Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Thời điểm Kissinger của Hillary

Thời điểm Kissinger của Hillary

 

Yuriko Koike

- Trà Mi lược dịch
 

Tác giả Yuriko Koike nguyên là Cố vấn và An ninh Quốc gia và Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Nhật Bản, hiện là một dân biểu của phe đối lập trong Quốc hội Nhật Bản.

Chuyến thăm quan trọng của Clinton tái khẳng định cam kết của Mỹ với châu Á, và là một thông điệp mạnh cho Trung Quốc
Chuyến đi châu Á gần đây của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton, có thể được xem như là một chuyến thăm quan trọng nhất của một nhà ngoại giao Mỹ đến khu vực kể từ sứ mệnh bí mật của Henry Kissinger đến Bắc Kinh vào tháng 7 năm 1971.
Sứ mệnh của ông Kissinger gây ra một cuộc cách mạng ngoại giao. Đổi mới quan hệ Mỹ-Trung Quốc chuyển sự cân bằng quyền lực toàn cầu ở độ cao trong cuộc Chiến tranh Lạnh, và để chuẩn bị đường cho Trung Quốc mở cửa nền kinh tế - đây là quyết định, hơn bất kỳ quết định nào khác, đă định h́nh thế giới ngày nay. Những ǵ Clinton đă làm và nói trong chuyến đi châu Á của bà sẽ đánh dấu, trước nhất kết thúc thời đại mà ông Kissinger bắt đầu bốn mươi năm trước đây, hay thứ đến, khởi đầu của một giai đoạn mới và khác trong kỷ nguyên đó.
Chuyến đi của Ngoại trưởng Clinton đưa tín hiệu rơ ràng rằng nước Mỹ không chấp Trung Quốc chủ động giữ quyền bá chủ trong khu vực. Ngoài sân khấu Hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội của Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN), bà Clinton đă thách thức tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Tŕ cho rằng chủ quyền của TQ trên quần đảo Trường Sa ở biển Đông là “lợi ích cốt lơi” của Bắc Kinh. Theo định nghĩa đó, Trung Quốc coi các đảo (hiện đang trong ṿng tranh chấp quyền sở hữu với Việt Nam và Philippines) là một phần của Hoa lục như Tây Tạng và Đài Loan, làm bất cứ can thiệp nào từ bên ngoài là điều cấm kỵ.
Phủ nhận điều này, bà Clinton đề nghị rằng Hoa Kỳ giúp thành lập một cơ chế quốc tế để ḥa giải những tranh chấp chủ quyền chồng chéo giữa Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Việt Nam, Indonesia và Malaysia hiện đang có trong vùng biển Đông.
Đối với Trung Quốc, can thiệp của bà Clinton đến như là một cú sốc, và, cùng lúc Clinton được quốc gia chủ tŕ Hội nghị đón tiếp thân t́nh – dù bà chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Việt Nam – bà Clinton cũng có thể có đưa ra vấn đề ít nhất v́ một phần tại đôn đốc của Việt Nam, và có lẽ với ủng hộ bổ sung từ Malaysia và Philippines.

