Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Phải Chăng Có Chiến Lược, Kế Hoạch Chống Cộng To Lớn Giúp Thành Công Sớm
«Sa mạc kia dầu to lớn đến mấy cũng là do nhiều hạt cát nhỏ mà làm thành.
Biển đông kia dầu bao la đến đâu cũng là do nhiều hạt nước nhỏ mà tạo nên;» (Nguyên phi Ỷ Lan)
Công cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài cộng sản, phản dân, hại nước của chúng ta ngày hôm nay đă bắt đầu từ lâu. Đă có nhiều đảng phái, hội đoàn trong và ngoài nước tham gia. Có người nóng ḷng cho rằng 35 năm là đă quá lâu mà chưa mang lại một kết quả ǵ, v́ vậy cần phải vứt bỏ lề lối đấu tranh cũ, cần có một chiến lược, chương tŕnh kế hoặch «to lớn», mà theo họ, có thể giật sập chế độ cộng sản một sớm, một chiều.
Có phải thế không?
Chúng ta cùng nhau xem xét vấn đề.
Thật vậy, gần đây có một số trí thức ở trong nước cũng như ở ngoài nước đưa ra những lư thuyết mới, nào là thuyết Chính danh, thuyết Dân chủ mới, thuyết Kinh tế toàn cầu, một loại như ư thức hệ mới, nào là ư thức hệ tổng hợp tư tưởng của Marx với Khổng, tổng hợp tư tưởng cộng sản với Phật giáo, ư thức hệ tổng hợp tinh thần quốc gia dân tộc và cộng sản; và cho rằng nếu Việt Nam áp dụng những lư thuyết này, những tổ chức đấu tranh Việt Nam dùng những lư thuyết này, th́ chế độ cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ. Chẳng hạn như những người đưa ra thuyết Chính danh, bảo rằng chúng ta chỉ cần nói với giới lănh đạo cộng sản là : « Phải sống cho chính danh, là cộng sản th́ không có tài sản riêng! «một khi người cộng sản nghe như vậy th́ họ sẽ hối hận, ḅ kềnh ra chết », v́ hiện tại là họ có tài sản riêng vô cùng lớn lao, càng ông lớn càng có lắm tài sản riêng. Ư nghĩ này quá ngây thơ, giới lănh đạo cộng sản ngày hôm nay họ không c̣n một tư ǵ là nhân cách, là liêm sỉ con người. Nói như vậy, chứ nói đến 10 lần họ vẫn trơ trơ. Thêm vào đó, để làm nổi bật lư thuyết của ḿnh, một số người lại dùng lư luận tương phản, cho rằng từ trước tới giờ những công tŕnh chống cộng sản là vô hiệu quả, nay phải đặt lại hết vấn đề, vứt bỏ hết để theo lư thuyết mới của ḿnh đưa ra.
Đây là một sự sai lầm lớn, bắt nguồn từ nhận xét sự việc, đến lư luận và thái độ. Đó là thái độ của những người vừa ấu trĩ, vừa có tính chủ nghĩa cá nhân quá cao, cho rằng ḿnh là nhất, những điều ḿnh nói, lư thuyết ḿnh đưa ra là tuyệt hảo, vĩ đại, to lớn, giải quyết được ngay những khó khăn, khúc mắc của thời đại, của dân tộc.
Nên nhớ lời của Lăo Tử:
«Người khôn làm việc khó bắt đầu bằng việc dễ. Thánh nhân làm chuyện lớn bắt đầu bằng chuyện nhỏ. Bởi lẽ đó thánh nhân không làm việc khó mà thành việc khó, không làm chuyện lớn mà thành chuyện lớn.»
