Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Nhân một bài báo của tác giả Nguyễn Đ́nh Đầu

Nhân một bài báo của tác giả Nguyễn Đ́nh Đầu

Nhân một bài báo của tác giả Nguyễn Đ́nh Đầu

BBT Nữ Vương Công Lư nhận được bài viết của tác giả Trần Phong Vũ, nhân sự kiện cuộc tọa đàm “Chân dung một vụ mục tử” đang được diễn ra tại Sài G̣n bởi một số mục tử đang cố gắng cổ súy cho đường lối thỏa hiệp và nhượng bộ muốn lấy mẫu gương của TGM Phaolo Nguyễn Văn B́nh làm đường hướng cho Giáo hội đi theo.

Bài viết đă khá lâu nhưng vẫn c̣n mang tính thời sự. Xin gửi đến bạn đọc để suy ngẫm

Vài lời thưa trước: Ông Nguyễn Đ́nh Đầu, phó Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ Nguyễn Văn B́nh vừa gửi một Thư Mời tham dự một cuộc tọa đàm với chủ đề “Chân Dung Một Vị Mục Tử” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đ/TGM B́nh với mục tiêu được chỉ rơ trong thư là “để tưởng nhớ một vị Mục tử khả kính và trao đổi thêm đường hướng mục vụ của Ngài, quy chiếu vào bối cảnh ngày nay”. Cuộc tọa đàm sẽ diễn ra trong hai ngày 27 và 28-8-2010 tại trụ sở CLB số 43 đường Nguyễn Thông, Sàig̣n. Trong số các thuyết tŕnh viên, ông NĐĐ cho biết có các LM Huỳnh Công Minh và Phan Khắc Từ, HY Phạm Minh Mẫn phát biểu khai mạc và GM Nguyễn Thái hợp có bài đề dẫn.

Nối theo bài viết của LM Chân Tín đ8ang trên mạng Nữ Vương Công Lư, để rộng đường dư luận, nhân dịp này chúng tôi quyết định tái công bố bài viết sau đây để gửi tới độc giả trong và ngoài nước.

Trân trọng: TPV.

 

Ông Nguyễn Đ́nh Đầu - Phó Chủ tịch cái gọi là "Ủy ban đoàn kết công giáo"

rong số 36&37 phát hành tháng 11&12/95 vừa qua, tạp chí Thời Điểm Công Giáo do nhà văn Quyên Di chủ trương, phát hành tại nam California, Hoa Kỳ đă đăng tải một bài của ông Nguyễn Đ́nh Đầu (NĐĐ) với nhan đề: “VỀ ĐƯỜNG HƯỚNG MỤC VỤ CỦA ĐỨC TGM NGUYỄN VĂN B̀NH VỪA QUA ĐỜI: Mặc Dầu Bị Khó Khăn Hay Trấn Áp, Giáo Hội Vẫn Rao Giảng Tin Mừng Và Không Chịu Ở Thầm Lặng”.

Đă lâu lắm rồi tôi không muốn nghĩ tới ông cũng như những khuôn mặt cùng loại c̣n ở trong nước hoặc đă thoát ra hải ngoại, mặc dầu thỉnh thoảng có anh em nhắc tới. Cách đây mấy năm, tôi đọc thấy tên ông trong một kư sự của Tom Fox trên tờ National Catholic Report (NCR) và trong một vài cuốn sách biên khảo, hồi kư về những vấn đề thời sự trong nước. Trong những dịp như vậy, tôi thường t́m cách né tránh không cho trí ṭ ṃ có cơ hội ngừng lại lâu hơn để t́m hiểu thêm về con người có một nhân dáng dễ thương, lịch sự, trang phục chải chuốt, ăn nói nhỏ nhẹ, lúc nào cũng có vẻ như không chú ư tới chuyện ǵ chung quanh nhưng lại là người đă sắm những vai tṛ tích cực trong những biến cố quan trọng liên quan tới thân mệnh Giáo Hội và đất nước hiện nay cũng như trong nhiều thập niên qua

 

I.- NỘI DUNG BÀI BÁO

Đọc qua nội dung bài báo trên đây, những người không theo dơi thời cuộc, nhất là không biết rơ con người, hành vi, tư cách của tác giả, sẽ không thể nào nhận ra được những mục tiêu thầm kín ẩn giấu bên trong và đàng sau những gịng chữ xem ra có vẻ hiền lành, chơn chất ấy. Có thể nói rằng hầu hết những điều ông Đầu viết về Đức Cố TGM Nguyễn Văn B́nh đều không sai. Quả thật Ngài là người cha nhân lành và cần mẫn, vị chủ chăn giầu ḷng đạo đức, luôn có thái dộ hiền ḥa, bao dung, độ lượng……..Có điều ḷng đạo đức, thái độ khoan ḥa, bao dung, độ lượng ấy đă bị ông và phe nhóm uốn nắn và lạm dụng ra sao th́ không thấy tác giả bài báo đề cập, và cũng là điều những độc giả của ông muốn biết.

Sau khi nói về những đức tính đáng quư của cố TGM B́nh, tác giả viết tiếp: “Nếu chiến tranh không giải quyết bằng tương nhượng (thỏa hiệp Paris chỉ nhằm việc Mỹ rút quân) tất phải có kẻ thắng người bại. Ngày 30/4/1975, chính quyền Cộng sản thắng và cai trị toàn quốc Việt Nam. Cả hai Đức TGM Huế và Sàig̣n đều lên tiếng đón chào chính quyền mới và khuyên giáo dân nên tích cực hợp tác để tái thiết đất nước và xây dựng một xă hội công bằng bác ái. Các ngài hàm ư là trên phạm vi trần thế, người Công giáo vẫn có thể cộng tác với cộng sản -nhất là khi cộng sản cầm quyền- hay bất cứ ai để thực hiện những điều tốt lành mà vẫn lấy động cơ và quy chiếu nơi Thiên Chúa.

