Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Chứng Nhân Đầu Tiên: Người Duy Ngô Nhĩ Bị Cướp Nội Tạng

Chứng Nhân Đầu Tiên: Người Duy Ngô Nhĩ Bị Cướp Nội Tạng

 

Phương Tôn chuyển dịch

 

Cặp mắt của người đàn ông ốm nhỏ không có ǵ nổi bật đă từng trông thấy vô số tội ác. Thời gian c̣n phục vụ trong bộ máy an ninh của chính quyền Cộng Sản ở Tân Cương của Trung Quốc (Đông Turkestan) Nijati Abudureyimu, cựu cảnh sát viên trong hàng năm trời đă từng quan sát cảnh những tù nhân người Duy Ngô Nhĩ (Uighui) bị mổ lấy nội tạng trong lúc vẫn c̣n sống.

Viên cựu cảnh sát kể khai cùng tờ báo Le Temps[1] tại Genève những hành động dă man mà

anh đă từng trực tiếp tham gia trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến 1997. Anh là người trực tiếp dẫn tử tội đến trước đội hành quyết. Để lấy được nội tạng c̣n „sống“, các tử tội không bị bắn chết mà chỉ bắn bị thương nặng. Nội tạng „tươi“ bán có lợi nhuận cao hơn. Nhu cầu cần có nội tạng để cấy ghép rất lớn tại Trung quốc[2] cũng như từ nước ngoài. Một trái thận có giá từ 7.500 đến 15.000 Dollar.  

Cho đến nay chỉ được ghi nhận những vụ mổ cướp lấy nội tạng của tù nhân lương tâm hay tù nhân đức tin của tín hữu Pháp Luân Công[3] hay tín đồ Thiên Chúa Giáo nhưng chưa có người Duy Ngô Nhĩ . Thông tin của Abudureyimu như vậy quả là độc đáo.
Cuộc hành tŕnh phiêu lưu bất hợp pháp xuyên qua Âu châu của viên cựu cảnh sát nay đă chấm dứt. Anh xin tỵ nạn tại Thụy Sỹ và đă chống lại lệnh trục xuất sang Ư[4] vào ngày 28.7 vừa qua. Theo Abudureyimu cho biết, tính mạng của anh sẽ gặp nguy hiểm v́ ở Ư hiện có 300.000 người Tàu đang sinh sống[5] cũng như t́nh báo Trung quốc đang bám theo anh. Hiện nay Hiệp Hội Quốc tế về Nhân Quyền (ISHR) kêu gọi Giám đốc sở Di Trú Liên Bang Thụy Sỹ đừng nên trục xuất „nhân chứng quan trọng“ này[6].

 

Nijiati Abudureyimu trong buổi phỏng vấn cùng „Le Temps“ tại Neuenburg, Thụy Sỹ

(H́nh: Frédéric Koller/Le Temps)

 

Bối cảnh Tân Cương và người Duy Ngô Nhĩ

Tân Cương dịch sát nghĩa là „Biên Giới mới“ hay là Đông Turkestan bị người Tàu xâm chiếm vào năm 1757 và ngày hôm nay được xem là thuộc địa của Trung quốc. Theo „Hiệp Hội Những Giống Dân Bị Đe Dọa“ (GfbV), ngôn ngữ và văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ bị triệt hạ một cách có hệ thống. Tiếng Quan Thoại (Mandarin), ngôn ngữ của người Hán được sử dụng chính trong các trường đại học tại đây. Người Hán di dân ào ạt và chiếm giữ hầu hết những vị trí then chốt tại Tân Cương. Lịch sử dân tộc người Duy Ngô Nhĩ cho thấy Tân Cương hay Đông Turkestan không thuộc Trung quốc và họ cũng không thuộc vào giống dân Hán.

Theo Alim Seytoff thuộc tổ chức „Đại hội Thế Giới Duy Ngô Nhĩ“, đời sống người dân của ông không được tôn trọng như đời sống con người. Seytoff tuyên bố: “Sau sáu mươi mốt năm dưới chính quyền tàn bạo của nhà nước Trung quốc, hiện nay trong khu vực rất nhiều hay có thể nói hầu hết người Duy Ngô Nhĩ muốn tách rời khỏi Trung quốc bởi v́ dưới sự cai trị của người Tàu họ không thể có được một cuộc sống của con người.“

 

Biến động vào tháng 7.2009

Vào ngày 5.7.2009 sơ khởi là cuộc biểu t́nh ôn ḥa tại Urumqi, thủ phủ của Tân Cương. Một số người biểu t́nh giương cao ngay cả ngọn cờ đỏ của đảng Cộng Sản và yêu cầu chính quyền điều tra những vụ người Hán tấn công và giết người Duy Ngô Nhĩ trong nội địa Trung quốc. Chính quyền Trung quốc đáp ứng bằng cách là điều động những toán vơ trang đến, dùng vơ lực đàn áp những đoàn biểu t́nh. Qua đó nhiều người Duy Ngô Nhĩ bị giết chết và bị thương. Dr. Manfred Nowak, báo cáo viên của Liên Hiệp Quốc về tra tấn cho rằng đó là „làn sóng khổng lồ về đàn áp“.

