Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Xóa bỏ hận thù: tại sao không?
Phan-Kiến-Quốc
03.05.2010
PHẠM MINH HOÀNG, anh c̣n có bút danh là PHAN KIẾN QUỐC, có nhiều bài viết phổ biến trên mạng bauxite Việt Nam - www.boxitvn.net- hay trên http://pkquoc.multiply.com. Chúng tôi giới thiệu thêm bài viết „Xóa bỏ hận thù: tại sao không?“ để hiểu thêm tâm tư của anh về quê hương đất nước…
Giáo sư Phạm Minh Hoàng (Bút danh Phan Kiến Quốc) |
Một trong những điều người ta
cảm nhận được trên truyền thông trong hai tuần đổ lại đây là những bài viết kêu
gọi sự ḥa hợp, xóa bỏ hận thù. Dễ có đến hơn chục bài, thậm chí c̣n có cả những
cuộc giao lưu giữa những người có tiếng tăm trong xă hội. Điều này cũng dễ hiểu
v́ chúng ta đang bước sang năm thứ 35 ngày chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất
nước.
Chủ đề này đă nhiều lần được
đưa lên báo, đă nhiều cuộc hội thảo, đă có nhiều phát biểu nhưng h́nh như nó vẫn
c̣n nguyên vẹn, nếu không báo chí và truyền thông chẳng có hàng loạt bài “bức
xúc” như vậy. Nhưng sau khi đọc những bài viết này th́ những trăn trở trong tôi
chẳng những không bớt mà c̣n nổi sóng hơn.
Cái thắc mắc trước tiên là các
bài viết hầu như đều bắt đầu bằng điệp ngữ “Không có kẻ thắng người thua
nhưng cả dân tộc Việt Nam thắng”, nhưng tất cả các bài viết đều xuất phát từ
“kẻ thắng”, họa hoằn lắm th́ cũng thấy ông Nguyễn Cao Kỳ, Tướng Nguyễn Hữu Có,
nhưng những nhân vật này từ lâu cũng chẳng c̣n ở phía “kẻ thua”. Điều đó có
nghĩa rằng ngay trong lúc đi t́m sự ḥa hợp, chúng ta vẫn chỉ đi t́m từ phía “kẻ
thắng” (tạm gọi là như thế cho dễ hiểu), nên khó mà t́m ra sự đồng thuận.
Khi đọc các bài viết, tôi thấy
tât cả h́nh như vẫn đóng khung - cả về h́nh thức lẫn nội dung – và chẳng có một
cái ǵ mới để giải quyết một vấn đề xưa cũ từ 35 năm. Tôi có thể ví chúng như
một bài luận cấp 2 gồm 3 phần, nhập đề, thân bài và kết luận:
- Nhập đề : Đại thắng mùa
Xuân 1975 là kết quả tổng hợp của thời cơ cách mạng, sự phát triển có tính bước
ngoặt về thế và lực của cách mạng Việt Nam, sự hội tụ các yếu tố thiên thời, địa
lợi, nhân ḥa để làm nên một trong những chiến thắng vĩ đại nhất của dân tộc…(Chủ
tịch nước Nguyễn Minh Triết)
- Thân bài : Tuy nhiên sự
nghiệp đặt ra sau khi thống nhất giang san là thống nhất ḷng người dường như
vẫn chưa hoàn thành trọn vẹn. Bằng chứng là chúng ta vẫn phải nói về ḥa giải,
ḥa hợp dân tộc. Phải chăng 35 năm là một thời gian quá dài cho ḥa giải và ḥa
hợp dân tộc (phỏng vấn cựu đại sứ Vơ Văn Sung) hay
Sự mất mát, đau khổ ở cả
hai phía, trong nhiều gia đình Việt Nam. Có những vết thương ḷng rất sâu
nên sự hàn gắn không dễ dàng, đòi hỏi thời gian...Chúng ta đă giành được độc
lập nhưng đất nước c̣n nghèo, c̣n thua kém nhiều nước xung quanh. Về mặt dân
tộc, họ không có ǵ nổi trội hơn dân tộc Việt Nam cả nhưng họ lại hơn chúng ta
về tŕnh độ phát triển kinh tế - xă hội.
