Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Việt Nam 35 năm nh́n lại

Việt Nam 35 năm nh́n lại

 
Quỳnh Như,
phóng viên RFA
 

Buổi Hội thảo "Việt Nam 35 năm nh́n lại" tại Hoa Thịnh Đốn ngày 9 tháng 4, 2010

Cuộc chiến tại Việt Nam đă kết thúc cách nay 35 năm nhưng đối với một thành phần đông đảo người Việt Nam, cả trong lẫn ngoài nước, vẫn c̣n nhiều điều cần phải bàn căi và làm sáng tỏ.

Đó là chủ đề một cuộc hội thảo quy tụ gần 50 nhân vật gồm những cựu tướng lănh Hoa Kỳ và những nhà nghiên cứu quân sự, nghiên cứu sử học của Mỹ, cùng với môt số nhà nghiên cứu, cựu viên chức cao cấp Việt Nam Cộng Hoà trong thành phần diễn giả và tham dự lên đến gần 200 người, trong hội trường U.S. Army and Navy Club tại Washington.
 

Dư luận không thể là bằng chứng

Vai tṛ và tinh thần chiến đấu của Quân đội Việt Nam Cộng Hoà trong trận chiến 20 năm tại Việt Nam kết thúc cách nay đă 35 năm vẫn chưa được nhiều người trong hai thành phần tham chiến đánh giá đúng đắn. Dư luận Mỹ nay đă nh́n lại đôi phần từ khi có đông đảo người Việt sang tị nạn, nhưng cũng c̣n sót lại những khuynh hướng đổ lỗi cho sự thất bại của phe đồng minh ở Việt Nam là do sự yếu kém trong sức chiến đấu của quân đội Việt Nam Cộng Hoà.  Phía đảng Cộng Sản Việt Nam th́ luôn luôn nhấn mạnh đến vai tṛ của quân đội Hoa Kỳ, coi thành tích chiến đấu của quân đội miền Nam chỉ là thứ yếu, kém cỏi, tuy vẫn mạnh tiếng tố cáo quân đội này đă gây ra những tổn thất lớn lao cho lực lượng Cộng Sản từ những ngày nổi dậy ở miền Nam cho đến những trận tổng tấn công 1968, 1972 và 1975 của quân đội miền Bắc.

Đại sứ Bùi Diễm

Cựu đại sứ Việt Nam Cộng Hoà tại Washington, ông Bùi Diễm phát biểu lời khai mạc tại cuộc hội thảo "Việt Nam 35 năm nh́n lại" tại Hoa Thịnh Đốn. (April 4, 2010)

Sự thật lịch sử rất quan trọng đối với người Hoa Kỳ trong thế hệ ngày nay đang điều hành chính sách với Việt Nam , cũng như đối với những thế hệ đi sau của của những người chiến sĩ và viên chức Việt Nam Cộng Hoà.  Những thế hệ hậu duệ đó nay đang chiếm giữ ngày càng nhiều những vị thế quan trọng trong nhiều lĩnh vực ở nhiều nước bên ngoài Việt Nam, cũng là thành phần không kém quan trọng đối với tương lai chính trị, kinh tế, xă hội của nước Việt Nam sau này.  Nh́n lại lịch sử sau 35 năm chiến tranh về vai tṛ chiến đấu của quân lực Việt Nam Cộng Hoà, do đó, là chủ đề cuộc hội thảo tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ, do cựu đại sứ Việt Nam Cộng Hoà tại Washington, ông Bùi Diễm, và những người có tâm huyết với những người Việt quốc gia trong và ngoài nước tổ chức hôm thứ sáu mùng 9 tháng 4 năm 2010.
 

