Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Hội Đồng Giám mục: Giáo luật và thực tiễn tại Việt Nam

Hội Đồng Giám mục: Giáo luật và thực tiễn tại Việt Nam

Với hàng loạt quyền hạn pháp định, không một HĐGM nào tự cho phép ḿnh nại ra bất kỳ lư do ǵ để tránh can dự vào việc đấu tranh bảo vệ công bằng xă hội, bảo vệ quyền sống của con người trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, quyền sở hữu tài sản, quyền tự do ngôn luận, tự do tỏ bày tư tưởng hay phát biểu quan điểm, quyền tự do cư trú cùng các quyền tự do căn bản chính đáng khác…!

Thời gian gần đây, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) được nhắc đến nhiều trên truyền thông Công giáo tại Việt Nam cũng như ở hải ngoại. Nhưng có lẽ một số giáo dân người Việt chưa hiểu hay hiểu khá mập mờ về cơ chế “HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC,” thậm chí c̣n ngộ nhận rằng HĐGMVN có nguồn gốc và nhiệm vụ giống như Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo!!!

Xin thưa ngay: Hội Đồng Giám Mục là một tổ chức hoàn toàn thuộc về Hội Thánh Công giáo hoàn vũ, một cơ chế được thiết lập bằng Giáo luật (GL) mà Bộ Giáo Luật năm 1983 quy định cụ thể trách nhiệm và quyền hạn ở tại các điều khoản từ số 447 tới 459.

Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn, Giám mục giáo phận Quy Nhơn – Tổng Thư kư HĐGMVN (2007) lưu ư: “Bộ Giáo Luật cần được mọi người biết đến, không những là đối tượng khảo cứu cần thiết cho các chuyên viên giáo luật, mà c̣n là cẩm nang cho tất cả mọi thành phần Dân Chúa.” Thế nên việc một người giáo dân dù là thấp hèn t́m hiểu Giáo luật liên quan tới tổ chức và định chế HĐGM th́ không phải là một hành vi hỗn xược, một sự ṭ ṃ có tính cách cấm kỵ, mà là một bổn phận thiết yếu của “mọi thành phần dân Chúa.”

Hội Đồng Giám Mục, một định chế.

Theo phân tích của linh mục James A. Coriden, một chuyên gia nổi danh về Giáo Luật,  trong quyển “An Introduction To Canon Law – Giáo Luật Nhập Môn” (Nhà Xuất bản Paulist, New York * Mahwah, New Jersey, Hoa Kỳ – 1999), th́ HĐGM là một cơ chế mới, được thiết lập bởi Giáo Luật sau Công đồng Vaticanô II. Tuy rằng trước Công đồng này, thỉnh thoảng các Giám mục trong cùng một quốc gia có ngồi lại với nhau hàng năm như là công nghị địa phương, nhưng chưa hề được tổ chức thành cơ cấu định chế pháp quy như ngày nay.

Giáo Luật 1983 phân định rơ trách nhiệm của một HĐGM. Thành viên Hội Đồng là tất cả các Giám mục chánh, phó và phụ tá cùng những Bề Trên Ḍng được chuẩn y trong cùng một quốc gia hay một vùng lănh thổ đặc nhiệm. HĐGM được ban cho tư cách pháp nhân (449 §2), có một cơ quan thường trực gọi là Ban Thường vụ (gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư kư, Phó Tổng Thư kư) cùng các ủy ban trực thuộc (điều 452 và 457).

HĐGM được ủy thác một số nhiệm vụ mục vụ nhân danh các tín hữu trong quốc gia liên hệ, ngoại trừ các thẩm quyền về tín lư và tư pháp thuộc trách nhiệm của riêng từng Giám mục.