(phỏng vấn Cựu phó Chủ tịch nước
Nguyễn Thị B́nh)
- Kết luận : Bởi vậy, phải
làm thế nào để xây dựng và phát triển một nước Việt Nam phồn vinh và vững
mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Trước mắt là tiến
hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đó là mục tiêu mà với
mọi người Việt Nam yêu nước ai cũng thấy day dứt .(phỏng vấn Bà Nguyễn Thị
B́nh)
Thú thật, cũng là một giảng viên đại học nhưng
tôi không đủ can đảm đọc hết chục bài viết nhưng có cùng một nội dung sáo ṃn
kiểu này. Hoàn toàn không có một cái ǵ mới và cụ thể để giải quyết vấn
đề cực kỳ cấp bách như vấn đế ḥa hợp, xóa bỏ hận thù. Đó là chưa kể đến văn
phong của một vài vị đi ngược lại nội dung bài viết, chẳng hạn như trong bài
phỏng vấn ông Vơ Văn Sung, ông đă viết :”thời điểm cuối tháng 4/1975 nếu
Nguyễn Văn Thiệu và bè lũ c̣n nắm quyền và thực hiện tử thủ như ở Xuân Lộc…”
hoặc lời phát biểu của ông Nguyễn Trọng Huấn, người đă tiếp quản miền Nam năm 75
trong cuộc giao lưu do báo Doanh nhân Sài G̣n tổ chức :“chúng tôi phải cải
tạo các anh (…) v́ rằng đó chỉ là một phần của cuộc đấu tranh giai cấp.”
Trở lại vấn đề ḥa hợp, xóa bỏ
hận thù, chắc chắn chúng ta không thể không đề cập đến
nghị quyết 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính
trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Và cũng chính v́ nội
dung này tôi đă có dịp tham dự một buổi hội thảo tại Sàig̣n vào tháng 7/2006 do
Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức, tại đây tôi đă ghi nhận được hai
phát biểu khá lư thú. Phát biểu thứ nhất : Theo ông Nguyễn Trí Dũng (Việt kiều
Nhật có nhiều đóng góp xuất sắc về công nghệ) th́ ông đă tham dự "gần một
trăm" cuộc hội thảo về chính sách thu hút việt kiều. Điều đó cho thấy rằng
đảng đă không tập hợp thêm được nhân tố mới và nghị định 36 không tạo được
chuyển biến. Phát biểu thứ hai từ ông Bùi Kiến Thành, một việt kiều Mỹ, đă có
kinh nghiệm về tài chánh ngay từ thời chế độ VNCH và hiện đang là cố vấn tài
chính cho chính phủ Việt Nam. Ông Thành nói :”sau hơn 30 năm chấm dứt chiến
tranh, hố chia rẽ giữa hai chiến tuyến chưa được dẹp bỏ. Trên báo đài, trên các
phương tiện truyền thông, các diễn văn chính thức người ta vẫn hô hào xóa bỏ quá
khứ, xóa bỏ hậu quả chiến tranh... nhưng tất cả chỉ là những hô hào suông.”
Rơ là bài toán nan giải.
Gần đây báo chí hay trích lời
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết :”Tôi mong bà con, hăy v́ quê hương đất nước,
gác bỏ những khác biệt của ḿnh, hăy đoàn kết lại, cùng nhau xây dựng Mẹ hiền
Việt Nam, đất nước Việt Nam giàu mạnh, hùng cường. Đó không chỉ là lời nói và ư
kiến của tôi mà là tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam, là ư chí của Đảng và Nhà
nước Việt Nam”.
Tôi cực kỳ ngạc nhiên khi đọc những gịng này
hoa mỹ này, đơn thuần là v́ nó xuất phát từ một người lănh đạo đất nước. Ông
Triết được bầu ra (tạm gọi là như thế) để quản lư, vậy th́ nếu đó là ư Đảng và
Nhà Nước th́ ông cứ làm bằng cách ban hành các biện pháp cần thiết thay v́ cứ
kêu gọi chung chung như thế. Nhân dân đang dài cổ trông chờ những biện pháp chứ
không phải những ước mơ. Đảng lănh đạo, Nhà Nước quản lư mà cứ “huấn dụ” bằng
nghị quyết hoặc bằng những từ hoa mỹ th́ người dân (vốn chỉ…làm chủ) c̣n biết
phương nào để vái ?
Trong cái tận cùng bế tắc của
những “bài luận cấp 2” th́ bất ngờ vớ được một bài viết của nhà văn Nguyễn Quang
Thân trên Phụ Nữ ngày 30/4/2010 với tựa đề “Từ ṿng tay của mẹ”. Ông Thân viết :”Có
lẽ vấn đề mấu chốt ở chỗ chúng ta rất dễ thống nhất với nhau, ḥa hợp với nhau
trên chủ trương, lời nói, nhưng cả hai phía lại khá khó khăn và thiếu những thay
đổi phù hợp trong việc làm, trong từng chi tiết nhỏ như cách tiến hành một ngày
kỷ niệm, thậm chí một cách xưng hô chẳng hạn.”.
