Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
NGƯỜI TRÍ THỨC BỊ RUỒNG BỎ?
HAY BÀI HỌC DẠI DỘT CỦA MỘT TRÍ THỨC?
Ts Hồng Lĩnh
Lời Mở Đầu.
Trong cái màn «đánh và đấm» hiện nay với CSVN, tuy cát bụi đang mịt mù với những trận mưa tác xạ ào ào, liên lỉ không kể ngày đêm, trên các diễn đàn hay qua các hành động khác. Thỉnh thoảng cũng có vài nghỉ ngơi cho màn tán gẫu. Và đây là một màn tán gẫu về đề tài NGƯỜI TRÍ THỨC BỊ RUỒNG BỎ (của tác giả Nguyễn Thanh Giang)? HAY BÀI HỌC DẠI DỘT CỦA MỘT TRÍ THỨC (bài nầy)?
Cái Nghiệp Chướng Bằng Điếu Của Người Việt
Không rơ bắt nguồn từ thuở nào trong văn hóa, bằng điếu đối với người Việt trở thành một thứ thần tượng được tôn sùng hay treo tường để hương khói. Thay xem nó là một phương tiện hay một giấy thông hành để làm cái ǵ hữu ích cho chính bản thân ḿnh hay cho đồng loại.
Nên đồng thanh tương ứng và đồng khí tương cầu ôm ngay cảm nghĩ: Ai có bằng điều là kẻ thông minh, ai có nhiều bằng điếu là một thần tài, nhất là thứ thần tài của bằng điếu với ít tuổi tác. Ls Nguyễn Mạnh Tường thuộc loại chót. Hai bằng tiến-sĩ với cái tuổi vừa chớm đôi mươi (22t) tại Đại Học Montpellier miền Nam nước Pháp, với gió và nắng nhiều hơn các vùng khác.
Với nét văn hóa kể trên và sự kiện nầy. Nhất định Ls Nguyễn Mạnh Tường là một nhà học thức thuộc loại thần đồng. Ông luôn đeo đuổi nghiệp chướng «mọt sách» có màn nghiên cứu và viết lách. Nên Ls Nguyễn Mạnh Tuờng được dân gian tiến cử vào căn nhà mang danh hiệu «TRÍ THỨC», nhưng chưa phải là loại «BẤT TỬ IMMORTEL ACAMÉDICIEN của Pháp».
Mỗi Khi Nhắc Nhở Tới Ls Nguyễn Mạnh Tường
Mỗi khi nói tới vị Ls nầy, người ta nhắc nhỡ tới những sự kiện sau đây:
1.- Vào năm 1932, Ông lấy tiến-sĩ luật với để tài: L'individu dans la vieille cité annamite = “Cá nhân trong xă hội cổ nước Nam – (Tổng luận về Luật nhà Lê (thế kỷ XV)”. Hai tháng sau, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Quốc Gia, thứ nặng kư, về văn chương với đề tài “Luận về giá trị tŕnh diễn và kịch bản của Alfred Musset”. Nhưng không hiểu tại sao có người lại bảo là đề tài: «L'Annam dans la littérature française = Quê hương Việt Nam trong văn chương Pháp».
Mấy người Việt du học, bên nhân văn, chung chung hay chọn mấy đề tài liên quan tới Việt Nam! Nhưng có sự lạ lùng với thận trọng là Ls Nguyễn Mạnh Tường qua pháp vào năm 1927, hai tháng sau lấy được chứng chỉ văn chương Pháp và vào năm 1929, là hai năm sau, lấy được cử nhân văn chương.
Không thấy ai nói Ls Nguyễn Mạnh Tường có học luật? Tới nay ṃ măi mà vẫn chưa ra lư giải. Nghiă là có tiến-sĩ luật mà không học luật? Nhưng dẫu sao đi nữa, chỉ chưa đầy 3 năm đă dọn xong hai luận án tiến-sĩ (1929-1932), tŕnh cách nhau hai tháng. Cũng kinh khủng chứ!
2.- Ông có khả năng viết lách dễ dàng và có một số tác phẩm.
3.- Ngày 30 tháng 10 năm 1956, luật sư Nguyễn Mạnh Tường, với tư cách thành viên của Mặt trận Tổ quốc, đă đọc một bài diễn văn tại một cuộc họp của Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội, phân tích sâu sắc những sai lầm của Đảng và Nhà nước trong cải cách ruộng đất và đề ra phương hướng tránh mắc lại. Sau phát biểu này, ông bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp. V́ đă gián tiềp chê lănh đạo đảng CSVN là lũ dốt nát, đụng phải Trường Chinh. Nên bị bọn chóp bu của CSVN thanh toán không thương tiếc.
