Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Sự thay đổi đă đến gần

Sự thay đổi đă đến gần


Trần Lâm

“…Người Việt Nam không bao giờ chịu làm nô lệ. Người Tàu với Việt Nam h́nh như bao đời không ưa nhau. Dân chủ hoá, chỉ có các quan tham ở hai nước phản đối v́ lo sợ mất tài sản, lo bị trả thù… Một khi ḷng yêu nước trỗi dậy họ chấp nhận dân chủ hoá, thế là 100% dân Việt Nam một ḷng giữ nước…

I. Mở đầu:

Chưa bao giờ như bây giờ, số người quan tâm đến hiện t́nh đất nước ngày một đông, lan toả đến mọi tầng lớp nhân dân.

Có thể tóm lược: hiện ta có thể chống đỡ được Trung Quốc để khỏi trở thành như Triều Tiên, Miến Điện? Có phải chúng ta đang khủng hoảng nhiều mặt, thể chế hiện hành có thể chấn chỉnh để trụ được hay phải thay đổi triệt để mới mong có sức tồn tại và vươn lên?

Mặc dù trong kỳ Đại hội vừa rồi mọi góp ư đều không được lắng nghe, mọi người vẫn kỳ vọng vào đại hội sắp tới. Thời thế thay đổi, liệu tiếng nói của dân có giá trị ǵ? Xin hăy chờ xem!

 

II. Trung Quốc và Việt Nam

a. Nỗi sợ Trung Quốc:

Dù chỉ tiếp cận sơ qua, ai cũng thấy Trung Quốc thật đáng ngưỡng mộ: người đông vô kể, đất rộng như vô tận, thiên nhiên hùng vĩ và kỳ thú, những công tŕnh xây dựng cũ mới th́ đều đồ sộ đến mức khó ngờ. Sách nhiều vô kể, nội dung hay đến mức để đời. Qua lịch sử, khi loài người c̣n mông muội, Trung Quốc đă có nhiều phát minh…

Mấy chục năm nay, như có chiếc đũa thần, Trung Quốc vụt lên giàu có, nhiều ngành khoa học đạt mức thế giới, quân sự bùng phát. Trung Quốc như đang thách thức, như đang tranh giành ngôi đầu bảng thế giới.

Cái sợ hăi hơn là sợ năo trạng con người Trung Quốc. Xem trong chuyện cổ, nhiều ngh́n năm trước đến giờ, biết bao nhiêu gương mặt gian ngoan, mưu lược. Phụ nữ lại c̣n ghê gớm hơn, ngay cuối thế kỷ 20 mà Giang Thanh c̣n mưu mô làm Vua bà nước Tàu…

Các nhà phân tích kết luận: khi nàoTrung Quốc mạnh là Trung Quốc bành trướng. Bây giờ Trung Quốc đang muốn xuống Phương Nam. Cái cửa cần mở là Việt Nam, mà Việt Nam lại là cái gai khó gỡ.

Một nhà ngoại giao kỳ cựu đă chua chát: “Trung Quốc th́ gian ngoan, mưu lược, c̣n chúng ta th́ dại dột, cả tin. Các người đi trước và bản thân tôi đă nhiều lần bị họ lừa”. Chúng ta choáng ngợp, rồi tự ti, rồi lo sợ và cuối cùng bị khuất phục. C̣n có ai đó bị bẫy sập để trở thành tôi tớ, xét cũng là điều dễ hiểu.

Trong lịch sử, Trung Quốc đă từng thôn tính nhiều đất đai, nhiều dân tộc để có được tầm vóc như ngày nay. Trung Quốc đă đô hộ Việt Nam 4 lần và cũng bị Việt Nam nhiều lần đánh đuổi.

Ngay gần đây, các vị cầm đầu cũng cho Trung Quốc những đ̣n đau nhớ đời: diệt Pôn Pốt làm tan cái tiền đồn phương Nam của Trung Quốc. Đặng Tiểu B́nh phát điên lên gọi “Việt Nam là bọn côn đồ”, doạ và thực hiện “cho Việt Nam một bài học”. Những người tham dự cuộc chiến tranh biên giới xác nhận là về mặt quân sự Việt Nam ở thế thắng. Rồi Việt Nam đuổi người Hoa. Lẽ dĩ nhiên họ ra đi không thể mang theo nhà cửa, đất đai…

Ta đăng kư thềm lục địa có nghĩa là đ̣i xác lập chủ quyền ở Biển Đông. Ta mua tàu bay, tàu ngầm, ta quan hệ với các nước để có liên minh quân sự…Ta chờ đón những phản ứng mănh liệt từ phía Trung Quốc nhưng cuối cùng cũng chỉ có vài pha “tàu lạ”, vài lần Trung Quốc bắt nạt ngư dân thế cô, giữa biển khơi.

Ta sợ v́ ta yếu, v́ ta không có lực lượng. Lực lượng của ta là ḷng dân, sức dân. Ta lại đang đối xử với dân có thể nói là tàn tệ. Chính ta tiêu diệt sức sống của bản thân ta.

“Người ta mạnh v́ anh quỳ gối” – có lẽ đúng. Trung Quốc không phải muốn làm ǵ th́ làm. Hăy thức tỉnh, hăy can đảm, hăy chấp nhận mọi giải pháp, dù thế nào miễn là giữ vững được chủ quyền đất nước.

b. Về việc giao tiếp cụ thể với Trung Quốc:

Đây không phải là phân tích, đánh giá, kết luận, chỉ là những việc xảy ra gần đây, được liệt kê để bàn soạn, chiêm nghiệm:

1. Việc bô xít Tây Nguyên: không nghe nói ǵ đến việc khởi động, làm con đường sắt 300 km có độ chênh 70m, làm cảng, làm kho, làm bể chứa bùn đỏ. Nếu làm, không biết 5 hay 7 năm có xong không? Thế mà hôm nay đă làm nhà máy, cái trước chưa làm, cái sau đă làm.

Liệu người ta có mang những thứ cũ kỹ thải loại sang lắp đặt tại Việt Nam rồi sau đó sản xuất theo lối thô sơ, thành phẩm chuyển về bằng đường giao thông, c̣n môi trường th́ không quan tâm. Thành một việc đă rồi và sẽ có bô xít “thổ phỉ” Tây Nguyên như than “thổ phỉ” Quảng Ninh!

2. 1000 năm Thăng Long Hà Nội và 2010, năm hữu nghị Việt Trung: Nếu ông Đào nói nhỏ với ông Mạnh “chuyện cha ông chúng ta xung đột đă có từ lâu, nay khơi ra làm ǵ, nó ảnh hưởng đến 16 chữ vàng. Chi bằng làm vừa vừa thôi. Chúng ta tập trung vào làm cái “Năm hữu nghị…” thế mới là thực sự củng cố mối t́nh của chúng ta. Làm to vào, thiếu tiền Trung Quốc tài trợ. Chả có cách nào để ông Mạnh không chấp hành.

Trong một năm ngắn ngủi, dân Hà Nội vừa nghe tiếng voi gầm ngựa hí, vừa nghe tiếng lanh canh chạm cốc.

Biết đâu đấy, đây c̣n là cái “cân tiểu ly” của ông Đào để xem câu đồn đại: “Người Trung Quốc ghét người Mỹ và người Nhật nhưng ghét nhất là người Việt Nam. C̣n Việt Nam ghét nhất người Trung Quốc” đúng sai đến mức nào?

3. Mở rộng Hà Nội: Nhiều người nói, không biết ǵ, kể cả ông chủ tịch Hội quy hoạch có người nói không có căn cứ. Có người bạo miệng: Việt Nam bị người xúi dại.

