Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Quân lực Việt Nam Cộng ḥa sau Hiệp định Paris

 

Việt Hà,
phóng viên RFA

 

Buổi hội thảo "35 năm nh́n lại: Trả lại sự thật cho lịch sử" diễn ra vào ngày 9 tháng 4, tại câu lạc bộ quân đội và hải quân ở Washington DC.

Ngoài những thắng lợi mà quân lực Việt nam cộng ḥa đă đạt được trước khi Hiệp định Paris được kư kết, Việt Hà gửi đến những diễn biến sau Hiệp định Paris.

 

Mỹ cắt giảm viện trợ

Bắt đầu từ năm 1972, chiến trường Việt nam có nhiều thay đổi gây bất lợi cho phía Việt nam cộng ḥa. Đó là những thay đổi cả về mặt ngoại giao lẫn quân sự.

Cựu đại sứ Bùi Diễm của Việt Nam cộng ḥa tại Mỹ và là thành viên của đoàn đàm phán tại ḥa đàm Paris nói về bối cảnh từ năm 1973 đến 1975 như sau: Một mặt, chúng ta thấy Hà Nội kiên quyết đi theo kế hoạch của họ để tấn công miền Nam mà không đếm xỉa ǵ đến hiệp định Paris. Họ nhận được viện trợ khổng lồ từ Liên xô và Trung Cộng. C̣n Sài g̣n ở thế thủ, không biết chính xác là ḿnh có thể trông chờ ǵ ở viện trợ nước ngoài.

Hoa kỳ th́ đă mệt mỏi về cuộc chiến và tê liệt v́ vụ Watergate. V́ thế nước Mỹ t́m cách thoát khỏi sự rối rắm tại đông nam Á, lờ đi sự hy sinh của hơn 58,000 người Mỹ đă chết tại Việt Nam.

Đại sứ Bùi Diễm

Ông Bùi Diễm tại buổi hội thảo hôm 9/4/2010.         RFA photo

Lúc này, đại sứ Bùi Diễm phải thực hiện một sứ mệnh khác mà tổng thống Thiệu giao là sửa đổi một phần bản thảo hiệp định Paris, vốn có nội dung bất lợi cho Việt nam cộng ḥa. Đó là sự có mặt của quân đội miền Bắc trên lănh thổ miền Nam. Tổng thống Thiệu nói điều này với ông dù biết là đă quá muộn. Chưa kể vấn đề viện trợ của Mỹ cho Việt nam cộng ḥa cũng trở thành vấn đề nóng hổi.

Đại sứ Bùi Diễm nhớ lại, lúc đó ông đi lại như con thoi giữa Washington và Sài g̣n để thuyết phục người Mỹ đừng quên mục đích cuộc chiến, nhưng dường như không có ai trong hệ thống quyền lực ở Washington lúc đó muốn nói chuyện với ông, đặc biệt là về viện trợ cho Việt Nam.

Theo đại sứ Bùi Diễm, viện trợ của Mỹ cho Việt nam Cộng hoà vào năm 1973, đă giảm từ 2,1 tỷ đô la xuống c̣n 400 triệu đô la, giữa lúc giá nhiên liệu và hàng hóa đang tăng.

Về mặt quân sự, Bắc Việt có thêm những ưu thế so với miền Nam. Đại tá Hoàng Ngọc Lung, lúc đó là trưởng pḥng hai của bộ tổng tham mưu quân lực Việt Nam cộng ḥa cho biết:

Trong ḥa đàm Paris, cộng sản Việt nam đă có ưu thế, trong khi hội đàm, mật đàm song phương với Hoa Kỳ nên đă biết được thỏa hiệp Paris thế nào và ngày kư kết đầu tiên dự định là 27 tháng 10 năm 1972. Đầu tháng 10 năm 1972, cộng sản Việt nam ở miền nam Việt nam bắt đầu học tập về bản thỏa thuận từ cấp huyện, v́ biết trước ngày kư kết nên cộng sản đă dự trù kế hoạch chiếm đất, giành dân và lật đổ chính quyền Việt nam Cộng ḥa, ngay trong ngày đầu tiên của hiệp định Paris. Tuy nhiên cộng sản đă không thành công trong chiến dịch này.