4.- Cuộc hành tŕnh tang thương trong sa mạc», do thất sủng, từ 1958 tới khi ông mất vào ngày 13 tháng 6 năm 1997 tại Hà Nội, thọ 88 tuổi.
Nước Mắt Cá Sấu CSVN Đỗ Mười
Trong sổ tang tưởng niệm nhà trí thức Nguyễn Mạnh Tường, cựu tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười đă ghi "... Vô cùng thương tiếc giáo sư - luật sư Nguyễn Mạnh Tường - Một trí thức yêu nước đă có cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc và góp phần xây dựng nền giáo dục của Việt Nam"
Nguyễn Mạnh Tường Là Một Tây Con Ghét Pháp Và Hay Vui Thú Đường Xa Cảnh Lạ
Lên 10 tuổi, ông vào học trường tư thục Paul Bert, sau đó thi đỗ vào Trường Trung học Albert Sarraut vốn chỉ dành cho con em người Pháp và số ít cho con em các quan chức cấp cao người Việt.
Năm 1927, ông đậu Tú tài Triết học, rồi được học bổng sang Pháp du học cho tới tiến-sĩ 1932. Ông c̣n đăng kư học thêm tiếng Latinh, Hy Lạp, ngữ văn học (Philologie) và sự biến chuyển ngôn ngữ qua các thời đại.
Năm 1932, Ls Nguyễn Mạnh Tường về nước. Sau đó hai tuần, nhận được giấy mời gặp của Grandjean - Giám đốc chính trị Phủ toàn quyền Đông Dương. Grandjean đề nghị Nguyễn Mạnh Tường nhận chức Thượng thư ở Triều đ́nh Huế hoặc Tổng đốc ở Bắc bộ. Nguyễn Mạnh Tường đă khước từ, và lại sang Pháp, rồi lại đi nghiên cứu văn học và luật học tại Tây Ban Nha, Ư, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Bỉ, Áo, Hung. Những năm đi du khảo ở các nước châu Âu đă giúp ông sau này viết nhiều tác phẩm nổi tiếng bằng tiếng Pháp.
Trở về Việt Nam năm 1936, Nguyễn Mạnh Tường dạy văn học Pháp ở trường Trung học Bảo hộ (Lycée du Protectorat), hay c̣n gọi là trường Bưởi (từ 1945 đổi tên thành trường Trung học Chu Văn An). Bất măn với chính sách kỳ thị của Pháp khiến ông bỏ dạy và mở văn pḥng luật sư tại hai biệt thự số 1 và số 2 phố Mai Xuân Thưởng.
Về sau gia đ́nh đă hiến tất cả cho Nhà nước, làm trụ sở cơ quan tiếp dân của Thanh tra Chính phủ.
Qua hành tŕnh học vấn ấy. Ls Nguyễn Mạng Tường phải là một Tây con. Tây con nầy không t́m cách ở lại mẫu quốc như bao kẻ có các văn bằng ấy lại c̣n từ chức dạy học trường Tây. Có nghiă là Tây con nầy không thích Pháp. Tuy hấp thụ văn hóa Pháp.
Ngô Đ́nh Diệm Và Nguyễn Mạnh Tường:
Trong Đối Diện Với CSVN
Cố TT Diệm (1901) hơn Ls Nguyễn Mạnh Tường (1909) 8 tuổi. Vào năm 1932 ông đầu nắm chức thượng thư Bộ Lăi (ngang chức thủ tướng) tại triều đ́nh Vua Bảo Đại, ông sau đậu hai bằng tiến-sĩ. Nhưng sau nầy đối với Hồ Chí Minh. Hai ông có hai thái độ trái ngược nhau.
Ngô Đ́nh Diệm
«Cuối năm 1945, trên đường hoạt động từ Sàig̣n ra miền Trung, Cố TT Diệm bị CSVN bắt tại Tuy Ḥa, đưa ra Bắc cầm tù hơn 4 tháng tại Tuyên Quang.
Tháng 2 năm 1946, Hồ Chí Minh thấy rằng nhiều người đă nhận diện Việt-Minh là Cộng Sản trá h́nh nên muốn mời tù nhân Ngô Đ́nh Diệm tham gia chính quyền để làm b́nh phong».
«Hồ chí Minh tưởng sẽ đối diện với một con người hoàn toàn mất tinh thần, sẵn sàng khuất phục, nhưng ai ngờ lại phải chạm trán với một người đảm lược bất khuất dám nói thẳng vào mặt ḿnh»:
Cố TT Diệm bảo ông Hồ: "Ông và Tôi đều có quan niệm hoàn toàn trái ngược nhau về dân tộc Việt Nam, các hành động của thủ hạ Ông đă chứng minh điều đó. Ông hăy trả lời cho tôi biết là tại sao Ông hăm hại anh tôi (Ngô Đ́nh Khôi) và Ông cứ nh́n thẳng vào mắt tôi xem tôi có phải hạng người khiếp sợ Ông không? Như vậy chẳng c̣n ǵ nữa để nói nữa giữa chúng ta và tôi đi ngay".