Vai tṛ, trách nhiệm của một HĐGM

Sứ vụ chính yếu của một HĐGM là phục vụ lợi ích cao nhất cho con người trong quốc gia hay lănh thổ liên hệ ở tại bất cứ nơi nào và thời kỳ nào như Điều 447 chỉ rơ: “Hội Đồng Giám Mục, một định chế thường trực, là tổ chức kết hợp các Giám mục của một quốc gia hay một địa hạt nào đó, cùng nhau thi hành chiếu theo luật, một số nhiệm vụ mục vụ cho các tín hữu Kitô thuộc địa hạt, để phát huy lợi ích lớn hơn mà Giáo Hội đem lại cho loài người, nhất là bằng các h́nh thức và phương pháp làm việc Tông đồ thích hợp với hoàn cảnh địa phương và thời đại[1].”

Bản dịch trên đây của HĐGMVN có đôi chỗ không giống với bản dịch Bộ Giáo Luật do các linh mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện và Mai Đức Vinh thực hiện. Bộ Giáo Luật Việt ngữ này được Nguyệt san Trái Tim Đức Mẹ xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1987. Điều 447 của bản dịch này là: “Hội Đồng Giám Mục, một định chế… nhằm cổ vơ thiện ích lớn lao hơn cả mà Giáo Hội cống hiến cho mọi người…”

Lợi ích lớn hơn cho loài người hay thiện ích lớn lao hơn cả ấy phải chăng chính là việc “loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn… Công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức…” mà Chúa Giêsu đă công bố, trích dẫn từ ngôn sứ Isaia. (Xin đọc Luca, đoạn 4, 16-21). Như vậy, đối tượng chính của hoạt động mục vụ của HĐGM chính là người nghèo, người mù ḷa, những tù nhân và những kẻ bị áp bức.

Đó là tinh thần và nghĩa vụ HIỆP THÔNG giữa hàng giáo phẩm địa phương với nhau cũng như giữa hàng giáo phẩm với mọi thành phần dân Chúa liên hệ. Một khi nghĩa vụ này không chu toàn đúng mức th́ nhiệm vụ mà Giáo luật đề ra cho HĐGM có lẽ chưa được tuân thủ nghiêm túc. Trong trường hợp này, HĐGM có nguy cơ trở thành một tổ chức hữu danh thay v́ là một cơ chế mục vụ hữu ích thiết thực!

Các giám mục trong cùng một quốc gia là thành viên của HĐGM địa phương. Các ngài đương nhiên là những người ĐỒNG TRÁCH NHIỆM trong bất cứ biến cố nào ở một khu vực địa phương đang cần sự đáp ứng mục vụ nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.

Đó là tinh thần và nghĩa vụ HIỆP THÔNG giữa hàng giáo phẩm địa phương với nhau cũng như giữa hàng giáo phẩm với mọi thành phần dân Chúa liên hệ. Một khi nghĩa vụ này không chu toàn đúng mức th́ nhiệm vụ mà Giáo luật đề ra cho HĐGM có lẽ chưa được tuân thủ nghiêm túc. Trong trường hợp này, HĐGM có nguy cơ trở thành một tổ chức hữu danh thay v́ là một cơ chế mục vụ hữu ích thiết thực!

Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng, theo nội dung Bộ Giáo Luật, HĐGM là một tập thể những vị Chủ Chăn cùng liên đới trách nhiệm làm “tiếng nói cho những người không có tiếng nói” trong một quốc gia. Bất cứ lúc nào và ở đâu trong địa bàn hoạt động của ḿnh, khi xảy ra một biến cố đụng chạm đến đàn Chiên, th́ tập thể Chủ Chăn trong HĐGM cũng đều nhanh chóng can dự vào bằng cách này hoặc cách khác, chứ không lưỡng lự “lên tiếng hay không lên tiếng” để rồi đi tới chỗ vô cảm, vô can và… vô trách nhiệm.

Với hàng loạt quyền hạn pháp định, không một HĐGM nào tự cho phép ḿnh nại ra bất kỳ lư do ǵ để tránh can dự vào việc đấu tranh bảo vệ công bằng xă hội, bảo vệ quyền sống của con người trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, quyền sở hữu tài sản, quyền tự do ngôn luận, tự do tỏ bày tư tưởng hay phát biểu quan điểm, quyền tự do cư trú cùng các quyền tự do căn bản chính đáng khác…!