Và không nói đâu xa, ở Việt Nam chúng ta bà Ỷ Lan, Nguyên phi của vua Lư thánh Tông ( 1054-1072), một ông vua hiền đức, làm nên nhiều việc lớn, như khai hóa văn học, mở mang bờ cơi. Khi vua đi đánh Chiêm thành không thành công trở về, nghe bà Nguyên Phi ở nhà giám quốc giỏi, trong nước được yên trị, vua Thánh Tông nghĩ bụng rằng: «Người đàn bà trị nước c̣n được như thế, mà ḿnh đi đánh Chiêm Thành không thành công, thế ra đàn ông hèn lắm à!», lại đem quân trở lại đánh bắt được vua Chiêm Thành là Chế Củ. Năm ấy là năm Kỷ dậu (1069). Chính bà Ỷ Lan không những là một nhà chính trị, quốc khách giỏi, mà c̣n là một người nắm rất vững tư tưởng Phật giáo, có nói:
«Vạn biến như lôi, nhất tâm thiền định! Sa mạc kia dù to lớn đến đâu cũng là do những hạt cát nhỏ mà làm thành. Biển Đông kia dù mênh mông bao nhiêu cũng là do nhiều hạt nước tạo nên.»
Thật vậy, đừng nghĩ rằng có việc làm lớn, có lư thuyệt to. Việc làm dầu lớn đến đâu, như trị quốc, mở mang bờ cơi hay lật đổ một bạo quyền, cũng là do nhiều việc nhỏ mà thành. Lư thuyết dầu to đến mấy cũng là do nhiều lư thuyết nhỏ làm nên.
Lư thuyết to lớn là ư thức hệ (idéologie), cũng do nhiều ư tưởng, tư tưởng nhỏ mà làm thành. Chúng ta có thể định nghĩa đơn giản là hệ thống của những tư tưởng nhằm cắt nghĩa tất cả mọi vấn đề của đời sống con người, và nếu là ư thức hệ cầm quyền, th́ bó buộc dân phải phải tuân theo. Điển h́nh là ư thức hệ cộng sản Mác Lê thời nay và ư thức hệ Nho giáo thời quân chủ phong kiến. Từ điểm này cho chúng ta thấy, hễ chủ trương ư thức hệ là bị lâm vào hoàn cảnh độc tài, ít ra là độc tài tư tưởng và hễ độc tài tư tưởng là dẫn đến độc tài chính trị nếu kẻ chủ trương có quyền, trường hợp những lănh đạo cộng sản và phát xít đă chứng minh trong lịch sử thế kỷ 20 vừa qua. Hơn thế nữa, ngày hôm nay, thời đại của ư thức hệ đă qua.
Về điểm này, chính tác giả viết bài này cũng đă mắc phải lầm lẫn, lúc c̣n niên thiếu, cho rằng để chống lại ư thức hệ cộng sản Mác Lê, th́ cần phải có một ư thức hệ khác, không biết rằng, tư tưởng con người thay đổi, tiến bộ từng ngày từng giờ, cứ mỗi 7 năm hiện nay, th́ sự hiểu biết của con người tăng gấp đôi. Nay chủ trương ư thức hệ chẳng khác nào đóng khung sự hiểu biết của con người trong một lồng kính, không cho nó phát triển, theo như nhà triết học Karl Popper quan niệm, một người bạn thân của Albert Einstein và đă được ông này cho rằng «K. Popper là nhà phê b́nh khoa học, phương pháp khoa học giỏi nhất của thế kỷ 20», một người được 2 Thủ tướng Đức Helmut Schmid, Helmut Kohl coi sách của ông như sách gối đầu giường và được Nữ hoàng Anh phong tước quí tộc . Trong quyển «Xă hội mở và những kẻ thù của nó», ông đă chỉ trích không những Marx mà cả Platon và Hégel, v́ họ cho rằng lịch sử có chiều hướng, trong 2 quyển sách «Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử» và «Xă hội cởi mở và những kẻ thù của nó» (Misère de l’historicisme et La Soćté ouverte et ses ennnemis) cho rằng Marx là hồ đồ cho rằng lư thuyết của ḿnh là khoa học, muốn biến khoa học nhân văn như lịch sử, chính trị, kinh tế thành khoa học chính xác, với những định luật.Chẳng hạn trong lănh vực kinh tế, Marx viết: «Định luật tập trung tư bản », theo K. Popper là sai, phải nói là «Khuynh hướng tập trung tư bản», v́ kinh tế là khoa học nhân văn, những hiện tương kinh tế không lập đi lập lại y hệt như khoa học chính xác vật lư, hóa học, thiên văn, toán học. Ngay đối với khoa