Theo ông Lung, cũng trong thời gian này, cộng sản đă mở cuộc tổng tiếp vận, vận chuyển nhiều chiến cụ mới vào miền Nam Việt nam, tu bổ và bành trướng đường ṃn Hồ Chí Minh, mở thêm hành lang xâm nhập mới vào năm 1973, gọi là hành lang Trường Sơn, dài 900 cây số để vận chuyển 24 giờ mỗi ngày bằng xe. Ngoài ra Cộng sản cũng thiết trí hai hệ thống dẫn dầu vào miền Nam để tiếp liệu cho hoạt động quân sự của ḿnh.

 

Hoang-Ngoc-Lung.jpg

Ông Hoàng Ngọc Lung tại buổi hội thảo ngày 9/4/2010.

RFA photo

T́nh h́nh thay đổi nhanh chóng

Trong khi đó, từ năm 1972, lực lượng quân sự của Việt nam cộng ḥa và lực lượng đồng minh bắt đầu sụt giảm.

Ông Hoàng Ngọc Lung nói: Năm 1972, lực lượng quân sự của Việt Nam cộng ḥa, của Hoa kỳ và đồng minh là 22 sư đoàn, sau hiệp định Paris chỉ c̣n 13 sư đoàn bộ binh Việt nam. Trong khi đ,ó nhiệm vụ pḥng thủ lănh thổ miền nam vẫn như cũ, quân viện của Hoa kỳ bị cắt giảm tối đa.

Cuối năm 1974, tương quan lực lượng ưu thế đă nghiêng về phía cộng quân, v́ chi viện của Nga Xô và Trung cộng tăng gấp đôi so với năm 1972. Cộng quân hơn hẳn về chiến xa, đại bác, đạn dược, nhiên liệu, lực lượng tổng trừ bị.

T́nh h́nh miền Nam xấu đi rất nhanh kể từ cuối năm 1974, Đại sứ Bùi Diễm nhớ lại: Khoảng cuối năm 1974, t́nh h́nh trở nên xấu đi nhanh chóng. Trên mặt trận quân sự, việc Hà nội chuẩn bị cuộc một cuộc tấn công mới đă rơ ràng. Bộ chính trị nh́n nhận việc Nixon từ chức là một dấu hiệu cho thấy Mỹ không thể quay lại và thử tấn công Phước Long vào tháng giêng, không có phản ứng nào từ phía Mỹ. Và thế là họ bắt đầu tấn công thật sự vào Ban Mê Thuột.

Sau khi Ban Mê Thuột thất thủ vào ngày 10 tháng 3 năm 1975 là việc mất các thành phố lớn khác ở miền Nam, rồi kết thúc ở Sài g̣n vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đại sứ Bùi Diễm đă không cầm được nước mắt khi nhớ lại biến cố lịch sử này. Ông nói: Sâu thẳm trong tim tôi, lúc đó, tôi biết rằng có một câu hỏi quan trọng không liên quan đến sự đáng tin cậy của người Mỹ cũng như khả năng của các lănh đạo Sài g̣n.

Câu hỏi quan trọng đó trong tâm trí tôi là cuộc sống của hàng triệu người Việt nam sẽ  ra sao một khi quốc hội Mỹ đă quyết định như vậy. Cuộc sống của con cái họ và những đứa con của con cái họ. Đó là vấn đề chính. Nhưng trong năm 1975, đây không phải là vấn đề có thể hy vọng làm cơ quan lập pháp của Mỹ động ḷng.  

Tôi không thể cầm ḷng ḿnh trước sự thiếu công bằng đó. Và trong ngôi nhà nhỏ của tôi ở Washington DC, không thể cầm ḷng, tôi khóc!

35 năm sau cuộc chiến Việt Nam, liệu người Mỹ đă học được những ǵ từ cuộc chiến này và tương lai quan hệ Việt Mỹ sẽ ra sao? Việt Hà sẽ quay lại chủ đề này trong bài kế tiếp.


<< trở về đầu trang >>
free counters