|
* Ngọc Châu
|
Từ trái: Oezdemir, Kuenast, Trittin và Roth |
Những ai từng theo dơi t́nh h́nh chính trị Đức đều nhận thấy rằng đảng Xanh đang được sự ủng hộ mạnh mẽ của cử tri Đức. Lư do, đảng Xanh của Đức - một đảng mà đường lối chính trị ưu tiên là môi sinh đang được dân chúng ủng hộ mạnh nhờ tai nạn hạt nhân xảy ra tại Nhật. Dựa theo kết quả thăm ḍ ư kiến vừa mới công bố th́ uy tín của Xanh hiện nay c̣n cao hơn đảng Xă Hội Đức (SPD).
Nếu giả thử rằng một chính phủ Đức thành lập trong giai đoạn này th́ liên minh giữa SPD + Xanh chiếm đa số phiếu tuyệt đối, vượt xa CDU+CSU và FDP, hơn hẳn toàn khối đối lập c̣n lại kể luôn cả đảng Tả Khuynh vào. Trước đây, Xanh chỉ được xem là "cánh tay nối dài" của SPD, phải chịu lép vế hoàn toàn nếu muốn cùng với SPD chia quyền. Bây giờ th́ hoàn toàn khác hẳn. Trong trường hợp nếu Xanh + SPD liên minh th́ Xanh theo luật Đức hiện hành có cơ hội được đề cử cũng như sẽ giữ chức thủ Tướng của nước Đức. Tuy là trên lư thuyết thôi nhưng đây là chuyện ít ai ngờ đến v́ đường lối chính trị của Xanh chẳng có ǵ đặc biệt, ngoài môi sinh.
Từ nhiều tháng qua, mỗi lần kết quả thăm ḍ ư kiến cử tri công bố th́ người ta ghi nhận điều là sự ủng hộ đảng Xanh ngày càng tăng. Hôm 18-04-2011 Xanh đă đạt được cao điểm, hơn cả SPD là đảng từ trước đến nay liên minh với Xanh. Một điểm khác, dân chúng Đức sau khi nh́n thấy kết quả công bố họ nghĩ ngay đến cựu ngoại trưởng Joschka Fischer và muốn ông ta làm thủ tướng. Tuy nhiên Fischer đă lên tiếng từ chối ngay sau đó, mở đầu cho sự bàn tính nếu đến kỳ bầu cử quốc hội Đức năm 2013 tất cả không thay đổi th́ ai là người của đảng Xanh sẽ nắm chức thủ tướng Đức?.
Kết quả thăm ḍ nói trên do cơ quan nghiên cứu Emnid thực hiện cho thấy Xanh và Đỏ chiếm 47%, trong đó Xanh được 24%. và như đă giải thích, có quyền đề cử thủ tướng. Nhân vật quan trọng của đảng Xanh được dân chúng Đức ái mộ là Fischer. Có 17% chấm ông ta, đứng đầu trong danh sách các chính trị gia tên tuổi của Xanh. Tuy vậy có một trở ngại mang tính cách lịch sử là Fischer từ chối. Ông ta nói qua báo Bild am Sonntag: "ông cảm thấy rất hănh diện được mọi người tín nhiệm, nhưng mọi việc cũng chỉ dừng lại ở đó!". Mặc dầu người ta muốn thuyết phục ông khi dẫn chứng lời phát biểu của Fischer vào năm 2005: "Ông ta sẽ suy nghĩ lại, nếu nước Đức lâm vào t́nh trạng xấu và trong trường hợp quốc gia cần ông!". Qua đó Fischer khẳng định ngay là chuyện ông trở lại chính trường sẽ không xảy ra!
Fischer c̣n trả lời thêm: " Nhưng rất may mắn, Đức chưa nằm trong t́nh trạng này. Nước Đức c̣n đang rất khả quan và đảng của tôi cũng vậy!"