“Tháng 12/1975, Hội Đồng Giám Mục của cả hai giáo tỉnh Sàig̣n – Huế họp tại Trung Tâm Công Giáo như thường lệ. Thư chung của HĐGM Miền Nam đưa ra khi bế mạc đă nói lên rơ đường hướng mục vụ của Giáo hội dưới chế độ mới: một giáo hội cởi mở, hợp tác và tiếp tục rao giảng Tin Mừng – một Tin Mừng yêu thương và phục vụ con người. Đức Tổng B́nh đóng vai tṛ chủ yếu trong Hội Đồng và Thư Chung Mục Vụ này. Với phong độ hiền ḥa, nhưng với kinh nghiệm chủ chăn của 20 năm vừa xáo trộn vừa trưởng thành, lại có một giáo phận với một hàng ngũ linh mục tài đức, một hệ thống ḍng tu vững chắc, một tầng lớp đông đảo giáo dân trưởng thành, Đức Tổng B́nh thấy phải thực hiện một Giáo hội cởi mở tiếp tục sứ mạng công khai, không nên khép kín hay chịu ở thầm lặng như tại một số nước cộng sản khác………”

Nguyễn Đ́nh Đầu với Bộ trưởng Công an VNCS Mai Chí Thọ

Trong phần kế tiếp, tác giả nói tới phiên họp đầu tiên của HĐGMVN tại Hànội vào năm 1980 mà theo ông “Hầu như  Đức Tổng B́nh cũng đóng vai tṛ chủ yếu  để xác lập một đường hướng mục vụ cởi mở công khai chung cho cả nước”. Nhưng rồi vẫn theo ông NĐĐ, cũng năm đó, những khó khăn cay nghiệt bắt đầu xuất hiện. Ông viết: “Các tôn giáo đều bị coi là đối tượng cải tạo. Tất nhiên, tùy địa phương, có nơi gắt nhiều, có nơi gắt ít. H́nh như Huế là nơi gắt nhất. Đức Tổng Điền bị dồn tới chân tường, phải tới công an “làm việc” mấy trăm lần (theo lời Ngài kể), cho tới khi gần qua đời…. T́nh h́nh ở Sàig̣n có đỡ hơn, nhất là từ 1986 đến 1990. Đức Tổng B́nh vẫn kiên tŕ theo đường hướng mục vụ Giáo hội cởi mở, mặc dầu phải đối phó với không biết bao nhiêu khó khăn, như các vụ Đức Cha Nguyễn Văn Thuận, Phong Thánh, linh mục bị cải tạo, chủng viện, phong chức và thuyên chuyển linh mục, cấm người Công giáo không được học một số trường hoặc làm một số nghề…….”

“Tôi xin thưa với anh Lan là ai cũng có quyền phê phán con người công cộng của kẻ quá cố. Nhưng kẻ quá cố lại là cha ḿnh th́ càng không nên đưa ra những thông tin trái với sự thực lịch sử………”

 

II.- NHỮNG ĐIỀU CẦN NH̀N LẠI

Điểm qua nội dung bài báo, ta thấy xuất hiện một số vấn đề cần được duyệt xét lại trước khi t́m hiểu kỹ hơn về con người tác giả, hầu xác định mục tiêu tiềm ẩn mà ông muốn gửi tới độc giả hải ngoại, nhất là những thành phần có tín ngưỡng Công giáo. (V́ không nằm trong mục tiêu chính của bài nhận định này nên có những vấn đề đă không được bàn đến, mặc dầu nó không đúng với điều mà tác giả quen gọi là “những sự thật lịch sử”, thí dụ như cách hiểu sai lạc, v́ vô t́nh hoặc cố ư, của tác giả khi ông ghi chú ‘thỏa hiệp Paris chỉ nhằm việc Mỹ rút quân’ chẳng hạn).

1./ Khi Ḷng Khoan Hậu Của Vị Cha Chung Bị Lợi Dụng: Trước hết, trong bài viết ông Đầu đă không tiếc lời ca ngợi đức tính khoan ḥa, độ lượng của Đức TGM Nguyễn Văn B́nh. Điều này mọi người Công giáo đều đă biết rơ. Tuy nhiên, khi đọc tới đoạn văn trên đây, những người hiểu rơ nội t́nh sự vụ đă không giấu được cảm giác xót xa cay đắng khi nhớ lại những hành vi bất chính của một số người, trong đó có ông NĐĐ, đă khai thác ḷng khoan hậu của vị Cha chung nhằm thực hiện những mưu đồ của cá nhân phe nhóm mà mục tiêu tối hậu là triệt tiêu đi lực đối kháng quan trọng nhân danh ḥa b́nh, công lư và sự thật trước sự phá phách của sự dữ là chủ nghĩa vô thần CS.

