Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Thực trạng tôn giáo tại Việt Nam và khu vực

Thực trạng tôn giáo tại Việt Nam và khu vực

 

RFA

 

Phái đoàn Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế trong một chuyến viếng thăm Ḥa thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sài G̣n.

Tại Washington, Ủy Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế vừa cho phổ biến bản báo cáo hàng năm về t́nh trạng tự do tôn giáo toàn cầu.

Nhân dịp này, Tiến Sĩ Scott Flipse, Giám Đốc Chính Sách Đông Á của Ủy Ban đă dành cho Đài Á Châu Tự Do một cuộc phỏng vấn đặc biệt để tŕnh bày nhận xét và quan điểm của Ủy Ban đối với một số nước trong vùng Châu Á, và chúng tôi xin gửi đến quư thính giả những điểm chính trong cuộc phỏng vấn.

 

Tự do tôn giáo ở Việt Nam?

RFA: Trước hết chúng tôi xin được đặt câu hỏi liên quan đến Việt Nam. Trong năm vừa qua, t́nh trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam được cả thế giới chú ư tới và điều đang được nói đến ở Washington là liệu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có đặt Việt Nam trong danh sách những nước phải đặc biệt quan tâm, tức là CPC, hay không. Quan điểm của Ủy Hội về vấn đê này như thế nào?

TS Scott Flipse:  Ủy Hội chúng tôi khẳng định là t́nh h́nh tự do tôn giáo ở Việt Nam không cải tiến như những mối quan hệ khác giữa Hà Nội và Hoa Kỳ, như quan hệ về thương mại, an ninh hoặc những trao đổi giữa hai nước trong chương tŕnh bài trừ ma túy.

Ủy Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế tin rằng đặt Việt Nam vào danh sách những nước phải đặc biệt quan tâm v́ đàn áp tôn giáo là biện pháp hay nhất, bằng chứng là trước đây khi Việt Nam bị liệt vào danh sách này, mọi người đều thấy có tiến bộ chút ít và Hoa Kỳ cũng dễ dàng nói chuyện với Việt Nam hơn.

Ủy Hội chúng tôi tin là Bộ Ngoại Giao nên làm lại điều này. Chúng tôi tin rằng nước Mỹ nên dùng CPC như là một lợi thế ngoại giao, và khi điều này được thực hiện, chúng ta sẽ thấy kết quả cụ thể.

 

RFA:  Ông có ghi nhận được tín hiệu nào để có thể biết là Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ quyết định như thế nào về đề nghị của Ủy Hội không?

TS Scott Flipse:  Không, chúng tôi không ghi nhận được tín hiệu rơ rệt nào từ phía Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để có thể đoán biết là liệu năm nay Việt Nam có bị đặt lại vào danh sách CPC hay không.

Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là các bằng chứng th́ đă quá rơ rệt, nhà nước Việt Nam tiếp tục đàn áp người có niềm tin tôn giáo, nhóm tu sinh của Thày Thích Nhất Hạnh bị nhà nước dùng vơ lực bắt phải giải tán, các tu sĩ nam nữ bị sách nhiễu dưới nhiều h́nh thức khác nhau.

Ở vùng Cao Nguyên, tín đồ Tin Lành vẫn liên tục phải đương đầu với khó khăn khi hành đạo, và điều này cũng xảy ra ở những nơi khác nữa. Tất cả những bằng chứng đó quá đủ để đặt Việt Nam trở lại danh sách CPC.

 

USCIRF-China-305.jpg

Ủy hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo Quốc tế đặc biệt quan tâm đến việc Trung Quốc trấn áp người Hồi giáo ở Tân Cương. H́nh chụp trang b́a phúc tŕnh của USCIRF

Trong khu vực

RFA:  C̣n t́nh h́nh tự do tôn giáo ở Trung Quốc th́ sao? Có điểm ǵ đáng chú ư không, thưa ông?

TS Scott Flipse: Trung Quốc luôn luôn là một trong những nước đàn áp tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng của người dân chẳng hề được tôn trọng. Ủy Hội chúng tôi tin rằng những vi phạm về tự do tôn giáo ở Trung Quốc phải giữ một vị trí quan trọng trong mối quan hệ song phương, v́ pháp quyền không được tôn trọng, nhà nước Hoa Lục đàn áp người thiểu số, và cũng chẳng hề thực hiện đúng những cam kết về quyền làm người mà họ đă kư kết với cộng đồng thế giới.

Khi nh́n vào Trung Quốc, ai ai cũng thấy ngay những điều xảy ra ở Tây Tạng, ở Tân Cương là những bằng chứng xác nhận rơ t́nh trạng tồi tệ vẫn tiếp diễn ra trong 10 năm vừa qua.

