Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Cắm rễ lâu dài, tàn sát tương lai

Cắm rễ lâu dài, tàn sát tương lai


Đào Tuấn

Trên website chính thức của Vedan, vẫn c̣n nguyên khẩu hiệu “Cắm rễ tại Việt Nam, cùng sáng tạo tương lai”. Nhưng với việc tàn sát môi trường, th́ việc cắm rễ lâu dài của họ chỉ là để tàn sát, chứ không phải là sáng tạo tương lai nữa.
Vedan, thâm niên 14 năm xả chất độc Cyanua ra sông Thị Vải với khẩu hiệu "Cắm rễ tại Việt Nam, cùng sáng tạo tương lai"
Cyanua là một hợp chất hóa học có độc tính xếp trong Bảng A. Một liều nhỏ vài mg  có thể giết chết một người lớn. B́nh thường, cyanua tồn tại ở dạng tinh thể muối. Nhưng tính chất nguy hiểm, khiến nó được đánh giá ở mức độ 8/10, là do tính dễ ḥa tan trong nước. Đây là một hóa chất cấm sử dụng nhưng đang được dùng tràn lan làm chất tẩy rửa, trong đó có ngành công nghiệp chế biến.
Một biến thể của nó là Kali Cyanua gây độc bằng cách ngăn chặn sự trao đổi chất của tế bào khi nó tạo liên kết hóa học với các heme trong máu (như hemoglobin), làm cho các tế bào không lấy được Oxy và bị hủy hoại.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam, giới hạn hàm lượng loại chất cực độc này có trong nước thải sau xử lư phải nhỏ hơn 0,1 mg/lít khi những nghiên cứu khoa học cho thấy, cyanua có thể là tác nhân gây đột biến gen như chất độc da cam/diôxin.
Chúng ta đang nói về chuyện đi t́m công lư cho nạn nhân Dioxin/Dacam? Không. Đó chính là chất cực độc mà Vedan đă thải ra môi trường Việt Nam trong nhiều năm qua. Những kết quả điều tra cho thấy có những mẫu nước thải mà Vedan đầu độc ḍng Thị Vải có chứa hàm lượng chất cyanua vượt tiêu chuẩn tới 76 lần.
Các chất ô nhiễm khác như BOD (ảnh hưởng tới nhu cầu oxy sinh học), COD (nhu cầu oxy hóa học), amoniac… đều vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Riêng đối với tiêu chuẩn về vi sinh vật gây bệnh, các chất độc mà Vedan thải ra, đă vượt tiêu chuẩn thậm chí đến 1.460 lần. H́nh ảnh đáng sợ nhất tại ḍng sông Thị Vải, dài chỉ 78km, là suốt 15km đi qua Vedan, đến ngay cả rong rêu cũng không sống được. Hệ thực vật bên sống biến đổi một cách khác thường. Và ḍng nước ngầm ở độ sâu 50m dưới sông Thị Vải chứa quá nhiều thành phần vượt mức cho phép để có thể dùng làm nước sinh hoạt. Cục phó Cục Tài nguyên nước, ông Lê Bắc Huỳnh có lần đă phát biểu đầy chua chát: Thị Vải đă trở thành ḍng sông chết.
“Theo quy định, khi quyết định đầu tư xây dựng nhà máy, chủ đầu tư phải dành một khoản để xử lư ô nhiễm môi trường (chiếm khoảng 25% tổng chi phí đầu tư. Tuy nhiên, trong thực tế, doanh nghiệp cứ hoạt động, c̣n khu xử lư nước thải, bụi, không khí đưa vào vận hành sau, thậm chí không có, hoặc có để che mắt, c̣n vẫn xả thải trực tiếp ra môi trường như Vedan. Hiện tượng này rất phổ biến. Thậm chí, ở những vùng công nghiệp phát triển như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, B́nh Dương vẫn c̣n suy nghĩ cố gắng kêu gọi đầu tư, châm chước về mặt môi trường. Có ư kiến đề nghị hạ thấp tiêu chuẩn môi trường xuống để dễ dàng kêu gọi đầu tư“ - ông Huỳnh nói.
