên an ninh dùng bạo lực với những
người biểu t́nh và đặc biệt đối với anh Nguyễn Chí Đức
th́ việc ấy chúng ta biết cả rồi. Nhưng điều quan trọng
là thế nào, theo tôi khía cạnh quan trọng ở chỗ, anh
Nguyễn Chí Đức là người hết sức b́nh thường và thậm chí
việc đạp vào mặt anh, anh cũng không coi trọng việc
đó…và anh hoàn toàn tin tưởng ở Nhà nước ở Đảng. Trong
lời nói của anh và sau khi ông Nguyễn Đức Nhanh có cuộc
họp báo th́ anh cho biết, hôm đó sau khi bị đạp vào mặt
và lúc gặp lại những người công an đó anh vẫn nói là anh
làm việc này v́ Đảng thôi.
Đây là một người vô cùng trung thành nhưng cũng là người ở tận cùng xă hội, những người muốn b́nh yên không muốn làm bất cứ việc ǵ để nổi bật cả mà bây giờ đến mức những người đó trở thành phẫn nộ. Sau khi ông nguyễn Đức Nhanh chối căi những việc hành hung của nhân viên của ông, th́ cuối cùng anh Nguyễn Chí Đức nói là anh không sợ nữa đâu. Tôi thấy đây là những dấu hiệu hết sức quan trọng, tôi nghĩ những người làm chính trị phải rất nhạy cảm về chính trị và nhạy cảm không phải là nhạy cảm với cấp trên mà nhạy cảm với những động thái như thế, khi ở tận cùng xă hội người ta thấy không thể sống được ở cái xă hội đó nữa, th́ tôi gọi đó là dấu hiệu của sự tận cùng.”
Lập luận không thuyết phục
![]() |
Anh Nguyễn Chí Đức. |
Cuộc họp báo được tổ chức chiều 2/8 ở Thủ đô của
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Phó Tổng cục trưởng Tổng
cục An ninh II Bộ Công an kiêm Giám đốc Công an Thành
phố Hà Nội, là để đáp ứng thư của mười nhân sĩ trí thức
đề nghị Giám đốc công an Thành phố trả lời về sự việc
một số người tập trung biểu t́nh tự phát ngày 17/7 phản
đối Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông đă bị công an đàn
áp thô bạo. Các sĩ phu Bắc Hà kư tên bức thư này gồm các
ông Nguyễn Quang A, Lê Dũng, Phạm Duy Hiển, Đỗ Minh
Tuấn, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Xuân
Diện, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Văn Phương và Đặng Bích
Phương.
Bên cạnh vụ việc Nguyễn Chí Đức và tác giả ‘cú đạp lịch
sử’ nay được công bố họ tên đầy đủ là Đại úy Phạm Hải
Minh an ninh Công an quận Hoàn Kiếm. Đại diện công an Hà
Nội nói rằng, chưa xác định được clip trong đó đại úy
Minh đạp nhiều lần vào mặt anh Đức là do ai phát tán
h́nh ảnh lên mạng, công an cũng không thể xác định được
clip có bị cắt ghép chỉnh sửa ǵ hay không.
Nhiều người không hẳn đồng ư với lập luận này, v́
Việt Nam có nhiều chuyên gia giỏi về lănh vực công nghệ
thông tin và an ninh mạng, có thể xác minh việc này
không đến nỗi quá khó khăn. Cũng là trớ trêu khi Giám
đốc Công an Hà Nội nh́n nhận một nửa clip video mà các
blogger gọi là cú đạp lịch sử, phần được nh́n nhận đó là
4 công an viên đă khiêng anh Nguyễn Chí Đức rời hiện
trường bằng cách nắm cả tứ chi khiêng ngửa. C̣n tác giả
cú đạp lịch sử đại úy Phạm Hải Minh th́ báo cáo cấp trên
là chỉ từ trên xe buưt bước xuống để phụ đưa anh Nguyễn
Chí Đức trong tư thế khiêng ngửa lên xe buưt chứ không
có hành vi bạo hành. Tướng Nhanh đă tạm đ́nh chỉ công
tác cả 5 nhân viên cảnh sát để kiểm điểm, nghiêm khắc
phê b́nh và rút kinh nghiệm. Đặc biệt Tướng Nhanh phát
biểu rằng, ông cũng không đồng ư với việc cảnh sát
khiêng người lên xe buưt, v́ đây là người biểu t́nh yêu
nước, không phải là đối tượng h́nh sự, nên cần phải rút
kinh nghiệm chấn chỉnh ngay.
Xem các bài báo tường thuật cuộc họp báo của Trung
tướng Nguyễn Đức Nhanh, người đọc báo có thể nhận ra một
vài dấu hiệu khác thường, người Nhà nước đă dùng từ biểu
t́nh thay v́ gọi là tụ tập và hành động biểu t́nh được
cho là xuất phát từ ḷng yêu nước. Lần đầu tiên một giới
chức an ninh cao cấp xác nhận: Thủ đô Hà Nội trong những
ngày qua đă xảy ra 8 cuộc biểu t́nh phản kháng Trung
Quốc diễn ra vào mỗi buổi sáng Chủ Nhật tập trung trước
khu vực Đại Sứ Quán Trung Quốc. Cuộc biểu t́nh lần đầu
qui tụ 300 người, những lần sau chừng 50-60 người. Đặc
biệt Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh mô tả những cuộc biểu
t́nh này là hành động của các người dân bày tỏ ḷng yêu
nước phản kháng Trung Quốc xâm lấn Biển Đông. Theo lời
Tướng Nhanh người biểu t́nh bao gồm mọi thành phần trong
xă hội như trí thức, sinh viên học sinh, công nhân lao
động….
Nhiều người am hiểu chính trị cho rằng, một khi Tướng Nhanh khẳng định không có chủ trương trấn áp người biểu t́nh yêu nước th́ ông nên đưa vụ ‘cú đạp lịch sử’ ra ánh sáng. Nếu một cá nhân hành động tự phát th́ nên đưa người này ra ṭa án, nạn nhân Nguyễn Chí Đức là người cùng Đảng với Tướng Nhanh đă xác định là ḿnh bị đạp túi bụi vào đầu vào cổ, th́ vụ việc không thể phủi tay một cách đơn giản như vậy.
Ngay trên cùng trang báo mạng tường thuật về cuộc họp báo 2/8, vô t́nh lại có tin một Trung úy Công an Cảnh sát Cơ Động bị tước quân hàm bắt tạm giam và truy tố ra ṭa v́ tát và đánh một cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ. Cú đạp lịch sử là chuyện lớn hơn rất nhiều hoặc nói như nhà văn Nguyên Ngọc đây là dấu hiệu của sự tận cùng.
<<trở về đầu trang>>