|
John Paul Steven |
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2000 đă trôi qua 11 năm rồi nhưng vẫn có người nói đến những sai trái, lầm lỗi của cuộc bầu cử không trong sạch này. Một trong những người đó là Thẩm phán Tối cao pháp viện Mỹ John Paul Steven. Ông c̣n tranh căi với Tổng thống Bush con về chuyện tù nhân khủng bố ở trại Guantanamo. Ông lên tiếng về những chuyện này khi chuẩn bị về hưu ở lứa tuổi 90. Ông thẳng thắn nói lên những suy nghĩ của ḿnh về những vấn đề trọng yếu của quốc gia Hoa Kỳ mà lá phiếu của ông ở Tối cao pháp viện góp phần quyết định hướng đi của quốc gia.
Trong 35 năm ngồi ở Tối cao pháp viện, ông thường theo nguyên tắc truyền thống là từ chối phỏng vấn nói về quyết định của ông trong những vụ án. Vào nhiệm kỳ cuối ông đồng ư nói chuyện với phóng viên Scott Pelley của chương tŕnh "60 minures" để nói lên những băn khoăn, ưu tư về những chuyện "trật đường rầy" trong xă hội Mỹ.
Ông chuẩn bị về hưu ở lưá tuổi 90. Ông được Tổng thống Ford đề cử vào chức vụ thẩm phán tối cao. Nhưng từ một người theo khuynh hướng Cộng Hoà ôn hoà (moderate Republican), ông cuối cùng trở thành lănh tụ cuả phe cánh cấp tiến (liberal wing.
Với 35 năm làm việc ở Tối cao pháp viện Mỹ, ông là người đứng hạng thứ ba phục vụ lâu nhất ở Tối cao pháp viện. Khi nói đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2000, ông cho đó là một sự sai lầm ngớ ngẩn nhất cuả toà án Mỹ.
Khi được hỏi là toà án nên làm ǵ về trường hợp Bush và Al Gore. Thầm phán Steven trả lời "Toà án không nên bác bỏ chuyện đ́nh hoăn đếm phiếu."
Phóng viên Pelley hỏi tiếp, "Và như thế là để cho chuyện tái kiểm phiếu (recount) ở Florida được tiến hành"
Thẩm phán Steven trả lời "Đúng thế"
Bush & Al Gore |
Trong trận đấu giành ngôi tổng thống giữa Bush con và Gore th́ một tháng sau ngày bầu cử, tiểu bang Florida vẫn tái kiểm phiếu. Bush dẫn đầu số phiếu nhưng cuộc tái kiểm phiếu có thể đưa đế thắng lợi cho một trong hai người.
Phe vận động tranh cử của Bush yêu cầu ngưng chuyện tái kiểm phiếu, với lư do là cuộc tái kiểm phiếu có thể gây ra sự tai hại không sưă chữa được cho quốc gia. Đêm trước khi Tối cao pháp viện nghe lời yêu cầu, Thẩm phán Steven nói chuyện với một đồng nghiệp trong một buổi họp mặt và nhớ lại chuyện tâm sự "Tội nhớ là chúng tôi nói với nhau rằng," Ồ, tôi đoán ngày mai chúng ta sẽ gặp phải vấn đề này, nhưng chúng ta chỉ cần 10 phút để giải quyết chuyện này, v́ rơ ràng nó không có hợp lư. Bởi v́, để có thể đạt được một sự đ́nh hoăn trong bất kỳ t́nh huống nào, người nộp đơn phải chứng minh có sự nguy hại không thể sữa chữa (irreparable injury) và rơ ràng chẳng có sự nguy hại không thể sữa chữa ǵ về chuyện cho phép việc tái kiểm phiếu bởi v́ điều tệ hại nhất xảy ra là chúng ta có thêm được sự chính xác của phiếu đếm. Nhưng chúng tôi ngạc nhiên khi thấy đa số các thẩm phán Tối cao pháp viện lúc ấy đồng ư cho đ́nh hoăn chuyện đếm."
Cuối cùng phe đa số trong Tối cao pháp viện Mỹ quyết định chuyện tái kiểm phiếu sẽ không công b́nh v́ quá tŕnh tái kiểm phiếu sẽ không đồng nhất giữa các tiểu bang và không thể sữa chữa trước kỳ hạn cuối cùng của tiểu bang Florida.
Phóng viên Pelley chỉ ra, "Nhiều người ở Mỹ cảm thấy Tối cao pháp viện đă đánh cắp cuộc bầu cử về cho Tổng thống Bush con. Đó là lời tố cáo như thế."