Các lănh tụ Cộng sản đều ít nhiều mắc bệnh cuồng vĩ: Liên Xô biến sa mạc thành vườn nho, táo; Việt Nam có đường dây 500 KV, có đường Hồ Chí Minh… và cái ǵ cũng thấy “nhất” Đông Nam Á. Ta không có đủ tiền, không có kỹ thuật; lúc ấy Trung Quốc xui làm gấp, cho vay tiền, chẳng lẽ ḿnh từ chối! Thế rồi người Trung Quốc đưa phong cách Trung Hoa vào, rồi người ta vận dụng câu nói của Tôn Văn: “Ở đâu có dấu ấn văn hoá Trung Hoa là đất đai của Trung Quốc”. Ta mất hay c̣n?

Không hiểu sao Myanma cũng thân Trung Quốc th́ thủ đô lại đi vào xóm núi. Việt Nam cũng thân Trung Quốc th́ thủ đô lại mở rộng gấp 4 lần. Hay là người ta muốn Việt Nam thiếu hụt bối rối và hỗn loạn?

4. “Hăy gác tranh chấp, hăy cùng nhau hợp tác khai thác”: Khẩu hiệu thật hay. Tôi tin là Trung Quốc đă đọc truyện Trạng Quỳnh, sẽ áp dụng mưu Trạng Quỳnh đối với bà Chúa Liễu trong chuyện bà Chúa có ruộng, Trạng Quỳnh có công trồng tỉa…Ta lấy lực đâu mà cùng khai thác? Cử ai đến cùng quản lư th́ chắc một tuần là họ sẽ trở thành người Trung Quốc.

Nghĩ đến con đường huyết mạch Biển Đông với tài nguyên phong phú cũng thấy lo, cũng thấy Trung Quốc quyết liệt là dễ hiểu.

5. Việc đặt quan hệ đối tác giữa các tỉnh của hai bên biên giới: Thật là tốt đẹp! Ta rất cần việc này v́ ta c̣n sản xuất nhỏ lẻ, việc quan hệ giữa hai tỉnh sẽ giản dị hoá quan hệ giữa hai quốc gia. Có tỉnh họ c̣n mạnh không kém ǵ nước ta. Liệu Trung Quốc có âm mưu chia cắt, thâm nhập rồi thôn tính từng phần? Các tỉnh của chúng ta có sức mấy mà chống đỡ được!

6. Người ta quan tâm đến Đại hội sắp tới sôi nổi hơn nhiều so với Đại hội đă qua. Quan tâm đến nhân sự đại hội xem có ai thân Tàu, ai là người của Tàu… coi đó là cái thước đo đất nước c̣n mất đến đâu.

c. Biết ḿnh biết người:

Người xưa có câu: “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Người đời nay căn dặn: “Có những người sau khi gặp họ, bắt tay rồi phải xem lại tay ta có thiếu ngón nào không?”.

Việt Nam hiện nay làm việc ǵ cũng phải nghĩ đến Trung Quốc. Đó là một chỉ dẫn quan trọng. Đó là “biết người”. Có lẽ, mọi người Việt Nam cần đào sâu suy nghĩ: “Ḿnh đứng cương vị ǵ, ḿnh bảo vệ đất nước ra sao trước Trung Quốc?”. C̣n nếu chấp nhận “nghèo th́ hèn, mạnh th́ được, yếu th́ thua”, và hơn thế nữa “Cứu nhà hơn cứu nước! Cứu thân ḿnh hơn cứu Chúa!”, th́ coi như mất nước. Đó là “biết ḿnh”.

 

III. Hăy nh́n lại ḿnh

Ta luôn nói ta có nhiều thành tích. Nhưng nhiều năm qua ta vẫn bị xếp vào danh sách các nước nghèo nhất. Ta nên b́nh tĩnh xem lại chính ḿnh. “Không nghe anh nói, hăy nh́n anh làm”.

Ta hăy có cái nh́n khái quát hiện t́nh trên một vài mặt:

a. Tam nông:

Trong tam nông có quá nhiều bê bối, người ta cho rằng do ta giữ quá lâu đạo luật: “đất đai là của toàn dân, do nhà nước quản lư”.

Đất đai sản xuất không có sở hữu rơ ràng, không mua, không bán được, không gom góp để đủ sản xuất lớn được, buộc phải sản xuất manh mún, kỹ thuật thô sơ, năng suất thấp, không chống được thiên tai nên vẫn đói và chán nản. Lại cộng thêm sinh đẻ không kế hoạch, giáo dục quá kém, không có tay nghề, nhân măn và thất nghiệp tràn lan. Di cư tự do, không có việc làm, tệ nạn xă hội và phạm pháp phát sinh không ngăn nổi.

Nhiều nơi đă tự phát phá vỡ thế bí này. Phong trào “dồn điền đổi thửa” đă bước đầu đưa sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn hơn, tập trung hoá. Nhiều người nông dân góp tiền mua chung máy móc nông nghiệp. Có huyện tổ chức cho các nhóm nông dân vay tiền để mua ô tô, để đưa sản phẩm ra thành phố bán. Đă hé lộ những “ông Kim Ngọc đời mới”. Họ sẽ vứt bỏ đạo luật nói trên, rồi họ tạo ra nền sản xuất mới.

Nhiều người băn khoăn: công nghiệp hoá nông nghiệp bao nhiêu nước đă làm, có ǵ bí ẩn đâu sao ta không làm?

Có người tạm bằng ḷng với lời giải thích: Trung Quốc chưa làm th́ ta chưa làm; nông dân đông lắm, nguồn gốc của mọi biến động mà lịch sử đă ghi, phải giữ con chủ bài ruộng đất, như cái “mũ kim cô” mới mong an toàn trước họ… Nông dân làm chủ ruộng đất, những người có kỹ thuật, có vốn sẽ áp sát, đẻ ra một liên minh mới, thế th́ lănh đạo sao được?

T́nh trạng này chính là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện đội quân dân oan mất đất mất nhà ngày càng đông đảo trên phạm vi cả nước. Nguy cơ đảng mất nông dân đă là nhăn tiền.

Một hệ quả không ngờ ập tới: đất đai do nhà nước quản lư, thế là các cấp chính quyền thao túng. Đầu tư nước ngoài, đô thị hoá buộc phải có đất để phát triển. Thế là đẻ ra: thu hồi, định giá, đền bù, giải toả… Tiền nong như nước, tham nhũng trước nhỏ, sau to đến nay như bệnh không chữa nổi. Cái dây trói nông dân trở thành cái dây thít cổ các quan tham, làm điêu đứng Đảng và Nhà nước.

Hăy trả ruộng đất cho nông dân, mở đầu việc công nghiệp hoá nông nghiệp.

b. Không phát huy vai tṛ cá nhân, không dùng người tài, hội họp quá nhiều:

Tôi thuộc gia đ́nh viên chức chế độ cũ, tôi lại có điều kiện tiếp xúc với bộ máy nhà nước vào các năm 1945, 1954, 1975 thế kỷ trước. Tất cả họ, ngành nào, cấp nào đều thành thạo nghiệp vụ, hiểu hết chức trách, cấp nào có bằng cấp học vị cấp ấy. Họ cũng có các thiếu sót như ta hiện nay nhưng dứt khoát là không có t́nh trạng: không làm được việc.

Tôi thấy qua các bước thăng trầm của đất nước: giành được độc lập, chiến tranh và xây dựng đất nước…bao giờ cũng gắn thành công hay thất bại vào một số người hay một người đứng đầu. Hiện nay ta mờ mịt: không biết việc này từ đâu đến, v́ sao phải làm, luôn luôn ứng phó, luôn phải sửa sai và cũng không thiếu giấu giếm, đổ thừa.

Tôi tại thấy ở các nước, các nhà khoa học, các nhà bác học, các chuyên gia họ tập hợp theo ngành vào các tổ chức phi chính phủ. Họ theo dơi t́nh h́nh, họ tranh luận, họ đưa ra các kiến nghị, các biện pháp… Có tổ chức được nhà nước tài trợ. Ngoài ra các Viện hàn lâm, các viên nghiên cứu của các trường đại học cũng tham gia vào việc phản biện và đề xuất.