Cái giá chúng ta đang đổi là quá đắt. Một vài đồng đô la đầu tư nước ngoài. Một ít sắn bán được cho Vedan để làm bột ngọt. Vài trăm nông dân được mặc đồng phục công nhân. Một ít thuế. Và chúng ta nhận lại một ḍng sông đặc quánh chất độc. Nhận lại những cánh đồng cháy trắng v́ bị hủy hoại. Hàng chục ngàn nông dân khốn khổ. Và không ít những con người tật bệnh trong một môi trường đến giấc mơ cũng có mùi của cyanua.
Trên website chính thức của Vedan, vẫn c̣n nguyên khẩu hiệu “Cắm rễ tại Việt Nam, cùng sáng tạo tương lai”. Nhưng với việc tàn sát môi trường, th́ việc cắm rễ lâu dài của họ chỉ là để tàn sát, chứ không phải là sáng tạo tương lai nữa.
Không. Cái đă khiến các DN nước ngoài như Vedan vào Việt Nam không phải là lợi thế nhân công giá rẻ, mà là v́ chính sách thảm đỏ dễ dăi, “châm chước” của chính quyền từ TƯ đến địa phương và sự buông lỏng từ trong đầu óc của các quan chức bảo vệ môi trường. Nhắc lại là Vedan đă xả thải suốt 15 năm qua. Và sau vụ Vedan, vẫn c̣n 750.000 m3 nước thải bẩn vẫn hàng ngày được đổ vào các ḍng sông.
Nói một cách chính xác là quá tŕnh đầu tư và những lợi nhuận béo bở mà DN có quốc tịch Đài Loan này thu được, là từ tiền xử lư môi trường, tiền thuế môi trường mà họ đă trốn bằng cách dần dần giết hại những ḍng sông, cây cỏ, và cả những người nông dân khốn khổ của các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và TP HCM. Đó là một tội ác.
Tội ác này Vedan đă gây ra suốt 15 năm và tiếp tục gây ra trong suốt 2 năm “ngồi họp” khi họ đóng vai tṛ con buôn, dù là thủ phạm, để chây ́, để mặc cả, để kéo nông dân tới ngày cuối của thời hiệu khởi kiện.
Một tội ác phải bị trừng phạt thông qua một phiên ṭa h́nh sự, chứ không phải chỉ là chuyện hàng chục cuộc họp bàn “căng thẳng” trong suốt hai năm, kể từ khi việc xả thải của Vedan bị bắt quả tang “hai năm rơ mười”, để căi nhau xem là “Hỗ trợ” hay “Bồi thường”, là 87, hay 92, hay 100% mức thiệt hại.
Việc buộc được Vedan phải bồi thường 100% yêu cầu, trong khi 100% yêu cầu chưa chắc đă phải là 100% thiệt hại do những yếu tố vô h́nh không tính được, v́ thế, thực ra cũng chẳng có ǵ đáng coi là chiến thắng.
Vedan, là một trong 3 DN có vốn đầu tư lớn nhất vào Đồng Nai với 442 triệu USD. Nhưng nếu chỉ v́ sợ mất ḷng nhà đầu tư lớn, nếu hôm nay những tội ác của họ được xử lư một cách “nhân đạo” bằng việc tổ chức các cuộc căi vă để đ̣i bồi thường, th́ liệu ngày mai, sẽ c̣n bao nhiêu Vedan khác tiếp tục xả thải, khi mà những khoản “trăm tỷ” này c̣n rẻ hơn nhiều so với những chi phí mà đáng lẽ họ phải bỏ ra để xử lư nước thải, nếu không phải ở Việt Nam?
Việc hồi sinh ḍng sông Thị Vải đă được tính toán là phải mất tới 15 năm và chi phí lên tới hàng trăm tỷ đồng. Vậy ai là người sẽ bồi thường cho môi trường đang bị hủy hoại. Vậy ai sẽ là người đ̣i lại công lư cho những ḍng sông?


<<trở về đầu trang>>
free counters