Thẩm phán Steven trả lời "Thật không may mắn khi có lời tố cáo như thế và đó là hậu quả quyết định cuả toà tối cao mà tôi nghĩ rằng đó là một quyết định không khôn ngoan từ toà án có dính líu đến vấn đề chính trị đảng phái."
Khi được hỏi rằng quyết định của toà án có tính chất thiên vị đảng phái hay không, Thẩm phán Steven nói, "Tôi thực sự không muốn nói thế. Tôi không nghi ngờ ḷng tốt của mọi người và của những vị thẩm phán tôi không đồng ư. Nhưng tôi nghĩ họ sai trầm trọng."
Vấn đề thứ hai là chuyện chính phủ Bush con cho rằng những tù nhân ở vịnh Guatanamo không có quyền nhờ luật sư biện hộ v́ họ bị giam giữ ngoài lănh thổ Hoa kỳ. Nhưng Thẩm phán Steven lănh đạo đa số thẩm phán tối cao để đưa ra luật rằng căn cứ hải quân Mỹ ở vịnh Guatanamo đích thực là lănh thổ Hoa kỳ, cho nên những tù nhân có quyền tố tụng hợp pháp.
Phóng viên Pelley nhấn mạnh "Có một câu khắc ở ngay cửa của toà nhà này là "B́nh đẳng trước pháp luậ " (Equal Justice Under Law).. Liệu câu này có được áp dụng với những người ngoại quốc muốn làm hại nưóc này không?"
Thẩm phán Steven phân bua "Nếu họ bị truy tố v́ gây ra tội lỗi, họ phải có quyền có một phiên toà công b́nh hay một tiến tŕnh truy tố công b́nh."
Trong một trường hợp một vụ án khủng bố khác, sự nguy hiểm tăng lên v́ nghi can Jose Padilla là một công dân Mỹ. Anh ta bị bắt tại Mỹ v́ sự nghi ngờ có liên quan đến khủng bố và bị giam ở một nhà giam quân sự trong gần 4 năm mà không có sự truy tố nào. Anh ta bị giam riêng, không do lệnh của ai ngoài tổng thống.
Thẩm phán Steven nói, "Tôi nghĩ chuyện đó là mối đe dọa đến mỗi công dân của nước Mỹ nếu bạn bị bắt giữ mà không liên lạc được với toà án hay luật sư hay phần sau là một vấn đề đáng quan tâm."
Phe đa số của toà án bác đơn kháng án của Padilla v́ luật lệ chuyên môn, nhưng thẩm phán Steven và 3 thẩm phán Tối cao pháp viện khác muốn có một luật về sự giam giữ của Padilla. Thẩm phán Steven tỏ bày sự bất măn với chính phủ Bush con, ông viết "Nếu quốc gia này vẫn trung thành với những lư tưởng được biểu tượng bằng lá cờ, nó sẽ không dùng đến dụng cụ cuả bọn bạo chúa."
Thẩm phán David Souter nhận xét về Thẩm phán Steven như sau: "Thẩm phán Steven chơi theo luật . Nhưng ông biết cách tung quả đấm ra."
Thẩm phán Souter về hưu năm 2009. Ông thường là đồng minh của Thẩm phán Steven ở trong cánh cấp tiến và cùng phe với Steven trong vụ án Guantanamo và Padilla.
Thẩm phán Souter nói thêm "Thẩm phán Steven không dồng ư, nói rằng với kiểu này giống như bí mật chuyển một công dân Mỹ để chặt đi quyền của một công dân Mỹ tiếp xúc với một toà án dân sự hay t́m hiểu tính cách hợp pháp về sự giam giữ họ. Đó là sự căn bản của bất cứ quyền quyết định về sự tư do của mỗi công dân trong thời đại của tôi."
Thẩm phán Steven là người đứng dậy và nói, "Đợi một chút. Chuyện này đă đi quá trớn rồi." Đó là lư do tại sao mọi người cần đến toà án. Ông lănh lương th́ ông phải hoàn thành nhiệm vụ. Ông làm nhiệm vụ bằng những ư kiến như vậy sao? Đúng như thế. Điều đó làm ông trở thành một trong những thẩm phán vĩ đại.
Phóng viên Pelley hỏi Thẩm phán Steven": Tôi nghĩ đa số dân Mỹ sẽ không đồng ư với ông về những ư kiến này."
Ông trả lời, "Điều đó có thể đúng. Anh biết đó, một phần công việc của chúng tôi là viết ra những ư kiến từ thời này đến thời khác dù không được phổ thông và anh biết vào lúc đó nó không được phổ thông."
