|
Nguyễn Quư Đại
Việt Nam từ thời lập quốc qua nhiều
Triều đại di tích lịch sử phần lớn ở ngoài Bắc, là cái nôi Văn hóa từ thời Cổ
Đại. Khi Ngô Quyền (899 - 944) xưng vương năm 939 biên giới giữa nước ta và
Chiêm Thành là dăy Hoành Sơn, nằm phiá nam tỉnh Hà Tĩnh ngày nay. Để mở rộng bờ
cỏi về phiá nam, vua Đại Việt đầu tiên đánh Chiêm Thành năm 982 (Nhâm ngọ) vua
Lê Đại Hành (970-1005).
Đến cuộc hôn nhân Việt Chiêm năm 1306 (Bính ngọ) vua Chế Mân (Simhavarman lll) cưới Huyền Trân Công Chúa, sính lễ tặng hai Châu Ô và Châu Rí (Lư) mở rộng tới Quảng Nam và các triều đại kế tiếp dần dần chiếm phần đất cuối cùng của người Chiêm Thành... Chúa Nguyễn nghĩ đến vùng đồng bằng Chân Lạp (Chen-La Cambodia). Năm 1620 Săi Vương gả công chúa thứ 2 Nguyễn Phúc Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp Chey-Chetta ll, cũng v́ nhu cầu đất đai mở rộng thêm biên giới. Qua nhiều lần tranh chấp nội bộ của người Chân Lạp gây chiến tranh với Việt Nam, người Việt đă chiến thắng, từ năm 1757(Đinh sữu) cương thổ nước ta chính thức được h́nh thành cho tới ngày nay (theo tài liệu những câu chuyện lịch sử tập 2 của Trần Gia Phụng)
Trong cuộc Nam tiến những đợt di dân từ miền ngoài đến miền Nam khai phá rừng hoang, lập nên ruộng đồng làng mạc nhờ phù sa sông Cữu Long nên ruộng, đất ph́ nhiêu tôm cá, sản xuất lúa gạo là vựa lúa nuôi sống miền Nam giữ một vài tṛ vô cùng quan trọng. Nhờ phù hợp với khí hậu sông nước, đời sống phóng khoáng làm chơi ăn thiệt, giọng nói cũng nhẹ nhàng hơn, văn học từ đó cũng phát triển mang những nét đặc thù qua thi ca, ḥ miền nam, căi lương, ca vọng cổ ... đóng góp cho văn học nước nhà thêm phong phú. Thời xa xưa các bậc khoa bảng đều xuất thân ở miền Trung và Bắc, v́ thời đó phương tiện lưu thông chưa phát triển. Từ miền Nam muốn dự các kỳ thi phải về Kinh Đô ở Huế ứng thí đường xá xa xôi ít ai muốn về Kinh Đô. Nhưng Phan Thanh Giản là người đầu tiên đậu tiến sĩ xuất thân từ miền Nam, cũng là người mang nỗi đau v́ để mất các tỉnh miền Nam vào tay thực dân Pháp, chết cũng không yên bị đục bia tiến sĩ, cách chức rồi phục hồi danh dự, Từ năm 1975 hai trung học mang tên Phan Thanh Giản ở Cần Thơ và Đà Nẵng đều bị đổi tên? Để trả lại sự thật cho lịch sử, chúng ta có bổn phận phải chia xẻ nỗi đau của Phan Thanh Giản dù ngài đă mất cách đây 144 năm (1867-2011).
