Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Nhớ Về Việt Nam - Kư Ức 35 Năm Trước

Nhớ Về Việt Nam - Kư Ức 35 Năm Trước

 

Giáo sư Robert F. Turner

 

Giáo sư Robert F. Turner tốt nghiệp tiến sĩ về cả sư phạm lẫn chuyên môn về luật khoa từ Đại học Luật khoa Virginia School of Law, là nơi mà ông thành lập Trung tâm Nghiên cứu An ninh Luật pháp vào năm 1981. Ông chú ư đến Việt Nam từ khi học Cao học tại Đại học Indiana, với một luận văn dài 450 trang - đoạt giải danh dự - về cuộc chiến Việt Nam và từ khi thường xuyên tranh luận với các lănh tụ phản chiến trên đất Mỹ. Được động viên vào Lục quân Hoa Kỳ năm 1968, tức là sau trận Mậu Thân, ông Turner t́nh nguyện qua Việt Nam. Dù là sĩ quan bộ binh, trong hai chuyến phục vụ tại đây, ông làm việc bên toà Đại sứ Hoa Kỳ với nhiệm vụ là Sĩ quan Phụ tá các Chương tŕnh Đặc biệt của Pḥng "Bắc Việt và Việt Cộng" trong cơ quan JUSPAO. Từ 1968 đến 1975, ông đă năm lần qua Đông Dương, hoạt động nhiều nơi ở miền Nam Việt Nam và cả Lào cùng Cam Bốt. Ông đang thuyết giảng cho cấp cử nhân đến tiến sĩ về chiến tranh tại Đại học Virginia và Trường Hải quân Hoa Kỳ, nơi ông là Giáo sư Danh dự về Luật pháp Quốc tế. Giáo sư Robert Turner là tác giả hoặc đă biên tập của hơn một chục cuốn sách, kể cả những cuốn nổi tiếng như "Vietnamese Communism", "The Real Lessons of the Vietnam War" và "To Oppose Any Foe".

Ngày 28 tháng Tư tới đây, cùng ba học giả khác của Hoa Kỳ, Giáo sư Robert Turner sẽ là thuyết tŕnh viên trong cuộc Hội luận Quốc tế về cuộc chiến Việt Nam - "The Century Old Vietnam War Puzzle - What are the Missing Pieces?" do Hội Ái Hữu Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại tổ chức tại Rose Center của thành phố Westminster. Đề tài tham luận của ông là "Hậu quả của việc Hoa Kỳ bỏ rơi Đông Dương". Để chuẩn bị, ông đă liên lạc với ban tổ chức từ nhiều tháng nay. Trong một điện thư rất dài, Giáo sư Turner có nhắc tới một số kỷ niệm của 35 năm trước... Chúng ta hăy cùng nhau chia sẻ kỷ niệm này, với lời tri ân dành cho nhiều người Mỹ có ḷng.

 

Theo ư tôi, Việt Nam là một cuộc chiến tranh cần thiết.

Tôi có thể bắt đầu bằng mấy lời "amen", ủng hộ quan điểm nhiều người đă đưa ra và có lẽ tŕnh bày câu chuyện tôi đă nói với Bùi Công Tường trên chuyến xe đi từ Bến Tre về Sàigon vào một buổi tối đó khi tôi hỏi anh ta về ông Diệm. Anh ta trả lời là các đảng viên cao cấp (của Đảng Cộng Sản Việt Nam) coi ông Diệm là nhà ái quốc lớn - tương tự như Hồ Chí Minh - nhưng họ phải xuyên tạc với dư luận quần chúng v́ ông Diệm không chấp nhận quyền lănh đạo của Đảng.

Tất nhiên là tôi thấy thoải mái khi tŕnh bày về những ǵ ḿnh biết.

Tôi đă mất nhiều thời giờ t́m hiểu về những lời cáo buộc chế độ của ông Thiệu là vi phạm nhân quyền (quyền tự do báo chí, bầu cử, chế độ lao tù, v.v...) và có nhiều tấm h́nh cho thấy là những người công kích chế độ này đă bị Hà Nội đánh lừa. (Tôi có phỏng vấn Linh mục Chân Tín và bà Ngô Bá Thành tại Sàigon vào tháng Năm năm 1974. Đại sứ Graham Martin đă trích dẫn ít nhất một cuộc phỏng vấn này trong buổi điều trần trước Ủy ban Ngoại giao của Quốc hội vào cuối năm đó. Và đấy là một lần hiếm hoi trong hai năm cuối của cuộc chiến mà tôi được thấy ông Martin thật sự mỉm cười).