Không phải ta thiếu người để xây dựng ra bộ phận này nhưng chính là ta không biết làm, không chịu làm. Bộ phận lănh đạo chính trị th́ phe cánh, tranh chấp, không có người tài. Bộ phận khoa học kỹ thuật th́ bị chèn ép. Người giỏi bị loại ra ngoài ṿng, c̣n bị cấm đoán nên giữ miệng, kín tiếng. C̣n bộ máy nhà nước th́ nhiều bất cập, nhiều xấu xa, ai cũng biết.

Nguyên nhân tụt hậu đă rơ, bệnh đă định nhưng thuốc chưa có. Có lẽ phải b́nh tĩnh chấn chỉnh từ lănh đạo, sao cho có người có tâm, có tầm để họ quy tụ các tài này, để họ chấn chỉnh lại bộ máy nhà nước.

Sao nhiều pḥng họp thế? Sao người ta cứ thay đổi kiểu ghế, mỗi ngày thêm oai vệ. Hôm nay Quốc hội họp, thấy các tay ghế to quá, chiếm nhiều diện tích và phản cảm. Thế rồi hội họp liên miên, cổ cồn, cà vạt, trang trọng không biết có cái ǵ mới, hay là người ngồi đấy mà hồn lang thang nơi đâu?

Cũng cần xem lại câu: “Đảng bao giờ cũng đúng, tập thể bao giờ cũng sáng suốt”. Cho nên lấy việc hội họp làm chính để rồi chỉ ăn và đi họp, c̣n cái sáng suốt không biết t́m ở đâu!

Có lẽ ta phải thay đổi: đề cao vai tṛ cá nhân, con người phải được đào tạo lại, phải đánh giá khác đi, phải sử dụng khác đi… có nghĩa là tất cả phải thay đổi.

Ông cha ta nói: ‘Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Nguyễn Mạnh Tường nói: “Tập thể là cái vô nghĩa”. Bà Hồ Xuân Hương th́ bốp chát hơn: “Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông. Nó bảo nhau rằng ấy ái uông”. C̣n Xê khốp th́ chế diễu: “Những cái đầu rỗng tuếch ngồi sau những bộ bàn ghế bằng gỗ bồ đào”.

c. Xây dựng kinh tế các nhóm lợi ích:

Khi mở cửa, khi đón đầu tư nước ngoài, ai cũng nghĩ rằng: ta sẽ học, ta sẽ làm, ta sẽ có tất cả như các nước, ta tiến bộ, ta thừa sức theo kịp thiên hạ… Lúc đầu ta bàn nhiều đến cái thiếu sót, cái thua thiệt, coi đó là học phí với sự an ủi thầm kín. Đến nay, cũng đă nhiều năm: hăng Sony ra đi, ta không thấy nói ǵ đến ngành điện tử, ta có bao nhiêu hăng ô tô mà nay không thấy cái ǵ gọi là ô tô Việt Nam… Hoá ra xét tiến bộ đầu tư nước ngoài lấy số tiền đầu tư để đánh giá, c̣n nền công nghiệp của ta là một việc khác. Kết quả: mất đất, mất môi trường, sức lao động bị bán rẻ. Trong khi ấy, đồng ruộng cần máy móc nông nghiệp, phân bón; học sinh cần máy tính, người lớn cần điện thoại di động… th́ tất cả của nước ngoài.

Những cái cũ ta có: gạo, café, cao su, bao nhiêu năm nay không giải quyết được ổn thoả việc thu mua, chế biến, tồn trữ cứ vẫn như xưa. Cái ta có ưu thế tuyệt đối th́ cũng không ổn định.

Những cái có mới, không ít, có thể chia ra hai loại: loại làm ra v́ mục đích chính trị, nhằm khoa trương, kèm theo câu “nhất Đông Nam Á” như đường Trường Sơn, đường dây 500KV, hay như điện nguyên tử đến nay chưa có số lượng nhân lực ban đầu… Có cái khác th́ thấy ai có th́ học theo như Hà Nội bên Sông Hồng và Hà Nội rộng gấp 4 lần…

Loại thứ hai là thiếu hiểu biết kỹ thuật, bỏ ngoài tai ư kiến của các nhà khoa học, tự cho “chính trị là thống soái”, rồi chống cả trời đất như việc quản lí đô thị: Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội: nạn ngập lụt người ta cảnh báo bao nhiêu năm, đă thấm đ̣n ở thành phố Hồ Chí Minh, đến nay lại xảy ra ở khu Mỹ Đ́nh, nơi đỉnh cao của kiến trúc đô thị Việt Nam. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà không đi từ nông nghiệp, không công nghiệp hoá nông nghiệp, quy hoạch đô thị th́ “treo”, không có luật nhập cư, công nghiệp hoá, xuất khẩu lao động th́ bỏ rơi đào tạo nghề… Các việc này người ta làm ở Châu Âu từ thời kỳ Napoléon. Cái “Đảng bao giờ cũng sáng suốt”, “Tập thể bao giờ cũng đúng” đi đâu mất rồi? Thế mà cứ bô bô “Năm này, năm kia ta sẽ hiện đại hoá, công nghiệp hoá!”

C̣n một điều vô cùng nhức nhối: làm ǵ cũng nói sẽ vay vốn ODA. Cứ vay rồi ai trả? Kinh tế thị trường mà không có vốn. Số nợ này là bao nhiêu? Ai biết?

Nếu chỉ có như trên th́ đi một lẽ, nó lại có cái lẽ thứ hai, như rắn thêm chân:

Khi chúng ta c̣n bao cấp th́ Philippin, Indonexia đă đi vào phát triển kinh tế. Các nhóm gọi là “nhóm lợi ích” đă ra đời. Nó là mối liên kết của những người kinh doanh, sản xuất với các người nắm quyền, họ đồng loă quyết định mọi việc, từ đó rút ruột nhà nước, chiếm đoạt tài sản quốc gia… Có khi đó là gia đ́nh các nguyên thủ quốc gia như: Tổng thống Mác-cốt, tổng thống Su-hác-tô phải ra toà và ngồi tù là thế.

Ở ta th́ những người thân quen, con cháu người cầm quyền từ TW đến cấp tỉnh đều núp bóng cha anh để làm ăn. Dân chỉ rơ công ty này là của ai, Công ty kia là của ai. Rồi những người có quyền chức ủng hộ cái này, diệt cái kia v́ hối lộ… nền sản xuất bị chết từ trong trứng.

Indonexia, Philippin, Việt Nam có chung một bệnh. Philippin trước đây c̣n mạnh hơn ta mà nay suy thoái. Dù có nền dân chủ sơ khai mà không vực được nền kinh tế lên được.

Chưa hết, hiện nay Trung Quốc thâm nhập vào nền kinh tế Việt Nam, thâm nhập bằng cả quyền lực chính trị. Nếu như họ lại có trong tay các nhóm lợi ích hay là các nhóm lợi ích hai bên kết hợp với nhau th́ có lẽ nền kinh tế Việt Nam đi đứt.

Việc phân tách kinh tế Việt Nam với các mô thức, chỉ số, công thức xin dành cho các kinh tế gia, chưa chắc các kinh tế gia đă làm được v́ lẽ t́nh h́nh bị che giấu.