Hồ Chí Minh không thành công nên phải miễn cưỡng để Cố TT Diệm ra đi.
Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường
Theo Nguyễn Thanh Giang: «Năm 1946» Hồ chủ tịch cử Nguyễn Hữu Đang đến trịnh trọng mời để giao một nhiệm vụ quan trọng:
Ls sư Nguyễn Mạnh Tường kể: “Cụ Hồ nói: Ta sẽ kư với Pháp một tạm ước, nhưng lại muốn đạt được cao hơn một tạm ước. Sẽ có hội nghị, lúc đầu ở Việt Nam (Đà Lạt), sau ở Pháp Fontainebleau. Nhờ Ngài (Ls Nguyễn Mạnh Tường) xây dựng cho lập trường Việt Nam để đi đấu tranh.
Tôi (Ls NMT) từ chối, nói c̣n có nhiều người giỏi hơn tôi. Cụ Hồ khẩn khoản: Tôi (cụ Hồ) đă hỏi nhiều anh em, họ đều bảo chỉ có Ngài làm được, xin Ngài về suy nghĩ và giúp cho Chính phủ. (Hồi này cụ Hồ cứ gọi tôi là Ngài!). Nên Ngài cảm thấy được tôn vinh và tự ái cá nhân được vuốt ve?
Giống câu chuyện của đại tá Jeanmaire Thúy-Sĩ, chỉ v́ vài lời khen nịnh hót và mấy hộp trứng cá Caviar do các tùy viện quân sự Nga tặng, đă bí mật giao cho CS Liên Xô, vào lúc chiến tranh lạnh, kế hoạch tập trung quân và bản đồ các lộ tŕnh chuyển quân bí mật khi có chiến tranh.
May có một gián điệp Do Thái tại bộ quốc pḥng CS Nga báo với CIA Mỹ và CIA báo cho t́nh báo Thúy-Sĩ biết. Câu chuyện làm quân đội Thúy-sĩ lính xuưnh phải tiêu gần 5 tỷ phật lăng và mấy năm để xóa hết và làm lại kế hoạch.
Khi bắt đại tá nầy vào một đêm, chính tổng tham mưu truởng kiêm tổng chỉ huy quân đội cùng với Bộ Truờng Bộ Quốc pḥng với đoàn quân tới bắt.
Đi Đà Lạt là Đoàn Liên hiệp các đảng phái. Trưởng đoàn là Nguyễn Tường Tam. Phó là Vơ Nguyên Giáp. Không thuộc đảng phái nào th́ có Hoàng Xuân Hăn, Nguyễn Văn Huyên và tôi. Lúc tiễn đoàn lên đường, cụ Hồ nói to: Xin chúc anh em đi thành công, đặc biệt tôi có lời khuyên: Nội bộ đoàn kết, phải đấu tranh găng nhưng không được găy”.
Sau Hội nghị Đà Lạt, ông c̣n được cử đi dự Hội nghị Bảo vệ Ḥa b́nh châu Á - Thái B́nh Dương ở Bắc Kinh năm 1952 và Đại hội Ḥa b́nh Thế giới ở Vienne năm 1953. Kháng chiến «chống Pháp» thắng lợi, ông kể niềm hân hoan, tự hào khi trở về Thủ đô.
Ông hồ hởi nhận lănh nhiều trách nhiệm vinh dự: hiệu trưởng trường Đại học Luật, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, Trưởng Đoàn Luật sư, Phó hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, ủy viên BCH Hội Hữu nghị Việt – Pháp và Hội Hữu nghị Việt - Xô, thành viên của Uỷ ban Bảo vệ Hoà b́nh Thế giới, chủ tịch sáng lập Câu lạc bộ Đoàn kết Trí thức…
Năm 1956, trong cương vị Chủ tịch Luật sư đoàn, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, luật sư Nguyễn Mạnh Tường được giao nhiệm vụ lănh đạo đoàn Việt Nam tại Hội nghị Luật gia Dân chủ Thế giới tổ chức ở Bruxelles – Bỉ . Nhiệm vụ của đoàn Việt Nam là làm sao được Hội nghị đưa ra nghị quyết ủng hộ công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của ta.
Câu Chuyện Do Ông Phan Quang Đông Kể
Nay thời gian đă trôi qua. Tất cả đă vào đi vào dĩ văng. Nhưng cảm thấy cần nhắc ra.
Vào tuổi nên ba, có vụ án CSVN xử ông Đỗ Duệ, bí CSVN cáo buộc là “việt gian”. Bố tôi dẫn tôi đi xem vụ xử án công khai, v́ bố tôi thích nghe Ls Nguyễn Mạnh Tường biện hộ với bộ complet màu trắng và dân gian Hà Tĩnh gọi ông là trạng sư.