học chính xác, theo K. Popper, thi chân lư của những khoa học này cũng chỉ là chân lư ước đoán (vérités conjecturelles). Chẳng hạn ngày hôm kia,hôm qua và hôm nay, chúng ta thấy mặt trời mọc ớ phía đông, chúng ta ước đoán ngày mai mặt trời mọc ở phía đông, chứ chúng ta lấy lư do gi mà chắc chắn, bảo đảm là trong tương lai mặt trời sẽ mọc ở phía đông. Cũng như chính K. Popper đă thử nghiệm với học tṛ của ḿnh là ông cho mỗi người cái bếp gaz nhỏ, với một nồi nước và một cái hàn thử biểu. Ông bảo mọi người đun nước xôi lên rồi xem hàn thử biểu chỉ ở mấy độ, th́ có người bảo ở 101° ; người th́ nói ở 99°, người khác lại nói ở 98° v..v…. V́ vậy định luật: Nước xôi ở 100°, cũng chỉ là chân lư ước đoán. huống chi là đối với khoa học nhân văn lịch sử, chính trị, kinh tế, mà nghĩ rằng có những định luật lịch sử, lịch sử sẽ biến chuyển theo định luật này, chiều hướng nọ, th́ quả thật là hồ đồ; nhất là khi có quyền lại bắt người dân phải tin và theo, nếu không th́ giết và bỏ tù, th́ quả thực là một chế độ độc tài, giết người như lịch sử của thế kỷ 20 đă chứng minh với nạn nhân của chế độ cộng sản lên tới cả 100 triệu người. Thế mà c̣n có những trí thức Việt Nam chưa nh́n ra. Quá tội nghiệp!
Người ta có thể nói K. Marx là nhà ư thức hệ cuối cùng của nhân loại. Tại sao? V́ ai cũng biết hậu quả ư thức hệ của Marx đă đưa đến hơn 100 triệu nạn nhân. Hơn thế nữa, để làm ra một ư thức hệ cần phải có một bộ óc hiểu biết rộng và tổng hợp. Đối với trí thức Việt Nam, nhất là trí thức cộng sản, để cứu văn chế độ, cũng có người muốn làm ra một ư thức hệ tổng hợp lư thuyết cộng sản Mác Lê với lư thuyết Phật giáo hay Khổng giáo. Tôi xin thưa, với sự hiểu biết của tôi vào lúc này, th́ đây là một hành động con ếch muốn to bằng con ḅ. Đây tôi không vơ đữa cả nắm ; nhưng với những loại trí thức như Hoàng Tùng, qua bài viết «Thời đại mới, tư tưởng mới» (1), hay giáo sư viện sĩ Tương lai, cho rằng tư tưởng của Hồ chí Minh cao hơn tư tưởng của Marx ; những loại trí thức này, có lẽ làm ra một ư thức hệ là cho những người cộng sản Việt Nam, chứ mang ra thế giới chỉ làm tṛ cười cho thiên hạ. Một trí thức như Hoàng Tùng, đă từng đặc trách về tư tưởng trong Ban Bí Thư Trung ương đảng, Tổng Biên tập tờ báo Nhân Dân, đă từng là Thư kư riêng cho 3 người Tổng Bí thư, nghĩ ḿnh là nhà tư tưởng, là «nhà lư luận Mác Lê hàng đầu Việt Nam», nhưng chưa nắm vững lư thuyết và ngay cả tiểu sử của Marx và Engels, tŕnh độ «Sơ học yếu lược», th́ làm sao mà có thể làm ra tư tưởng và cao hơn là ư thức hệ. Một giáo sư viện sĩ như Tương Lai khi nói tư tưởng của Hồ chí Minh cao hơn tư tưởng của Marx chứng tỏ rằng ông ta chẳng hiểu tư tưởng là ǵ. (1)
Phải chăng cuộc đấu tranh chống cộng sản từ trước tới nay chưa mang lại một kết quả nào?
Công cuộc đấu tranh chống độc tài cộng sản từ trước tới giờ bảo rằng không mang lại kết quả ǵ là sai. Đồng ư là nó chưa mang lại kết quả cuối cùng ; nhưng nó đă mang lại nhiều kết quả. Thử hỏi t́nh trạng Việt Nam hiện nay với t́ng trạng trước đây trên lănh vực đấu tranh có rất nhiều khác nhau. Xưa kia cộng sản muốn giết ai th́ giết, như trường hợp Ḥa thượng Thích thiện Minh, linh mục Nguyễn kim Điềm, anh hùng Trần văn Bá và biết bao nhiêu người khác ; nhưng ngày hôm nay chúng không dám nữa. Trước đây số người dám đứng lên đấu tranh chỉ là trên đầu ngón tay, ngày hôm nay cả bao nhiêu ngàn người, vừa công khai vừa âm thầm, và có ngay ở trong nội bộ đảng Cộng sản.