Bản thân mỗi vị giám mục đă là vị ngôn sứ được biệt tuyển từ hàng tư tế lên hàng trưởng lăo (elders) với trách nhiệm giám sát (episcopus). Giáo Luật Điều 378 §1 đề ra tới 5 tiêu chuẩn để một vị linh mục “xứng đáng được tiến cử lên chức Giám mục” là:

(1) Trổi vượt về Đức Tin vững vàng, tính nết tốt, đạo đức, nhiệt tâm… thông thái, khôn ngoan…

(2) Có danh thơm tiếng tốt;

(3) Ít là đă trọn 35 tuổi;

(4) Ít là đă năm (5) năm chịu chức linh mục;

(5) Có văn bằng Tiến sĩ, hoặc ít ra có Cử nhân về Kinh Thánh hoặc Giáo luật ở một Cao Đẳng Học viện được Ṭa Thánh công nhận.

Một khi đă chấp nhận tham gia hàng ngũ các bậc trưởng-lăo-ngôn-sứ-giám-sát, vị giám mục được tuyển chọn đă lănh nhận Ơn Chúa Thánh Thần để thực thi quyền giáo huấn tông truyền, không thể viện lư do “CON KHÔNG BIẾT ĂN NÓI” mà thoái thác trách nhiệm dù chỉ là một kiểu thoái thác “nhún nhường” mang tính chất lề thói. Vị giám mục ấy càng không được tự cho phép ḿnh nói thay các đấng khác trong cùng Hội đồng rằng “CHÚNG CON KHÔNG BIẾT ĂN NÓI!”

Bên cạnh 14 điều khoản (447-459) quy định cơ chế tổ chức một HĐGM nêu trên, Giáo luật dành ra ít nhất 77 điều khoản ban cho HĐGM nhiều quyền hạn rộng răi, đặc biệt là quyền hạn đối với Dân Chúa (Quyển 2) và với nhiệm vụ Giáo huấn của Giáo Hội (Quyển 3)[2] mà phạm vi một bài viết không cho phép triển khai, phân tích tường tận từng quyền hạn.

Tựu trung, trách nhiệm chính của một HĐGM quốc gia là chăm lo mục vụ, kịp thời lên tiếng và nếu cần, nhanh chóng có hành động cụ thể giải quyết lập tức các vấn đề đụng chạm đến Dân Chúa, đụng chạm tới việc thờ phượng cùng mọi sinh hoạt tâm linh hay một biến cố đời thường có ảnh hưởng đến t́nh trạng an cư để hành đạo của đàn Chiên.

Những vụ xúc phạm đến các biểu tượng thiêng liêng của người tín hữu, như xúc phạm tới Thánh giá, tới các ảnh tượng và nơi thánh, dù xảy ra ở bất cứ nơi nào trên đất nước đều không thể coi là chuyện riêng của một cá nhân, một nhóm người, một giáo xứ hay giáo phận. Trong những biến cố dầu sôi lửa bỏng như trên hay những vụ đàn áp bắt bớ, tù đày, gây thương tích hoặc làm chết người, làm sao HĐGM có thể nhẫn tâm chần chờ, đắn đo để xem có nên “lên tiếng hay không lên tiếng”? Chưa nói tới khía cạnh đạo đức và t́nh người, mà chỉ căn cứ vào mệnh lệnh của Giáo Luật, thái độ không dứt khoát hay cố t́nh tránh né trách nhiệm ấy khó có thể biện minh dù bằng bất cứ lư lẽ nào. Chẳng những thế, thái độ ấy c̣n làm cho niềm tin bị giao động và lung lay tận gốc.