Chính quyền Bắc Kinh lấy cớ chống khủng bố, lấy cớ phải ngăn chận tất cả những ư đồ muốn chia rẽ đất nước chỉ để thực hiện ư đồ đàn áp tự do tín ngưỡng, ngay cả những hoạt động tôn giáo được thực hiện thật ôn ḥa cũng bị chính quyền ngăn cấm và đàn áp.

Các tín đồ Tin Lành, Công Giáo tiếp tục bị nhà nước làm áp lực, buộc họ hoặc phải đăng kư với giáo hội quốc doanh, hoặc bị đàn áp.

Một trong những sự kiện ít khi được nói tới là những ǵ xảy đến với tín đồ Pháp Luân Công. Những bản báo cáo nói về chuyện tín đồ Pháp Luân Công bị hành hạ, đàn áp tập thể mà Ủy Hội chúng tôi nhận được ngày một nhiều. Những người không may này bị giam cầm, tra tấn, bắt họ phải từ bỏ tín ngưỡng.

Đây là điều mà không chỉ Ủy Hội chúng tôi, mà các tổ chức vận động, tranh đấu cho nhân quyền toàn cầu phải quan tâm tới nhiều hơn nữa.

 

RFA:  Điều ông mới nói làm chúng tôi nhớ lại mới vài ngày trước đây trong cuộc thảo luận cũng ngay tại Washington, các tổ chức bảo vệ nhân quyền nói rằng nhà cầm quyền Bắc Kinh cố ư tạo cho người dân thấy h́nh ảnh Pháp Luân Công là một tổ chức tà giáo…

TS Scott Flipse:  Điều đó đúng. H́nh ảnh, tin tức mà nhà nước Hoa Lục cung cấp khiến người dân nghĩ Pháp Luân Công đúng là tà giáo. Nhưng tôi cho rằng khi tin tức liên quan đến chuyện tín đồ Pháp Luân Công bị tù đầy, bị tra tấn càng phổ biến nhiều, th́ chính người dân Trung Quốc cũng sẽ tự đặt dấu hỏi là tại sao chính phủ làm điều này.

Điều đáng nói là bây giờ tin tức về Pháp Luân Công được phổ biến ở Trung Quốc mỗi ngày mỗi nhiều hơn trước.

 

RFA:  Về t́nh h́nh tự do tôn giáo ở Miến Điện th́ sao? Trong năm vừa qua Ủy Hội thấy có ǵ phải quan tâm không?

TS Scott Flipse: Từ 1999 Miến Điện đă nằm trong danh sách những nước phải quân tâm v́ t́nh trạng tự do tôn giáo không cải thiện và theo đánh giá của Ủy Hội chúng tôi th́ đến giờ cũng không thấy có thay đổi ǵ nhiều.

Không chỉ các nhà sư Phật Giáo mà đàn áp c̣n xảy ra với những người theo các tôn giáo khác, chẳng hạn như các cộng đồng thiểu số Hồi Giáo hay những người theo đạo Tin Lành.

Lư do là v́ nhà cầm quyền Miến Điện xem tôn giáo là mối đe dọa cho chế độ, và họ luôn luôn nghĩ rằng có kẻ lợi dụng tôn giáo để phá hoại nhà nước, kể cả những cuộc biểu t́nh ôn ḥa cũng bị coi là có sự giật dây của tôn giáo, cố ư muốn làm lung lay chế độ.

Điều đáng chú ư là trong trường hợp Miến Điện, tự do tín ngưỡng được gắn chặt với áp lực buộc nhà cầm quyền phải thể hiện dân chủ, thành ra Ủy Hội chúng tôi nghĩ rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ không bỏ những điều kiện cấm vận đang áp dụng với Miến Điện, cho đến khi thấy rơ tiến tŕnh đổi mới chính trị, xây dựng dân chủ, trong đó có cả việc lănh tụ đối lập Aung San Suu Kyi và các tù nhân chính trị khác.

Bên cạnh đó, Ủy Hội chúng tôi cũng nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ làm việc chặt chẽ với những tổ chức khác như ASEAN, Liên Hiệp Quốc và cả với những nước khác để thúc đẩy dân chủ tại Miện Điện.

 

RFA: Thế c̣n Lào th́ sao?

TS Scott Flipse: Trường hợp của Lào th́ ít nhiều chúng tôi đă thấy có tiến bộ. Từ năm 2005 Ủy Hội quyết định không đặt Lào trong danh sách đề nghị CPC, sau khi chính quyền nước này thực hiện những bước giải quyết các quan tâm của cộng đồng thế giới.

Một lư do khác nữa là Lào muốn được hưởng những quyền đặc biệt khi trao đổi thương mại với Hoa Kỳ, và những bước tiên bộ mà chính phủ Lào cho thực hiện nhằm mục tiêu đạt được các quyền thương mại đó.