Những trang ghi chép của linh mục Chân Tín ghi lại chi tiết những buổi họp định kỳ tại Ṭa TGM Sàig̣n với sự hiện diện của Đức Cha B́nh, các LM Chân Tín, Mai Xuân Hậu, Nguyễn Huy Lịch và người giáo dân duy nhất là ông NĐĐ hồi cuối năm 89, đầu 90, đă giúp cho người ngoại cuộc hiểu được tại sao ở Sàig̣n hồi ấy có lời xào xáo là Đức Tổng B́nh đă bị một số người khống chế tư tuởng, thậm chí lèo lái cả những quyết định và hành động của ngài.

Sau đây là một trong những trường hợp điển h́nh. Vào khoảng giữa năm 1989, 20 nhân vật thuộc thành phần trí thức Công giáo đă gửi lên Đức Cha B́nh một bức thư để tŕnh bày 3 vấn đề. Thứ nhất là xin Ngài có thái độ đối với “ông LM” Phan Khắc Từ v́ ông này đă công khai vi phạm luật sống độc thân. Thứ hai xin đặt lại quan hệ gặp gỡ giữa Ṭa TGM và Nhà Nước: nên trực tiếp mà không qua trung gian Ủy Ban ĐKCGYN. Và thứ ba là yêu cầu Đức Cha B́nh có thái độ tích cực đối với trường hợp Đức Cha Thuận.

Xuyên qua những ghi nhận của cha Chân Tín, người ta được biết, trong khi đem ra bàn thảo những đề nghị được coi là hết sức chính đáng trong bức thư kể trên, hầu giúp Đức TGM có được những quyết định sáng suốt, th́ cũng như những lần họp bàn quan trọng khác, cùng với các LM Huỳnh Công Minh, Phan Khắc Từ, ông NĐĐ đă t́m hết cách để chi phối và uốn nắn những suy nghĩ cũng như quyết định của Đức Cha. Kết quả là hầu hết những đề nghị xây dựng của anh em giáo dân đă không được đếm xỉa tới, kể cả đề nghị xét lại tư cách LM của ông Phan Khắc Từ cũng như đề nghị loại bỏ vai tṛ trung gian của cái gọi là UBĐKCGYN trong mối giao tiếp giữa giáo quyền và nhà nước CS.

Nguyễn Đ́nh Đầu với Thủ tướng VNCS Phạm Văn Đồng

Chi tiết dưới đây cũng là một chứng liệu hiển nhiên cho thấy hành vi công khai và trắng trợn của ông NĐĐ nhằm khống chế mọi suy tư, hành động của người cầm đầu Tổng Giáo Phận Sàig̣n sau ngày CS làm chủ miền Nam:  “…..việc lên án các vụ Vinh Sơn, Đắc Lộ, Ḍng Đồng Công ….đều có bàn tay thúc đẩy của Nguyễn Đ́nh Đầu. Chính NĐĐ đă soạn thông cáo của Ṭa Tổng Giám Mục Sàig̣n lên án vụ Ḍng Đồng Công rồi cầm lên thúc bách Đức TGM Nguyễn Văn B́nh kư tên vào, nhưng Đức TGM không chịu kư. Nguyễn Đ́nh Đầu đă lấy con dấu của Ṭa TGM đóng vào rồi gửi cho các báo Việt Cộng yêu cầu công bố” (1).

Cho nên có thể nói chắc mà không sợ sai lầm rằng phần lớn năo trạng của Đức Cha B́nh thể hiện trong cách hành sử của Ngài trong mối liên hệ với Nhà Nước CS thường bị dư luận đương thời coi là “nhu nhược”, là “thỏa hiệp” với kẻ ác, đều đă được uốn nắn bởi những giáo dân kiểu NĐĐ bên cạnh những khuôn mặt tiêu biểu trong cái gọi là Ủy Ban Đoàn Kết Yêu Nước như Huỳnh Công Minh, Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ, Thiện Cẩm v.v….

2./ Từ Ngôn Từ Tới Thực Chất: Trong bài viết, ông NĐĐ cho hay, sau khi CS chiếm được miền Nam, cả hai Đức TGM Huế và Sàig̣n đều lên tiếng đón chào chính quyền mới. Trong thư chung công bố sau khóa họp thườøng niên tháng 12/1975, Hội Đồng Giám Mục của cả hai giáo tỉnh Huế, Sàig̣n đă nói rơ đường hướng mục vụ của giáo hội dưới chế độ mới: một giáo hội cởi mở, hợp tác và tiếp tục rao giảng Tin Mừng. Phải nói ngay rằng đây là một sự lựa chọn thức thời, khôn ngoan và sáng suốt. (Chính Đức TGM Nguyễn Văn Thuận, người từng bị những thành phần Công giáo cấp tiến như ông NĐĐ xua đuổi, lên án (2) và mở đường cho CS cầm tù 13 năm trước khi bị trục xuất ra hải ngoại, cũng chia sẻ một đường hướng mục vụ trên đây của hai Đức TGM Huế và Sàig̣n. Trả lời cuộc phỏng vấn của ông Jacques Berset, Giám Đốc hăng thông tấn Công Giáo APIC của Thụy Sĩ ngày 20/10/93, Đức Cha Thuận nói: “Điều chắc chắn là Giáo hội tại Việt Nam phải tiếp tục làm việc và sống c̣n dù trong bất cứ cảnh ngộ nào.” Tuy nhiên, tiếp tục làm việc và sống c̣n không có nghĩa là khom lưng quỵ lụy trước bạo lực, đồng lơa với sự ác, đi ngược lại huấn quyền Ṭa Thánh. Quan niệm như vậy nên cũng trong cuộc phỏng vấn trên đây, Đức TGM Nguyễn Văn Thuận đă nhấn mạnh rằng “Đối với tôi, điều quan trọng là ư kiến của Ṭa Thánh, và Ṭa Thánh dạy phải tuân theo luật Chúa” (3).

