Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
KHÔNG AI MUỐN CÂM
Chuyện vui thời nước Đức
c̣n chia đôi kể rằng có một chú chó ở Đông Đức t́m đường trốn sang Tây
Đức là phần đất tự do. Khi chú chó sang đến Tây Đức, đồng loại của nó
xúm quanh hỏi lư do sao nó trốn qua Tây Đức.
Các câu phỏng vấn đại
loại: “Có phải bên Đông Đức không có ǵ ăn?” Nó trả lời:“Đói th́ có đói
nhưng cũng được ăn đại khái hàng ngày” “Hay là bên đó không có bệnh viện?”
“Bệnh viện dù không ra ǵ nhưng cũng có”. “Vậy tại sao bạn trốn sang đây?”
Câu trả lời nghe bất ngờ và chua chát: “Lư do chính là v́ bên ấy tôi bị
cấm sủa!”
Con chó sẽ đau khổ vô
cùng khi thấy trộm mà không được sủa, khi thấy chuột mà không được kêu
lên. C̣n con người th́ đau khổ khi không được nói. Người ta bảo rằng
người câm thường hay bị điếc. Lư do là v́ khi họ nghe được mà không nói
lại được th́ dễ sinh tâm bệnh. Những con người b́nh thường cũng vậy
thôi. Khi không được lên tiếng nói người ta có cảm giác ḿnh chỉ là h́nh
nộm giữa cuộc đời.
Nhưng cái đáng buồn là
có lúc con người nghe được, thấy được, đọc được mà phải ngậm miệng làm
thinh. Trong một cái tập thể mà nhiều người làm sai, những người công
chính nh́n thấy, không muốn ḥa ḿnh vào cái sai trái ấy, lại không được
lên tiếng nói, có phải là đau đớn hơn không? Cái câm lặng này làm cho
con người đau khổ ngàn lần hơn cái câm thể lư.
Đấng Tạo Hóa ban cho con
người rất nhiều những đặc ân để làm cho họ nổi bật và cao quư hơn các
tạo vật khác, và tổng hợp các đặc ân làm thành nhân vị. Trong nhân vị
ấy, tự do và ngôn ngữ là đặc biệt cao quư, và hai giá trị này có mối
liên hệ thân thiết. Có ngôn ngữ th́ cần phải được tự do nói. Có tự do
th́ cần phải lên tiếng để ca ngợi đất trời mênh mông.
Trong một lần đi công
tác mùa hè thời sinh viên, lớp tôi vào một khu rừng ở Bến cát, B́nh
Dương. Sau nửa ngày dọn đường đi, chúng tôi leo lên được những cành cây
lớn và chặt những gị phong lan đem về thành phố. Về trường, chúng tôi
treo những nhánh lan ấy lên trên lối đi cạnh pḥng học. Chúng tôi chăm
sóc và đợi chờ ngày lan nở hoa. Nhưng chờ măi cả học kỳ chẳng thấy hoa
đâu. Bỗng một hôm có một giảng viên khoa Sinh đến nh́n những gị lan một
hồi và nói với chúng tôi: “Những cây này đâu có phải phong lan. Đây là
dương xỉ mà”.
Nếu thầy giáo ấy thấy
“vườn lan” mà không nói sự thật th́ có làm cho chủ vườn vui hơn không?
Có thể. Nhưng “câm” để gieo một niềm hy vọng phi lư cho người ta phải
mất công đợi chờ th́ quả là không nhân đạo. Lên tiếng nói th́ làm cho
người ta nhức nhối chốc lát, nhưng lại giúp kiến tạo cuộc đời.
Sắp kỷ niệm hai năm ngày
biến động Ṭa Khâm Sứ, Thái Hà. Những người thấp cổ bé họng cũng chưa
nhận được ǵ. Công lư vẫn c̣n bàng bạc đâu đó thôi. Và những tiếng gào
thét chống công lư vẫn c̣n vọng lại dưới nhiều h́nh thức. Nhưng những
tâm hồn thiện chí th́ được an ủi rất nhiều v́ biết rằng công lư vẫn hiện
diện, chỉ cần những con người t́m kiếm.
Mới đây lại có người kêu
gào hăy “giă từ vũ khí”. Dường như người ta chưa đọc tác phẩm này của
Hemingway mà đă vội dùng tên sách để hô hào. Vũ khí trong tác phẩm ấy là
chiến tranh, là tham vọng và cuồng nộ; c̣n khi dân nghèo đứng lên hỏi
“công lư đâu” th́ vũ khí của họ chỉ là nước mắt, là ngọn nến và lời cầu
nguyện. Làm sao có thể đồng hóa hai khái niệm ấy để bắt người nghèo giă
từ những giá trị làm nên cuộc sống này?
Người ta có thể câm đi
để cuộc sống b́nh lặng, để gió khỏi lùa vào miệng họ. Nhưng ít nhất có
ba loại người không được im tiếng: người có trách nhiệm trên dân nghèo,
người có mắt nh́n thấy rơ, và người có điều kiện để nói!
Ước chi tiếng nói là quà
tặng của Đấng Tạo Hóa được sử dụng đúng mục đích là ca ngợi Ngài và làm
thăng tiến nhân vị. Ước chi Lời Thánh Vịnh 39 măi vang lên và được thực
hiện: “Tôi đă loan truyền đức công minh Chúa trong Đại Hội, thực tôi đă
chẳng ngậm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi.”
Gioan Lê Quang Vinh
Sàig̣n những ngày nhớ
2 năm Ṭa Khâm Sứ và Thái Hà
Nguồn: Công Giáo Việt Nam