Sự thật bị bóp méo  

Một trong những nhân vật đă từng chứng kiến những giờ phút quan trọng của lịch sử là cựu Đại sứ Bùi Diễm - ông từng là thành viên trong phái đoàn của chính phủ quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hoà tham gia Hội nghị Geneve 1954,  Hội nghị Paris năm 1973, từng nắm giữ các chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Đại sứ lưu động của Việt Nam Cộng Hoà phát biểu lời khai mạc:
Đại sứ Bùi Diễm: “Hôm nay chúng tôi muốn chứng minh đă có sự bóp méo lịch sử, xuyên tạc những ǵ đă xảy ra ở miền Nam Việt Nam trước đây, và phản bác những định kiến sai lầm về vai tṛ, cũng như sức chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà.

Trong thập niên 1960, trên báo chí Mỹ, chẳng hạn như tờ Newsweek, đă có những tin tức, những bài báo với hàng tít: “Kẻ địch như hổ, c̣n chúng ta chỉ là những chú thỏ đế”. Dưới mắt những nhà báo có lối nh́n thiên lệch này,  những “con hổ” được dùng để chỉ quân Cộng Sản , c̣n Hoa Kỳ và phía Việt Nam Cộng hoà bị ám chỉ là “những chú thỏ đế” một biểu tượng của sự hèn nhát. Sự thật thế nào. Ông Bùi Diễm cho biết: 
Đại sứ Bùi Diễm:“Trên thực tế, những “con thỏ” đó đă chiến đấu rất dũng mănh. Trong số các diễn giả tham dự hội thảo này, có những người đă từng chiến đấu hồi Tết Mậu Thân ở Huế, trong đợt phản công hồi “Mùa hè Đỏ lửa” năm 1972 để giải vây An Lộc và tái chiếm Quảng Trị.
Những nhân chứng từng tận mắt chứng kiến những ǵ đă diễn ra sẽ chứng thực sự dũng cảm và kể về những chiến công của Quân lựcViệt Nam Cộng hoà trong muôn vàn khó khăn. Dựa vào những kinh nghiệm mà họ đă từng trải qua trong cuộc chiến sôi động lúc đó. Các nhân vật này sẽ tŕnh bày với chúng ta về sự thật đích thực”.

Trong khi báo giới Mỹ ca ngợi sự dũng cảm của quân nhân Hoa kỳ ở Khe Sanh th́ những chiến công của quân đội Việt Nam Cộng Hoà trên chiến trường An Lộc, Quảng Trị hay trước

đó là trong trận phản công hồi Tết Mậu Thân lại không được báo giới Mỹ nhắc đến. Tuy nhiên có những sự thật không ai có thể chối bỏ.
 

Thảm sát tại Huế năm 1968 vào Tết Mậu Thân

Thảm sát tại Huế năm 1968 vào Tết Mậu Thân của cộng sản VN. Courtesy NgoTheLinh (VN special forces website)

Cuộc thảm sát ở  Huế: bằng chứng cụ thể

Năm 1968, Việt cộng mở một cuộc Tổng tấn công ở hầu hết các thành phố khắp Miền Nam như: Saigon, Huế, Đà Nẵng, Biên Hoà, Ban Mê Thuột,...
Trong các trận đánh ấy, cuộc thảm sát ở  Huế là sự kinh hoàng khó quên đối với dân chúng. Đại tá Trần Minh Công thuộc Lực lượng Cảnh sát Quốc gia Nam Việt Nam, cho biết, có khoảng 5,200 người vô tội, hầu hết là thường dân, trong đó có cả những nhà truyền giáo và giáo sư ngoại quốc được Viện Đại học Huế thỉnh giảng đă bị Việt cộng giết hoặc chôn sống.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, người từng đảm trách chức vụ Giám đốc Pḥng Thông tin, Đại sứ quán Việt Nam tại Washington trong thời gian này nhận định, một trong những lư do khiến cuộc tấn công của Việt cộng vào Huế trở thành đẩm máu và kinh hoàng nhất là v́:
Nguyễn Ngọc Bích: “Nếu như cuộc tiến công hồi Mậu Thân vào Saigon là sự kết hợp của lực lượng quân giải phóng ở miền Nam dưới sự chỉ huy của Trần Văn Trà, Vơ Văn Kiệt và Trần Bạch Đằng, cộng với các đơn vị chính quy miền Bắc do Lê Đức Anh và Mai Chí Thọ lănh đạo th́ lực lượng tấn công Huế chỉ có quân chính quy Bắc Việt và kết quả của mặt trận Huế sẽ mang lại uy danh cho lực lượng này. Đây chính là điểm quan trọng nhất để quy trách nhiệm đối với những kẻ đă gây nên các cuộc thảm sát ở Huế năm 1968”.