 

Người Duy Ngô Nhĩ không được bảo vệ về pháp lư

T́nh h́nh tại Tân Cương vẫn tiếp tục căng thẳng. Theo „Hiệp Hội Những Giống Dân Bị Đe Dọa“ (GfbV), vào tháng bảy năm nay, đơn xin giấy phép hành nghề hàng năm của những luật sư về Nhân quyền hàng đầu đă bị khước từ. Có ít nhất sáu luật sư nổi tiếng tại Bắc kinh bị ảnh hưởng biện pháp trừng phạt này và đă phải ngưng hành nghề[7]. „các vị luật sư bị bịt miệng do họ tuyên bố sẵn sàng đại diện, giúp những tù nhân người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, những người bị hàm oan và những tín hữu của Pháp Luân Công“ theo lời của Ulrich Deliu chuyên gia về châu Á của„ Hiệp Hội Những Giống Dân Bị Đe Dọa“ (GfbV). „Với cách thức áp đặt cấm hành nghề một cách tùy tiện như thế cho thấy những người thuộc thành phần dân tộc và tôn giáo thiểu số không được pháp lư bảo vệ.“

 

Phương Tôn

Tháng 8.2010

 

 Nguồn bài:

„Erstmals Zeugenaussage über Organraub an Uiguren“ http://www.epochtimes.de/articles/2010/07/31/602994.html

 

Phần phụ chú của người dịch:

Phụ chú 1: Abudureyimu khai trước Sở Di trú Liên bang Thụy Sỹ, trước khi thực sự chết các tử tội bị móc mắt, mổ lấy tim, thận cất riêng để bán về sau. Viên cựu cảnh sát cho biết mỗi tháng có từ một đến chín vụ tử h́nh như vậy. Tử tội chỉ bị bắn bị thương nặng rồi được đưa vào pḥng cấp cứu bệnh viện để mổ lấy nội tạng. Abudureyimu phải tự ư xin ra khỏi ngành cảnh sát v́ không chịu nổi những cảnh dă man như vậy. Sau khi xin thôi việc anh đă bị hăm dọa không được tiết lộ những vụ việc nêu trên.

Phụ chú 2: Theo nguồn tin từ báo Anh „The Guardian“, các tập đoàn mỹ phẩm của Trung quốc dùng da của các tử tội bị hành quyết để chế tạo mỹ phẩm. Một đại diện ẩn danh của một tập đoàn cho biết da của những tù nhân bị giết được dùng để chế tạo Collage dùng cho các sản phẩm chống da nhăn và bảo vệ môi.

„The Guardian“ nêu rơ họ không bảo đảm liệu việc dùng Collage từ da của tù nhân cho mục đích nghiên cứu hay là đă đi vào giai đoạn thành phẩm cũng như „The Guardian“ không nắm rơ liệu đă có mỹ phẩm từ da tù nhân đă được bán sang thị trường Âu châu và trên Internet hay chưa. Mặt khác „The Guardian“ c̣n quả quyết các tập đoàn mỹ phẩm Trung quốc dùng tế bào từ các bào thai bị phá để chế tạo mỹ phẩm chống nhăn da.
Phụ chú 3: Theo tin từ báo nhà nước „China Daily“ báo chí, ngay chính Phó Bộ trưởng Y tế Huang Jiefu Trung quốc cho biết các tử tội phải kư giấy đồng ư hiện bộ phận nội tạng và đưa ra con số chính thức cho thấy 65% nội tạng được dùng để cấy ghép tại Trung quốc đến từ những vụ án tử h́nh. Để tránh lạm dụng, bộ y tế phải đưa ra một hệ thống hiến tặng mới để dễ dàng kiểm soát hơn. Tuy nhiên theo nguồn tin từ các tổ chức Bảo Vệ Nhân Quyền không chỉ 65% mà đến 90% nội tạng cấy ghép tại Trung quốc là của các tử tội bị hành quyết.

 

[1] Le Temps/ Le trafic d'organes est un vrai business en Chine, dit un requérant

 

Par ro dp nis

Berne "Le trafic d'organes est un vrai business en Chine", affirme l'ancien policier chinois que la Suisse aurait dû expulser cette semaine vers l'Italie. L'homme souhaite dénoncer devant l'ONU les atrocités qu'il a observées.