Chưa nói tới khía cạnh đạo đức và t́nh người, mà chỉ căn cứ vào mệnh lệnh của Giáo Luật, thái độ không dứt khoát hay cố t́nh tránh né trách nhiệm ấy khó có thể biện minh dù bằng bất cứ lư lẽ nào.

Giáo luật điều 452 §2 quy định rơ: “Chủ tịch của Hội Đồng, – và khi vị này bị ngăn trở hợp lệ th́ phó chủ tịch – chủ tọa không những các phiên hợp khoáng đại của HĐGM mà cả ủy ban thường vụ nữa.” Khi Đức Cha Chủ tịch đa đoan với một nhiệm vụ khác cấp bách hơn, HĐGMVN không thể coi đó là lư do để không nhanh chóng t́m ra giải pháp tích cực đối phó kịp thời với các vấn đề thời sự nóng bỏng gây xôn xao và cả xáo trộn trong Giáo Hội địa phương, bởi v́ c̣n có vị Phó Chủ tịch sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm “thay thế’ Chủ tịch mà Giáo Luật đă minh định.

Về vai tṛ của HĐGM trong việc đề cử hay tiến cử một nhân vật vào chức Giám mục, GL 377 §2 định rằng “ít ra ba năm một lần, các Giám mục thuộc một Giáo tỉnh hay là tùy hoàn cảnh, các Hội Đồng Giám mục phải bàn nhau kín đáo để lập một danh sách các linh mục …xem ai có tư cách làm Giám mục, thích hợp hơn với chức Giám mục và phải gởi danh sách ấy tới Tông Ṭa…” Suy ra từ khoản Giáo luật này, HĐGM không thể không biết danh tánh nhân vật được tiến cử Giám mục trong lănh thổ ḿnh. Vả lại, chỉ khi nào đă nhận được sự đồng thuận minh danh của nhân vật được tiến cử, Ṭa Thánh (Đức Thánh Cha) mới ban hành sắc chỉ bổ nhiệm chứ không bao giờ đặt nhân vật ấy vào sự đă rồi, chẳng những gây bối rối cho đương sự mà GH c̣n có thể đối diện với bao nhiêu rắc rối không thể tiên liệu! Cho nên, khi một vị tư tế được công bố đảm nhiệm một chức vụ cao hơn (Giám mục hay Tổng Giám mục, Hồng y và cả Giáo hoàng), vị ấy không thể kêu lên là “bất ngờ” đối với ḿnh!

Quyền đời nhúng tay vào việc đạo.

Một khía cạnh khác về quyền bổ nhiệm Giám mục có lẽ tất cả tín hữu Công giáo Việt Nam cũng cần t́m hiểu và nghiền ngẫm, đó là điều khoản số 377 §5 của Bộ Giáo Luật hiện hành: “TỪ NAY VỀ SAU, KHÔNG ĐƯỢC CHO CHÍNH QUYỀN DÂN SỰ QUYỀN LỢI VÀ ĐẶC ÂN BẦU CỬ, BỔ NHIỆM, ĐỀ CỬ HOẶC CHỈ ĐỊNH CÁC GIÁM MỤC.”

Thế th́ tại Việt Nam, khi nhà cầm quyền CSVN bảo rằng “ĐƯỢC SỰ CHẤP THUẬN CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM, Giáo hoàng… bổ nhiệm XXX làm Tổng Giám mục…” th́ sự chấp thuận ấy được hiểu như thế nào? Không bầu cử. Không bổ nhiệm. Không đề cử. Không chỉ định. Mà là CAN THIỆP VÀO NỘI BỘ CÔNG GIÁO: Có xin mới có chấp thuận – nghĩa là có xin phép mới cho phép! Cho phép ĐÍCH DANH vị XXX làm (Tổng) Giám mục, chứ không phải chỉ cho phép tuyển chọn chung chung trong một thành phần nào đó (hàng giáo sĩ chẳng hạn) thôi!

