Thực tại và Nhận thức
Một
lần làm việc gần đây nhất, tôi được sắp xếp gặp một vị lănh đạo của cơ quan
an ninh. Mặc dù cuộc gặp diễn ra tại trụ sở của công an, nhưng vị lănh đạo
ấy nói: “Không phải làm việc, không cần biên bản, bên anh chỉ muốn nói
chuyện với em thôi”.
Vị
ấy bắt đầu câu chuyện: “V́ những việc làm của em mà anh, cùng nhiều anh em
khác trong cơ quan an ninh phải lặn lội t́m hiểu, tiếp xúc với gia đ́nh, bạn
bè, người thân của em, thậm chí cả những người bạn thời niên thiếu của em.
Bản thân anh dù rất bận nhưng cũng đă ngồi hàng giờ để nghe bạn bè của em
nói về em. Anh không thể hiểu được v́ sao em lại có những nhận thức sai lệch
về chế độ này, có những tư tưởng chống đối, và hành động cổ vũ cho các phần
tử phản động. Em từ nhỏ được học hành và lớn lên trong chế độ này, gia đ́nh
hoàn toàn không có nợ máu với chính quyền, bản thân em cũng không bị chính
quyền o ép hay trù dập, vậy th́ tại sao?”
Tôi
ngồi im lặng, vị ấy tiếp tục: “ Em cũng như anh phải lo cho gia đ́nh, cho vợ
con. Em nghĩ đi, em từ một luật sư với nhiều văn pḥng, nhiều nhân viên,
nhiều khách hàng, tiền bạc không thiếu, ngày giờ này em không có một chiếc
xe để đi, vợ con khổ sở là tại sao, em phải nh́n thấy rơ điều đó”
Tôi
buộc miệng nói : “ Tại chính quyền”. Vị ấy bảo: “Em vẫn không nhận ra, nếu
em làm luật sư như bao luật sư khác th́ bên anh đụng đến em làm ǵ.”
Thông thường, sau những buổi làm việc với an ninh tôi chẳng nghĩ ǵ, nhưng
lần này tôi bắt đầu bâng khuâng và suy nghĩ nhiều. Không phải là tôi suy
nghĩ ḿnh có sai lầm hay không, mà tôi suy nghĩ tại sao ḿnh có những nhận
thức về chế độ như hiện nay. Cơ sở nào, nguyên nhân nào, duyên cớ nào làm
cho ḿnh có những nhận thức như vậy. Tôi đâu có bị thế lực thù địch nào tác
kích. Tôi search trên google hai từ “nhận thức”, google đă đưa tôi trở về
với phép biện chứng duy vật của những người Mac-xit.
Tôi
cũng như hàng triệu người dân Việt Nam được giáo dục về một chế độ tốt đẹp
nhất của loài người. Mọi người đều được học như tôi về lịch sử Đảng, về cuộc
chiến thần thánh giải phóng dân tộc, về tấm gương đạo đức sáng ngời của Hồ
Chí Minh, về văn học giai đoạn cách mạng, về một đất nước giàu tài nguyên
thiên nhiên v...v...Hồi đó, một thầy giáo địa lư nói rằng: “Sở dĩ nước ta
nghèo là do cách giáo dục. Ví dụ như Nhật Bản, họ giáo dục công dân rằng
nước Nhật sau chiến tranh nghèo lắm, tài nguyên thiên nhiên không có, người
dân Nhật phải cố gắng để bằng các dân tộc khác”. Tôi lờ mờ nhận ra phải so
sánh mới biết XHCN có tốt đẹp hay không, Việt Nam giàu có hay không.
Rồi
kỳ thi đại học cũng đến, chúng tôi thường truyền tai nhau về câu chuyện : có
một anh người miền trung học giỏi, năm nào anh thi đại học cũng đỗ điểm cao
nhưng v́ lư lịch không đi học được. Nghe đâu ba anh là sỹ quan chế độ ngụy.
Lần cuối cùng anh đỗ thủ khoa, Nhà nước không c̣n cách nào khác là cho anh
đi học. Tôi nhận ra sự vô lư!
Tôi
vào trường Luật, lần đầu tiên tiếp cận với một học thuyết đồ sộ, được cho là
vĩ đại và tiến bộ nhất của loài người- Chủ nghĩa cộng sản khoa học! Tôi sớm
thất vọng v́ tư duy tôi không chịu nổi những điều vô lư trong đó. Tôi chán
các giáo điều trong học thuyết Mac- Lênin. Tôi vào thư viện đọc các loại
sách “hạn chế”. Cả một kho tàng tri thức khác xa những điều tôi đă học dưới
mái trường XHCN. Tôi tiếp cận được với triết học hiện sinh, chủ nghĩa anh
hùng, chủ nghĩa thực dụng ..v..v.. Tôi cũng tiếp cận được với các học thuyết
nhà nước trọng tài, nhà nước dịch vụ công, nhà nước gác đêm. Tôi đọc được
tuyên ngôn độc lập của Mỹ, của Pháp v...v...Những trí thức bị chính quyền
xếp vào danh mục “hạn chế” đó đă giúp tôi có cái nh́n tổng quan hơn về chế
độ Cộng sản cũng như về chính quyền hiện tại.
Rồi
hàng loạt các chính biến ở các nước Đông Âu và Liên Xô xảy ra, làm tan ră
hoàn toàn khối XHCN. Tôi càng tin vào những nhận thức và lập luận của ḿnh.
Tôi ra trường bắt đầu làm luật sư và tiếp tục học thạc sỹ luật. Suốt trong
khoảng thời gian mười mấy năm đó, tôi chứng kiến nhiều thực tại của xă hội
Việt Nam. Những thực tại khách quan của xă hội đă tác động và củng cố những
nhận thức của tôi về chế độ hiện tại.
Nhận thức của tôi là một quá tŕnh t́m kiếm chân lư.Quá tŕnh đó phụ thuộc
vào vào tính lô-gích trong lư luận và sự kiểm chứng bằng thực tại khách quan.
Nó không phụ thuộc vào sự cưỡng chế nhận thức hay những sự rao giảng các
giáo điều. Nhận thức của tôi cũng không phụ thuộc vào những mất mát và điều
kiện sống khắc nghiệt như hiện tại.
Nhận thức của tôi chỉ có thể thay đổi khi thực tại khách quan thay đổi hay đúng hơn tôi chỉ thay đổi cái nh́n với chế độ hiện tại khi và chỉ khi chế độ thay đổi.
Lê Trần Luật