|
Tưởng Năng Tiến
Có những nhà sư quên tụng
kinh
Ngồi bàn thế sự khóc điêu
linh
Tâm thiền bỗng hoá h́nh gươm
dựng
Dưới bóng trăng soi điệu
chém ḱnh
Nguyễn Mậu Lâm
Trong vài trang sổ tay trước, khi đề cập đến vấn đề “Gươm Giáo &Tôn Giáo,” tôi có ghi lại một mẩu đối thoại (ngăn) ngắn – như sau:
- Thưa cha con muốn xưng
tội.
- …
- Trước năm 75, có mấy nguời
cán bộ cộng sản nằm vùng bị
truy lùng đến xin tá túc, và
con có chứa họ dưới hầm nhà
…
- Giúp đỡ tha nhân khi họ
kêu cứu trong lúc bị hiểm
nguy không phải là một cái
tội.
- Nhưng thưa cha…
- Con cứ yên tâm ra về. Điều
con làm hoàn toàn hợp với
tinh thần bác ái của Chúa Ky
Tô và văn hoá của dân tộc
Việt. “Thương người như thể
thương thân. Rét thời cho
mặc, đói thời cho ăn”. Gia
Huấn Ca cũng có dậy như vậy.
Chúng ta không thể v́ chính
kiến hay ḷng thù hận mà bỏ
nguời ta đói khát trong cơn
hoạn nạn; hoặc tệ hơn nữa là
tố giác những kẻ ở bước
đường cùng.
- Thưa vâng nhưng thưa …
- Cha hiểu …đó không phải
lỗi của con. Nếu những kẻ
được cứu giúp trong cơn hoạn
nạn, sau này, trở mặt, lấy
ân báo oán hoặc lại tiếp tục
con đường tà đạo th́ đó là
tội lỗi của họ…
- Dạ vâng nhưng điều khiến
con áy náy là…
- Là ǵ nữa?
- Là v́ họ… vẫn c̣n dưới hầm
nhà…
- Con nói sao?
- Thưa cha, qúi vị cán bộ
cộng sản trốn dưới hầm nhà
con vẫn c̣n sống ở duới đó
cho măi đến bây giờ.
- Ối, Giê Xu Ma…lậy Chúa
tôi! Sao lại thế, hả con?
- V́ con vẫn chưa cho họ
biết là cách mạng … đă thành
công!
- Nhưng… sao… sao… con lại …
lại … đăng trí đến như thế
được?
- Tại con rút kinh nghiệm
hồi kháng chiến chống Tây.
Thuở ấy, bố con cũng chứa
cán bộ cộng sản trong nhà;
sau này, chính những nguời
này đă “dàn dựng” để “nhân
dân” mang ông cụ ra … đấu tố
cho đến chết! Bởi vậy nên
con sợ…
- Kể th́ cũng như nuôi rắn
trong nhà, đáng sợ thật chứ
chả phải chuyện đùa!
- Xin cha giúp con…
- Thôi thế này con ạ, về lấy
xi măng lấp luôn cái hầm nhà
lại cho… xong! Đỡ được đứa
nào hay đứa đó. Tội nghiệt
này, xin Chúa nhân từ chứng
giám, ta xin chịu thay con.
- Con xin lĩnh ư cha; tuy
nhiên, việc làm này, cũng
xin Chúa nhân từ chứng giám
(“I am more than happy to do
that…”), con làm th́ con
chịu, không liên hệ ǵ đến
cha hoặc bất cứ ai.
Bốn câu thơ dẫn thượng được
trích từ tác phẩm
Nổi Lửa của thi sĩ
Nguyễn Mậu Lâm, trong nhóm
Tao Đàn Sông Hàn, ở Việt
Nam. C̣n câu chuyện vui qúi
vị vừa đọc, và đọc rồi có
nguời dám khóc (vì buồn) là
“phóng tác” của kẻ đang viết
những dòng chữ này.
Cả hai đều được tác thành, nghĩa là không có thật. Nó chỉ phản ảnh (rất thật) tâm tư và “nguyện vọng” của giới tu sĩ Công Giáo và Phật Giáo ở Việt Nam, cùng tín đồ của họ, từ nhiều thập niên qua!