Thiếu nh́n xa trông rộng, không có quy hoạch, thiếu kiến thức, thiếu óc phân tích, không có các biện pháp phù hợp là một phía. Phía khác là nạn tham nhũng tràn lan, cùng với ư thức có quyền hành th́ cứ làm, rồi che dấu, xuyên tạc, có thể là nguyên nhân của các nguyên nhân.

d. Hoàn toàn thất bại trong lĩnh vực tư tưởng, văn hoá:

Tôi bị bất ngờ: cùng một lúc nhiều người mà Đảng coi là tinh hoa, là tiêu biểu cho nền tư tưởng, văn hoá xă hội chủ nghĩa, đều lên tiếng phỉ báng Đảng. Có người đốt tác phẩm rồi nhịn ăn mà chết. Có người quên hết ḿnh đă có những ǵ mà chỉ nhớ bài thơ, bài hát đầu đời khi chưa biết Đảng. Có người sau 30.4 gặp lại bạn văn thời xưa đă khóc mà nói là ḿnh đă đóng kịch bao năm… Tóm lại họ tự nhân ḿnh là “văn nô”. Trần Đức Thảo th́ ra đi trong đau khổ; Nguyễn Khắc Viện th́ giữ khoảng cách đầy kiêu hănh; c̣n Nguyễn Mạnh Tường th́ lạnh lùng rời bỏ. Họ là người được thế giới ngưỡng mộ, nhân dân yêu mến.

Triết học, văn học, nghệ thuật, các khoa học khác để lại là tác phẩm. Tác phẩm gắn với con người. Thế là ta không c̣n tác phẩm, không c̣n con người. Thế là ta mất hết.

Rồi đây các hồi kư, các di cảo của nhiều người c̣n nói lên nhiều nữa: Nguyễn Đ́nh Thi, Chế Lan Viên…

Cụ Tô Hoài theo Đảng, lúc Tây Bắc, lúc đồng bằng, ca ngợi Đảng hết lời, đột nhiên cho ra Ba người khác. Nếu cụ c̣n loại này, xin cụ kịp thời cho ra mắt bạn đọc để Đảng ghét cụ, cụ qua đời sẽ lờ cụ đi, mọi người sẽ đưa cụ đi an nghỉ nơi có côn trùng nỉ non, có hoa có lá, có trời xanh nước biếc và sẽ để bên cụ “Dế Mèn phiêu lưu kư”. Cụ chậm chạp, Đảng vẫn mến mộ cụ. Cụ mất, sẽ đưa cụ vào Mai Dịch, rồi con cháu cụ xuất bản di cảo. Lúc ấy các vị nằm quanh cụ sẽ đánh đ̣n “hội chợ” cụ và mọi người sẽ cười cả Đảng, cả cụ, một trận cười vỡ bụng.

Thời Pháp thuộc, 80 năm mất 20 năm b́nh định, gần 10 năm v́ chiến tranh thế giới, dân ta chỉ có 20 triệu… Lao động tay chân, hỏi lấy ǵ mà người Pháp xây dựng nổi Sài G̣n, Hà Nội, Đà Nẵng, đường xuyên Việt, đường sắt Bắc Nam vươn tới Vân Nam… Phố Tây Hà Nội thiết kế cho xe ngựa, nay ô tô như kiến, không tắc, không ngập. Nhà hát lớn, Cầu Du me, phủ Toàn quyền, các công viên, bảo tàng sau hơn 100 năm vẫn bền vững, vẫn đẹp… Đẹp mà lại hợp lư… C̣n ta, cũng cao, cũng to, cũng rộng… C̣n hơn các cái cũ, nhưng không gây được ấn tượng nào. Vào trong, đi, đứng, làm việc gặp nhiều bất tiện. Đó là v́, đây là một ngành khoa học không phải có tiền là cứ xây, vừa xây xong th́ ngập lụt… Một nghiên cứu nói rằng: từ xa xưa, từng lớp thống trị nào cũng xây dựng các công tŕnh đồ sộ, coi như biểu tượng của chế độ. Ta có thể cũng ở vào t́nh thế này. Các tỉnh, huyện, các ngành nào của ta cũng có năo trạng này. Kết luận này có cơ sở ở chỗ, người ta coi h́nh thức hơn nội dung, coi nhà cửa, pḥng họp, hội trường quan trọng hơn con người. Con người không cập nhật với nhiệm vụ, với trách nhiệm. “Quan trí” cần phải nâng cao là lời nói cửa miệng của người dân.

Gần đây rầm rộ lên cái gọi là cấm phản biện công khai, rồi quản chặt báo chí. Người ta kêu trời v́ sự xuống cấp của đạo đức xă hội. Vấn đề quá dài, chưa thể đề cập nhưng phải nhận là đạo đức, là một mặt đời sống tinh thần, nó nở hoa hay méo mó cùng một nguyên nhân, cùng một kết quả với văn học, nghệ thuật.

Nguyên nhân của sự sa sút quá đáng của mặt văn hoá, tư tưởng của ta có phải là kết quả của sự lănh đạo của Đảng: mọi việc phải theo ư lănh đạo, một h́nh thức toàn trị về tinh thần, tư tưởng? Nó thui chột mọi sáng tạo cá nhân. Trước đây c̣n lờ mờ, nhưng nay đă lộ rơ.

Trước đây, văn học, nghệ thuật có phong trào, có chủ soái, có đấu tranh, có ngành phê b́nh như thơ mới chủ soái là Phan Khôi, Tự lực văn đoàn với Khái Hưng, Nhất Linh, họ sáng tác, họ tranh luận, họ phê b́nh… Có phong trào rộng khắp trong nhân dân. Thật kỳ lạ! Đó mới là thời kỳ nở rộ về văn hoá, lại xuất hiện trong thời kỳ thuộc địa, dân lại 95% không biết chữ. Phải chăng văn học, nghệ thuật được tự do mới bay bổng? Cái gọi là “tính Đảng”, “lề phải”, “lề trái” trong văn học nghệ thuật, trong thông tấn báo chí là thuốc độc. Có khác ǵ người uống rượu khen rượu làm cho họ hưng phấn, họ mạnh lên.

đ. Khủng hoảng lănh đạo:

Lịch sử đă chứng minh, một đất nước vượt lên đều gắn liền với một cá nhân kiệt xuất. Napoleon khi đă là Hoàng đế, triệu tập chuyên gia để làm luật dân sự, sự hiểu biết của ông vê luật làm mọi người ngỡ ngàng. Ông giải thích: khi c̣n trẻ, là trung uư, đă bị phạt giam, trong pḥng giam có sách, ông đọc thế rồi ông nhớ. Đạo luật “Sổ lao động” …là của Napoleon tồn tại đến giờ. Hồ Chí Minh, Lư Quang Diệu, Lư Thừa Văn, Đặng Tiểu B́nh, Tưởng Kinh Quốc đă minh định kết luận trên.

Với cái năo trạng, cái lề lối làm việc của chúng ta hiện nay không thể chọn được người tài; ta lấy mục tiêu giữ vững chuyên chính, ai trung thành với ta th́ ta chọn, chọn người thân cận, chọn người quanh ta…Người tài th́ ở khắp nơi, họ đâu phục ta, quư ta, tin ta mà theo ta, rồi có theo ta lại nhiễm những thói xấu của ta, họ cũng thui chột. Cách của ta chỉ phù hợp với một chế độ đóng cửa, nghĩa là hàng chục năm mọi việc cứ năm sau như năm trước: không xuất cảnh, không Internet, không giao lưu, du học nước ngoài… mọi người câm nín. Giá Đảng Cộng sản Việt Nam giữ như Triều Tiên, Cu Ba…ông Fidel nghỉ, ông Ra-un thay; Ông Kim Nhật Thành mất, Ông In làm, có phải nhẹ nhàng, ăn chắc không!