Là những bậc chủ chăn có trách nhiệm về sư tồn vong của giáo hội quê nhà, dù Đức Cha B́nh, Đức Cha Điền, Đức Cha Thuận hay vị Giám Mục nào khác đều không thể nuôi tiên kiến, tư kiến hoặc thành kiến đối với bất cứ ai, với bất cứ khối lực cầm quyền nào, kể cả CS, nhất là trong bước đầu của một cuộc thử nghiệm. Nhưng, vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn khi giai đoạn thử nghiệm đă qua và kẻ thắng đă công khai bộc lộ chân diện là một thứ bạo quyền, biểu tượng của cái ác, và là căn nguyên của nô lệ, tù đầy, hận thù, chết chóc, khiến cho mục tiêu “hợp tác để tái thiết đất nước và xây dựng một xă hội công bằng bác ái” cũng như “đường hướng cởi mở, hợp tác” ngơ hầu có thể “tiếp tục rao giảng Tin Mừng” trở thành không tưởng! Chính từ đấy đă đặt ra những sự lựa chọn nhức nhối cho Đức TGM Nguyễn Kim Điền, cho LM Chân Tín, LM Nguyễn Văn Lư và những anh em trí thức Công giáo như  Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Thanh Liêm, Ngô Văn Ân, Vũ Sinh Hiên, Hồ Công Hưng, Nguyễn Quốc Thái v.v……

Khi đặt bút viết: “Đức Tổng Điền bị dồn tới chân tường, phải tới công an “làm việc” mấy trăm lần (theo lời Ngài kể), cho tới khi gần qua đời…” không hiểu ông NĐĐ có đủ lương thiện tối thiểu để tự hỏi về cái căn nguyên đưa tới sự thể đau xót ấy không? Có điều khi đọc mấy chữ để trong ngoặc đơn (theo lời Ngài kể) trong mạch văn trên đây của ông Đầu, người đọc không thể không nảy sinh ư nghĩ là dường như ông Đầu không mấy tin rằng sự kiện Đức TGM Nguyễn Kim Điền bị bạo quyền CS khủng bố là có thật, hoặc ít nữa th́ ông cũng có dụng ư tạo sự hoài nghi đối với độc giả của ông về sự kiện này. Hơn ai hết, hẳn ông NĐĐ chưa quên được nội dung bức Thư Chung của Đức TGM Điền gửi các LM, TS, giáo dân thuộc Tổng giáo phận Huế ngày 17/10/1984 sau khi Ngài bị công an Nhà nước thẩm cung trong 3 tháng trời liên tiếp chỉ v́ Ngài không chấp nhận cái gọi là Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước.

Trong Thư Chung, Đức TGM Huế đă thuật lại nguyên văn những lời hạch hỏi của công an cũng như những câu trả lời của Ngài. Khi người thẩm vấn khẳng quyết “UBĐKCGYN được luật pháp Nhà nước cho phép và bảo trợ…..nếu chống là chống lại pháp luật và chính sách của Nhà nước”, Đức TGM đă khảng khái trả lời: “Tôi xác định khi luật pháp thế trần nghịch với luật Thiên Chúa, th́ cũng như các Thánh Tông Đồ xưa và các Thánh Tử Đạo của mọi thế hệ: Tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người ta.” Trong phần cuối Thư Chung, Đức Cố TGM Huế viết:

“Tuy là chủ chăn, nhưng tôi không c̣n có thể đi thăm viếng từng cộng đoàn, từng họ đạo để nói lời khích lệ nữa. Tuy nhiên, anh chị em biết là Giám Mục của anh chị em đang thấy trước mặt ḿnh mỗi ngày từng ngôi nhà thờ, và canh cánh bên ḷng từng họ đạo, từng Cộng Đoàn: Tôi hằng cầu nguyện và hiến tế với anh chị em. Xin nhắc anh chị em Hăy sống xứng đáng với Ơn Gọi của ḿnh. Hăy hăm hở duy tŕ sự hiệp nhất của Thánh Thần. C̣n về tương lai, Anh chị em hăy phấn chấn lên trong Chúa, trong mănh lực quyền phép của Ngài” (4).

Một câu hỏi được đặt ra: lư do nào khiến cho Đức TGM Nguyễn Kim Điền từ tư thế sẵn sàng hợp tác với nhà cầm quyền mới lúc ban đầu, đă bị đẩy vào chân tường (như lời thuật lại của ông NĐĐ), bị công an Nhà nước bắt “làm việc” triền miên trong nhiều tháng trời để rồi mấy năm sau đó đă phải chấp nhận cái chết với nhiều nghi vấn (Nhật kư 1989-1990 của Nguyễn Ngọc Lan đă ghi lại những lời bàn tán xôn xao của dư luận đương thời chung quanh cái chết của Đức TGM Nguyễn Kim Điền. Và trong tuyên ngôn 10 điểm công bố ngày 24/11/1994 (5), LM Nguyễn Văn Lư đă mệnh danh cái chết này là một cuộc Tử-V́-Đạo.) Câu trả lời t́m thấy qua nội dung Thư Chung của Đức TGM Huế vừa được đề cập trên đây. Câu trả lời cũng được t́m thấy qua những tiếng nói bất khuất của GS Nguyễn Ngọc Lan, LM Chân Tín, LM Nguyễn Văn Lư cùng những người trí thức Công giáo đă công khai viết thư cho Hội Đồng Giám Mục và Đức TGM Nguyễn Văn B́nh (6).