Trở lại chuyện bầu cử tổng thống Mỹ năm 2000 với sự can thiệp của Tối cao pháp viện đem chiến thắng về cho ứng cử viên Bush con. Tối cao pháp viện Mỹ có 9 thẩm phán. Khi đặt ra vấn đề là có nên ngưng cuộc tái kiểm phiếu ở Florida để cho Bush con thắng cử hay không th́ có 5 thẩm phán bỏ phiếu chấp thuận. Đó là các thẩm phán William Rehnquist, Antonin Scalia, Sandra Day O'Connor, Clarence Thomas và Anthony Kennedy. Bốn thẩm phán bỏ phiếu chống lại trong đó có Thẩm phán John Paul Steven.
Sau mấy năm làm tổng thống, báo chí Mỹ đánh giá Tổng thống Bush con là một trong những tổng thống tệ hại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Không biết 5 vị thẩm phán dấm dúi bỏ phiếu đưa ông Bush con lên ngôi tổng thống có xấu hổ với dân Mỹ hay không?
Không phải đợi đến lúc ông Bush con làm tổng thống mới biết ông ta là thứ vô tài bất tướng chẳng ra ǵ. Khi tranh cử tổng thống năm 2000,. ông là đương kim thống đốc tiểu bang Texas, mà tiểu bang Texas dưới quyền lănh đạo của ông Bush coi như đứng cuối sổ về mọi mặt trong 50 tiểu bang ở Hoa Kỳ. Có một điểm tiểu bang Texas dưới thời Bush con làm thống đốc là đoạt giải nhất là xử tử tội nhân nhiều nhất so với những tiểu bang khác!! Lúc c̣n thanh niên, ông Bush con mắc bệnh ghiền rượu nặng và có sử dụng ma túy. Một người có thành tích xấu như thế mà làm tổng thống th́ nước Mỹ đến hồi mạt vận là đúng rồi.
Hai vết đen trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Bush con là đem quân vào Iraq để bị sa lầy và chết oan uổng trên 4000 quân Mỹ và cuộc khủng hoảng nhà cửa và nhà băng cuối nhiệm kỳ làm khủng hoảng cả nước Mỹ .
Năm 2004 ông Bush con tái tranh cử tổng thống và thắng ông John Kerry v́ chính phủ Bush con đă gieo rắc sự sợ hăi trong dân chúng về sự tàn bạo của quân khủng bố Hồi giáo trong biến cố 9/11và cố chứng minh chính phủ của ông đối phó cứng rắn với bọn khủng bố như dùng h́nh thức tra tấn dội nước tàn bạo dành cho những tên khủng bố. Suốt ngày chính phủ ông ra rả đưa ra hết biện pháp này đến biện pháp khác để chống khủng bố. Dân chúng Mỹ lo sợ và ghê tởm bọn khủng bố nên dồn nhiều phiếu cho ông cũng là điều dễ hiểu và đă giúp ông chiến thắng ông Kerry của Đảng Dân Chủ.
Cho dù ông Bush con có thắng ông Al Gore mấy trăm phiếu ở Florida năm 2000 th́ chuyện ông đắc cử tổng thống cũng là một chuyện không hợp lư v́ trên toàn quốc ông Al Gore hơn ông Bush con 2 triệu phiếu. Khi được tuyên bố thắng phiếu tại Florida ông Bush con coi như thắng phiếu cử tri đoàn (electoral vote) và thế là thắng cử luôn.
Bầu cử tổng thống Mỹ không chỉ căn cứ trên lá phiếu cử tri mà c̣n căn cứ trên phiếu cử tri đoàn. Ông Gore thắng phiếu cử tri toàn quốc mà phải chịu thua ông Bush con về phiếu cử tri đoàn. Khi tối cao pháp viện cho ngưng chuyện tái đếm phiếu ở Florida, ông Bush con coi như thắng phiếu cử tri ở tiểu bang Florida và từ đó dẫn đến chuyện thắng phiếu cử tri đoàn ở Florida và từ đó được nh́n nhận thắng cử tổng thống luôn
Đă có nhiều người nh́n ra sự mâu thuẫn giữa số phiếu cử tri và cử tri đoàn và yêu cầu bỏ đi chuyện phiếu cử tri đoàn trong chuyện bầu cử tổng thống nhưng rồi đề nghị hợp lư này chẳng đi đến đâu. Bầu cử tổng thống Mỹ vẫn sử dụng hai hệ thống cử tri và cử tri đoàn như cũ .