Cuộc tấn công Tết Mậu Thân c̣n cho thấy, Bắc Việt đă có sự thay đổi về chiến lược, từ chiến tranh du kích sang chiến tranh chính quy. Cựu Đại tá Cảnh sát Trần Minh Công cho biết:
Trần Minh Công: “Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, quân Cộng Sản đă bất ngờ tấn công miền Nam nhưng đă bị quân đội Việt Nam Cộng Hoà và lực lượng Cảnh sát kết hợp phản công tức thời. V́ thế âm mưu của Bắc Việt đă thất bại nhanh chóng. Kết quả là tổn thất về phía lực lượng Cộng Sản ở miền Nam rất cao và sau thất bại này, hầu hết các cơ sở nội thành và các chi bộ cộng sản được xây dựng từ lâu đă bị lực lượng Cảnh sát phá vỡ.
Hai năm sau cuộc tấn công hồi Tết Mậu Thân, Cộng Sản Việt Nam không thể tập hợp lực lượng để mở một trận đánh lớn nào vào quân đội Việt Nam Cộng hoà cho đến mùa hè 1972”.  
 

Sức mạnh thực sự của QĐVNCH tại An Lộc và Quảng Trị

Sang năm 1972, Bắc Việt nghĩ rằng có thể sẽ giành được những chiến thắng quyết định trên chiến trường. Với chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh, lúc này, Quân lực Việt Nam Cộng hoà, có sự yểm trợ hoả lực của Mỹ tự lực chiến đấu với quân đội Bắc Việt được Liên Xô và Trung Quốc ủng hộ, trợ giúp súng đạn tối tân.
Đầu tháng Tư năm 1972, Cộng Sản Bắc Việt mở một trận đánh lớn vào An Lộc, một thị trấn nằm trên quốc lộ 13, nối liền Saigon với vùng biên giới Campuchia thuộc tỉnh B́nh Long, với âm mưu biến khu vực này thành bàn đạp, tiến chiếm Saigon,.  Bắc Việt đă huy động một lực lượng hùng hậu, quân số gấp bốn lần quân trú pḥng, tấn công mănh liệt với sự yểm trợ của xe tăng và đại pháo.
Sau 7 đợt tấn công, kéo dài gần hai tháng, mất hàng chục ngàn quân, chưa kể hàng chục ngàn lính bị thương, cuối tháng 5 năm 1972, Bắc Việt phải tháo lui.

Tái chiếm thành Quảng Trị

Tái chiếm thành Quảng Trị.

Ảnh Nguyễn Ngọc Hạnh

Trong mùa hè năm 1972, người miền Nam quen gọi là “Mùa hè đỏ lửa”,  Bắc Việt xua quân tràn qua biên giới Việt – Lào và khu phi quân sự ở vĩ tuyến 17 chia cắt hai miền, để tấn công Quảng Trị-Hụế.   Sư đoàn 3 Quân đội Việt Nam Cộng Hoà thoái lui và tan ră trước sức tấn công của 5 sư đoàn quân miền Bắc và nhiều trung đoàn xe tăng, pḥng không, đại pháo, hoả tiễn đủ loại.   Đến tháng 5 năm 1972 th́ quân Bắc Việt chiếm được toàn bộ Quảng Trị.
Giữa tháng 6, Quân lực Việt Nam Cộng ḥa khởi sự phản công.   Đầu tháng 7 năm 1972, Quân lực Việt Nam Cộng ḥa phản công để tái chiếm Quảng Trị- Đông hà. 