Cuộc đời cụ Phan Thanh Giản
Phan Thanh Giản lên 7 tuổi mất mẹ, phải theo thân phụ ông Phan Thanh Ngạn (làm chức thủ hạp chức quan nhỏ nhưng thanh liêm) về sống nhờ bên ngoại, Dù bên ngoại cũng không giàu, nhưng có tấm ḷng thương yêu và đùm bọc, Phan Thanh Giản 19 tuổi (1815) thân phụ bị bắt v́ bị nghi ngờ ăn hối lộ? Nhưng ông hiểu cha ḿnh người thanh liêm nhưng gặp nạn! ông thường thăm viếng lo cho thân phụ cho đến ngày măn hạn tù. Ông Lương Quan, Hiệp trấn ở Vĩnh Long thấy nhân cách và trí thông minh, hiếu thảo ham học của Phan Thanh Giản, đề nghị với thân phụ cho Phan Thanh Giản theo học với Đốc học Vơ Trường Nhơn (1816). Năm 1825 Minh Mạng thứ 6, Phan Thanh Giản đậu cử nhân, trong khoa thi Hương ở Gia Định, do mẹ nuôi bà quả phụ Nguyễn Thị Ân giúp tiền ăn học, năm sau 1826 ra Huế thi Đ́nh và đậu tiến sĩ niên hiệu Minh Mạng thứ 7 (1826).
Phan Thanh Giản tự là Tĩnh Bá và Đạm Như, hiệu Lương Khê, biệt hiệu là Mai Xuyên, người xă Bảo Thạnh, Bảo An, trấn Vĩnh Thanh (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre trước năn 1975), Phan Thanh Giản làm quan nhận chức Hàn Lâm Viện Biên Tu đến năm 1828 Minh Mạng thứ 8, thăng chức quan đại thần phục vụ qua nhiều đời vua triều Nguyễn. Phan Thanh Giản là người có những đức tính „nhẫn nhục, chịu đựng“ từng giữ các chức vụ quan trọng như thượng thư Bộ Lễ, Bộ H́nh, Bộ Hộ, làm Hiệp biện Đại học sĩ, làm quan trải qua 3 đời vua: Minh Mạng (trị v́ 1820-1841), Thiệu Trị (trị v́ 1981-1847), Tự Đức (trị v́ 1847-1883). Ông cũng từng được cử đi sứ Trung hoa, Indonesia, Singapore, Pháp, Tây Ban Nha phải gánh chịu nỗi đau trăm năm sau khi bị mất các tỉnh miền Nam. Phan Thanh Giản cũng như Nguyễn Trường Tộ đă nhiều lần dâng sớ lên nhà vua xin canh tân đất nước. Triều đ́nh nhà Nguyễn tự giam ḿnh trong những giáo lư chết cứng của Thánh hiền, quay lưng lại mọi trào lưu tiến hoá trên thế giới, khước từ mọi đề nghị canh tân đất nước của những trí thức yêu nước cấp tiến. Vua và triều thần đều không nghe, trong khi đó Thái Lan từ năm 1855 đă biết kư hoà ước với Anh Quốc, năm 1856 kư hoà ước với Mỹ cho người Tây phương vào buôn bán, nợp thuế và tự do truyền giáo…Thái Lan đă giữ được một nước độc lập không có chiến tranh xảy ra. Nên Phan Thanh Giản chỉ biết để lại những vần thơ với nỗi buồn man mát.