Một sự thật hiển nhiên, không làm cách nào ngăn chận được sự ủng hộ cử tri Đức dành cho đảng Xanh ngày càng tăng! Từ đó chuyện lựa chọn trong nội đảng ai sẽ là ứng cử viên thủ tướng (trong truờng hợp xảy ra) là vấn đề không thể tránh né. Sau khi nghe biết Fischer từ chối, chủ tich khối dân biểu đảng Xanh tại quốc hội Đức, ông J. Trittin đă nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn của nhật báo "Tagesspiegel" rằng một cuộc tranh căi ai sẽ là thủ tướng không xảy ra trong lúc này. Câu hỏi liên quan đến nhân sự cho cuộc bầu cử quốc hội lần tới không thể lệ thuộc vào kết quả của những cuộc thăm ḍ ư kiến cử tri. Cụ thể hơn là hăy dựa vào kết quả của những cuộc bầu cử kỳ sắp tới, điều kiện thiết yếu chứng minh cho thấy là những suy luận nói trên có thực tế hay không!
Trong trường hợp điều này xảy ra, ngay cả chính ông cũng phải suy nghĩ có thể trở thành một ứng cử viên thủ tướng của đảng Xanh. Kết quả thăm ḍ ư kiến ai là chính trị gia được đánh giáo cao vào chức vụ thủ tướng th́ Trittin đứng hạng hai, chỉ kém Fischer có 1%. Theo cơ quan truyền thông "der Westen" th́ Trittin là ứng cử viên hàng đầu của Xanh. Lư do chưa có thành viên nào biết rơ t́nh trạng của đảng Xanh như Trittin. Chưa có thành viên nào được sự ủng hộ mạnh mẽ trong nội đảng như Trittin và cũng chưa ai được uy tín nhiều như ông ta trong nội đảng, người đă có một đường hướng chính trị trung lập. Hiện nay Trittin c̣n lên tiếng ủng hộ sự "tham chiến" của quân đội Đức trên lănh thổ Lybia, vượt qua ngay cả quan điểm của các chính trị gia của SPD, đang c̣n nằm trong t́nh trạng hoài nghi chưa có quyết định dứt khoát.
Ngoài J. Trittin ra, Xanh đề nghị thêm bà Renate Kuenast, đồng chủ tịch khối dân biểu Xanh tại quốc hội Đức, chiếm 14% sự tín nhiệm sau Trittin (16%). Tuy nhiên sự đề cử bà Kuenast c̣n tuỳ thuộc vào kết quả cuộc bầu cử đô trưởng Bá Linh sắp tới mà đối thủ là ông Klaus Wowereit (SPD).
Ngay cả hai vị chủ tịch đảng Xanh, Cem Oezdemir (gốc Thổ nhỉ Kỳ) và bà Claudia Roth tuy các chuyên gia phân tích chính trị cũng nhắc đến nhưng theo họ cơ hội được đề cử kém hơn Trittin và Kuenast. Giống Trittin, bà Roth chưa muốn nghe đến chuyện bàn tính ai là ứng cử viên thủ tướng. Hiện tại theo bà Roth cho biết qua ZDF-Magazin th́ c̣n nhiều vấn đề khác quan trọng hơn, điển h́nh là những cuộc bầu cử sắp xảy ra tại các tiểu bang Bremen, Mecklenburg-Vorpommern và Berlin.
Riêng chuyện sẽ liên minh với ai th́ bà Roth cụ thể hơn cho biết sẽ ưu tiên với đảng SPD là đảng có nhiều điểm tương đồng với Xanh, so với các đảng c̣n lại. Ngay cả ông Trittin cũng đồng quan điểm như thế. Theo nhật báo Spiegel, Trittin c̣n đi xa hơn nữa khi yêu cầu thành viên nồng cốt thuộc cánh tả đảng Xanh nên nhanh chóng, không chần chờ lâu hăy xác định rơ ràng sẽ liên minh với SPD, dựa theo kết quả cuộc bầu cử mà Xanh đă thắng vẻ vang tại tiểu bang Baden-Wuerttemberg trong quư I năm 2011 vừa qua. Ngược lại, bà Kuenast th́ nghĩ rằng không cần nói trước sẽ liên minh với đảng nào, nên giữ vị thế trung lập. Riêng chủ tịch đảng Oezdemir th́ giải thích rằng đảng Xanh cần phải khai thác sự chiến thắng, đó là cơ hội để tận dụng những công việc có chiều sâu dựa theo các chương tŕnh mang tính chất cơ bản đă đề ra.
Tóm lại, chuyện đảng Xanh, CDU, SPD chính thức đề cử ai hay chính trị gia nào sẽ trở thành thủ tướng Đức xin tạm gác lại chờ kết quả cuộc bầu cử quốc hội 2013.