Và nếu nh́n sâu vào sự việc người ta c̣n t́m thấy câu trả lời hùng hồn xuyên qua những yêu sách của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sau mỗi kỳ họp, trong đó nhiều vấn đề đă được nêu ra, từ khía cạnh nhân sự (như chủ trương can thiệp quá sâu của nhà nước nhằm gây khó khăn trở ngại cho Giáo hội trong việc tuyển chọn ứng viên vào các chủng viện, việc phong chức Linh mục, việc cấm LM cựu Tuyên úy thi hành công tác mục vụ sau khi được phóng thích, nhất là thái độ tráo trở, bất nhất đối với những quyết định của Ṭa Thánh trong việc chỉ định các Đức Giám Mục điền khuyết vào các Giáo phận c̣n trống ngôi mà điển h́nh là trường hợp Đức Cha Huỳnh Văn Nghi đă bị cấm đoán không cho thi hành chức vụ Giám Quản của Ngài tại Tổng Giáo Phận Sàig̣n….) tới khía cạnh văn hóa, giáo dục, xă hội, truyền thông (như thái độ độc đoán của nhà cầm quyền CS trong việc cấm hoặc giới hạn khắt khe các hoạt động có tính cách xă hội hoặc giáo dục của các nữ tu, gây khó khăn cho HĐGM trong việc quảng bá những tin tức của GH v́ kể từ sau tháng 4-1975 đến nay, GHVN chưa hề có một tờ báo nào, mặc dù đă chính thức lên tiếng đ̣i hỏi nhiều lần – Chi tiết này chắc ông NĐĐ cũng như những thành phần trong cái gọi là UBĐKCGYN không muốn nhớ, v́ nó minh nhiên cho thấy thái độ dứt khoát của các Đức Giám Mục Việt Nam là luôn luôn phủ nhận sự hiện hữu của tờ Công Giáo & Dân Tộc!)

Đặc biệt trong những văn thư gửi nhà cầm quyền CS, các Đức GM c̣n thẳng thắn lên tiếng yêu cầu hoàn trả cho GH những cơ sở tôn giáo từng bị nhà nước chiếm hữu, trong đó có Giáo Hoàng Chủng Viện và cả Ṭa Giám Mục. Tất cả những yêu sách trên đây đă được HĐGMVN lập đi lập lại sau mỗi kỳ họp thường niên. Trong văn thư gửi Đức Hồng Y Phạm Đ́nh Tụng, chủ tịch HĐGMVN đề ngày 3-2-96  để trả lời những yêu sách mới nhất của HĐGM ngày 29-9-95 sau khóa họp năm rồi, quyền Trưởng Ban Tôn Giáo đă thông báo một số quyết định của nhà nước như tiếp tục ngăn cấm Đức Cha Nghi không cho Ngài về Sàig̣n thi hành chức vụ Giám Quản,và riêng yêu cầu cho ấn hành một tạp chí th́ nhà cầm quyền CS chỉ cho phép HĐGM xuất bản một tập san không phải hàng tuần hay hàng tháng mà là ba tháng một kỳ.

Người ta ghi nhận, có hai yêu sách quan trọng của HĐGM đă bị nhà nước lờ đi đó là việc đ̣i hoàn trả các cơ sở của Giáo Hội đang bị cưỡng chiếm và cho các LM cựu Tuyên Úy tái thi hành sứ mạng mục vụ sau thời gian giam giữ. Không hiểu ông NĐĐ và đồng bọn của ông trong cái gọi là UBĐKCGYN nghĩ sao vể điều mà trong bài báo ông hết lời ca tụng đó là thái độ hợp tác, cởi mở của GH (!) để đổi lấy cung cách đối xử có tính kỳ thị và chèn ép như trên của nhà nước CS?.

3./ Mục Tiêu Tiềm Ẩn Đàng Sau Bài Báo: Viết bài báo trên đây, nhất là lại chọn đăng trên một tạp chí Công Giáo xuất bản tại Nam California, nơi tập trung một số lượng đồng bào đông đảo nhất tại hải ngoại, mục tiêu của tác giả đă quá rơ rệt. Trước hết, bằng những lời lẽ hiền lành, sặc mùi nhân đức, ông muốn tạo cho dư luận cái ấn tượng nơi ông là một tín hữu Công Giáo chân chính, để từ đấy khiến người đọc dễ dàng tin theo những lập luận của ông trong bài báo. Điểm nhắm tới của những lập luận này không ǵ khác hơn là biện minh cho chủ trương rằng Giáo hội CG cần tiếp tục hợp tác với Nhà Nước CS như thuở sinh thời Đức TGM Nguyễn Văn B́nh đă từng chủ trương như thế (?)

Dĩ nhiên, ông Đầu đă dấu nhẹm vai tṛ của ông cũng như của những thành viên trong cái gọi là UBĐKCGYN, một tổ chức do CSVN dựng lên và từng bị Vatican phủ nhận, trong mưu toan uốn nắn và chi phối tư tưởng, hành động của người lănh đạo tinh thần Tổng Giáo Phận Sàig̣n trong ngót hai chục năm trời qua. Thật ra, luận điệu của tác giả đă không đánh lừa được ai. Đối với những tín hữu trong nước, không ai c̣n lạ ǵ con người thật của ông Đầu, do đó nếu những khuôn mặt trong cái gọi là UBĐKCGYN thường bị coi là những “đồ dổm” những “sản phẩm của Nhà Nước” th́ ông Đầu cũng được xếp vào một loại.