Trong một vài năm gần đây, chúng tôi cũng để ư thấy chính phủ trung ương Lào đă dễ dăi hơn với những tổ chức tôn giáo, nhưng th́ vẫn c̣n những nơi chính quyền địa phương vẫn c̣n cứng rắn, đặc biệt là chính sách mà họ áp dụng với những người theo đạo Tin Lành.

Chúng tôi nhận được nhiều phúc tŕnh báo cáo chuyện những người thiểu số bị địa phương tịch thu tài sản, sách nhiễu, bắt phải bỏ đạo. V́ thế, Lào nằm trong danh sách những nước phải theo dơi, và Ủy Hội chúng tôi thúc dục chính phủ trung ương phải thi hành chính sách bảo vệ người thiểu số.

 

RFA:  Tại sao chỉ theo dơi mà Ủy Hội không đặt Lào vào danh sách những nước đề nghị CPC?

TS Scott Flipse: Với Lào th́ không v́ có những dấu hiệu tiến bộ xen kẽ với những điều chính phủ Lào cần phải làm hơn nữa. Chẳng hạn như mới gần đây có lễ tấn phong Giám Mục Công Giáo được tổ chức rất trọng thể, sinh hoạt Phật Giáo ở Lào cũng không c̣n bị g̣ bó bởi nhà nước như trước nữa, chỉ c̣n một số địa phương vẫn khắt khe với tập thể người thiểu số theo đạo Tin Lành.

Ngoài ra, các viên chức Lào cũng đă bắt đầu thảo luận về tự do tín ngưỡng với những tổ chức bất vụ lợi NGO.

 

RFA: Ông nhận xét thế nào về tinh h́nh tự do t́n ngưỡng ở Bắc Hàn?

TS Scott Flipse: Có lẽ Bắc Hàn vẫn là nơi mà mỗi sáng thức dậy là phải điên đầu. Ủy Hội chúng tôi thường xuyên tiếp xúc với những người tỵ nạn Bắc Hàn và họ cho biết là những tổ chức tôn giáo nhà nước là những đoàn thể được hưởng nhiểu đặc quyền đặc lợi, được chia chác viện trợ do quốc tế tặng để cứu đói.

Sinh hoạt tôn giáo bị cấm đoán ở Bắc Hàn, năm rồi chúng tôi được báo cáo là có một trường hợp bị tử h́nh v́ hoạt động tôn giáo đă xảy ra.

Theo những người từ Bắc Hàn đi qua ngă Trung Quốc để trốn được ra nước khác nói lại là người dân sẽ bị hành hạ nếu tỏ ra có niềm tin vào tôn giáo hay theo một tôn giáo nào đó. T́nh trạng ở Bắc Hàn vẫn thật đáng ngại.

 

RFA: Về t́nh h́nh Tây Tạng, Ủy Hội ghi nhận được những ǵ trong năm vừa qua?

TS Scott Flipse:  Tây Tạng luôn luôn là một trường hợp phải chú ư tới v́ t́nh h́nh ngày càng tồi tệ hơn trước. Đức Đạt Lai Lạt Ma đă công khai lên tiếng nói chính sách của Bắc Kinh là nhằm tiêu diệt Phật Giáo Tây Tạng, và Ủy Hội chúng tôi ghi nhận thấy sau những cuộc biểu t́nh diễn ra hồi năm 2009, t́nh h́nh lại càng tệ hơn nữa, có thể nói là tệ hại nhất trong 10 năm qua.

Hiện có cả ngàn người đang bị giam cầm, luật pháp không công minh, biết bao nhiêu tu sĩ nam nữ tham gia các cuộc biểu t́nh phản đối chính sách khắc nghiệt của Bắc Kinh đang bị cầm tù, bắt bớ. Những nhà sư sử dụng internet để thông báo cho thế giới bên ngoài biết chuyện ǵ xảy ra với người dân Tây Tạng cũng bị bắt.

Tóm lại t́nh h́nh Tây Tạng ngày một tệ hơn trước. Từ lâu chính phủ Bắc Kinh chủ trương chính sách làm sao giảm bớt liên hệ giữa người dân Tây Tạng và các tổ chức, đoàn thể tôn giáo, họ đẩy mạnh các chương tŕnh phát triển kinh tế để làm giảm bớt niềm tin mà người dân Tây Tạng dành cho tôn giáo. Nhưng nên nhớ là ngoài đời sống vật chất người dân Tây Tạng c̣n có đời sống tâm linh, tin tưởng vào tôn giáo.

Quan điểm của Ủy Hội chúng tôi về vấn dề Tây Tạng là kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ làm hơn nữa, thay v́ cứ tiếp tục kêu gọi đối thoại giữa Bắc Kinh với đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Người dân Tây Tạng mong muốn thấy kinh tế phát triển, và đồng thời họ cũng mong được tự do sinh hoạt tôn giáo, thay v́ phải chịu kiểm soát chặt chẽ như đang xảy ra.

 

RFA: Xin cám ơn ông.


<< trở về đầu trang >>
free counters