Cuộc chiến 81 ngày giành lại thị xă và thành cổ Quảng Trị trở thành trận đánh ác liệt nhất trong “Mùa hè đỏ lửa”.   Hai sư đoàn dũng mănh nhất của quân đội Việt Nam Cộng Hoà là Nhảy dù và thuỷ quân lục chiến làm lực lượng tấn công chính. 
Một Đại đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 5 Nhảy dù Việt Nam Cộng hoà từng tham chiến tại Quảng Trị thuật trận đánh Cổ Thành đầu tiên, nổi bật tinh thần chiến đấu của đoàn quân Mũ đỏ.  Ông thuật lại:  tiểu đoàn của ông đi ṿng lên hướng đông bắc, (xử dụng lối đánh vào ban đêm)bí mật nhổ hết chốt địch dọc đường, bất ngờ đánh vào làng Tri Bưu, và áp sát cửa Tả của cổ thành sau 18 ngày tấn kích liên tục qua những biển chốt pḥng thủ của quân Bắc Việt.  Ông nói tiếp lúc quân Việt Nam tràn qua bức tường thành:
“Trái bom tinh khôn gây một tiếng nổ bất ngờ,  rung chuyển mặt đất, khoét một lỗ có đường kính khoảng 2m trên bức tường thành, đất đá ào ào đổ xuống hào nước rộng 20 mét cho quân tấn công chạy qua, trông như một phép lạ.  Đại đội 51 tràn qua  lỗ hổng đó vào bên trong… Tiếng súng M-16, M-60, M-79 vang động rơ mồn một.  Đại đội 52 lập tức  xông vào tiếp.   Binh sĩ đại đội 51 đang ruợt bắn địch quân trên tường thành.   Mọi thứ diễn ra y như kế hoạch đă định.   Máy bay A 37 đánh hai trái bom rất chính xác, ngay cột cờ.  Nhưng chiếc Phantom sau lại đánh theo màn khói bom trước đă trúng mục tiêu vừa bị gío tạt ngang đầu quân bạn, gây tổn thất nặng nề cho hai đại đội nhảy dù đang xung phong, làm tiêu tan sức chiến đấu...
Cuối cùng các chiến  sĩ mũ xanh thuỷ quân lục chiến của quân đội Việt Nam Cộng hoà đă làm nên lịch sử. Họ đă dựng lại lá cờ vàng của miền Nam Việt Nam trên cổ thành vốn đă đẫm máu của vô số chiến sĩ đă hy sinh v́ chính nghiă tự do và dân chủ cho quê hương của họ.”
Đó là lời của một cựu sĩ quan, thuộc Tiểu đoàn 5 Nhảy dù, một đơn vị tham gia chiến dịch phản công ở Quảng Trị.
Tất cả những chiến công đó là một phần của lịch sử mà không ai có thể xóa bỏ bởi nó đă được xây dựng bằng xương máu của những người lính Việt Nam Cộng hoà, trong hoàn cảnh hết sức cam go, cả trong lúc có sự tham dự trực tiếp của lực lượng Hoa Kỳ, lẫn khi không c̣n lực lượng này hỗ trợ.    
Tuy nhiên, sang năm 1973, t́nh h́nh chiến trường Việt Nam có nhiều thay đổi bất lợi cho phía Việt Nam Cộng hoà. Việt Hà sẽ gởi đến quư thính giả những diễn biến từ năm 1973 đến năm 1975 trên mặt trận quân sự và ngoại giao. Mời quư vị theo dơi trong buổi phát thanh tới.


Quỳnh Như tường tŕnh từ Hoa Thịnh Đốn.


<< trở về đầu trang >>
free counters