Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Trẻ ăn xin trên đường phố Sài G̣n

Từ chuyện trẻ ăn xin và tấm biển đường

 

Trương Duy Nhất

 

Trẻ ăn xin trên đường phố Sài G̣n

Khi phát hiện ra một nguy cơ phạm tội th́ chức phận tức thời của chính quyền và công an là t́m cách ngăn chặn để hành vi tội phạm đó không xảy ra. Chứ không phải là cài bẫy để cho người ta phạm tội rồi bắt hoặc trừng phạt!

 

Cứu giúp thay v́ trừng phạt

Hôm rồi vào Sài G̣n, thấy người già và trẻ hành khất nhiều quá, nhiều đến nhem nhuốc phố phường. Cứ thắc mắc hoài: Tại sao Đà Nẵng dẹp được tệ này mà Sài G̣n chịu? Tại sao khắp 63 tỉnh thành nơi nào cũng có? Tại sao duy nhất Đà Nẵng làm được, tại sao Đà Nẵng là thành phố sạch, không người điên, không x́ ke ma túy, không người lang thang cơ nhỡ xin ăn?

Hai mẩu chuyện nhỏ sau ít nhiều nói được điều này.

Một: Ông Chủ tịch tỉnh mở cửa xe, rút túi dúi vào tay cậu bé hành khất đang ngồi bệt ven đường. H́nh ảnh đă vô t́nh lọt vào ống kính phóng viên. Hôm sau, báo đăng trang nhất bức ảnh cảm động này.

Hai: Bất chợt gặp mấy trẻ hành khất lang thang bu bám đoàn du khách. Cậu lái xe dừng lại bên vệ đường. Không phải rút ví lục tiền lẻ, cậu ta lôi điện thoại điện báo đường dây nóng của Sở Lao động- thương binh xă hội, rồi thản nhiên chạy tiếp. Vài phút sau, xe đặc nhiệm như từ đất chui lên. Đội công tác xă hội lịch sự bồng bế mấy trẻ hành khất chạy vèo đi trước con mắt ngạc nhiên của đoàn du khách ngoại quốc.

Và ở những nơi đó, những nơi có được h́nh ảnh đẹp đầy cảm động như ngài Chủ tịch kia, vẫn đầy rẫy h́nh ảnh trẻ lang thang cơ nhỡ và nạn hành khất, người điên nhem nhuốc phố phường.

H́nh ảnh cậu lái xe… hờ hững, thản nhiên rút điện thoại kia xảy ra ở Đà Nẵng. Một đô thị có tốc độ phát triển nhanh nhất nước, nhưng từ lâu đă không c̣n nạn ăn xin cơ nhỡ. Bất kỳ ai, nếu phát hiện một đối tượng hành khất, lang thang cơ nhỡ, chỉ cần điện báo về đường dây nóng (được ghi đầy trên các bảng thông báo dọc phố) sẽ ngay lập tức được thưởng 200.000 đồng. Tất nhiên, người điện báo không phải để nhận tiền thưởng, mà họ ư thức được rằng: phương cách văn minh và hữu hiệu nhất, đồng thời cũng nhân văn nhất không phải là rút tiền… bố thí!

Chính quyền thành phố Đà Nẵng đă quá thành công trong việc này. Họ không rút ví bố thí cho trẻ lang thang cơ nhỡ và nạn hành khất, người điên nhem nhuốc phố phường. Làm vậy cũng chỉ giúp họ nhiều nhất là… qua ngày. Đà Nẵng chọn cách giúp dài ngày hơn, căn cơ và bền vững hơn. Ngướ già được vào trại dưỡng lăo. Bệnh nhân tâm thần được vào bệnh viện. Trẻ hành khất, lang thang cơ nhỡ được vào các trung tâm bảo trợ xă hội. Mấy năm nay, đố ai t́m thấy ở Đà Nẵng h́nh ảnh một trẻ lang thang cơ nhỡ, hay nạn hành khất, người điên vật vạ phố phường.

Trong khi Đà Nẵng t́m cách cứu giúp, th́ nhiều nơi như TP HCM lại t́m cách… trừng phạt! Cách đây không lâu, khi báo chí khởi đăng hàng loạt phóng sự ảnh về cảnh trẻ lang thang la lết vỉa hè, TP HCM đă khẩn tốc họp các ban ngành nội chính để t́m cách… khởi tố những “kẻ chăn dắt” con trẻ! Hết ông này đến bà nọ lên báo lên đài hùng hồn lệnh cho công an phải t́m cách truy tố, bắt giam kẻ này người nọ. Họp căng thẳng, ra quân rầm rộ. Rồi cũng chẳng thấy khởi tố được ai. Rồi trẻ lang thang cơ nhỡ, hành khất vẫn đầy phố.

 

Biển cảnh báo bắn tốc độ ở Đồng Nai.

Hướng dẫn, cảnh báo chứ không phải gài bẫy

Tấm ảnh bên dưới chụp tại Đồng Nai, trên trục quốc lộ 1A. Nội dung cảnh báo cho cánh tài xế rằng đây là “tuyến đường thường xuyên tổ chức bắn tốc độ các loại xe”. Rất lạ, không thấy bóng dáng cảnh sát, nhưng chẳng anh nào đạp ga quá tốc độ. Trong khi rất nhiều các tỉnh thành khác, không hề có biển cảnh báo nào như vậy, cảnh sát chỉ chuyên núp lùm phục cho các xe chạy quá tốc độ để bắn.

Cách làm của Đồng Nai đáng để các tỉnh thành khác tham khảo, học tập. Ngăn chặn các hành vi vi phạm an toàn giao thông (và nói rộng ra với cả các hành vi phạm tội khác) trước hết phải là hướng dẫn, cảnh báo, chứ không phải ngồi phục cho dân vi phạm, thậm chí cài bẫy cho dân sai để… trừng phạt!

Giúp dân pḥng ngừa và pḥng ngừa giúp dân, chứ không phải là cách cài bẫy. Khi phát hiện ra một nguy cơ phạm tội th́ chức phận tức thời của chính quyền và công an là t́m cách ngăn chặn để hành vi tội phạm đó không xảy ra. Chứ không phải là cài bẫy để cho người ta phạm tội rồi bắt hoặc trừng phạt!

Rất nhiều vụ khi đánh án, ngành công an đă mắc phạm phải “lỗi” này. Rơ nhất là các án đưa nhận hối lộ. Khi phát hiện ra một trường hợp định ṿi tiền hối lộ. Đáng lư phải cảnh báo, ngăn chặn ngay để ư định kia không dấn tới thành hành vi phạm tội, th́ công an lại vô t́nh tạo thêm điều kiện cho họ phạm tội, cài bẫy cho họ phạm tội để bắt. Trong những trường hợp như thế, chẳng khác ǵ công an cũng là kẻ ṭng phạm.

Cái gốc gác, chức phận và thước đo văn minh cho người công an trong một xă hội văn minh ở chính điểm này!

 

http://truongduynhat.wordpress.com/2010/04/06/t%E1%BB%AB-chuy%E1%BB%87n-tr%E1%BA%BB-an-xin-t%E1%BA%A5m-bi%E1%BB%83n-d%C6%B0%E1%BB%9Dng/


<< trở về đầu trang >>
free counters