Phải chăng lời tuyên bố “chấp thuận” của CSVN là lời tuyên truyền hỗn láo? Hay đó là bằng chứng về một sự CAN THIỆP THÔ BẠO vào việc bổ nhiệm một chức sắc cao cấp của tôn giáo? Sự can thiệp này có hàm ư một sự cam kết hay hứa hẹn ngầm nào từ phía nhân vật được chấp thuận đối với kẻ đă ban phép, đặc biệt kẻ ban ơn ơn ấy lại là Cộng sản không? Chưa nghe thẩm quyền Giáo Hội CG tại Việt Nam minh giải điều này với cộng đồng dân Chúa!

Một nét mới: Thư của một Giám mục gửi HĐGM của ḿnh.

Một vấn đề khác liên quan tới Hội Đồng Giám mục Việt Nam:

Mới đây, ngày 19/7/2010, Đức Cha Châu Ngọc Tri, Giám mục Đà Nẵng có gửi cho HĐGMVN một bức thư nhằm “thông tin và chia sẻ mục vụ” sự kiện về cái chết người giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu là anh Nguyễn Thành Năm.

Bức thư của Đức Cha Tri Đà Nẵng đă được nhiều tác giả “phản hồi” và phân tích. Ở đây, chúng tôi chỉ nói lên mối quan hệ của bức thư đối với HĐGM, giới hạn trong đề tài đang đề cập.

Không biết trong quá khứ đă có bao nhiêu thư một vị Giám mục VN gửi cho HĐGM của ḿnh nhằm “thông tin và chia sẻ mục vụ” như trên. Nhưng từ trước đến giờ chưa hề nghe thấy có một thư nào từ một Giám mục thành viên gửi cho HĐGM của ḿnh mà được đưa lên mạng lưới toàn cầu phổ biến công khai rộng răi để mọi người cùng đọc. Người đọc một khi đă được ban quyền đọc bức thư ấy tất cũng có quyền chia sẻ cảm nghĩ của ḿnh về … nó!

Người ta có thể tin là Đức Cha Tri thật t́nh chỉ muốn tỏ bày tâm tư, trao đổi “thông tin và chia sẻ mục vụ” với HĐGMVN mà thôi. Nhưng sau khi đọc đi đọc lại bức thư nhiều lần, người ta thấy tuồng như bức thư ấy không nhằm chia sẻ kinh nghiệm mục vụ cho bằng nhắm phủ nhận những thông tin “lề trái” về cái chết của anh Nguyễn Thành Năm, giáo dân Cồn Dầu, cũng như nặng lời phê phán những người chủ trương đưa ra những thông tin ấy.

Vô t́nh hay hữu ư bức thư của Gm Tri đóng vai tṛ “trạng sư” nhiệt t́nh biện hộ cho An ninh CSVN (tức Công An) hơn là chia sẻ kinh nghiệm mục vụ, như chính nội dung bức thư bộc lộ: “Ngành an ninh nhà nước tuy không trực tiếp “đánh chết giáo dân Cồn Dầu” như tin được loan, nhưng cũng không vô can trong vụ việc này. Dù cuộc thẩm vấn sau cùng diễn ra cách đó đến hai tuần, nhưng đă gây áp lực tâm lư nặng nề, khiến một người vốn mắc bệnh tim như Anh Năm, bị hoảng loạn, sợ hăi, không làm chủ được hành vi của ḿnh, nên đă bị dân pḥng bắt.” (Dân pḥng có đánh chết nạn nhân không?)

Vừa đóng vai tṛ trạng sư cho “bạo lực cách mạng” (Công an CS), bức thư vừa là bản “cáo trạng” của một công tố viên lên án những người chủ trương trang báo điện tử Nữ Vương Công Lư là “bóng ma” buộc báo này phải nhận trách nhiệm đầu tiên về những hậu quả tai hại do việc đưa tin không chính xác và h́nh ảnh ngụy tạo, gây hoang mang chia rẽ.” Những cụm từ nhấn mạnh (gạch dưới) trên đây là những kiểu nói quen thuộc ở cửa miệng nhà cầm quyền CSVN và báo chí “lề phải” của họ để kết án ai là “thế lực thù địch.”