Cuối Tháng Tư năm 1975, tôi đang ở trong Toà Đại sứ khi ông Graham Martin bước ra khỏi văn pḥng. Thấy tôi ở ngoài, ông mời tôi vào bàn giấy. Ông Đại sứ đóng cửa lại và trong 20-30 phút ông đă "xả ra" những uất ức - phê phán hầu hết mọi người tại thủ đô Washington và nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ phải có trách nhiệm tinh thần với người dân miền Nam Việt Nam. Tôi đồng cảm với sự giận dữ của ông, nhưng cũng vui là ḿnh lắng tai cho ông có dịp trút bớt những dồn nén mà cả hai đều cùng chia sẻ. Nhiều người đă đả kích ông, nhưng trong các cuốn sách của tôi, Đại sứ Martin là một vị anh hùng tương đối hiếm hoi của nước Mỹ trong mấy tuần cuối cùng đó.

Nh́n bất cứ nơi nào, tôi thấy Hoa Kỳ đă bội phản những đối tác hay viên chức Việt Nam.

Cơ quan USIA (Thông tin của Toà Đại sứ) đă nói với những người Việt Nam quan trọng nhất về các điểm bốc ở một số nơi nhất định trong những ngày cuối cùng, và bảo đảm là sẽ có trực thăng đưa họ và gia đ́nh tới nơi an toàn. Nhưng trực thăng lại tới nơi khác để bốc người Mỹ.

Đồng nghiệp và thông dịch viên của tôi trong hai chuyến phục vụ là Nguyễn Van Qui (không có bỏ dấu) đang ở trong Bệnh viện Seventh Day Adventist Hospital (Bệnh viện 3 Dă chiến) để tuyệt vọng chiến đấu với bệnh ung thư khi các bác sĩ (Mỹ) tới thăm và cho thuốc vào một buổi chiều. Họ nói với ông ta là sáng sau sẽ quay lại - rồi lên máy bay đi Dodge City.

Tôi ở đó với một nhóm người Mỹ từ Tiểu bang Michigan đă nhận trẻ Việt lai Mỹ làm con nuôi. Họ cần người biết rơ về Việt Nam để vượt qua các trở ngại hành chánh mà kịp cứu lấy bầy trẻ. (Thống đốc Miliken đă ban bố chánh sách "cửa ngỏ", rằng tiểu bang Michigan của ông sẽ t́m nơi định cư cho bất cứ trẻ mồ côi nào mà chúng tôi đem về được). Phần lớn công việc của tôi khi ấy là giúp họ tiếp xúc với Toà Đại sứ và Chính phủ Việt Nam và dường như là mỗi khi ḿnh sẵn sàng đi th́ lại thấy một người Mỹ hay một người Việt khác đang muốn bay tới bến bờ tự do như nhóm người vừa thoát hôm trước.

Tôi ở lại chứng kiến những người Mỹ mà tôi đưa đi đă tới hết cô nhi viện này tới viện dục anh khác với lời hứa hẹn cấp cứu. "Đừng lo, chúng tôi sẽ bốc mọi trẻ qua Mỹ, đưa chúng vào các gia đ́nh tử tế". Nhiều bậc phụ huynh người Việt t́m gặp những người Mỹ này, van xin họ đưa dùm con cái tới Mỹ trước khi Cộng sản vào. Ngay giờ này - 35 năm sau - tôi c̣n ứa lệ khi nhớ tới sự xúc động của những người đă phải mất những ǵ họ quư nhất - con cái - trong niềm hy vọng là chúng sẽ có một cuộc sống khá hơn ở ngoài ṿng chiến tranh và cộng sản.