Có điều rơ ràng nhất, chưa thấy một ai trong số 15 người khổng lồ, tỏ ra có các điều kiện của một chính khách: thiếu nh́n xa, trông rộng, không phân tích được t́nh h́nh để có kế sách phù hợp, làm hỏng rồi chữa, nói măi mà không làm được. Thực ra chưa ai chuẩn bị cho ḿnh thành chính khách, chưa ai đi theo một chính khách đích thực để làm học tṛ…

Ông Ôbama nói dài, viết dài, xem kỹ lại là các chuyện thời thơ ấu, các điều răn dạy làm người. Ông đi khắp nơi để bàn về hoà b́nh, sao không c̣n thấy ông lớn tiếng dài hơi… Cương lĩnh của ông chỉ có 3 chữ: “Phải thay đổi!”. Ông đẩy mạnh hoà b́nh, dân chủ bằng diễn đàn toàn cầu, bằng lời góp ư với các nước. Có ǵ rầm rộ đâu! Ông biết rằng chỉ có hoà b́nh mới ngăn chặn Trung Quốc làm liều, chỉ có dân chủ, nhân quyền người dân Trung Quốc mới đổi thay số phận. Ông không đến Việt Nam nhưng những việc ông làm là nỗi khát khao của Việt Nam: dân chủ và hoà b́nh. Dân chủ trong ôn hoà mới mong tránh được kiếp chư hầu. Ông Obama được giải thưởng Nobel là đúng. Vừa bước lên sân khấu nhưng giọng hát, lời ca đă đi ngay vào ḷng người. Ông Ôbama chuẩn bị cuộc đời ḿnh, cuộc đời của một chính khách xuất sắc, động thái đó hiển hiện ngay từ ngày đầu cầm quyền.

Hôm nay, ai cũng nhận định là t́nh h́nh đất nước nhiều bê bối. Nhiều người cho rằng xuất phát từ sự lănh đạo của Đảng mà cụ thể là từ Bộ chính trị.

Nói cho rơ hơn là từ sau WTO, nếu ta cởi mở về chính trị th́ t́nh h́nh có thể khác đi, nhưng ta vẫn giữ nguyên nếp cũ. Ngày hôm nay ta ngẫm lại xem, ta vẫn như xưa. Vẫn một nền nếp hội họp, ban hành các quyết định rồi cái th́ làm được, cái th́ làm được một nửa, có cái nói mà không làm hoặc nói một đàng làm một nẻo… Vẫn dài ḍng, thiếu sức sống, cũng ngày càng thêm nặng nề. Nặng nề đến mức tự Bộ chính trị phải kêu ầm lên là suy thoái, nói cả đến việc sẽ bị “tự diễn biến” từ trong nội bộ. Có người nói, nền nếp lănh đạo của ta 60 năm rồi vẫn thế.

T́nh h́nh chính trị như vậy là do sức sống của Bộ chính trị. Bộ chính trị không có một người gọi là chủ soái, nhóm này hôm nay thiểu số, mai lại đa số, nên có người nói một chính thể mà hai đường lối… mà lại không giữa chừng thay được như người ta, phải chờ đến Đại hội. Đến Đại hội vẫn nhùng nhằng như vậy. Thế là suy thoái dài dài, ta tụt hậu sau các nước cùng cảnh ngộ trước đây nhiều chục năm.

Nói riêng từng người, đến hôm nay không một ai gây được cảm t́nh từ trong nhân dân, ấy là chưa kể đến có người bị người đời dè bỉu. Kể cũng tội, nhiều người được Cụ Mười, Cụ Anh tôn lên, mà hai Cụ nào có biết ai là người tài. Các Cụ có cái chuẩn là kẻ nào bảo được là trung thành với chế độ, đó là chuẩn số 1. Ai làm cũng được, nên đă có chức, có quyền là tự tin ngay. Đầy tự tin mà kém cỏi th́ đúng là: “giao quyền hành cho kẻ kém cỏi, khác nào giao súng cho thằng điên”. Choáng ngợp trước quyền hành, giữ quyền hành đến cùng, nhưng lại không làm được việc, lại không tự giác thừa nhận, do đó bưng bít, tránh né. Và cuối cùng là nội bộ mâu thuẫn, nội bộ đă loại trừ nhau…Đất nước gánh chịu tất cả.

Đó là một cơ chế xây dựng quyền lực lạc hậu, nó ḱm hăm sự phát triển. Cơ chế này, lúc này lại phải đối mặt với hai thách thức, cùng một lúc ập đến: ta phải hoà nhập với thế giới phương tây để phát triển. Trung Quốc thâm nhập nước ta, mối đe doạ ta phải phụ thuộc họ đă quá rơ ràng. Bộ máy lănh đạo tối cao của ta như đang bó tay, thế là ta vừa lạc hậu, vừa nô lệ như một sức nặng đè ta nghẹt thở. Bộ máy lănh đạo tối cao lúc này như đang nghĩ quẩn, trong một t́nh thế quẫn.

Tôi không hề oán giận các vị. V́ lẽ con người bị hoàn cảnh chi phối, nhào nặn là lẽ thường. Tiếc rằng các vị không ai được bồi đắp để trở thành chính khách, có quyền lại không có một cơ chế ràng buộc, kiểm soát th́ tất yếu xảy ra t́nh h́nh vừa là nạn nhân, vừa là tội nhân.

Có lẽ lúc này t́m cách để thay đổi, vớt vát lại. Cái ǵ cho bản thân, cái ǵ cho đất nước là con đường tốt nhất.

Gần đây việc dùng bạo lực tràn lan: bắt bớ, giam cầm, xét xử các nhà dân chủ, với các tội gán ghép; xô xát, đàn áp giáo dân, phật tử, tu sĩ; bịt miệng, mạt sát các trí thức, bắt bớ, xét xử các nhà báo… Có nghĩa là đánh tất cả. Không hiểu nhà nước, Đảng dựa vào ai để tồn tại? Hay là như người ta nói: khi sắp tan ră thường một chính quyền… tăng cường đàn áp?

Dựa vào công an để tồn tại? Không được, v́ một khi trong Bộ chính trị đang có sự chia rẽ th́ Công an nghe ai? Công an thi hành các mệnh lệnh đơn lẻ th́ được, nhưng đại cục, lúc có biến động lớn th́ không thể tin được. Nhân dân biểu t́nh, ngực đeo biển “Tôi là nhân dân”, tay họ cầm hoa… Liệu những người cầm súng có chúc mũi xuống đất như ta đă thấy khi bức tường Berlin bị rỡ bỏ không? Đó là cảm nhận của đông người.

Dựa vào Trung Quốc để tồn tại? Tôi chưa hiểu dựa như thế nào, không biết kịch bản Trung Quốc cứu sự đổ vỡ của Đảng và chính quyền Việt Nam ra sao. Tôi chỉ thấy con đường duy nhất: tồn tại trong thân phận tôi đ̣i cho Trung Quốc. Không thể nói là tồn tại mà phải nói là đă bán đứt linh hồn cho quỷ sứ.

Gần đây đă lộ rơ một đường lối của Phương Tây: cụm lại để kiềm chế Trung Quốc. Dù có nhiều điều không bằng ḷng họ vẫn hồ hởi với Việt Nam, v́ Việt Nam c̣n yếu, nhưng lại v́ “ i giữ được Việt Nam, người ấy chiếm được thế giới!”. Có sai lầm không khi nói: Trung Quốc là một nước có nhiều cà rốt, một nước đă từng dạy Việt Nam về lễ nghi, về cách ứng xử nhưng sao lại dùng cách lấn át, lăng nhục, cướp bóc và tàn sát…Nếu Trung Quốc thật khoẻ c̣n khá, nếu chỉ là bề ngoài khoẻ th́ khả năng Trung Quốc nắm phần thua là điều không thể không xẩy ra.

Trước mắt 15 người khổng lồ, cái bàn cờ độc lập và dân chủ đă bày rơ: đi với Trung Quốc th́ mất nước, c̣n Đảng, c̣n quyền nhưng lại là đầy tớ; đi với Phương Tây th́ mất quyền nhưng c̣n nước, chỉ mất thân phận tôi đ̣i. Mà đi với Phương Tây th́ phải dân chủ, dân chủ th́ phải phát động quần chúng, giao quyền cho quần chúng. Một sự lựa chọn khó khăn cho người này, rơ ràng, dứt khoát cho người kia.

