Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Quốc nạn ở Việt Nam: Tất cả đều tuồn xuống sông

Quốc nạn ở Việt Nam: Tất cả đều tuồn xuống sông

 

Tạ Phong Trần

 

Rác ngập ven sông ngay chỗ có tấm bảng “Ḍng Sông Không Rác” ở thành phố Cà Mau. (H́nh: Tuổi Trẻ)

Việt Nam, một đất nước nổi tiếng có bờ biển dài và hệ thống kênh rạch, sông ng̣i chằng chịt đổ ra biển, có lẽ v́ thế mà Việt Nam có thói quen tất cả chất thải đều tuồn xuống sông rồi sông cuốn trôi tống ra biển cho tiện?

 

Từ “cầu tơm” ra sông

Khu vực đồng bằng miền Nam nổi tiếng cả nước với “đặc sản” cầu tơm cũng bởi miền Nam là nơi tập trung hệ thống kênh rạch, sông ng̣i nhiều nhất nước. Càng vào vùng sâu vùng xa, chỉ cần ngồi dưới xuồng chạy ḷng ṿng các kênh rạch là bạn sẽ nh́n thấy cầu tơm dọc hai bên bờ nhiều vô kể dù từ năm 1995 nhà nước đă ban hành quy định cấm làm cầu tơm.

Theo Sài G̣n Tiếp Thị ngày 24 tháng 6, 2010, tính đến ngày 23 tháng 6, 2010, đi khắp các xă của hai huyện Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam (Bến Tre) nơi nào cũng thấy bóng dáng cây cầu tơm hiện diện trong vườn nhà dân. “Tất cả 4 ấp của xă đều đạt danh hiệu ấp văn hóa và đều có cầu tiêu ao cá với nguồn nước thông ra sông rạch trong vùng. Nhiều người dân phải sử dụng cầu tơm v́ họ ở vùng đất thấp, thường xuyên ngập nước, không thể xây dựng được cầu tiêu tự hoại,” ông Phan Văn Giang, bí thư đảng ủy xă Tân Hội (Bến Tre) nói.
Cầu tơm không phải là “sản phẩm độc quyền” của dân đồng bằng miền Nam, mà đồng bằng miền Bắc cũng góp phần “cạnh tranh” và cũng “nổi tiếng” không kém. “Từ điển” tiếng lóng của giới “giang hồ mạng” giải thích: Từ “Anh hùng núp” chỉ cảnh sát giao thông, “Dân bọ” chỉ người Bắc Trung Bộ từ Nghệ An đến Quảng Trị, “Dân cá gỗ” chỉ người Nghệ An, “Dân củ ḿ” chỉ người B́nh Định và “Dân cầu tơm” chỉ người Nam Hà.

Cầu tiêu làm trên con rạch. Khi nước lớn, muốn “tơm,” phải leo qua một cái cầu khỉ trơn trợt. Nếu không bám chặt, sẽ “ṭm” cả người xuống nước, hết cả “tơm.”

Đến rác thải đổ xuống sông

Theo Tuổi Trẻ (24 tháng 2, 2010), hiện nay, nhiều con sông ở Hà Nội đă bị biến thành sông rác. Rất nhiều loại phế thải từ dịp tết, từ những cành đào, quất chưng xong sau tết bỏ đi đến lá gói bánh chưng, vỏ hộp mứt kẹo, chiếu rách, bàn thờ cũ… được tập trung vứt xuống sông. Trên sông Tô Lịch, rác thải nổi lềnh bềnh chiếm gần hết ḍng chảy. Nhiều miệng cống thoát nước bị các túi rác thải ùn ứ lại thành từng đống bốc mùi khó chịu. Rất thải cũng dồn đầy ở đoạn sông Nhuệ ngay chân cầu Tó.

Những năm gần đây, nguồn nước thải và rác rưởi sinh hoạt của cư dân dọc đôi bờ đă đầu độc và đang khai tử sông Đào (Nghệ An). “Một số hộ dân thường ngày tập kết rác tại điểm vắng, đêm đến bí mật tuồn rác xuống sông, rác cũ vừa ‘lặn’ xuống sông đă mọc lên đống rác mới, cái ‘quy tŕnh xử lư rác’ ấy cứ triền miên năm này qua năm khác.”

