Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Quan hệ Hà Nội – Washington gửi tín hiệu tới Bắc Kinh

Quan hệ Hà Nội – Washington gửi tín hiệu tới Bắc Kinh

 

* Greg Torode, Phóng viên trưởng châu Á

         South China Morning Post 

 

Lời cảnh cáo Việt Nam trong tuần này của một viên tướng hải quân PLA, nói rằng Việt Nam sẽ hối tiếc khi hải quân tham gia với Mỹ và cuối cùng sẽ như là một con tốt, hy sinh cho Washington, [lời nói của ông tướng này] không gây ngạc nhiên cho Hà Nội.

Các viên chức Việt Nam đă sẵn sàng hàng tháng để đối mặt với sự bất măn của Bắc Kinh trong chiến dịch thành công bất ngờ để quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông [nguyên văn: Biển Nam Trung Hoa] – một hành động đă được lên kế hoạch để hạn chế sự  gia tăng tính quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực. Câu hỏi đặt ra hiện nay là Bắc Kinh sẽ hành động như thế nào?

Làm một con tốt thí trong tṛ chơi quyền lực Trung – Mỹ rộng hơn, đó là nỗi sợ hăi trước đây của các quan chức Việt Nam; chính sách đối ngoại quốc tế của Việt Nam trong những năm gần đây dựa trên mối ngờ vực như thế.

Trỗi dậy từ những năm đầu thập niên 90, sau nhiều năm bị cô lập sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc cũng như việc chiếm đóng Campuchia, Hà Nội đă tranh thủ các mối quan hệ xa và rộng [với các nước khác] nhưng đă tránh bị ràng buộc bởi bất kỳ cường quốc lớn nào.

Để đạt được điều đó, mối quan hệ ngày càng phức tạp Việt – Mỹ – Trung chịu sự giám sát chặt chẽ, mối quan hệ này ngày càng xác định những thách thức trong khu vực. Nếu Trung Quốc, như nhiều nhà ngoại giao và các nhà phân tích khắp Đông Nam Á hiện nay tin rằng, đă sớm cho thấy họ đi quá đà trong sự quyết đoán gần đây của ḿnh, th́ mối quan hệ Việt – Mỹ sẽ là thước đo sự quá đà đó.

Nếu hạn chế [về quy mô], những cuộc tập trận hải quân chưa từng có giữa hai kẻ thù cũ hiện đang diễn ra ngoài khơi Đà Nẵng – bến cảng của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa nhất, đă bị Trung Quốc chiếm đóng, nhưng Việt Nam tuyên bố chủ quyền – th́ điều này không phải là ngẫu nhiên.

Trong khi thời gian và sự hiện diện của tàu sân bay USS George Washington có vẻ như hướng đến việc gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới Bắc Kinh, th́ các cuộc tập trận phản ánh mối quan hệ quân sự gia tăng trong vài năm nay, một phần trong mối quan hệ 15 năm b́nh thường hóa.

Cách đây một năm, các viên chức Việt Nam đă bay ra một tàu sân bay ngoài khơi bờ biển phía nam Việt Nam, và đầu năm nay một tàu Hoa Kỳ đă được sửa chữa tại một nhà máy đóng tàu Việt Nam gần [khu vực] chiến lược, vịnh Cam Ranh, cả hai nỗ lực xây dựng ḷng tin hướng đến một mối quan hệ đang nảy nở.

Tất cả mọi chuyện từ đây sẽ đi về đâu? Có lẽ là khá xa. Cả sự quan tâm của Hà Nội và Washington được phục vụ bởi các mối quan hệ quân sự gần gũi hơn và những người bên trong Lầu Năm Góc đă đề cập đến như một đối tác chiến lược, ngang hàng với t́nh bạn cũ [của Mỹ] như Indonesia và Malaysia, và cũng đang tái khởi động.

Nhưng cũng sẽ có các giới hạn. Thật khó có thể tưởng tượng Việt Nam trở thành đồng minh chính thức của Hoa Kỳ v́ nhiều lư do, trong đó có cảnh báo đưa ra trong tuần này.

Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc pḥng Việt Nam đă phác thảo chính sách ngoại giao quân sự  của Việt Nam trong một bài phát biểu quan trọng tại hội nghị ở Singapore năm ngoái. Ông nói rằng, chính sách ngoại giao đó được tích hợp để Việt Nam “hội nhập mạnh mẽ vào cộng đồng quốc tế”.

Chúng tôi chủ trương không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào, không đứng chung với một quốc gia để chống lại một quốc gia khác, và cũng không cho phép bất kỳ nước nào bên ngoài có căn cứ quân sự tại Việt Nam”, ông nói – câu nói được lặp đi lặp lại một cách rộng răi trong giới quân sự và ngoại giao ở Hà Nội.

Những lời nói của ông Phùng Quang Thanh là lời nhắc nhở rằng, Hà Nội đă dựa vào các mối quan hệ quân sự, gồm cả nhà cung cấp vũ khí chính như Nga và Ấn Độ, trong khi thúc đẩy các mối quan hệ với Washington.

Nếu vẫn c̣n con đường nào đó cho mối quan hệ phát triển – hăy xem một thỏa thuận chính thức về việc sửa chữa tàu Mỹ ở cảng Việt Nam – tốc độ và cường độ [của các thỏa thuận] cũng có thể ảnh hưởng bởi sự quyết đoán hơn nữa của Trung Quốc.

Trong mối quan tâm đó, mối quan hệ riêng của Hà Nội với Bắc Kinh là một nhân tố then chốt và các viên chức Việt Nam mô tả đó là mối quan hệ quan trọng và phức tạp nhất của họ.

Mặc dù thiếu tin tưởng và ngờ vực lâu đời, các mối quan hệ đă được cải thiện một cách vững chắc trong vài năm.

Số lượng các phái đoàn chính trị, kinh tế, an ninh và văn hóa gia tăng hàng năm.

Là hai trong số các chính phủ cuối cùng do Đảng Cộng sản cai trị trong lịch sử, Bắc Kinh và Hà Nội có rất nhiều điều để nói, với Việt Nam là học hỏi từ cải cách kinh tế của Trung Quốc và cải cách chính trị xă hội của Việt Nam đang được một số nơi tại Bắc Kinh quan sát.

Tranh chấp sôi nổi kéo dài liên quan đến 1.400 km biên giới và Vịnh Bắc Bộ đă được giải quyết. Nhưng các sự kiện gần đây cho thấy, bất kỳ sự gần gũi nào cũng sẽ cho thấy, họ vẫn c̣n có những tranh chấp.

Hành động tung hứng đó đă thấy rơ khi Việt Nam đăng cai tổ chức diễn đàn an ninh Asean hàng năm hồi tháng trước.

Cuộc họp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Tŕ với người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nông Đức Mạnh đă đưa ra thông tin quan trọng qua các phương tiện truyền thông của nhà nước Việt Nam, dưới tiêu đề: “Người đứng đầu của Đảng khẳng định ưu tiên của VN về các mối quan hệ với Trung Quốc”.

Tuy nhiên, bên trong là câu chuyện nói về Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Rodham Clinton đă họp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng nói rằng, Asean cùng với Hoa Kỳ sẽ “làm việc để bảo đảm an ninh trong khu vực”.

 

Ngọc Thu dịch

Nguồn: anhbasam.com


<< trở về đầu trang >>
free counters