Với dụng ư bắn một mũi tên hạ hai con chim, bằng những lời chú thích xem ra không mấy quan trọng ở phần cuối bài viết, ông NĐĐ đă khéo léo hạ uy tín của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Lan, người đă kiên cường dùng ng̣i bút để bảo vệ thanh danh Giáo Hội qua chiến dịch của Nhà Nước CS nhằm bôi nhọ Ṭa Thánh cũng như Giáo Hội VN trong vụ Phong Thánh (6) và chủ trương chống báng việc Vatican chỉ định Đức GM Huỳnh Văn Nghi trong vai tṛ Giám Quản Tông Ṭa TGP Sàg̣n, và cũng là người đă công khai vạch trần mặt trái của chế độ độc tài, phi nhân tàn bạo CS qua ba cuốn Nhật Kư xuất bản tại Pháp cách đây mấy năm (7).

Sau khi khôn khéo đưa đẩy bằng những lời lẽ mật ngọt “Tôi xin thưa anh Lan là ai cũng có quyền phê phán con người công cộng của kẻ quá cố”, ông NĐĐ viết tiếp ”Nhưng khi kẻ quá cố là cha ḿnh th́ không nên đưa ra những thông tin trái với sự thực lịch sử…”

Khi đặt bút viết hai tiếng “cha ḿnh”, không hiểu ông Đầu có nhớ tới những hành vi tồi tệ của ông cùng những thành viên trong UBĐKCGYN đối với Đức Khâm Sứ Henri Lemaitre và Đức TGM Nguyễn Văn Thuận sau ngày CS cưỡng chiếm được miền Nam hay không? (2) Phải chăng v́ Đức Khâm Sứ Ṭa Thánh là ông Tây mũi lơ, không cùng màu da, màu tóc nên ông không muốn nhận là “cha” như chủ trương của đảng CS hồi mới cướp được chính quyền đă thuyết phục một thiểu số giáo gian hồi ấy hồ hởi thực hành khẩu hiệu“dưới bóng Chúa, Cụ Ta đuổi Cố Tây”? Nhưng c̣n Đức TGM Nguyễn Văn Thuận th́ sao? Không lẽ Ngài cũng không xứng được người tín hữu có tên Nguyễn Đ́nh Đầu gọi là “cha”?

Thật ra việc ông Đầu có dụng tâm triệt hạ uy tín của GS Nguyễn Ngọc Lan không làm cho ai ngạc nhiên. Ngoài ông, c̣n có  nhiều khuôn mặt được gọi là “trí thức” thường bị “dị ứng” trước những lời nói thẳng, nói thực của người cựu LM này. (Trong những năm gần đây đă h́nh thành cả một chiến dịch qui mô nhằm bôi nhọ, không phải chỉ một ḿnh GS Lan mà c̣n bao gồm cả LM Chân Tín và Đức Cha Huỳnh Văn Nghi, dặc biệt là Đức TGM Nguyễn Văn Thuận và Đức Cố TGM Nguyễn Kim Điền!)

Điều đáng nói và cũng là điều cần nói ở đây là khi viết bài đề cao điều mà tác giả gọi là đường hướng mục vụ cởi mở của Đức TGM Nguyễn Văn B́nh, ông NĐĐ không ngừng lại ở cái diện nhằm biện minh cho một chặng đường đă đi qua với những tṛ múa rối, thọc gậy bánh xe từng gây nên nhiều tai tiếng cho GHCG quê nhà do ông và phe nhóm chủ động, mà nó c̣n quy chiếu vào cái điểm, trong đó chủ yếu người viết muốn nhắm tới là để mở đường nối tiếp những mưu toan bất chính khác cho giai đoạn trước mặt, với mục tiêu vẫn không ǵ khác hơn là ru ngủ hàng Giáo Phẩm, Giáo Sĩ và tín hữu Công Giáo trong cái ảo tưởng có thể hợp tác, cởi mở và chung sống với một chế độ phi nhân, tráo trở, tàn độc từng bị Hà Sĩ Phu Nguyễn Xuân Tụ, người đă lớn lên và được giáo dục từ tấm bé trong ḷng Xă Hội Chủ Nghĩa, thẳng tay lên án là lọc lừa, gian trá đă tới tầm quốc sách! (8).

 

