Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Nói và làm

Nói và làm

 

TS Phan Hồng Giang

 

QuaTai18.jpgSách cổ Trung Quốc có ghi lại mẩu chuyện lư thú về Án Anh, vị Tể tướng nhỏ thó mà lừng danh nước Tề.

Có người hỏi Án Anh:

- Bao năm làm Tể tướng, với tiên sinh điều ǵ khó nhất?

- Làm được điều ḿnh nói, - Án Anh trả lời ngay tức khắc.

Đó là câu chuyện từ mấy ngàn năm trước. C̣n bây giờ là chuyện cuối thế kỷ XX.

Giữa năm 1985, khi Mikhail Gorbachev, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, mới phát động chiến dịch cải tổ và tăng tốc được ít lâu, ông có làm cuộc vi hành đến Leningrad. Để tạo h́nh ảnh một nhà lănh đạo trẻ, năng động, gần gũi dân chúng (tương phản với dáng vẻ nặng nề, ốm yếu, già nua của ông L.Breznev trước đó không lâu), ông Gorbachev đi bộ ra quảng trường Cung điện Mùa Đông để tṛ chuyện với nhân dân. Bắt tay một người đàn ông trung niên Nga, rắn rỏi, vạm vỡ, nhà lănh đạo Liên Xô ân cần hỏi:

- Đồng chí làm nghề ǵ?

- Thưa đồng chí, tôi là thợ tiện nhà máy đóng tàu.

- Đồng chí muốn chúc điều ǵ cho tôi và Trung ương?

- Tôi chúc đồng chí và Trung ương làm được điều ḿnh nói! - Người thợ tiện nọ trả lời ngay tức khắc… (Cũng phải nói thêm, lúc này, sau ít tháng xuất hiện ở cương vị cao nhất đất nước, người dân Liên Xô đă thấy ông Gorbachev bắt đầu bộc lộ hứng thú ưa đăng đàn diễn thuyết).

Hai câu chuyện cách nhau hàng ngàn năm xảy ra với hai người vị thế xă hội hoàn toàn khác nhau - vị Tể tướng lừng danh và người thợ tiện vô danh. Ấy vậy mà ư tưởng và cung cách trả lời lại hoàn toàn giống nhau. Xin mạn phép độc giả kể lại chỉ cốt để nhắc đến một chân lư mà ai cũng dễ thấy: sống trên đời này để lời nói đi đôi với việc làm thật khó lắm thay!

*

* *

Chúng ta đang sống trong thời đại mà các phương tiện truyền thông có mặt mọi lúc mọi nơi. Những hàng chữ, những lời nói, những h́nh ảnh ngày ngày đập vào mắt, lọt vào tai chúng ta, dù muốn hay không muốn. Những sự việc người thật, việc thật cũng không thoát ra ngoài sự nhận biết của chúng ta. Và thế là, dù muốn hay không muốn, chúng ta cũng buộc ḷng phải thấy sự khập khiễng, độ vênh - vênh đến dễ sợ! - giữa lời nói và việc làm đang diễn ra quanh ta.

Phải nói ngay rằng những điều khập khiễng kể ra dưới đây không hàm ư "vơ đũa cả nắm". Mặc dù vậy, nếu cứ tiếp tục diễn giải theo kiểu: "Mặt tốt đẹp là cơ bản, thành tích là to lớn, tuy nhiên…", th́ những sự việc liệt kê ở phần sau chữ "tuy nhiên" sẽ ít có cơ may thuyên giảm, nếu không phải là sẽ nối dài thêm ra…

Xin liệt kê làm ví dụ so sánh giữa lời nói và việc làm theo kiểu "nhớ ǵ nói nấy", không có ư định hệ thống hóa.

Không ngày nào chúng ta không nghe nói đến quyết tâm bài trừ nạn tham nhũng. Nhưng lạ thay, tham nhũng như một quái vật có phép màu, cứ phổng phao, đâm thêm nhành ngọn, vụ sau to hơn vụ trước, cấp sai phạm không dừng lại ở cỡ quan chức thường thường bậc trung. Và bây giờ người ta có thể không ngần ngại mà gán cho nó hai chữ "quốc nạn".

Đi ra đường phố, thấy cảnh ô tô, xe máy, xe lam, xe đạp, xích lô, xe thồ ngược xuôi, lạng lách, rẽ ngang rẽ trái không theo một luật lệ nào, rồi th́ chợ cóc, chợ xanh, chợ hoa dưới ḷng đường, hàng hóa bày ra choán hết vỉa hè…, chúng ta hoang mang tự hỏi Nghị định về lập lại trật tự giao thông dân quên rồi sao? Mật độ dày đặc đứng đường (có lẽ là cao nhất thế giới) của cảnh sát giao thông cũng không làm giảm bớt bao nhiêu những ách tắc. Rồi cái nạn đua xe của mấy cô mấy cậu rửng mỡ, con nhà giàu, con ông cháu cha gây nhức nhối bao năm, sau rất nhiều lời hứa hẹn "kiên quyết chấm dứt" vẫn diễn ra như trêu ngươi; các thứ thư tay, điện thoại riêng "đề nghị chiếu cố, nương nhẹ" vẫn tồn tại sau mỗi lần Công an bắt giữ người, xe…