Nói vậy (chớ) Ban Dân Vận Trung Ương, Ban Tôn Giáo Chính Phủ, và đám Công An Tôn Giáo đã liên kết chặt chẽ, và làm việc hữu hiệu (tới) cỡ nào mà lòng người căm hận tới độ (sư sãi muốn cầm gươm, và cha cố thì sẵn sàng chôn sống cán bộ) như vậy? Câu trả lời có thể tìm được, qua bài tường thuật (“Buổi Lễ Kỷ Niệm 64 Năm Đức Huỳnh Giáo Chủ Thọ Nạn”) của phóng viên Tường An, nghe được qua RFA, vào hôm 29 tháng 3 năm2011:
“Ngày đại lễ năm nay được tổ chức ở nhà ông Trần Nguyên Hưởn, Hội trưởng Hội PGHH tại An Giang, tuy nhiên buổi lễ đă không được diễn ra được như dự định, ông Hưởn cho biết lư do:
“Cái vấn đề mà cuộc lễ 25 tháng 2 ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH thọ nạn Đốc vàng, tất cả anh em đồng đạo các nơi không về được bởi v́ khu vực, vị trí làm lễ cách 8 cây số là bến đ̣, bến phà, tất cả ḍng sông khoảng 1.000 công an, 1 tiểu đoàn cơ động và tất cả những người khác đi đều bị ngăn sông cấm chợ hết đó. Vị trí làm lễ được 20 người mà thôi! Những người dự lễ là những người phải đi trốn từ ban đêm hay là phải đi trước cuộc lễ 4-5 ngày mới có thể lọt vào vị trí làm lễ được.”
Ông Hà văn Di Hồ, Trưởng đoàn Thanh Niên PGHH Thuần Túy (PGHHTT) Yêu Nước ở An Giang cũng t́m cách đến tham dự buổi lễ nhưng cũng bị ngăn cấm:
“Từ ngày 18 âm lịch tới nay là không cho tôi đi ra khỏi nhà, nói là lệnh của chủ tịch xă nhưng mà không thấy cái lệnh. Nhà của tôi hiện thời bây giờ là c̣n khoảng 100 công an, c̣n hồi sáng này là khoảng 300 công an. Bữa 21 tôi qua nhà ông Trần Nguyên Hưởn chuẩn bị để làm lễ, khoảng chừng 100 công an cơ động chận tôi lại, chửi bới và hành hung.”
Cách hành xử của lực lượng công an tỉnh An Giang, nói nào ngay, vẫn có thể được mô tả như là rất văn minh (và vô cùng có văn hoá) nếu so sánh với đồng đội của họ – ở Tây Nguyên – theo như tường trình của HRW, xem được vào hôm 30 tháng 3 năm 2011:
“Trong vài tháng gần đây, các buổi lễ cưỡng ép tín đồ Hà Ṃn bỏ đạo và kiểm điểm trước dân được tổ chức ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk. Tại những buổi lễ này, tín đồ bị buộc thú nhận lỗi lầm và kư cam kết từ bỏ cái gọi là “tà đạo.”
“Những người dân Tây Nguyên có nhu cầu thờ phượng tại các nhà thờ tại gia độc lập đối mặt với nguy cơ bị hạ nhục trước đông người, bị bạo hành, bắt giữ, thậm chí bị xử tù.”
Việc thờ phượng hay lễ lậy (suông) thay cho tín ngưỡng, và niềm tin, vào đời sống tâm linh, khách quan mà nói, được hoàn toàn tự do (và “rất sôi động”) nơi những thành phố lớn – theo đúng như nguyên văn lời của ông Nguyễn Thanh Xuân, Phó Ban Tôn Giáo Chính Phủ:
“Đời sống các tôn giáo Việt Nam năm 2010 diễn ra rất sôi động, các tôn giáo đă tổ chức nhiều lễ lớn... Trong năm qua, các tôn giáo đă có đường hướng chung của ḿnh, Phật giáo có đường hướng ‘đạo pháp dân tộc và chủ nghĩa xă hội’; Công giáo là ‘sống phúc âm giữa ḷng dân tộc’; đạo Tin lành là ‘sống phúc âm phục vụ Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc’; đạo Cao Đài có đường hướng ‘nước vinh, đạo sáng’… Năm 2010, có trên 18.700 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng và trên 2.800 người đă tốt nghiệp, hoàn thành các khóa bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành. “
Thiệt: nghe mà thấy đã tai, cứ răm rắp và qui củ (y) như sinh hoạt trong trại lính, hay trong trường Đảng Trung Ương Nguyễn Ái Quốc – ở Hà Nội – vậy! Tình trạng lạc quan này – tiếc thay – không kéo dài luôn, và cũng không kéo dài lâu. Bước qua năm 2011, tình hình (ngó bộ) lộn xộn và lung tung thấy rõ – theo đánh giá của một nhân vật chức sắc có thẩm quyần hơn, ông Nguyễn Thiện Nhân:
“Qua thực tế làm việc tại các địa phương, Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố có hướng dẫn về chế độ gặp gỡ thường xuyên của lănh đạo tỉnh, thành phố với chức sắc tôn giáo trên địa bàn. Ngay trong quư I này, cần tổ chức cuộc gặp gỡ với người đứng đầu các tôn giáo, giúp họ nắm bắt được t́nh h́nh đất nước, các biện pháp điều hành ổn định kinh tế, an sinh xă hội của Chính phủ, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, để đồng ḷng cùng đất nước vượt qua khó khăn, không nghe bên ngoài xúi giục.”