Có thuyết đu đưa giữa hai thế lực và h́nh như chưa đâu áp dụng – một thuyết đưa hai thằng thông minh vào cuộc có lợi cho thằng dốt! Thế th́ chúng ta chọn ra 2 người đi, đưa ông Ôbama và Ông Hồ Cẩm Đào vào cuộc để rồi cử một nhà ngoại giao Việt Nam đứng giữa để thu lợi cho Việt Nam. Thuyết đu đưa giữa 2 thế lực chỉ là cái thuật trong việc tranh chấp cụ thể, không thể đưa thành thuyết nọ, thuyết kia. Ông đại sứ Việt Nam ngồi vào HĐBA Liên Hợp Quốc tuyên bố xanh rờn: “Không phụ thuộc vào nước lớn”, trong khi Trung Quốc lấn át ta bằng đổ máu, bằng giành giật tài nguyên… Thật là cười ra nước mắt.

Đất nước lạc hậu kéo dài đến gần nửa thế kỷ, các việc ta làm đổ bể, mất mát nhiều hơn là được. Thế giới đang biến động mà ta chập chững, loay hoay. Con đường đi lên chỉ thấy khó khăn. Phải chăng ta bị ư thức hệ ḱm hăm? Phải chăng chúng ta chỉ là người trưởng thành trong chiến tranh và bao cấp? Phải chăng hoàn cảnh quay lưng lại với chúng ta, hoàn cảnh đă vượt chúng ta, hoàn cảnh đă đào thải chúng ta?

e. Sự thay đổi đă đến gần:

Hay là dân chủ hoá đă đến gần. Hay đúng hơn: Dân chủ hoá là có thể. Xét trong phạm vi trong nước, nếu một ḷng để Trung Quốc sai khiến th́ coi như mất nước; mất một lúc cả độc lập, tự do, hạnh phúc. Có nghĩa là ta một lúc gạt bỏ lịch sử 4000 năm. Hậu quả là sẽ có biến động, bạo động, ly khai, nổi loạn ở trong nước… Đó là chắc chắn. Không cần biện luận. Đừng ḥng có ai sống yên thân.

Xét trong phạm vi thế giới, cái hoạ Trung Quốc coi như cái hoạ toàn cầu, thiên hạ đă dứt khoát như thế. Có các động thái họ cụm lại, cụm để hạn chế Trung Quốc. Mà hạn chế Trung Quốc trước mắt phải giải quyết vấn đề Việt Nam. Ông Ôbama đi khắp nơi rao giảng hoà b́nh, cố gắng thu hẹp các ḷ lửa chiến tranh. Ông đang bàn thảo để khôi phục lại các căn cứ quân sự Mỹ tại Châu Á – Thái B́nh Dương. Thế là vừa lên sân khấu, khúc ca đầu tiên đă cuốn hút ḷng người. Giải Nobel của ông không phải là vội vă mà là đích đáng. Các nước Asean lôi kéo Trung Quốc vào bàn đàm phán để hai bên cùng có lợi, ai ngờ việc đầu tiên lại là vấn đề Biển Đông. Thế là lời ông Dương Danh Dy: “phải chống Trung Quốc nhưng Việt Nam đừng chống một ḿnh”. Thế giới đă nghe theo. Lời ông đúng là: “Bụt chùa nhà không thiêng”.

Dân chủ hoá lúc này là có thể. Người Việt Nam không bao giờ chịu làm nô lệ. Người Tàu với Việt Nam h́nh như bao đời không ưa nhau. Dân chủ hoá, chỉ có các quan tham ở hai nước phản đối v́ lo sợ mất tài sản, lo bị trả thù… Một khi ḷng yêu nước trỗi dậy họ chấp nhận dân chủ hoá, thế là 100% dân Việt Nam một ḷng giữ nước. Các nước trên thế giới: Âu, Mỹ, Asean sẽ hoan nghênh v́ trút khỏi nỗi sợ Trung Quốc. Trung Quốc đang bối rối nội bộ, đang che chắn chống phản kháng của thế giới, làm ǵ có cuộc “động binh” nào chiếm Việt Nam. Cái chủ bài là khống chế được 15 người khổng lồ, nay họ ra đi, thế là hết phép. Truyền thông thế giới nói ít đến khó khăn của Trung Quốc là chưa thoả đáng.

Nói riêng 15 vị khổng lồ, đến ngày hôm nay khi họ đă đánh tất cả các từng lớp nhân dân, công việc th́ bê bối, nội bộ chia rẽ đến phải bộc lộ để dân biết, cố gắng bày ra việc này việc nọ, nhưng c̣n ai tin, ai nghe? Chứng nào, tật nấy: cứ toàn trị, cứ cấm đoán… đến nỗi biểu t́nh chống hàng Trung Quốc cũng chờ lệnh…Tự nhiên trong cuộc thi thể thao trong nhà lại dám liệt Đài Loan thuộc Trung Quốc, ngang Hồng Kông, Ma Cao…

Can đảm chấp nhận dân chủ hoá là con đường duy nhất. Có bàn căi chăng chỉ là ở điểm: chuyển đổi như thế nào.

 

IV. Đảng tách ra làm hai – Một cuộc chỉnh đốn đảng đích thực

a. Hăy chấm dứt một cách hiểu sai lệch:

Cựu tổng thống Bin Clinton nói ở đại học Thanh Hoa: “Phản biện sinh ra chân lư”. Hai phe có những ư kiến khác nhau, đưa ra tranh luận để t́m ra ư kiến đúng nhất, hai bên chấp nhận và cùng nhau hợp tác thực hiện, làm cho mọi việc tốt lên.

Ở ta, nhiều người cho dân chủ là tranh luận để thắng thua… Dân chủ chỉ có đối lập mà không có đồng thuận, không có hợp tác và chung trách nhiệm, chữ đối kháng chữ đa nguyên coi như cấm kỵ ai nói tới điều này là phạm tội h́nh sự!

Đảng tách ra làm hai là làm theo đúng tiêu chí trên: chân lư, phản biện, đồng thuận, chia sẻ trách nhiệm, cùng hợp tác, cùng thực hiện chân lư, cùng phục vụ nhân dân. Bài học Thái Lan đă chỉ rơ: dân chủ là đấu tranh để t́m ra chân lư, cái phải đạt là đồng thuận, đồng thuận ở Thái Lan đến chậm chạp quá, khi đạt được phải trái, đúng sai, họ sẽ tiến lên. Bảo rằng họ đánh nhau có nghĩa là đa đảng không tốt. Đó là do không hiểu thế nào là dân chủ đa nguyên.

Đảng tách ra làm hai là Đảng vẫn c̣n, Đảng chấm dứt độc tài, độc đoán, độc quyền chân lư…Đảng sẽ là đảng của dân tộc, của nhân dân một cách đích thực. Đảng mạnh lên, đất nước phồn vinh, dân tộc có chỗ đứng xứng đáng trong cộng đồng quốc tế.

b. Chọn mô thức Đảng tách ra làm hai là một bó buộc:

Toàn trị th́ tha hoá. Tha hoá th́ suy yếu đi đến tan vỡ. Nói rằng “Đảng tự vỡ”, hôm nay không một ai phản bác nhưng tự vỡ như thế nào th́ mọi người ngẩn ngơ.

Có cái ǵ như thầm lặng nói lên là Đảng ta tiếp tục cầm quyền là khiên cưỡng; không ai trong nhóm cầm quyền có những tố chất của một chính khách; toàn Đảng hiện nay lỏng lẻo đến mức chỉ c̣n là những người tham quyền. Bao nhiêu năm vẫn giữ đất nước trong ṿng lạc hậu; nếu để tiếp tục cầm quyền th́ nhất định nước ta sẽ bị nước ngoài thôn tính…V́ thế việc thay đổi như là một đ̣i hỏi sống c̣n.