III.- CON NGƯỜI THẬT CỦA NGUYỄN Đ̀NH ĐẦU

Theo tài liệu của ông Lữ Giang, tức thẩm phán Nguyễn Cần trong tác phẩm biên khảo nhan đề Những Bí Ẩn Đàng Sau Các Cuộc Thánh Chiến Tại Việt Nam th́: “Nguyễn Đ́nh Đầu sinh năm 1920 tại Hànội, là con trai của một viên lao công gác trường. Thuở nhỏ, NĐĐ học Tiểu Chủng Viện Hoàng Nguyên, Kẻ Sở, Hà Nam, giáo phận Hànội. NĐĐ mới học tới Đệ Lục (Cinquième) th́ xuất, rồi sau đó vào học trường Bách Nghệ Hànội, chưa có Tú Tài. Thời đó, Phong Trào Thanh Niên Lao Động Công Giáo (JOC) đang phát triển mạnh ở Việt Nam, Nguyễn Mạnh Hà làm Hội Trưởng Phong Trào toàn quốc c̣n Nguyễn Đ́nh Đầu làm Hội Trưởng Phong Trào ở Hànội. Ngày 22-8-45, Việt Minh cướp chính quyền. Ngày 23-8-45, Hồ Chí Minh công bố thành phần chính phủ tại Hànội. Trong chính phủ này, người ta thấy Nguyễn Mạnh Hà giữ chức Bộ Trưởng Kinh Tế. Nguyễn Đ́nh Đầu được Nguyễn Mạnh Hà giới thiệu làm Tổng Giám Đốc Tổng Nha Lao Động toàn quốc, dưới quyền Bộ Trưởng Lao Động Lê Văn Hiến. Trong chính phủ liên hiệp thành lập ngày 2-3-1946, Nguyễn Mạnh Hà vắng mặt, Lê Văn Hiến được giao  chức vụ Bộ Trưởng Tài Chánh, Nguyễn Văn Tạo, một đảng viên cao cấp giữ chức Bộ Trưởng Lao Động và NĐĐ tiếp tục làm Tổng Giám Đốc Tổng Nha Lao Động.

Năm 1951, nhân một chuyến đi Pháp, NĐĐ được Nguyễn Mạnh Hà bảo lănh cho ở lại Pháp học xă hội học tại một trường tư, không cần bằng Tú Tài….”

Vẫn theo tài liệu của Lữ Giang th́ sau khi về nước năm 1956, NĐĐ cùng với một số trí thức Công giáo cấp tiến xuất bản tuần báo Sống Đạo, một tạp chí có khuynh hướng chống chính phủ và thiên về đường lối xă hội chủ nghĩa, Nguyễn Đ́nh Đầu vẫn thường xuyên liên lạc với nhóm cán bộ trí vận của Việt cộng đang hoạt động ở Pháp hay đă về nằm vùng tại miền Nam và nấp sau tờ Sống Đạo để hoạt động. Tờ Sống Đạo cũng như tờ Công Giáo & Dân Tộc hiện nay có khuynh hướng dùng Thánh Kinh để bênh vực chủ nghĩa Cộng sản.

Lữ Giang viết tiếp: “Nguyễn Đ́nh Đầu là một tên chuyên đâm bị thóc chọc bị gạo để gây mâu thuẫn trong hàng ngũ Công giáo và tuyên truyền ngụy ḥa. Khi Công giáo biểu t́nh lên án những vụ bạo loạn tại miền Trung do CS giật giây, NĐĐ soạn sẵn một văn thư chống lại khối Công giáo và chạy đi thuyết phục một số Linh Mục và giáo dân kư tên vào. Trong cuốn 30 tháng tư do nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 1985, kư giả Vơ Trần Nhă của Việt Cộng cho biết NĐĐ là người yểm trợ đắc lực cho việc đưa miền Nam vào tay CS. Nguyễn Đ́nh Đầu có chân trong nhóm Trí Việt, gồm một số đặc công CS nằm vùng, hoạt động dưới danh nghĩa “đ̣i thi hành Hiệp định Paris”. Ngày 29-4-75, NĐĐ đi với Nguyễn văn Diệp (cựu Bộ Trưởng Kinh Tế) và Hà Bá Cang (c̣n có tên là Đinh Bá Thi và Hoàng Quốc Việt) vào trại Davit trong phi trường Tân Sơn Nhất gặp phái đoàn Việt cộng để báo cáo t́nh h́nh và nhận chỉ thị về việc vận động Dương Văn Minh đầu hàng…..

“Sau này Hà Bá Cang tức Đinh Bá Thi được cử làm Đại Sứ Việt cộng tại Liên Hiệp Quốc, nhưng một thời gian sau đă bị thanh toán bằng một tai nạn xe cộ trong một chuyến về thăm VN. Sau ngày CS chiếm miền Nam, bên ngoài NĐĐ không giữ chức vụ ǵ quan trọng, nhưng bên trong NĐĐ đă đứng ra tổ chức và giựt giây các chiến dịch chống phá Giáo hội Công giáo. Từ vụ hô hào trục xuất Đức Khâm Sứ Henri Lemaitre, đ̣i băi chức Đức TGM Nguyễn Văn Thuận, đến việc lên án các vụ Vinh Sơn, Đắc Lộ, Ḍng Đồng Công..đều có bàn tay thúc đẩy của NĐĐ….” (9)

 

IV.- VÀI LỜI TẠM KẾT:

Như đă có dịp đề cập trong đoạn mở đầu, vào khoảng cuối thập niên 80, người viết bài này có dịp đọc một kư sự của Tom Fox trên tờ NCR, trong đó tác giả đề cập một cuộc hội kiến với ông Đầu nhân dịp tháp tùng một phái đoàn CG Hoa Kỳ qua thăm VN. Tom Fox thuật lại rằng: một buổi tối trong khi nói chuyện với NĐĐ tại tư gia của ông này, khi đề cập một vấn đề riêng mà v́ ngại có người nghe, tác giả đă thận trọng hạ thấp giọng xuống th́ ông Đầu lớn tiếng nói: Bây giờ không c̣n như lúc trước (Chú thích của người viết: ư hẳn ông muốn ám chỉ thời gian trước tháng 4-75), anh có thể nói lớn mà không phải e ngại ǵ hết!