Cổ phần của Mỹ trong nền anh ninh của châu Á
Một nỗi sợ hăi nói chung phát sinh ở châu Á rằng Trung Quốc đang t́m cách sử dụng sức mạnh hàng hải để có thể thống trị không những chỉ ở vùng biển có dầu khí phong phú của Biển Đông, mà c̣n cả đường giao thông hàng hải bận rộn nhất thế giới ở đây.
V́ vậy, người ta đă hoan nghênh khi bà Clinton sau đó đánh dấu cam kết sâu đậm của Mỹ đối với an ninh hải hành trong vùng biển xung quanh Trung Quốc bằng cách đích thân tham dự và các cuộc thao tập hải quân chung với Nam Hàn ngoài khơi bờ biển phía đông của bán đảo Triều Tiên. Tương tự như vậy, quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và các đơn vị tinh nhuệ nhất của lực lượng vũ trang Indonesia - bị đ́nh chỉ trong nhiều thập kỷ - đă được phục hồi trong chuyến công du châu Á vừa rồi của bà Clinton.
Những cuộc tập trận trên biển đă được xem trước nhất như một cảnh báo cho Bắc Hàn cường độ của sự cam kết của Mỹ với Nam Hàn, sau khi Bắc Hàn bị cáo buộc đă đánh ch́m tàu chiến Cheonan của Nam Hàn trước đó. Có lẽ quan trọng hơn, điều đó cũng để xác nhận rằng quân đội Mỹ không phải đă quá phân tâm v́ các mặt trận khác ở Iraq và Afghanistan để không bảo vệ lợi ích quốc gia quan trọng của Mỹ ở châu Á.
Một phần sau của cuộc thao diễn Hải quân đă diễn ra trong Hoàng Hải, vùng biển quốc tế rất gần với Trung Quốc, thẳng thắn thể hiện cam kết của Mỹ với tự do của các vùng biển ở châu Á. Và ngay sau đó là chuyến viếng thăm của một Hàng không mẫu hạm Mỹ đến Việt Nam, lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc 35 năm trước đây.
Bắc Hàn, không ngạc nhiên chút nào, đă rên rỉ và nạt nộ đối với các cuộc thao diễn quân sự đó, ngay cả đă đe dọa có thể có một phản ứng “cụ thể”. Và Trung Quốc không những chỉ tuyên bố can thiệp của bà Clinton trên biển Đông là một cuộc tấn công, mà c̣n tổ chức diễn tập hải quân đột xuất trong biển Hoàng Hải trước khi cuộc thao diễn quân sự của hải quân Nam Hàn và Mỹ.
Chuyến thăm của bà Clinton rất quan trọng không chỉ v́ đă tái khẳng định một cam kết nền tảng của Mỹ đối với nền an ninh ở châu Á và phía đông Thái B́nh Dương, nhưng cũng v́ nó đă phơi bày với tất cả các quốc gia châu Á một mâu thuẫn cơ bản ở ngay trung tâm của chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Tham vọng của Trung Quốc gây băn khoăn
Năm 2005, giới lănh đạo Trung Quốc công bố một chính sách đi t́m một “thế giới hài ḥa” và thiết lập như là mục tiêu của họ là quan hệ thân thiện với các nước khác, đặc biệt là các nước láng giềng gần. Nhưng trong tháng 8 năm 2008, Trung ương Đảng Cộng sản tuyên bố rằng “công tác đối ngoại phải phát huy xây dựng kinh tế từ cốt lơi.”
Tất cả các mối quan hệ với nước ngoài đă, có vẻ như, bây giờ được xếp hàng sau cho mối quan tâm trong nước. Ví dụ, nỗi lo sợ cuộc khủng hoảng lan rộng v́ Bắc Hàn có thể bị sụp đổ khiến những chính sách của Trung Quốc đối với Bắc Hàn v́ thế trở nên bất động. Và sự không khoan nhượng của Trung Quốc trên biển Đông là kết quả trực tiếp của những túi dầu khí nằm dưới đáy biển. Kết quả là Trung Quốc đă làm những việc khiến việc phát triển quan hệ thân t́nh với nhau trong khu vực gần như không thể xảy ra được.
Ở châu Á, hy vọng ngày hôm nay là chuyến thăm của bà Clinton sẽ cho phép giới lănh đạo của Trung Quốc hiểu rằng, chủ yếu tại Châu Á, vai tṛ quốc tế của TQ đang được thử nghiệm và định h́nh. Hùng biện đinh tai nhức óc và thái độ bá quyền khinh thị lợi ích của các nước láng giềng nhỏ hơn chỉ tạo ra thù hận, chứ không phải ḥa hợp.
Thật vậy, chất lượng của mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Nga, và Nam Hàn, sẽ tâm điểm để rèn h́nh thành ảnh quốc tế của TQ - đưa tín hiệu không chỉ riêng ở khu vực, mà c̣n đối với thế giới lớn hơn, quyền lực lớn mà Trung Quốc dự định trở thành.
Một chính sách của Trung Quốc nhằm đặt áp lực và các mối đe dọa bằng quyền lực nước lớn đối với Việt Nam và hay Philippines về quyền sở hữu của quần đảo Trường Sa, hay sự cố t́nh đe dọa của Trung Quốc đối với các nước láng giềng châu Á nhỏ hơn ở miền Nam, sẽ tiếp tục nâng cao mực báo động trên Thái B́nh Dương và được xem như là bằng chứng tham vọng bá quyền của chế độ Trung Quốc.
Trừ khi Trung Quốc chứng tỏ rằng họ có thể đạt được những thích ứng ḥa b́nh trong các cuộc tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng, tuyên bố “phát triển trong hoà b́nh” sẽ không c̣n tính thuyết phục không chỉ ở Washington, nhưng c̣n ở các thủ đô khác khắp châu Á.
Bốn mươi năm trước, việc Hoa Kỳ đến Trung Quốc đă gây sốc cho Nhật Bản và tất cả châu Á. Chuyến thăm của bà Clinton đă làm ngược lại: Nó gây sốc cho Trung Quốc ‒ người ta hy vọng điều này sẽ làm TQ có ứng xử ôn ḥa trong trong khu vực. Và, nếu một cú sốc có thể được coi là sự đảm bảo, th́ điều này chắc chắn làm dịu mối quan tâm về cam kết lâu dài của Mỹ đối với an ninh khu vực châu Á.


<<trở về đầu trang>>
free counters