"Chính quyền của ta là của dân, do dân, v́ dân", - câu nói đẹp nức ḷng người dân mau chóng bị sao nhăng khi người dân đến cửa quan gặp phải những bộ mặt lạnh tanh, những câu trả lời nhát gừng và những kiểu đùn đẩy hồ sơ hết pḥng, ban nọ sang pḥng ban kia, những kiểu hẹn lần lữa không có hồi kết thúc như thử thách ḷng kiên nhẫn của người dân. Kết quả là đơn thư khiếu nại chất thành đống, năm này qua năm khác, và cảnh ăn chực nằm chờ để khiếu kiện vượt cấp là tất yếu….

"Lương y như từ mẫu", câu khẩu hiệu gặp ở mọi bệnh viện, trên thực tế liệu đă làm yên ḷng bệnh nhân chưa? Chắc chắn là chưa. Thế nên hầu hết người bệnh khi chẳng may phải lên bàn mổ, hay gặp bệnh hiểm nghèo, đều phải cố lần những đồng tiền c̣m cơi cuối cùng, kín đáo bỏ vào phong b́, rồi t́m kiếm cơ hội tiếp cận vị "lương y như từ mẫu" kia để mà nài nỉ, khẩn khoản họ nhận cho "tấm ḷng thành" với mặc cảm của người có lỗi. Thật đáng thương thay! Rồi những tin bệnh nhân này, sản phụ nọ mất mạng v́ sự thờ ơ, tắc trách của một số vị Y, Bác sĩ đâu c̣n là chuyện lạ…

"Cải cách giáo dục", "Nâng cao chất lượng dạy và học", "Giáo dục là quốc sách"… Những lời lẽ này được lặp lại ngày này qua ngày khác, nhưng những phiền muộn do giáo dục mang lại cũng không giảm. Nào là "quá tải phải giảm tải", "học thêm, dạy thêm", nào là sách giáo khoa viết sai in sai, đề thi ra nhầm lẫn, lộ đề trước khi thi, nào là các "ḷ luyện thi" thương mại hóa một cách lộ liễu đến trơ tráo, nào là bằng giả chứng chỉ giả, và nguy hiểm nhất là bằng thật nhưng học giả, học quấy quá, học chiếu lệ, vừa bận rộn công tác quản lư mà vài năm [dăm tháng chứ - BVN] vẫn kiếm được vài cái bằng thật để rồi tiếp tục leo cao trên nấc thang danh vọng…

"Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực" - chân lư thật đúng, thật cao đẹp. Nhưng người lao động ở ta lại được hưởng một sự đăi ngộ, một chế độ lương thấp ngoài sự tưởng tượng của thiên hạ, một thang bậc lương không đủ bù đắp sức lực con người đă bỏ ra (dùng chữ là "không đủ tái sản xuất sức lao động"!), không đủ nuôi bản thân, chưa nói ǵ đến nuôi con, phụng dưỡng cha mẹ già cả. Một thang bậc lương khích lệ mọi người cùng cơ quan t́m cách ăn bớt (một cách lương thiện!) ngân quỹ nhà nước để c̣n tồn tại, để nuôi con ăn học, để sắm xe máy và… xây nhà!

"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết…", "Giữ ǵn sự đoàn kết như giữ ǵn con ngươi của mắt ḿnh…". Và trên thực tế, chẳng c̣n là điều bí mật ǵ với ai là t́nh trạng mất đoàn kết, đấu đá nội bộ, tố cáo nặc danh phổ biến ở nhiều cơ quan nhiều địa phương. Những người hôm qua c̣n là đồng chí với nhau, hôm nay đă không nh́n mặt nhau, coi nhau như kẻ thù. Phải chăng lời chỉ bảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Bắc năm xưa: "Muốn có đoàn kết, trong Đảng phải có dân chủ thực sự" lúc này lúc khác, nơi này nơi khác đă bị lăng quên?

Có thể liệt kê dài dài những khập khiễng giữa lời nói và việc làm. Nào "Sống và làm việc theo pháp luật", nào là "Cán bộ là đầy tớ của dân, lo trước thiên hạ, hưởng sau thiên hạ…", nào là "Vui ḷng khách đến, vừa ḷng khách đi"…

Khi lời nói không đi đôi với việc làm (hay rất khó đi đôi với việc làm) đă trở thành thứ tật bệnh không c̣n ở ngoài da mà ăn sâu vào xương cốt, th́ chúng ta phải cùng nhau đi t́m những phương thuốc hữu hiệu hơn để trị tận gốc căn bệnh đó. H́nh dung như thế nào về phương thuốc đó có thể là chủ đề của một bài báo khác. Có điều chắc chắn là không thể dùng lời nói, lời hô hào suông mà chữa khỏi được./.

 

PHG


<<trở về đầu trang>>
free counters