Đọc xong bài báo với những lời lẽ tô lục chuốt hồng cho chế độ, người viết bài này không khỏi buồn rầu với những ư nghĩ mỉa mai khi liên tưởng tới cảnh ngộ đau thương của quê hương và Giáo Hội từ sau ngày miền Nam đổi chủ, trong khi vẫn không thiếu những mẫu người hèn hạ v́ miếng ăn hoặc v́ chút hư danh đă cam phận làm tôi đ̣i cho kẻ ác!

Đóng lại những gịng này, người viết không thể không nghĩ tới những lời tâm huyết của Đức Cố TGM Nguyễn Kim Điền trong Thư Chung gửi các LM, TS và Giáo dân TGP Huế sau hơn một trăm ngày Ngài bị gọi đi “làm việc” với công an CS, để rồi mấy năm sau đó Ngài đă qua đời với nhiều nghi vấn. Sự liên tưởng cũng bắt trí nhớ người viết nghĩ về nội dung bức tâm thư của 20 anh em trí thức Công Giáo gửi Đức TGM Nguyễn Văn B́nh năm 1989 và nhất là những gịng chữ rướm máu của LM Nguyễn Văn Lư trong bản Tuyên Ngôn 10 điểm công bố ngày 24-11-1994.

Những gịng chữ dưới đây như đang nhảy múa trong tiềm thức người viết bài này: “Tôi không dám gọi LM nào, Đức GM nào là “quốc doanh”, v́ tôi nghĩ các Ngài có thể cũng hết ḷng trăn trở kể cả trong nước mắt để làm cho GH mở mang, dễ hoạt động. Nhưng tôi thành thực nghĩ rằng những ǵ các Ngài thu được trước mắt sẽ c̣n di lụy lâu dài trong lịch sửøù làm méo mó h́nh ảnh một GH hiên ngang xây dựng Nước Trời, tự do rao giảng tiếng nói lương tâm, mạnh dạn phê phán mọi bất công, sai lầm bất cứ từ đâu đến. Thay vào đó chỉ tạo nên h́nh ảnh một GH yếu nhược, quỵ luỵ, ngày càng rơ nét chạy theo một vài quyền lợi vật chất trước mắt, chỉ biết “cộng tác” (collaborer) mà thiếu hẳn tinh thần “đề kháng” (résistant) (mô thức Collaborer en résistant do Đức GH Gioan Phaolô II Đề xướng), làm nản ḷng đại bộ phận Dân Chúa và các người thiện chí trước đây vốn khâm phục Giáo Hội Việt Nam!” (5).

Tiếc rằng khi viết những gịng trên đây, LM Nguyễn Văn Lư đă không nói tới vai tṛ của những “con rối” trong quá khứ đă và hiện nay vẫn c̣n đang múa may để chèo kéo, uốn nắn và gây ảnh hưởng tệ hại tới những suy nghĩ và cách hành sử của các giới có thẩm quyền trong GHCGVN.

Một câu hỏi chót được đặt ra: những ai, những khuôn mặt được mệnh danh là “trí thức” nào đă góp phần làm nên cái năo trạng được LM Lư mô tả trên đây? Thiết nghĩ ông NĐĐ phải là một trong những người có thẩm quyền hơn hết để trả lời cho câu hỏi này.

 

Nam California đầu Mùa Chay 1996

Trần Phong Vũ

 

(Đăng lần đầu trên Thời Điểm Công Giáo số 41&42 phát hành tháng 1 năm 1997 – Sau đó được đưa vào phần phụ lục tác phẩm biên khảo Một Thoáng Nh́n Về GHVN Qua Biểu Tương Đức Gioan Phaolô II, do Tin Vui ấn hành ở nam California, Hoa Kỳ mùa hè năm 1997).

_________________________

1-2 LỮ GIANG, Những Bí Ẩn Đàng Sau Các Cuộc Thánh Chiến Tại VN – Hoa Kỳ 1994, tr. 221.

3 TRẦN PHONG VŨ, Đọc Lại Nhật Kư Nguyễn Ngọc Lan, Nguyệt San Hiệp Nhất, Hoa Kỳ, số tháng 3/1994. Toàn bộ bài đọc sách này đă được đưa vào phần phụ lục tác phẩm biên khảo Một Thoáng Nh́n Về GHVN Qua Biểu Tượng Đức Gioan Phaolô II.

4 TGM NGUYỄN KIM ĐIỀN, Thư Chung Gửi Các LM, TS và Giáo Dân TGP Huế, Đường Sống tháng 4/1985 (Trong phần phụ lục tác phẩm MTNV/GHVN… )

5 LM NGUYỄN VĂN LƯ, Tuyên Ngôn 10 Điểm Về Thực Trạng TGP Huế, Religious Affairs in Vietnam after August, 1994. (Trong phần phụ lục như trên)

6 NGUYỆT SAN ĐƯỜNG SỐNG, Những Bài Viết Liên Quan Tới Phong Thánh, số phát hành tháng 6/1988.

7 NGUYỄN NGỌC LAN, Nhật Kư 1989-1990, Nhật Kư 1990-1991, Nhật Kư 1988, Tin Nhà Paris 1991 & 1993.

8 HÀ SĨ PHU NGUYỄN XUÂN TỤ, Đôi Điều Suy Nghĩ Của Một Công Dân, Tin Nhà Paris, Mùa Thu 1993.

9 LỮ GIANG, Sách đă dẫn – tr. 218, 219, 220.

Nguồn: Nữ Vương Công Lư


<<trở về đầu trang>>
free counters