Anh Toma Nguyễn Thành Năm, giáo dân bị Công an, dân pḥng đánh đến chết

Chúng tôi có cảm tưởng rằng bức thư của Đức Cha Tri cũng như lời phát biểu của Đức Cha Khảm trước đây và lời của một linh mục dọa “dứt phép thông công cho giáo dân nào đọc Nữ Vương Công Lư” đă giúp cho trang mạng này tăng số lượng người đọc hơn là đánh hạ nó. Thiết tưởng NVCL nên tri ân các ân nhân của ḿnh!

Riêng với Đức Cha Tri, chúng tôi mong Đức Cha công bằng hơn một chút trong phán xét của ngài cũng như chịu khó theo dơi thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trước khi kết luận. Chỉ riêng VietCatholic News thôi cũng đă giới thiệu nhiều bản tin từ các nguồn thông tin khác nhau, đa dạng mà chúng tôi chỉ xin phép nêu ra vài hăng tin ngoại quốc sau đây:

Da Nang parishioner dies after police beating

CathNews Asia (07-Jul-2010 03:51)

Catholic beaten to death by Vietnamese police

Catholic World News (06-Jul-2010 17:07)

Vietnam: Mort d’un paroissien de Côn Dâu à la suite d’un interrogatoire accompagné de violences physiques

Eglises d’Asie (06-Jul-2010 09:45)

A Con Dau Catholic dies shortly after being released by police

Asia-News (06-Jul-2010 08:18)

Muore poco dopo essere rilasciato dalla polizia un cattolico di Con Dau

Asia-News (06-Jul-2010 06:30)

Đặc biệt, một đoạn trong bản tin của tác giả Thomas Việt trên VietCatholic News ngày 05/7/2010 cung cấp nhiều nét độc đáo liên quan đến cái chết thương đau của anh Nguyễn Thành Năm giáo dân Côn Dầu. Bản tin này không hề căn cứ vào một tin tức nào từ NVCL, mà đích thân tác giả đang ở trong nước trực tiếp t́m hiểu nội vụ ngay tại Việt Nam:

“Ngày 3/7/2010 vừa qua một giáo dân nhiệt thành ở giáo xứ Cồn Dầu ông Nguyễn Năm đă chết v́ bị bức cung (tra tấn) dẫn đến việc không thể ăn uống ǵ được rồi chết.
Tôi có điện đến công an thành phố Đà Nẵng (0511-3822300) vào 7 giờ tối 4/7/2010 để hỏi nguyên nhân th́ lúc đầu họ trả lời là do đột qụy mà chết. Tôi không bằng ḷng với câu trả lời đó nên điện thoại lần hai th́ viên công an trực ngày 4/7/2010 mới lấy giấy lên đọc là “một giờ chiều ngày 3/7/2010 ông Nguyễn Năm tại Cồn Dầu chết. Nguyên nhân: không rơ nguyên nhân.” Sau đó điện thoại và hỏi nữa th́ anh ta nói “gia đ́nh người ta không thưa kiện th́ thôi chứ cớ ǵ mày ở Sài G̣n mà chĩa mồm vào”.
3 giờ ngày 5/7/2010 điện lại hỏi nữa th́ gặp một anh công an trực khác trả lời: “Gia đ́nh anh Nguyễn Năm báo cáo là anh Năm bị bịnh hoang tưởng và nhịn ăn vài ngày rồi chết”. Tôi hỏi trước đó anh Năm có bị tra tấn không th́ viên công an này liền cúp điện thoại…”

Ngoài ra, trong thư “gửi HĐGMVN” Đức Cha Châu Ngọc Tri đă trưng dẫn bản viết tay của người nhà anh Nguyễn Thành Năm. Cách làm việc của Đức Cha Tri thật là khôn ngoan thận trọng. Cái chết của anh Năm xảy ra ngày 03/7/ 2010, đến 19/7/2010, Đức Cha Tri mới “thông tin” cho HĐGMVN về nguyên nhân cái chết dựa trên một bản viết tay người thân của nạn nhân – viết ngay tại Ṭa Giám mục Đà Nẵng do yêu cầu của chính Đức Cha Tri.