Từ ngày đi sứ đến Tây Kinh
Thấy việc Âu Châu phải giật ḿnh
Kêu rú đồng ban mau thức dậy
Hết lời năn nỉ chẳng ai tin
Biến cố lịch sử
Giữa thế kỷ 19 Quân Pháp
tấn công đánh phá cửa biển Đà Nẵng, rồi kéo quân vào Gia định. Ngày 25.2.1861
liên quân Pháp, Tây Ban Nha đánh đồn Kỳ Ḥa đồn nầy có thành lũy kiên cố, do đại
thần Nguyễn Tri Phương (1800-1873) chỉ huy 12.000 ngàn quân binh chiến đấu quyết
liệt, nhưng v́ vũ khí thô sơ c̣n sử dụng súng lỗi thời các loại súng hỏa mai
phải chân ng̣i, súng trường Điểu thương bắn từng phát, không thể đối đầu với
liên quân Pháp và Tây Ban Nha vũ khí tối tân đại bác, chiến hạm chạy nhanh của
họ. Nguyễn Tri Phương bị thương, đại đồn Kỳ Ḥa giữ được 4 ngày bị thất thủ,
Pháp lấy Gia Định. Ngày
12.4.1861 chiếm Mỹ Tho, đại thần Nguyễn Bá Nghi thay thế Nguyễn Tri Phương, nhận
thấy không thể đối đầu với địch quân, nên dâng sớ xin nghị hoà! Triều đ́nh chưa
có chính sách đối ngoại, các quan chủ chiến nhiều hơn muốn đánh Tây ra khỏi bờ
cơi, nhưng quân binh vũ khí không đủ. Triều đ́nh ra lệnh cho Nguyển Bá
Nghi(1807-1870) tự giải quyết và ngầm giúp những sĩ phu yêu nước Nam Kỳ đứng lên
kháng chiến chống Tây, trong đó cuộc nổi dậy của Trương Công Định đă làm cho
thực dân pháp nhiều thiệt hại.
Liên quân Pháp không dừng chân trên những vùng đă chiếm đóng, tiếp tục chiếm các vùng như: Biên Hoà ngày 15.2.1861, Bà Riạ ngày 8.1.1862 Vĩnh Long ngày 22.3.1862…..Triều đ́nh Huế không đủ quân số để tái chiếm các vùng bị mất, thế địch mạnh làm chủ tinh h́nh các vùng đất ph́ nhiêu, tịch thu lúa gạo tài nguyên quốc gia. Triều đ́nh Huế mất gần hết nguồn lương thực từ miền Nam. Quân Pháp chiến nhiều điạ phận lớn quân số không đủ để kiểm soát, chưa được sự ủng hộ của người dân, nên họ muốn dừng chân để đặc nền thống trị. Phó đề đốc Luis Bonard cử trung tá hải quân Simon ra Thuận An bàn chuyện thương thuyết với triều đ́nh Huế, hai bên đă đồng ư. Triều đ́nh cử Phan Thanh Giản chánh sứ và Lân Duy Hiệp làm phó sứ, toàn quyền đại thần vào Gia Định nghị ḥa. Triều đ́nh đă trao 2 cái gông vào cổ hai vị quan đi lo việc nước! Cuộc thương thuyết kéo dài 20 ngày và kư kết hoà ước thuộc năm Nhâm Tuất nên gọi là Hoà ước Nhâm Tuất. Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp phải kư một hiệp ước bất đắc dĩ, không thể cưỡng lại được mà phải kư, để nhận trách nhiệm có tội với vua, với dân tộc để tiếng xấu với muôn đời. Thực dân Pháp ở thế chiến thắng, trong khi đại diện cho triều đ́nh người đàm phán thuộc phái yếu không thể đ̣i hỏi nào hơn! Nguyễn Trường Tộ đă ví thực dân Pháp như „con khủng long thấy đầm nước không lùi bước“, như „con mèo thấy mỡ“ không bao giờ có ư định bỏ đi
Ḥa ước Nhâm Tuất gồm 12 khoản kư ngày 05-06-1862 tại Sài G̣n. Kèm theo điều kiện là triều đ́nh Huế phải có biện pháp chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống lại người Pháp ở các tỉnh (Khoản 11 Hiệp ước)…Tất cả các điều khỏan trên về phiá Việt Nam đều bị thiệt hại [1] Nam Kỳ chỉ c̣n lại ba tỉnh….Ḥa ước không được triều đ́nh hoan nghênh, nhưng vua Tự Đức đă phê chuẩn, quở trách Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp và cho rằng 2 viên quan nầy "không những là người có tội với triều đ́nh nhà Nguyễn, mà c̣n mắc tội đối với muôn đời vậy!“ mặc dù Phan Thanh Giản đă nhiều lần xin về hưu, đều bị vua Tự Đức từ chối