Cũng theo Tuổi Trẻ (4 tháng 3, 2010), nhiều ḍng sông ở tỉnh cà Mau hiện nay đều ngập rác. Hằng ngày, tại chợ nông sản Cà Mau (phường 7, thành phố Cà Mau) nơi thuyền ghe tấp nập lên hàng, rất nhiều người mua bán các loại nông sản, hàng hóa cứ vô tư tống thẳng đủ loại phế phẩm, rác rưởi xuống sông. Dọc hai bên bờ sông hiện có gần 500 hộ dân sinh sống, rất nhiều gia đ́nh thường xuyên xả rác sinh hoạt, nước thải xuống sông. Anh Trần Kỳ Công (cư dân Cà Mau) bức xúc: “Chưa bao giờ sông rạch vùng này tràn ngập rác như hiện nay. Cứ 1-2 tuần là máy đuôi tôm của tôi bị găy chân vịt v́ chém phải vỏ dừa hoặc quấn đầy bọc nilông.” Nhiều ghe tàu khác cũng bị chết máy v́ rác như trường hợp vừa nêu.

Tuyến kênh xáng Cà Mau-Bạc Liêu xuôi về hướng Tân Thành (phường 6, thành phố Cà Mau) cũng đầy rác. Rất nhiều tàu qua lại đă rẽ nước đẩy đủ loại rác (bọc nilông, thùng xốp, phế phẩm nông sản…) tấp vào dầy đặc mé kênh hai bên. Tại chợ Tắc Vân (Cà Mau), rác cũng dầy đặc dưới các trụ nhà sàn. Kênh xáng Cà Mau-Bạc Liêu đă trở thành túi rác hứng đủ mọi phế phẩm từ hệ thống nhà vệ sinh và rác thải sinh hoạt hằng ngày của người dân đổ xuống. C̣n ở thị trấn Thới B́nh (huyện Thới B́nh, Cà Mau), mỗi ngày có hàng tấn rác thải của người dân ở dọc ngă ba Tắc Thủ đến thị trấn Trần Văn Thời (Cà Mau) xả xuống sông Ông Đốc.

Việt Báo cho hay, khu Trung tâm Thương mại Cái Khế-Cần Thơ (TTTMCK) là nơi sầm uất nhất hiện nay của thành phố Cần Thơ, nhưng điều trớ trêu là nó thải tất cả mọi thứ dơ bẩn xuống ḍng sông Cái Khế. Sông Cái Khế v́ thế mỗi ngày một đen thêm và hôi thối.

 

Và chất thải công nghiệp cũng ra sông

Rác, phế thải xây dựng dưới chân cầu 72 làm tắc nghẽn ḍng chảy sông Đáy. (H́nh: Hà Nội Mới)

Vụ xả chất thải ra sông “đ́nh đám” nhất là vụ công ty Vedan xả chất thải công nghiệp ra sông Thị Vải, khiến ḍng sông này bị “bức tử” v́ chất độc, đời sống người dân phụ thuộc vào ḍng Thị Vải cũng “hấp hối” theo. Hiện nay, nông dân Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Giờ đang tự ḿnh chuẩn bị khởi kiện Vedan ra ṭa đ̣i bồi thường thiệt hại.

Ở Sài G̣n, nhà máy sửa chữa tàu biển SaiGon Shipmarin “chơi” luôn nước bắn rửa thành tàu chứa sơn, nước thải chứa dầu nhớt, cát bắn sơn và gỉ tàu (chưa qua xử lư) xuống sông Nhà bè công khai không cần giấu giếm.

“Năm năm nay, nhiều hộ dân ấp Đá Hàng, xă Hiệp Thạnh, G̣ Dầu, Tây Ninh phải sống trong ô nhiễm do nhà máy sản xuất của công ty cổ phần Cao Su Tây Ninh gây ra. nhà máy sản xuất của công ty cổ phần Cao Su Tây Ninh xả thải sông Vàm Cỏ Đông.”

Ngày 21 tháng 5, 2010, Pḥng Cảnh sát Pḥng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh B́nh Dương phát hiện công ty TNHH Jorn Technology tại khu công nghiệp Việt Hương “xả chui” nước thải qua cống ngầm (tất nhiên cống này chải thẳng ra sông). Cũng trong thời gian này, Pḥng Cảnh sát môi trường Công an TP.HCM kiểm tra và phát hiện công ty cổ phần Giấy Linh Xuân (số 3A đường số 9, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức) vi phạm quy định về xử lư chất thải.

Rồi nhà máy Đường (Quảng Ngăi) xả thải thẳng ra sông Trà Khúc, nhà máy Miwon (Hà Nội) xả thải ra sông Hồng, nhà máy sản xuất nhôm Tung Kuang (Hải Dương) được UBND tỉnh Hải Dương cấp hẳn giấy phép xả thải ra sông Ghẽ (do Sở NN&PTNT Hải Dương tham mưu, đề xuất).

Gần đây nhất, Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Hà Nam phát hiện hàng chục tấn cá của các doanh nghiệp, hộ dân “bỗng nhiên” chết hàng loạt trên sông Châu Giang. Nguyên nhân chính được xác định là do nguồn nước sông Châu Giang bị ô nhiễm từ lượng nước sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng đổ vào.