Luận điệu cho rằng chúng ta đấu tranh từ trước tới giờ không mang tới một kết quả ǵ chẳng quá chỉ là luận điệu của một số trí thức nửa vời, chưa đến nơi đến chốn, mà thích lập thuyết, lập ngôn, theo nguyên tắc tương phản, phải nói xấu trước đó, rồi đưa lư thuyết ḿnh ra, cho rằng lư thuyết của ḿnh là kỳ vĩ, to lớn, sẽ giải quyết tất cả mọi khó khăn, đau khổ.
Thực ra chẳng có một lư thuyết, ư thức hệ hay một chiến lược nào to lớn ; ngay dù to lớn cũng do nhiều lư thuyết, ư tưởng nhỏ làm thành. Hành động cũng vậy.
Như trên đă nói : « Người khôn làm việc khó, bắt đầu bằng việc dễ. Thánh nhân làm chuyện lớn, bắt đầu bằng chuyện nhỏ. »
Công cuộc đấu tranh chống cộng sản độc tài là một công cuộc đấu tranh toàn dân, toàn diện và toàn cầu, mỗi người một chân, một tay, đi từng hành động nhỏ một. Không có chương tŕnh kế hoặch nào to lớn, giúp chúng ta thành công một sớm, một chiều. Đấy là chưa nói đến thời cơ. Ngay dù có chiến lược, chương tŕnh, kế hoặch hay, mà chưa có thời cơ, cũng khó thành công.
Ngay cả cuộc đấu tranh của người cộng sản, nếu không có thời thế thuận lợi của sau 2 cuộc thế chiến, th́ cũng chưa chắc đi đến thành công. Không ai chối căi rằng Lénine là do Bộ Tham Mưu Đức đưa từ Thụy Sĩ về cướp chính quyền sau Đệ Nhất Thế Chiến. Hồ chí Minh là do Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản đưa về cướp chính quyền sau Đệ Nhị Thế Chiến. Chính v́ vậy mà khi hỏi về cộng sản, Đức Đại Lai Lạt Ma đă nói:
«Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc sinh sôi nẩy nở trong rác rưởi của cuộc đời.» (1)
Từ năm 1980 đến nay đă có nhiều cuộc đấu tranh xóa bỏ bất công, chống lại độc tài từ tả qua hữu, đă thành công, như tại Liên xô, Đông Đức, Phi luật tân, Nam Dương v.v…
Họ thành công không phải v́ họ có những lư thuyết, triết lư, ư thức hệ, chiến lược to lớn, cao siêu, mà chính là họ can đảm đứng lên đấu tranh, can đảm dám nói sự thật. Chính v́ vậy mà Đức Giáo Hoàng Jean Paul I I , khi vừa mới lên ngôi, trở về thăm Ba Lan, đă tuyên bố với dân Ba Lan: « Hăy can đảm ! Đừng sợ hăi! Và hăy hi vọng!» Giới trí thức Nga Sô, bắt đầu bởi nhà bác học Sakharov, nhà văn Soljennytsine, cùng nhiều người khác, đă lấy câu châm ngôn Nga «Một lời nói sự thật nặng hơn quả địa cầu» làm kim chỉ nam cho cuộc đấu tranh chống lại bất công, độc tài cộng sản: và họ đă thành công.
Nếu dân Việt, nhất là giới trí thức, can đảm đứng lên đấu tranh, can đảm nói lên sự thật, th́ chắc chắn bất công và độc tài sẽ bị xóa bỏ.
Paris ngày 4/08/2 010
Chu chi Nam
(1) Xin coi thêm «Một vài suy nghĩ về bài Thời đại mới, tư tưởng mới của ông Hoàng Tùng», bài «Lời tuyên bố của Đức Đạt Lai Lạt Ma» và «Cách mạng thág 10», trên http://perso.orange.fr/chuchinam/