Lâm Duy Hiệp bị cách chức làm Tuần phủ Thuận Khánh, cuộc đời ông trôi qua ḍng lịch sử đau thương của đất nước và tạ thế năm 1963. Phan Thanh Giản bị làm Tổng đốc Vĩnh Long để có cơ hội thương thuyết với Pháp! Năm 1863 ông được cử làm Khâm mạng đại thần chánh sứ, cùng phó sứ Phạm Phú Thứ, Ngụy Khắc Đản, sang Pháp nghị ḥa xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam kỳ, nhưng không có kết qủa. A. Schreiner đă đưa ra một sự phê phán rằng: "Những người An Nam đi thương thuyết họ đă quên một hệ quả cốt yếu của chiến tranh là kẻ chiến bại không được phép đ̣i hỏi lợi lộc." (Le négociateur annamite feignait ignorer une conséquence essentielle de la guerre, que le vaincu ne saurait reclaimer des avantages)[2]
Vua Tự Đức cũng dư biết trước rằng
quân xâm lược sẽ không dừng chân, sau khi đ̣i hỏi của họ đă được triều đ́nh tuân
hành và đất đai của nước Đại Nam sẽ c̣n tiếp tục rơi vào tay giặc Pháp. Nguy cơ
trước hết là tỉnh Vĩnh Long và 3 tỉnh c̣n lại của miền Tây nên Tự Đức tiếp tục
dùng con chốt thí đó là Phan Thanh Giản, được giao phó chức Kinh lược sử Vĩnh
Long. Phan Thanh Giản đau ḷng trước sự thất bại của Trương Công Định, đời sống
người dân càng ngày thêm nghèo đói. Quân Pháp chủ trương chiếm mốt các tỉnh miền
Nam, Phan Thanh Giản là người có tinh thần chủ ḥa, muốn tiết kiệm xương máu.
De Lagrandière đă có kế họach chiếm 3 tỉnh Nam Kỳ với 17 chiến hạm rời Sài Gon ngày 15.6.1867 xuôi nam mượn đường sông sang Campuchia rồi chiếm các thành: ngày 20.6.1867 Vĩnh Long, lợi dụng thái độ chủ ḥa của Phan Thanh Giản, chúng đem chiến thuyền đến áp sát thành Vĩnh Long, đưa thư bắt nhường ba tỉnh miền Tây, buộc Phan Thanh Giản xuống tàu thương nghị Phan Thanh Giản trên đôi vai gầy trong tay không vũ khí đă trả lời với De Lagrandière „Ta chỉ có quyền giữ đất chứ không có quyền giao đất“. Ông rời tàu về thành, Pháp kéo theo quân vào chiếm thành Vĩnh Long. Sau đó buộc ông viết thư giao các thành c̣n lại. Phan Thanh Giản đành nhượng bộ để tránh đổ máu vô ích, không muốn lùa đàn dê vào miệng cọp. Ông chỉ yêu cầu Pháp đừng giết hại dân lành và để của trong kho lại cho triều đ́nh Huế. Pháp chiếm An Giang ngày 22.6.1867, đến 24.6.1867 chiếm Hà Tiên, chiếm ba tỉnh miền Tây, Phan Thanh Giản viết biểu trần t́nh dâng lên vua Tự Đức. Cuối đời Phan Thanh Giản phải gánh vác những trọng trách nặng nề và thất bại của đất nước, Ông tuyệt thực và uống thuốc độc qua đời ngày 15.7.1876.
Nam Kỳ đă mất về tay Pháp, các cuộc
kháng Pháp vẫn tiếp diễn khắp nơi.
Pháp biết Việt Nam suy yếu về quân sự
cũng như ư chí, nên tấn công Bắc Kỳ. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ I (1873),
Nguyễn Tri Phương bị thương, nhịn đói chịu đau mà chết con là pḥ mă Nguyễn Lâm
tử trận. Phần lớn các tỉnh lân cận đều lần lượt lọt vào tay Pháp. Ngày
15.3.1874, triều đ́nh Huế kư với Pháp ḥa ước Giáp Tuất, liên quan tới Bắc thành,
nhưng cuối cùng Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ 2 (1882), tổng đốc Hoàng Diệu
tuẫn tiết. Ai là người chụi
trách nhiệm để mất các tỉnh Bắc kỳ?