Tôi xin được phép khai triển ư
kiến tác giả, nếu không đúng xin nhà văn và mọi người bỏ qua :
1. Cách tiến hành một ngày
kỷ niệm. Cho dù đứng về phe nào đi nữa th́ ngày 30/4 đúng là một ngày kỷ niệm,
ngày chấm dứt chiến tranh. Nhưng cái cung cách ăn mừng rầm rộ như vừa qua rơ
ràng là không có lợi cho việc xóa bỏ hận thù. Trong suốt hai tuần cuối tháng tư,
đài VTV3 trong mục thời sự liên tục phát sóng về những chiến thắng từ Buôn Ma
Thuột cho đến Sàig̣n. Tôi chắc chắn là sẽ chẳng có gia đ́nh cán bộ, công viên
chức, binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) nào có thể xem một cách vô tư mà không
công chiếu th́ các binh sĩ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (QĐNDVN) cũng sẽ bất măn
v́ xương máu của họ bị lăng quên. Nhưng nếu tôi không lầm th́ xương máu của các
binh sĩ VNCH cũng là máu đỏ da vàng th́ phải.
Thử nghĩ nếu có ngày “30/4
ngược”, nghĩa là xe tăng M-48 của VNCH húc đổ trụ sở Trung Ương Đảng và bắt sống
Tổng bí thư Lê Duẩn và “bè lũ” (xin được mượn từ ngữ của nhà ngoại giaoVơ Văn
Sung), và trong suốt 35 năm sau đó bắt cả miền Bắc xem lại cảnh các binh sĩ của
ḿnh lũ lượt ra hàng lính miền Nam, th́ chắc chắn là chúng ta sẽ lại cùng nhau
ngồi t́m giải pháp cho vấn đề xóa bỏ hận thù như ngày hôm nay.
Vậy có thể nào chúng ta sẽ kỷ
niệm ngày 30/4 một cách khác ?
Đó sẽ là ngày
tưởng niệm tất cả mọi người Việt không phân biệt phe phái đă nằm xuống sau 20
năm nồi da nấu thịt ? C̣n ǵ đẹp hơn h́nh ảnh hai chiến sĩ QĐNDVN và VNCH trong
sắc phục cùng thắp nén hương trước bàn thờ Tổ Quốc.
2. Cách xưng hô : Trong
các phóng sự, mỗi khi đánh chiếm được một cơ quan, một tỉnh thành nào của chính
phủ VNCH th́ bây giờ người ta dùng những từ như "đánh chiếm sào huyệt của
địch", "xóa tan hang ổ của ngụy quyền". Thiết nghĩ chữ "sào huyệt, hang ổ"
chỉ nên dùng cho bọn cướp, cho súc vật, không nên dùng cho người, nhất nữa lại
là những người ḿnh đang kêu gọi cùng nhau xóa bỏ hiềm khích, cùng nhau sống
chung. Cũng về cách xưng hô, các binh sĩ, sĩ quan VNCH thường được gọi là tên
lính ngụy, tên tướng, tá ngụy kèm theo những tính từ có tính cách mạt sát, mạ lỵ...
chẳng hạn tên tướng ngụy Nguyễn Khoa Nam,tên tướng ngụy Phạm Văn Phú, tên đại
tá ngụy Hồ Ngọc Cẩn... Nếu ngày “30/4 ngược”
xảy ra, nhân dân miền Bắc sẽ nghĩ sao khi suốt 35 được “rót vào tai” những từ
“tên cộng nô” tiếp sau đó là các vị như Vơ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Đồng Sỹ
Nguyên ? Những từ ngữ có tính cách thóa mạ này cũng nên bỏ.
Làm như thế có thực sự xóa bỏ
hận thù ? Tôi nghĩ là cần nhưng chưa đủ. Đây là một vết thương nhức nhối đă kéo
dài quá lâu nên không thể một sớm một chiều có thể biến mất, nhưng nếu không bắt
đầu bây giờ th́ chu kỳ 5 năm sau, kỷ niệm 40 năm chấm dứt chiến tranh, chúng ta
lại phải đọc lại những “bài luận cấp 2” mà mọi người đă thuộc ḷng.
Và đă làm là làm đến nơi đến
chốn. Tất cả hai điều trên phải được luật hóa chứ không phải là những lời kêu
gọi suông hoặc những nghị quyết không có giá trị pháp luật.
Để kết thúc, tôi xin lấy lại lời của cố Thủ tướng Vơ Văn Kiệt vào năm 2005 :”ngày 30/4/75 là ngày có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn, đó là một vết thương chung của dân tộc".
Phan-Kiến-Quốc