Thế rồi một buổi tối, những người Mỹ "anh hùng" ấy nghe đồn rằng người Việt sẽ bắt đầu giết họ v́ bị bội phản. Ngày hôm sau, họ bảo tôi là họ sẽ bay đi Hong Kong và đợi... đợi ǵ? Đợi t́nh h́nh Sàig̣n sẽ sáng sủa hơn? Tôi không c̣n nghe thấy ǵ về họ nữa, và những đứa trẻ đă được hứa hẹn cứu vớt đành ở lại đó - mà lo lấy thân.

Năm trước đó, tôi đă qua lại Cam Bốt nhiều lần và biết rằng t́nh h́nh nơi đó c̣n tệ hơn tại Việt Nam. V́ vậy, trong khi dân Michigan đang phối hợp việc cứu trẻ tại Saigon th́ tôi dành ngày nghỉ qua phối hợp việc cứu trẻ tại Nam Vang. Tôi có một nhóm mà tụi tôi thời đó gọi là "chiêu đăi viên" (với loại nghiệp vụ mà tôi không biết, như cho trẻ ăn hoặc thay tă lót) đă t́nh nguyện giúp đỡ trong các phi vụ C-130 chở gạo tới và hôm sau bốc về Sàigon một máy bay đầy nhóc trẻ em, thay v́ bay về không. Nhưng Quốc hội ở nhà đă hạn chế số nhân viên được tới Cam Bốt nên tôi muốn vào là có người ở đó phải ra để nhường chỗ! Và cả chuyện ấy chỉ là ưu tiên rất nhỏ.

Trước khi tôi xin được giải tỏa sự hạn chế này th́ mọi chuyện đều tan tành. Ông George Jacobson, do Đại sứ Graham Martin yêu cầu bố trí chuyến bay đầu tiên của tôi vào Nam Vang, có lần gửi công văn tới khách sạn của tôi, rằng phải chấm dứt. Trên đường tới Sứ quán để nói chuyện với ông ta về vụ này th́ tôi thấy tựa đề in trên trang nhất của tờ Saigon Post.

Vài ngày sau, tờ Post loan tiếp những chuyện mà tôi biết trước là sẽ xảy ra....

Mỗi khi thấy một sinh viên Cam Bốt, Việt Nam hay Á Châu bước lên bục nhận bằng tốt nghiệp, tôi lại cố gh́m nước mắt. V́ biết rằng nếu ḿnh khéo hơn và sớm hơn, hàng trăm đứa trẻ Cam Bốt bé tí xíu đă có cơ hội tới Hoa Kỳ và có thể được giáo dục và có cuộc sống tươi vui. Thay vào đó và nhờ "phong trào ḥa b́nh" và Quốc hội Mỹ, chúng ta đă bội ước lời hứa long trọng của ḿnh và nhiều triệu người bị tàn sát.

Tôi thật ân hận. Đă có lúc tôi hy vọng rằng những kỷ niệm này - cảnh cha mẹ hốt hoảng, lạy van ai đó cứu lấy con ḿnh trước khi cộng sản vào, những đứa trẻ mồ côi bất lực, và mấy triệu người mà Hoa Kỳ đă cam kết bảo vệ - cũng sẽ phai mờ cùng năm tháng. Chuyện ấy không xảy ra, và tôi biết là sẽ đem theo những h́nh ảnh đó xuống huyệt.

Xin Thượng Đế cứu vớt linh hồn của các nạn nhân - kể cả 58.196 người Mỹ đă hy sinh đến tuyệt đối cho một lư tưởng cao đẹp. Xin Thượng Đế hăy ban phước lành cho những người bị bỏ lại để sống dưới ách độc tài, và trong nhiều trường hợp, dưới nạn diệt chủng. Và xin Ngài độ tŕ những người đă đến được xứ này, cùng con cháu của họ, để trả lại món nợ bội ước bằng cách làm Hoa Kỳ là một nơi đáng sống hơn cho mọi người trong chúng ta.

Nhưng, nếu có một chút công lư th́ những kẻ như John Kerry, Ted Kennedy, Franck Church, Clifford Case, J. William Fulbright và một lũ khác nữa, sẽ phải mục nát dưới Địa Ngục. (Tôi xin lỗi. Có lẽ v́ quên mất lời nguyện của ḿnh).

 

Robert F. Turner


<< trở về đầu trang >>
free counters