Hệ thống van đóng mở đường ống nước thải được giấu kín trong lùm cây. (H́nh: báo Quảng Ngăi)

Trong tháng 5, 2010, Cục Cảnh Sát Pḥng Chống Tội Phạm Môi Trường (C49-Bộ Công An) ghi nhận hàng loạt vụ xả thải của các doanh nghiệp trên toàn quốc. Cụ thể, ngày 20 tháng 5, 2010, C49 đă phát hiện công ty cổ phần Thương Mại Dệt May Tín Thành (quận Hà Đông, Hà Nội) xả nước thải không qua xử lư, với lưu lượng 70-80m3/ngày đêm gây ô nhiễm môi trường. Ngày 27 tháng 5, 2010, C49 bắt quả tang công ty cổ phần Luyện Kim Tân Nguyên (huyện Kinh Môn, Hải Dương) xả nước thải không qua xử lư ra môi trường. Mỗi ngày, công ty này xả ra sông Phi Liệt khoảng 50-60 m3 nước thải.

Theo C49 (Bộ Công An), những vi phạm quy định về xử lư chất thải công nghiệp liên tiếp xảy ra tại nhiều địa phương. Đồng thời, C49 cũng đă đưa ra “báo động đỏ” về hàng loạt doanh nghiệp xả thải ra môi trường.

Xử lư vi phạm quá khó khăn?

Ông Nguyễn Văn Đát, phó chủ tịch UBND huyện Mộc Hóa (tỉnh Long An) khẳng định: hiện nay, chưa có một văn bản nào quy định h́nh thức xử lư đối với các hộ dân sử dụng “cầu tơm,” “cầu cá.” Theo ông Lê Thanh Hiền, phó chủ tịch UBND xă Tân Lập (Mộc Hóa), mặc dù đă bị cấm từ mấy năm nay nhưng hiện vẫn c̣n nhiều người dân làm “cầu tơm” trên kênh rạch. Tuy nhiên, không dễ để xử lư những trường hợp vi phạm này v́: “Khi mời lên xă, họ nói đó là nhà tắm chứ không phải ‘cầu tơm.’ Thành ra biết người ta sai mà không làm ǵ được. Người ta nói là tắm chứ làm cái ǵ trong đó ḿnh đâu thể kiểm tra.”

Hàng trăm hộ gia đ́nh sống bằng nghề chài lưới trên sông Trà Khúc lâm vào cảnh khó khăn do nguồn lợi thủy sản bị hủy diệt, nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có biện pháp xử lư thích đáng người vi phạm.

Ngày 22 tháng 4, 2010, UBND tỉnh Hải Dương quyết định rút giấy phép xả nước thải ra môi trường của Cty Tung Kuang, tạm đ́nh chỉ các hoạt động sản xuất phát sinh nước thải của Cty, buộc Cty tháo dỡ đường ống xả thải trái phép. Tuy nhiên, cho đến nay Cty Tung Kuang vẫn có hoạt động gây ảnh hưởng tới dân cư xung quanh, đồng thời đường xả thải trái phép dẫn ra sông Ghẽ vẫn yên vị.

Đối với vụ công ty Cao Su Tây Ninh xả thải sông Vàm Cỏ Đông, bà Dư Thị Cẩm Vân – thượng tá, trưởng pḥng Cảnh Sát Môi Trường – Công An tỉnh Tây Ninh nói: “Pḥng sẽ kiểm tra việc xả thải gây ô nhiễm của công ty cao su trên và sẽ có h́nh thức xử lư.” “Sẽ kiểm tra” tức là người dân Tây Ninh sẽ phải chờ và không biết đến bao giờ mới “thoát nạn”?

Chỉ cần bỏ một chút thời gian vào Google t́m kiếm cụm từ “sông”+”xả thải” sẽ cho chúng ta kết quả đáng sợ là gần như cả nước Việt Nam đâu đâu cũng có t́nh trạng xả chất thải rắn lẫn không rắn xuống sông này. Theo quy định tại Nghị Định 117/2009/NĐ-CP, chế tài xử phạt với doanh nghiệp vi phạm chỉ từ 100 đến 500 triệu đồng, trong khi doanh nghiệp có thể được lợi hàng chục tỷ đồng từ việc xả thải chui. Dù có rất nhiều vụ vi phạm xảy ra, nhưng vẫn chưa có vụ việc nào bị khởi tố h́nh sự. Phải chăng việc xử lư quá khó khăn khiến cho hành vi xả thải công nghiệp ra sông bừa băi đă được “nâng cấp” thành “quốc nạn”?

 

Tạ Phong Trần


<< trở về đầu trang >>
free counters