Rà soát lại th́ không c̣n h́nh thức chuyển đổi nào đă có tiền lệ trong lịch sử: không có phe đối lập để làm việc thay đổi; không có phe đối lập có thể dựa vào nước ngoài để gây ra một cuộc chuyển đổi, nếu có chỉ là một cuộc chuyển đổi để mà mất hết. Trong đội ngũ cầm quyền không có một người, một nhóm nào dám đứng lên để gạt bỏ đối phương để một ḿnh lănh đạo đất nước; lại không có thể có cuộc xâm lăng quân sự để có người anh hùng giải phóng dân tộc rồi làm vua, làm lănh tụ…

C̣n có những bó buộc khác: Đảng phải tập trung những người ưu tú của dân tộc. Hiện nay thành phần này và như gần hết nằm trong Đảng nhưng bị lép vế với bao nhiêu nỗi niềm đắng cay. Đảng là Đảng cầm quyền, những người có khả năng này là những người nằm trong Đảng, một khi cờ đến tay họ th́ gió có yếu, cờ vẫn bay. Chúng ta c̣n có bao nhiêu người “cộng sản tử tế”, người vào Đảng để phục vụ nhân dân mà không hề băn khoăn cái gọi là ư thức hệ?

Nếu trong việc thực hiện, làm thật khéo léo, được mọi người ủng hộ, người muốn phản đối cũng thấy không có cái ǵ hơn đành tặc lưỡi chấp nhận, kẻ thù bên ngoài không có chỗ, không có cái lư để can thiệp, và cái yêu cầu nêu rất khiêm tốn, cần đạt được một điểm gốc chứ không đ̣i hỏi nhiều v́ biết rằng dân chủ hoá là một quá tŕnh, c̣n nhiều gian khổ… Có thể tóm lược các yêu cầu:

Có từ hai đảng, hai đảng kém, hơn hẳn một đảng xấu. Hai đảng th́ có phản biện, có công khai, 4 năm một lần dân có thể thổi c̣i phạt góc, phạt 11m đến truất quyền thi đấu. Nh́n dần quen dần với vai tṛ làm chủ của ḿnh, chính nhân dân hoàn thiện dần thể chế, có tham khảo những góp ư của các nhà chính trị, văn hoá để đi tới một nền dân chủ dần dần vững chắc.

Đảng viên là người lănh đạo, đề ra quốc sách, ứng phó mọi cái… Thế th́ phải thuộc về trí thức; mà trí thức ở nhiều lĩnh vực, với cái ư nghĩa trí thức là người giải quyết được mọi yêu cầu do cuộc sống của đất nước đặt ra. Vậy th́ “quư hồ tinh bất quư hồ đa”. Một tỉnh có đảng bộ độ 50, 70 người, thành phố có 100 đến 200 người mà có tâm, có tầm, khoẻ bằng vạn đảng bộ có 4, 5 hàng con số… Có tâm, có tầm người ta sẽ làm, không gây hậu quả xấu, chỉ có kết quả tốt đẹp.

Việc chuyển đổi sẽ không gây biến động, không làm sáo trộn đất nước, êm ả mà chuyển đổi, chậm chạp và chắc chắn, bó buộc là không ai được để nước ngoài can thiệp, việc làm có tạo ra đồng thuận.

Không đặt ra việc t́m lư luận, đường lối, chủ thuyết. Đây chỉ là bước đi để h́nh thành tổ chức, cái việc này do tổ chức có chức năng làm. Lư thuyết về Đảng và Hội đă khá phổ biến trên thế giới rồi. Trước mắt phải có tổ chức, tổ chức… Thay đổi sao cho tương ứng với nhiệm vụ, với đặc điểm, đó là việc của từng đảng.

H́nh thành tổ chức có thể h́nh dung: chính những người cộng sản thực hiện việc tách đảng, con người vẫn là cộng sản, không ai cướp quyền của Đảng. Lẽ dĩ nhiên có một số người ngoài Đảng xin gia nhập.

Phải coi việc tách đảng là một cuộc chỉnh đốn Đảng cộng sản hiện đang cầm quyền.

Đảng viên của Đảng đang cầm quyền sẽ chia ra: một số đi theo Đảng mới vừa thành lập, một số vẫn ở trong Đảng như hiện nay, một số sẽ ra khỏi Đảng v́ rất nhiều lư do. Các Đảng mới sẽ tự hoạt động. Đảng đang cầm quyền nếu không tự tuyên bố giải thể mà vẫn tồn tại, vẫn hoạt động th́ nên tổ chức việc kết nạp lại: những người nhiều tai tiếng, những người không thiết tha với Đảng họ sẽ không đăng kư xin kết nạp lại, thế là bớt đi một phiền nhiễu cả kẻ đi lẫn người ở lại. Các Đảng mới là cứ hoạt động theo một đạo luật mới, đều b́nh đẳng. Thế là thể chế đa đảng h́nh thành một cách êm ả.

Không quá coi trọng việc viết văn kiện, việc ra mắt. Cái chính là Quôc hội chấp nhận đại diện tham gia ứng cử Quốc hội lập hiến là mọi việc khai thông.

Giữ nguyên luật pháp hiện hành, luật mới ra đến đâu th́ phủ định luật cũ đến đấy, chấp nhận có sự vênh giữa luật và thực tiễn, nhưng chỉ chấp nhận tồn tại thời gian tối thiểu.

Giữ nguyên bộ máy cũ và chấn chỉnh, sửa đổi dần dần, với một nguyên tắc: người cầm đầu phải là người giỏi nhất, người đứng ra chấn chỉnh ngành, chấn chỉnh từ trên xuống. Coi trọng vai tṛ người cầm đầu, giai đoạn đầu coi như họ tối hậu quyết định.

Giải quyết tham nhũng có ư kiến cần tiếp tục, có phản bác là giai đoạn vừa chuyển đổi, công việc bề bộn, nhân sự chưa ổn định không thể làm việc chống tham nhũng. Có ư khác là vẫn phải làm bằng mọi giá. Lại thêm có ư kiến chống tham nhũng sẽ rối loạn, sẽ không thiếu những đ̣i hỏi bức xúc, không riêng ǵ đối với chống tham nhũng và c̣n nhiều vấn đề của nhiều lĩnh vực khác. Có thể nên dành cho các Đảng được thành lập mở hội nghị bàn tṛn để giải quyết.

 

V. Lộ tŕnh tách đảng và ban vận động thành lập đảng

a. Thái độ của Bộ chính trị quyết định việc chuyển đổi:

Nếu bộ chính trị chưa cho rằng việc chuyển đổi là cần thiết và coi cuộc vận động là một hành vi phiến loạn rồi ra tay cấm đoán và đàn áp th́ mọi việc cứ như hiện t́nh mà tiến bước, dành cho thời gian phân xử. Đó có thể là một sai lầm dẫn đến mất nước, khác ǵ là Lê Chiêu Thống? Nếu Bộ chính trị nhận thức được t́nh h́nh thế giới hiện nay các cường quốc đă quy về một mối. Trung Quốc gặp khó, không thể muốn làm ǵ Việt Nam th́ làm. Nhân cơ hội này Việt Nam chuyển đổi thể chế th́ Trung Quốc đành bó tay. Thế là ta thoát nạn và một thế lâu dài được mở ra. Trường hợp này chỉ cần Bộ chính trị mặc nhiên để cuộc chuyển đổi êm ả diễn ra và cao hơn nữa là mở hội nghị bàn tṛn giữa Đảng và các tổ chức vừa h́nh thành bàn bạc. Việc chuyển đổi do quyết định đa phương phác ra. Khi chuyển đổi thể chế ở Ba Lan, Ba Lan đă phải họp 25 cuộc họp liên tịch, có nhiều cuộc kéo dài, thời gian đến nửa năm.

Ở Việt Nam đây là đóng cửa bàn chuyện nhà. Sau khi bàn soạn kéo dài, đưa ra tuyên bố giữ đảng và chính phủ với các đại biểu nhân dân về cuộc thay đổi thể chế.