Tuy nhiên, giá mà Đức Cha Tri khuyên người nhà của anh Năm về nhà thu thập chứng cớ… sau đó “lấy ḷng con cái” mà ngay thật tŕnh bày mọi diễn biến dẫn tới cái chết của nạn nhân th́ chắc chắn không ai nghi ngờ có… an ninh ở hậu trường thực hiện nghiệp vụ “ép cung”.

Mặt khác, phải chi Đức Cha Tri lập được một ban điều tra độc lập gồm cả giáo sĩ và giáo dân thuộc các ngành chuyên môn để xem xét và công bố kết quả th́ kết quả ấy chắc sẽ dễ chấp nhận hơn! Có như vậy bức thư của Đức Cha Tri mới thật sự có giá trị “chia sẻ mục vụ”!

Đáp lại, HĐGMVN có lẽ sẽ chẳng ngại ngùng có một hồi âm (phản hồi) làm vui ḷng Đức Cha Tri, làm hài ḷng Giáo phận Đà Nẵng, khích lệ an ủi giáo dân Cồn Dầu, trấn an toàn thể dân Chúa trong và ngoài nước và nhất là dập tắt mọi tiếng x́ xào về biến cố Cồn Dầu và về cách hành xử của Chủ Chăn. Từ đó chắc chắn t́nh hiệp thông giữa HĐGMVN và các Đấng Bản Quyền trong nước với mọi thành phần dân Chúa sẽ được triển nở và được củng cố đúng tinh thần Giáo Luật của Hội Thánh Công Giáo khiến cho sức quỷ hỏa ngục “không làm chuyển rung”!

 

Lê Thiên

Ngày17/8/2010, lethien03@yahoo.com
 


[1] Chúng tôi sử dụng bản dịch năm 2007 của HĐGMVN.

[2] Bộ Giáo Luật gồm 7 quyển với 1752 điều khoản. Ngoại trừ quyển 6 (bàn về Chế tài trong GH) không đề cập đến HĐGM, 5 quyển c̣n lại đều nêu lên một mặt vài nào đó thuộc quyền hạn của HĐGM.

Quyển 1 – Tổng tắc:  01 điều (88)

Quyển 2 – Dân Chúa: 26 điều (230 §1; 236; 237 §2; 242 §1; 276 §2; 242 §1; 276 §2; 283; 294; 312; 320 §2; 346 §1; 364; 372 §2; 377 §2-3; 395 §2; 402 §2; 433 §1; 434; 439; 441; 443; 496; 502 §3; 522; 535 §1; 538 §3; 708).

Quyển 3 – Nhiệm vụ giáo huấn của GH: 14 điều (753; 766; 772 §2; 775 §2-3; 788 §3; 792; 804 §1; 809; 810 §2; 821; 823 §2; 825 §1-2; 830 §1; 831 §2).

Quyển 4 – Nhiệm vụ thánh hóa của GH: 22 điều (838 §3; 844 §4-5; 851; 854; 877 §3; 891; 895; 964 §2; 1031 §3; 1062 §1; 1067; 1083 §2; 1112 §1; 1120; 1126; 1127 §2; 1231; 1232 §1; 1236 §1; 1246 §2; 1251; 1253).

Quyển 5 – Tài sản của GH: 7 điều (1262; 1265 §2; 1272; 1274 §2; 1277; 1292 §1; 1297).

Quyển 6 - Chế tài trong GH: không điều nào

Quyển 7Tố tụng: 6 điều (1421 §2; 1425 4; 1439 §1-3; 1673; 1714; 1733 §2).


<<trở về đầu trang>>
free counters