Điều phi lư vua Tự Đức và triều đ́nh
đổ hết tội lỗi cho Phan Thanh Giản về việc để mất Nam Kỳ lục tỉnh, kết tội Phan
Thanh Giản "xét phải tội chết, chưa đủ che được tội " và nghị án "truy
đoạt lại chức hàm và đục bỏ tên ở bia tiến sĩ, để măi cái án trạm giam hậu"
Nhưng đến năm 1886, vua Đồng Khánh lại "khai phục nguyên hàm" và khắc lại tên
ông ở bia tiến sĩ. Cụ đồ Nguyễn Đ́nh Chiểu (1822-1888) nổi tiếng với tác phẩm
Lục Văn Tiên, và những bài Văn tế… ông không cộng tác với bọn quan lại thực dân
Pháp, thương tiếc Phan Thanh Giản qua bài thơ điếu:
Non nước tan tành hệ bởi đâu
Dàu dàu mây bạc cơi Giao Châu
Ba triều công cán đôi hàng sớ
Sáu tỉnh cương thường một gánh thâu
Trạm bắc ngày trông tin nhạn vắng
Thành nam đêm quạnh tiếng chim sầu
Minh tinh chín chữ ḷng son tạc
Trời đất từ đây mịt gió thu
Qua những biến cố lịch sử đau thương của dân tộc Việt nam, để tưởng nhớ vị đại thần đă hy sinh tính mạng, giữ trọn ḷng trung với vua, không hợp tác với Pháp. Phan Thanh Giản là người có công hơn là có tội với đất nước. Thời Việt Nam Cộng Ḥa hai trường trung học Cần Thơ và Đà Nẵng lấy tên Phan Thanh Giản để cho con cháu noi gương ngài, học tập tốt nên người hữu ích cho đất nước. Không hiểu tại sao? sau năm 1975 nhà nước (CSVN) xóa tên đường, tên trường, tại Đà Nẵng trường tư thục Phan Thanh Giản bị tịch thu và đổi tên thành trường Lê Hồng Phong rồi Lê Quư Đôn. Trường Phan Thanh Giản Cần Thơ đổi thành trường Châu Văn Liêm tên của một cán bộ cộng sản ít người biết đến .CSVN có thể xóa tên trường Phan Thanh Giản Đà Nẵng, Cần Thơ, nhưng không thể và không thể xóa bỏ ḷng hưởng mộ và tự hào về tên trường ra khỏi trái tim của các cựu học sinh hai trường mang tên Phan Thanh Giản. Những Hội ái hữu cựu học sinh Phan Thanh Giản hoạt động mạnh ở hải ngoại, tinh thần Phan Thanh Giản luôn luôn được vinh danh một cách trân trọng.
Chúng ta không nên và không thể gán cho Phan Thanh Giản cái tội "bán nước" hay "phản bội tổ quốc" Cái tội bán nước làm mất đi một phần lảnh thổ lảnh hải các quần đảo Hoàng Sa, Trường sa, cũng như Công hàm của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng gởi cho Trung cộng. .. đó là hành động bán nước phản dân tộc của tập đoàn cộng sản Việt Nam.
Phan Thanh Giản là nhà trí thức, nặng ḷng yêu nước thương dân nhưng cuối đời đă lâm vào cảnh bế tắc, bi kịch trong một bối cảnh gian truân và đau thương của đất nước. Phan Thanh Giản được người đời kính trọng v́ tính cương trực, khẳng khái, hiếu nghĩa, thanh liêm. Trong cơn nước biến, thái độ ôn ḥa của ông đă khiến một số người không đồng t́nh, nhưng thời ấy, ông đă lớn tuổi thế nước yếu không thể nào làm khác hơn. Chúng ta phải ngưỡng mộ, tinh thần làm việc tận tụy phục vụ quyền lợi dân tộc tấm gương Phan Thanh Giản sáng măi với thiên thu.