Công việc trong nước không hề thay đổi. Từ trên mọi việc thay đổi dần dần. Có tuyên bố tin này đến nhân dân. Một số người sẽ không vui nhưng vẫn phải bằng ḷng. Cuộc thay đổi trong tinh thần cả nước một ḷng, gác lại quá khứ, toàn dân giữ nước, toàn dân một ḷng xây dựng tương lai.

b. T́nh h́nh hiện nay:

Trong t́nh h́nh chính trị đất nước hiện nay, cảm thấy là khó có người nào đó đứng ra hiệu triệu thành lập một Đảng chính trị, càng khó hơn ai dám bí mật tập hợp một số người để lập Đảng… Dù rằng bản thân người ấy đă là những đảng viên, những quan chức cỡ lớn, có tự tin là ḿnh được nhiều người ái mộ, là ḿnh làm một cuộc dấn thân v́ nhân dân. Đây là hạn chế rất lớn. Làm sao để vượt qua? Có thể chấp nhận một bước đi quá độ, một bước thăm ḍ, một giải pháp để vượt rào có thể thu xếp như sau:

Một số người tự đứng ra vận động thành lập một đảng “Đồng thuận”, có tính Đa nguyên, tự xác định nhiệm vụ, lề lối như sau:

Thành phần là những đảng viên, cán bộ đă làm việc lâu năm trong tổ chức Đảng và tổ chức Nhà nước. Tức là có sự am hiểu nhất định về việc và người. Số người này xác định các đối tượng có thể là ṇng cốt cho Đảng cần tổ chức để bàn soạn việc chung và riêng.

Ban vận động cần mời được đủ từ 30 đến 50 đối tượng th́ coi như hoàn thành nhiệm vụ. Khi mời được người thứ 5, thứ 7 th́ những người được mời dĩ nhiên trở thành thành viên Ban vận động.

Khi con số lên đến 30, 50 th́ Ban vận động tự giải thể. Ban phụ trách lâm thời của Đảng được ra đời. Từ ấy, mọi việc là của Ban phụ trách lâm thời.

Ban vận động xét cho cùng là một tổ chức “ lobby chính trị”, một ban liên lạc, một ban thăm ḍ. Các thành phần trong Ban vận động sau khi hoàn thành nhiệm vụ, lấy thời điểm các ban phụ trách lâm thời các Đảng làm nhiệm vụ th́ tự giải thể. Các thành viên Ban vận động dù có khả năng cũng không được tham gia các ban bệ của Đảng mới.

Việc Bộ chính trị không ngăn chặn, không cấm đoán, không khủng bố những người trong Ban vận động th́ mặc nhiên có sự ra đời các Đảng mới, thực chất là các Đảng viên hiện nay tách ra coi như Bộ chính trị bật đèn xanh cho việc chuyển đổi thể chế.

c. Cái mô thức dân chủ hoá có thể bị dập tắt trong quá tŕnh thực hiện v́ không có sự đồng thuận của đa số trong Bộ chính trị:

Ngược lại mô thức này thành công ở thời điểm luật Bầu cử Quốc hội được ban bố và các Đảng cử đại biểu tham dự mà không bị cản trở. Cái chốt đă được vứt bỏ, chúng ta không cần bàn nhiều, có biết bao nhiêu tài năng được cởi trói, mọi việc có thể tiến hành rất nhanh ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Cái năo trạng tự ḿnh hù doạ ḿnh sẽ được gột rửa.

 

VI. Vài ḍng kết thúc

Trung Quốc h́nh như đă đi quá đà: thế kỷ 19 là của Anh, thế kỷ 20 là của Mỹ, thế kỷ 21 là của Trung Quốc, nhiều người nói thế và các dấu hiệu đă có. “Trung Quốc là con hổ ngủ”, điều này khi tôi c̣n nhỏ đă được nghe. Có đến gần 100 năm rồi nhưng vội nói rằng có thể chiếm Việt Nam trong 31 ngày, có thể đánh chiếm Ấn Độ và diệt cả Mỹ… rồi đ̣i chia đôi biển Thái B́nh Dương với Mỹ lấy Hawai làm mốc… Nói thật hay hù doạ. Tôi tin là đă sa đà vào thế đang lên thành ra ngoa ngôn. Các trí thức thế giới hăy nghiên cứu kỹ Trung Quốc để có sự thống nhất nhận định, chỉ đạo cho mọi suy nghĩ và hành động của nhân dân thế giới. Nhân dân Việt Nam có lẽ là người xếp hàng số 1 để có được tài liệu này. Người ta c̣n nghĩ rằng Trung Quốc đang đi vào con đường của Liên Xô.

Một t́nh thế mới đang hé lộ: các nước lớn đă thấy mối đe doạ của Trung Quốc, họ như đang cụm lại để ngăn chặn Trung Quốc, cả các nước Asean cũng đă đ̣i tham gia giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông… Khủng hoảng về tài chính cũng làm cho Trung Quốc bị tổn thương, chưa rơ mức độ, khác với trước đây là đa cực nay h́nh thành như có hai cực… Điều này là một cái may, là một vận hội chưa bao giờ có. Nếu thế giới ngăn chặn được Trung Quốc th́ Trung Quốc không thể chèn ép quá mức Việt Nam. Lúc này là lúc Việt Nam nên có thái độ rơ ràng. Thế giới phải giữ Việt Nam. Trung Quốc phải chiếm được Việt Nam. Trung Quốc mạnh hay thế giới mạnh, thời điểm một mất một c̣n, dù chon lựa ǵ th́ cũng phải theo Phương Tây, mất Đảng c̣n nước. Theo Phương Đông mất nước, Đảng c̣n nhưng là cái xác không hồn, thế là mất cả Đảng cả nước, rồi dẫn đến Hán hoá là mất cả dân tộc. Một sự lựa chon không cần phải bàn căi. Lúc này là lúc dứt điểm. C̣n đối với Trung Quốc vẫn giữ hoà hảo như xưa, không sợ quá mức, hăy xem Trung Quốc gần đây đă hạ giọng rồi… Ta cũng phải kiên tŕ 16 chữ vàng v́ đă nói là “chữ” th́ chữ bao giờ cũng đúng. Cái sai là giải thích sai, cái sai là lớn hơn, là thực hiện sai. Ta nên lấy 16 chữ vàng để buộc Trung Quốc phải thực thi. Ta phải giao quyền lực cho Quốc hội để làm chỗ dựa đối nhau với Trung Quốc và luôn nhớ rằng ta không biết tự vệ là thiếu sót của ta.

Lúc này hăy nghiêng hẳn về Phương Tây, lúc này chớp thời cơ để dân chủ hoá, Trung Quốc đang lúng túng, chưa thể “động binh” để diệt ta. Đánh lẻ, ăn chắc trong cái thế toàn cục đang chưa ổn định. Phải chăng là điều có thể?

Đất nước ta hôm nay như trong t́nh trạng nước sôi lửa bỏng: Trước Đại hội X, mong mỏi của nhân dân là mở rộng dân chủ cho dễ thở, có lực để phát triển và chống được tham nhũng. Trước Đại hội sắp tới, việc Trung Quốc thâm nhập vào Việt Nam quá rơ ràng. Mọi suy nghĩ chuyển thành làm sao giữ được độc lập. Tất cả tập trung hy vọng vào việc dân chủ hoá. Dân chủ hoá sẽ giải quyết được việc trước mắt là độc lập, nhưng cũng một lúc giải quyết tham nhũng và mở đường cho phát triển.

Thế là trở lại khẩu hiệu: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” của năm 1945. Dân chủ hoá! Hai chữ ngắn gọn mà ngọt ngào, lại là tất cả trong lúc này.

 

Luật Sư Trần Lâm


<< trở về đầu trang >>
free counters