Tuổi thơ qua đi, và sau khi di cư vào Nam, tôi luôn vẫn nhớ một ông trạng sư có tên gọi là Nguyễn Mạnh Tường.
Rồi vào năm 1962, sau khi học hết ban tú tài toán tại Lycée Yersin Đà Lạt. Tôi ra Huế ghi danh vào Đại Học Huế và làm hồ sơ du học. Lo gần cả một năm mới xong hồ sơ và xin chiếu khán để qua Thúy-sĩ du học.
Tại Huế tôi có nguời chú họ là ông Phan Quang Đông, làm trong ban ǵ đó với Cố Vấn Cẩn, xem ra có chuyện ngưởi gián điệp ra Bắc. V́ thỉnh thoảng có một vài điệp viên từ Bắc về có ghé qua đó. H́nh như luợm lại được gần thượng lưu sông Bến Hải!
Vào lúc Phật Giáo biểu t́nh định chiếm đài phát thanh. Tôi ḷ ṃ ra xem và khi gần tới Đại Học Huế, khách sạn Morin củ, lúc ấy là khoảng 8 giờ tối, tôi nghe một tiếng nổ chát chúa và sợ qúa. Nên vác gị lên cổ mà chạy lui xa ra và đứng ngó một thác lũ toàn là người xung quanh đài phát thanh.
Sáng hôm sau lên gặp chú tôi để hỏi sự t́nh. Chú tôi bảo là Thích Trí Quang đó và hỏi tôi giấy tờ xong chưa mà c̣n nấn ná ở Huế? Có làm nhanh đi không?
Tôi sợ sốn vó phải bay vào Ban Mê Thuật gặp ông dượng đang làm Tổng Giám Đốc công an Cao Nguyên Trung phần là ông Phạm Tuờng. Dượng tôi gọi ngay về Tổng Giám Đốc Công an tại Sài G̣n. Ông nầy gọi ngay cho Ông Nguyễn Đ́nh Thuần xin kư giấy gấp.
Không hiểu tại sao ông rất thương tôi và hay bảo nhân viên đem xe đón tôi về nhà ông chú tôi, ở gần cầu xe lửa Huế, để ăn cơm.V́ lúc ấy ông ta có lúc thất t́nh trầm trọng. Yêu một cô có tên Thúy ở truờng Jeanne D’Arc Huế và không cưới đuợc, v́ Cậu Cẩn không bằng ḷng và không đồng ư, v́ lư do an ninh.
Trong một bựa cơm, tôi hỏi chú tôi: “Tại sao không t́m cách đưa Ls Nguyễn Mạnh Tường trốn vào Nam giúp Cụ Diệm?”. Chú tôi nói khẻ: “Điệp viên đă liên lạc được. Nhưng Ls Nguyễn Mạnh Tường không muốn trốn vào Nam”.
Lời Kết
Qua các giai thoại vừ nêu trên về con người trí thức Nguyễn Mạnh Tường. Khoa bảng là một chuyện, biết truớc Hồ Chí Minh và CSVN như Cố TT Diệm lại là chuyện khác.
Nếu Mao có phát biểu: “Trí thức không bằng cục phân”, thời ông ta không xa lắm sự thật. Cục phân c̣n bón được cây. Nhưng loại trí thức thuộc thành phần Useful Idiot, thật là thảm thương chính cho bản thân và cho đồng loại.
Ls Nguyễn Mạnh Tuờng, tài cao học rộng, nhưng chẳng biết CSVN là cái ǵ cả và không một viễn kiến về phá hoại của CSVN đối với đất nước ra sao. Nên đă đi vào con đường cộng tác qua các chuyến tham giữ các hội họp quốc tế giúp cụ Hồ và CSVN.
Ông tưởng chuyên môn có thể lấn áp chính trị. Nhưng CSVN không nghĩ thế! Và dưới danh hiệu hoạt động chuyên trong ḷng CSVN là giúp dân tộc như bào trí thức của NVHN hôm nay. Khi họ về giúp tại VN.
CSVN đă thấy cái ảo tưởng ấy nơi trí thức Nguyễn Mạnh Tuờng và khi nào dùng được th́ dùng. Khi hết dùng lại vất đi cho thân tàn ma dại.
V́ thế không có chuyện tŕ thức bị ruồng bỏ như Nguyễn Thanh Giang đă phát biểu. Trái lại đó là bài học dại dột của một trí thức đă không nhận ra hay thấy trước bộ mặt thực của CSVN.
Tuy trong túi là cà một đống bằng. “Một trí thức yêu nước đă có cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc và góp phần xây dựng nền giáo dục của Việt Nam” (TBT Đỗ Mười, cựu hoạn heo).