"Tout le monde touche sa part (dans ce trafic), le docteur qui opère, les policiers qui laissent faire, tout le monde", explique Nijati Abudureyimu dans une interview au "Matin Dimanche". Selon lui, un rein coûte par exemple 300'000 yuans (47'000 francs).

http://www.letemps.ch/Facet/print/Uuid/70953d18-9d3a-11df-bbe6-45f0e04f8ccd/Le_trafic_dorganes_est_un_vrai_business_en_Chine_dit_un_requ%C3%A9rant

 

[2] Hiện nay đang có chừng 1,5 triệu người Tàu đang chờ một bộ phận nội tạng được hiến tặng. Tuy nhiên hàng năm chỉ có chừng 10.000 vụ cấy ghép do đó việc buôn bán nội tạng bất hợp pháp là một thị trường béo bở đầy lợi nhuận. Chỉ cần bỏ ra vài ngàn Dollar trong một vài tuần một bệnh nhân người Tàu hoặc người ngoại quốc sẽ có ngay nội tạng để cấy ghép.
 

[3] Vụ Mùa Đẫm Máu: Báo cáo điều tra về tố cáo mổ cắt bộ phận nội tạng của tín hữu Pháp Luân Công tại Trung Quốc”

Nhà cầm quyền Trung Quốc bị tố cáo cho rằng họ đã tìm cách lấy những Bộ Phận Nội Tạng BPNT của những người tù theo Pháp Luân Công PLC trong lúc họ vẫn còn sống cũng như không được sự đồng ý của những nạn nhân này. Các nạn nhân bị giết ngay tức khắc sau khi bị giải phẫu. Đây là một dạng giết người hàng loạt có tính toán. Vụ việc xảy ra tại nhiều địa điểm trên khắp nước và mang tính cách chính trị có quy củ.

Mục đích của những vụ giải phẫu lấy BPNT nhằm mục đích cấy ghép tiếp tục cho khách hàng bệnh nhân đang đợi sẵn.

http://www.khoahoc.net/baivo/phuongton/240108-vumuadammau-1.htm

http://www.khoahoc.net/baivo/phuongton/310108-vumuadammau-2.htm

 

[4] Abudureyimu đặt chân an toàn trên đất Ư vào năm 2008 nhưng ngay sau khi bị một vài người Tàu chụp h́nh, anh liền trốn sang Thụy Sỹ. Tại đây Abudureyimu muốn cung khai trước Liên Hiệp Quốc toàn bộ những ǵ anh tận mắt thấy được cảnh những người tử tù Duy Ngô Nhĩ bị mổ lấy nội tạng khi vẫn c̣n sống.

 

[6] Ethan Gutmann chuyên gia về Trung quốc thuộc „Hội Bảo Vệ Dân Chủ “ (The Foundation for Defense of Democracies FDD)“ của Mỹ đánh giá Abudureyimu là một nhân chứng quan trọng về vấn đề buôn bán nội tạng của các tù nhân bị hành quyết. Ông cho rằng “mỗi lời khai của nhân chứng đă từng làm việc trong bộ máy an ninh là tối quan trọng, đặc biệt là những người từ những khu vực biến động như là Tân Cương. Càng quan trọng hơn nữa khi nói đến việc mổ lấy nội tạng.” Trả lời báo “Le Temps” Ethan Gutmann cho rằng, những lời khai của Abudureyimu rất đáng tin cậy v́ ông cũng có một nguồn tin riêng từ một bác sỹ người Duy Ngô Nhĩ tại thủ phủ Urumqi xác nhận chuyện mổ lấy nội tạng của tử tội.

 

[7] “Hai luật sư Trung Quốc bị cấm hành nghề vĩnh viễn”

RFA 08.05.2010

Hai luật sư biện hộ cho môn đồ Pháp Luân Công bị chính phủ Trung Quốc tước đoạt quyền hành nghề vĩnh viễn.

Hai luật sư Đường Các Điền và Lưu Nguy, vốn nhận bào chữa cho các môn đồ Pháp Luân Công đă bị chính quyền Trung Quốc ngày hôm nay chính thức rút giấy phép hành nghề của họ. Với quyết định này hai luật sư Điền và Nguy kể như vĩnh viễn không thể hoạt động trong lĩnh vực luật pháp tại Trung Quốc.

Hai luật sư Đường Các Điền và Lưu Nguy đă nhận bào chữa cho các môn đệ Pháp Luân Công, một môn phái có hàng chục triệu môn đồ và bị nhà nước Trung Quốc cấm hoạt động từ năm 1999 do lo ngại tầm ảnh hưởng quá lớn của tổ chức này.

Trong khi trả lời điện thoại của hăng tin AP ông Đường Các Điền cho biết động thái này của nhà cầm quyền Bắc Kinh nhằm đưa ra một thông điệp cho các luật sư tại Trung Quốc rằng nhà nước có thể làm bất cứ việc ǵ đối với ngành tư pháp nước này, kể cả rút bằng hành nghề mà không cần lư do chính đáng nào.

Sharon Hom, đại diện tổ chức Human Rights Watch có văn pḥng tại Bắc Kinh  hôm nay lên tiếng cho rằng quyết định này của ngành tư pháp Trung Quốc là một sự nhạo báng công lư.

http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/InternationalNews/China-rights-lawyers-slapped-with-lifetime-ban-05082010135422.html


<<trở về đầu trang>>
free counters