Một điều cần nói thêm ở đây là cơ quan thăm ḍ dư luận uy tín Gallup. Trong suốt cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2000, lúc nào cơ quan này cũng đưa ra tỷ lệ thăm ḍ là ông Bush con được 49 % phiếu cử tri và ông Al Gore được 48 %. Đến khi tổng kết phiếu bầu cử, người ta sửng sốt khi thấy toàn quốc ông Gore hơn ông Bush con 2 triệu phiếu. Có nghĩa là kết quả thăm ḍ dư luận của cơ quan Gallup sai bét. Khi đưa ra con số thăm ḍ cho biết ứng cứ viên này hơn ứng cử viên kia th́ ứng cử viên có số phiếu thăm ḍ lớn hơn có lợi rất nhiều v́ làm cho cử tri có cảm tưởng là ứng cử viên có phiếu thăm ḍ coi như được nhiều người ủng hộ hơn và coi như có lợi nhiều trong cuộc tranh cử.
Liệu viện thăm ḍ Gallup phạm phải sai lầm trong khi thu thập ư kiến người dân hay có một thế lực đen tối nào đó "xỏ mũĩ", lèo lái để công bố kết quả thăm ḍ sai sự thật? Câu trả lời không phải đơn giản. Thế lực này cũng có thể lẹ lái luôn tối cao pháp viện để tối cao pháp viện đưa ra những quyết định có lợi cho phe gà nhà của ḿnh.
Mười năm sau lần bầu cử tổng thống năm 2000, Thẩm phán John Paul Steven mới bức xúc nói ra những sai trái khó được tha thứ của cuộc bầu cừ này trên chương tŕnh "60 minutes" của Đài CBS ngày 28 tháng 11 năm 2010. C̣n người viết bài này từ năm 2000 đă thấy khó chiụ về cuộc bầu cử không trong sáng này nên đă viết bài nói rơ sự bất măn ra. (Xin vào www.nsvietnam.com , rồi bấm vào tên Trần viết Đại Hưng nằm bên trái rồi bấm vào bài số 10) "Thắng kiện chứ không thắng cử" để đọc và hiểu rơ hơn.)
Không ai chối căi nước Mỹ là một nước dân chủ nhưng rồi có những hiện tượng bất thường trong sinh hoạt chính trị làm cho những nhà báo quan sát cảm thấy khó chịu và nói ra những điều sai trái. Chuyện bầu cử tổng thống năm 2000 là một ví dụ cụ thể cho sự sai trái của guồng máy chính quyền Mỹ trong việc bầu chọn tổng thống. Cũng may là c̣n có vị thầm phán công tâm và can đảm như John Paul Steven phơi bày ra sự thật những chuyện khuất tất, đen tối để mọi ngướ cùng thấy và sẽ có biện pháp sữa chữa sau này.
Nói đến chuyện u ám bầu cử tổng thống năm 2000, không thể không nói đến năm 1976, là năm kỷ niệm 200 năm Hiến Pháp Hoa kỳ, nước Mỹ gặp phải một cảnh trớ trêu là có một tổng thống không do dân bầu lên là Tổng thống Gerald Ford. Lư do là Tổng thống Nixon từ chức v́ vụ tai tiếng Watergate. Trước đó Phó tổng thống Spiro Agnew bị tôi gian lận thuế nên bị băi chức. Chủ tịch thượng vịên Gerald Ford thay thế làm phó tổng thống cho tổng thống Nixon. Khi Tổng thống Nixon từ chức th́ ông Gerald Ford lên thay. Thật là một trớ trêu của lịch sử!
Chế độ dân chủ thường được xây dựng trên một tiến tŕnh dài lâu. Chuyện bầu cử tổng thống Mỹ năm 2000 là một chuyện làm phản dân chủ và đă bị Thẩm phán tối cao pháp viện Mỹ John Paul Steven phê phán đích đáng. Đó là điểm mạnh của nền dân chủ Mỹ. Có sự phê phán thẳng thắn th́ mới có sưă chữa và tiến bộ được. Đó là một bài học mà mỗi ngướ Việt trên đất Mỹ nên học hỏi để một ngày nào đó áp dụng vào trong chuyện xây dựng nền dân chủ ở quê nhà Việt Nam sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ.
Los Angeles, một ngày u ám có sáng nắng le lói và chiều mưa lâm râm giữa tháng 4 năm 2011
TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG
email : dalatogo@yahoo.com
<<trở về đầu trang>>