*******************
Chú thích
H́nh trên Internet và Bộ Sử Đại Cương của nhà văn Trần Gia Phụng
[1] Chánh sứ Phan Thanh Gian và phó sứ Lâm Duy Hiệp đại diện của Pháp la Bonard, đại diện của Tay Ban Nha la Guttiere sau khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Ky Đây là hiệp ước đầu tiên của triều Nguyễn kư với nước ngoài và mở đầu cho sự đô hộ của Pháp ở Việt Nam,từ khi Gia Long thống nhất sơn Hà
Gồm 12 điều khoản, với những điểm chính như sau: Ở Việt Nam, giáo sĩ Pháp và Tây Ban Nha được tự do truyền đạo và dân Việt Nam được tự do theo đạo (điều 2) Việt Nam nhượng cho Pháp ba tỉnh Biên Ḥa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn, tàu buôn Pháp và Tây Ban Nha được tự do đi lại trên sông Cửu Long (điều 3); Việt Nam chỉ được nhượng đất cho nước khác với sự ưng thuận của hoàng đế Pháp (điều 4); người Pháp và Tây Ban Nha được quyền đến buôn bán ở Đà Nẵng, Ba Lạt và Quảng Yên, ngược lại người Việt Nam được tự do buôn bán ở hải cảng hai nước đó (điều 5), Việt Nam phải trả cho Pháp và Tây Ban Nha 4 triệu đồng chiến phí trong ṿng 10 năm. Mỗi đồng được t́nh bằng 72% lượng bạc (điều 8) .....
* Sự tự do theo đạo Thiên
Chúa sẽ được ban hành trên toàn cơi nước Nam.
* Ba tỉnh miền Đông: Biên Hoà, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Sơn được
nhượng cho Pháp. Nước Nam không được ngăn trở tàu buôn Pháp mượn đường
sang buôn bán với Cao Miên.
* Mở ba cửa khẩu, trong ấy có Đà Nẵng, cho tàu buôn Pháp và Tây Ban Nha
đến buôn bán.
* Nước Nam không được nhượng đất cho cường quốc nào khác.
* Đền chiến phí, 4 triệu đồng tiền bạc Mễ Tây Cơ cho Pháp và Tây Ban Nha.
* Người Pháp bằng ḷng trả lại tỉnh Vĩnh Long cho xứ Nam, không tham dự
vào việc riêng của xứ này. Triều đ́nh Huế phải gọi ngay các quan mà
triều đ́nh đă phái đi từ trước hay trong thời kỳ chiến tranh để điều
khiển các cuộc hành binh trả thù, hiện đang lẩn trốn ở các huyện bị
chiếm đóng. Phải theo đúng điều kiện này Pháp mới trả lại Vĩnh Long.
Sứ bộ lai triều, Tự Đức xem qua hoà ước nổi giận :"Hai ngươi không
những là tội nhân của triều đ́nh, mà c̣n là tội nhân của muôn đời hậu
thế. Tội các ngươi đáng phạt nặng, nhưng nghĩ việc thương nghị ta coi
như chưa thành, nay ta chỉ dụ cho Phan Thanh Giản làm tổng đốc Vĩnh
Long, Lâm Duy Hiệp làm tuần-vũ Thuận Khánh, để giao tiếp với người Pháp,
t́m cách uốn nắn những lầm lỗi trong hoà ước mà các ngươi đă phạm phải."
[2] A.Schreiner, Abrégé de l' Histoire d' Annam, trang, 207, 208, nhà xuất bản Chez l'Auteur, Sài G̣n, 1906).
<<trở về đầu trang>>