Ngài Phó Thủ Tướng sợ qúi vị chức sắc tôn giáo hoang khi chưa nắm được tình hình. Nắm được tình hình rồi thì ... tình hình rất hoang mang – theo như nhận định của tác giả Trần Phong Vũ “bàn ra” như sau:
“Ba chữ ‘Quư I này’, chỉ thời gian 3 tháng từ tháng 01 đến hết tháng 3-2011 trùng hợp với thời gian xảy ra cuộc ‘Cách Mạng Hoa Lài’ đánh dấu bằng cái chết qua ngọn đuốc thân xác của Mohamed Bouazizi ở Tunisia ngày 17-01, tiếp theo là sự cáo chung của chế độ độc tài Mubarack sau 18 ngày vùng lên của quần chúng Ai Cập, và hiện nay là những ngày giờ định mệnh của Muammar Gaddafi ở Libia cùng những cuộc xuống đường liên tiếp của dân chúng tại nhiều quốc gia trong vùng và đang có cơ lây lan qua các xứ sở độc tài thuộc các lục địa khác, bao gồm cả Á châu, trong đó có Trung Cộng, Bắc Hàn và Việt Nam.”
Cuộc Cách Mạng Hoa Lài, ở Bắc Phi, xẩy ra cùng với cơn “bão giá” ở Việt Nam. Từ Sài Gòn, nhà báo Tạ Phong Tần cho biết: tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2011, dù tất cả vật giá đều lên ào ạt – như sóng thần – giá bánh mì vẫn ổn định (y) như cũ, không tăng một xu, chỉ có hình dạng và kích thước là đổi khác chút đỉnh. Nó ngắn bớt (cỡ) hai phần.
Bây giờ đã bước sang tháng 4. Bánh mì Sài Gòn (chắc) sắp ngắn thêm khoảng hai phần nữa. Khác với Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc, bánh mì là thứ chỉ có thể “hưởng” được khi cầm trong tay và nhai trong miệng. Bánh mì không thể tiếp tục ngắn mãi đến mức không còn chỗ để mà cầm, và không còn gì để nhai.
Nhà đương cuộc Hà Nội cũng không thể tiếp tục kìm giữ cả một dân tộc (với hàng trăm triệu người) sống mãi trong cùng quẫn, và phẫn uất bằng những khẩu hiệu ấm no (suông) hay bằng lực lượng công an hung hãn (quá mức cần thiết) mà họ đang có. Giữa đống than hồng và những thanh củi nỏ mà cấm đoán giáo dân hành lễ, ép buộc họ phải bỏ đạo, đánh chết người chỉ vì không đội mũ bảo hiểm, và mang người công dân ra kết án cả chục năm tù mà không có bằng chứng buộc tội là cácu hành sử (vô cùng) ngu xuẩn.
Người cộng sản Vịêt Nam đã thành công hai lần (vào năm 2001 và 2004) trong việc trấn áp sự nổi dậy của những người dân thiểu số, ở Cao Nguyên. Họ có rất ít hy vọng, và cơ may, khi những biến động (tương tự) diễn ra tại những đô thị lớn – ở đồng bằng – nơi mà phẩm chất của đời sống mỗi ngày một thêm tồi tệ, và hố phân cách giàu/nghèo càng lúc càng thêm sâu rộng.
Đã đến lúc mà nhà đương cuộc Hà Nội buộc phải trả lại quyền tự do tín ngưỡng cho người dân Việt, trả lại giáo dục cho học đường, trả nghị trường cho quốc hội, trả lại đất đai cho nông dân, trả lại quân đội cho đất nước, trả lại công đoàn cho công nhân, trả lại toà án cho pháp luật, trả lại bút viết cho ký giả, trả lại những sinh hoạt tập thể cho xã hội công dân ...và xóa dần vai trò của mình, để tự biến mất vào trong quần chúng – trước khi quá muộn.
Than hồng đã sẵn, chỉ cần vài que lửa nhỏ. Và củi nỏ ở Việt Nam thì (ôi thôi) có bao giờ mà thiếu.
Tưởng Năng Tiến
Sổ Tay Thường Dân
<<trở về đầu trang>>