Thay lời kết:
Đức nói riêng, tuy phe phái không sao tránh khỏi được nhưng ngoài chuyện đào tạo đảng viên nối tiếp thế hệ "đàn anh" và tạo môi trường cho những thành viên trẻ ưu tú, hầu hết các đảng phái tại Đức rất cân nhắc khi chọn lựa một "lănh tụ". Muốn trở thành lănh tụ, nắm giữ những chức vụ quan trọng ảnh hưởng đến sự hưng thịnh của đảng, những vị này cho dù là thành viên của đảng CDU, CSU, SPD, FDP hay Xanh đều phải qua một quá tŕnh sinh hoạt chính trị lâu năm, trong quá khứ đă phải chứng tỏ chính ḿnh có tài trên nhiều b́nh diện khác nhau từ ngoại giao, ăn nói, điều hành cho đến sáng kiến … cũng như đủ khả năng để giải quyết những vấn đề quan trọng của quốc gia. Một đặc điểm khác, họ không mượn tên ông này bà kia để núp bóng dù họ được đỡ đầu bởi chính trị gia tên tuổi và họ cũng chẳng tham quyền cố vị như trường hợp Fischer từ khước "đảm nhận chức thủ tướng (mà có lẽ chính trị gia nào cũng muốn)" đă tŕnh bày ở trên hay vụ ông Westerwelle từ chức chủ tịch đảng FDP khi nhận thấy ḿnh không c̣n đủ uy tín hoặc vụ ông zu Guttenberg (CSU) từ chức bộ trưởng quốc pḥng khi tuổi c̣n quá trẻ, "không phải v́ phạm các trọng tội chúng ta đă biết qua Internet như tham nhũng bạc tỷ hay chuyện tên hiệu trưởng hiếp dâm nhiều nữ sinh vị thành niên" mà chỉ v́ cái tội "đạo văn không ghi rơ nguồn" trong luân án tiến sĩ của ông ta. Bên cạnh đó, từ lănh vực chính trị cho đến kỹ thuật, kinh tế, thương mại, họ luôn luôn có ban cố vấn giỏi gồm các chuyên gia trí thức có chức năng và nhiều kinh nghiệm thật sự nên theo thiển ư người viết nhờ thế mà Đức chỉ trong ṿng hai thập niên sau đệ nhị thế chiến đă trở thành một cường quốc được thế giới kính nể.
Nước Nhật, nước Đức đă trải qua thời kỳ chiến tranh như Việt Nam (VN). Đặc biệt Đức cũng là quốc gia từng bị chia đôi như VN và mặc dù thống nhất từ 1990 nhưng hơn 10 năm sau đời sống xă hội của dân chúng thuộc vùng cộng sản (DDR cũ) đă thay đổi tốt, tiến xa so với thời cộng sản trước đó!
Nh́n người lại nghĩ đến ta. Tại sao t́nh trạng kinh tế, đời sống xă hội tại Việt Nam, 36 năm sau khi cộng sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam vẫn c̣n xấu, kém cỏi nếu đem so sánh với các quốc gia thuộc khối cộng sản Đông Âu (là những nước cs anh em với Bắc Việt trước 1990) kể từ khi chế độ cộng sản bị sụp đổ ??. Nếu trực tiếp so sánh đời sống, sự phát triển về khoa học kỹ thuật, sự thịnh suy … giữa DDR (cộng sản Đông Đức) và Tây Đức (khi chưa thống nhất) nói riêng chúng ta nh́n thấy rơ ngay một sự khác biệt rất lớn trên hầu hết mọi lănh vực, để từ đó câu hỏi được đặt ra:
Phải chăng chính v́ nhờ dân trí cao, nhờ được hưởng đầy đủ những quyền làm người căn bản, v́ có một cuộc sống tự do dân chủ không bị kèm kẹp nên người Đức nói chung, so với chế độ cộng sản DDR đă có cơ hội phát triển khả năng một cách tự nhiên và phục vụ cho đất nước họ hữu hiệu hơn?
* Ngọc Châu (Nam Đức, 21-04-2011)
* Tài liệu tham khảo: Internet và Yahoo-Nachrichten
<<trở về đầu trang>>