Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Năm nay 30 – 04 Nh́n lại vài nét mới của biến cố

Năm nay 30 – 04

Nh́n lại vài nét mới của biến cố

 

Biến cố  30 – 04 của Việt Nam, sau 35 năm, vẫn c̣n được nhiều người nhắc tới dưới những cái nh́n khác nhau, nhưng tuyệt đối không có cái nh́n đó là  “sự giải phóng”, ngoài trừ nhóm cộng sản cầm quyền ở Hà Nội.

Gần đây, trong dịp kỷ niệm 35 năm mất Miền nam, một tác giả người Mỹ,Ts Roger Canfield, cho xuất bản quyển “Comrades in arms: How the Ameri-cong won the Vietnam war against the common enemy-America” (Mỹ-cộng đă chiến thắng trong cuộc chiến Việt Nam như thế nào). Sau 22 năm dài, từ 1988, nghiên cứu qua nhiều tài liệu của CIA, FBI và sách báo ngoại quốc và việt nam, cả việt nam cộng sản, ông đưa ra nhận định “kết quả cuộc chiến là do người Mỹ thua mặt trận chánh trị ngay tại Quốc Hội Huê kỳ năm 1975 v́ ảnh hưởng của truyền thông và các phong trào ḥa b́nh-phản chiến, chớ quân Mỹ không thua trận do bị cộng quân đánh bại”. Thông điệp chánh mà ông muốn gởi qua quyển sách của ông là “ hầu hết những ǵ người Mỹ hiểu về cuộc chiến Việt Nam là sai lầm, bởi v́ phần lớn những ǵ được ghi lại trong sách vở là sự tuyên truyền của cộng sản Việt Nam. Khác biệt giữa quyển sách này với hàng ngàn cuốn sách viết về chiến tranh Việt Nam là ở chỗ chưa có một cuốn sách nào nghiên cứu chi tiết các cuộc tiếp xúc và thăm viếng qua lại giữa chính quyền Hà Nội với phe phản chiến tại Mỹ lúc bấy giờ.

Chiến tranh là điều không nên v́ chiến tranh thật khủng khiếp, đặc biệt là cuộc chiến Việt Nam. Tuy nhiên, nó là một cuộc chiến nhằm ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Đây là một chiến trường quan trọng trong chiến tranh lạnh. Các chiến sĩ Cộng Ḥa ở miền Nam Việt Nam không đánh bại được lính cộng sản miền Bắc v́ quân đội Mỹ đă phản bội họ. Theo tôi, phản bội đồng minh của ḿnh là điều đáng xấu hổ ” (Trà Mi, VOA,23-03-2010 ) .

Phê b́nh những nhận định của tác giả Roger Canfield, Giáo sư Thayer, chuyên nghiên cứu về Việt nam ở Học Viện Quốc pḥng Úc, phát biểu:

Cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến cách mạng kéo dài. Và hiểu theo cách cộng sản đó là cuộc chiến kết hợp giữa quân sự và chính trị. Đó là cuộc đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao. Tôi không đồng ư với ư kiến cho rằng Hoa Kỳ thua tại mặt trận ở nhà. Có rất nhiều cuộc nghiên cứu sâu rộng về vai tṛ của truyền thông trong cuộc chiến này nhưng không có kết quả nào ủng hộ ư kiến cho rằng phong trào phản chiến tại Mỹ đă thành công trong việc dẫn tới việc Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam.

Tôi cũng không đồng ư với quan điểm cho rằng Hoa Kỳ thua trận. Cuộc chiến mà Hoa Kỳ đương đầu là một cuộc chiến cách mạng kéo dài và v́ thế nói thắng hay thua là không hợp lư v́ theo thời gian, mục tiêu của nước Mỹ thay đổi. Mỹ đă không thành công duy tŕ độc lập cho phe Cộng Ḥa ở Việt Nam. Đây không phải là cuộc chiến tranh hiểu theo nghĩa thông thường là 1 quốc gia xâm lược một nước khác, mà đây là một cuộc chiến cách mạng, một cuộc chiến cách tân Việt Nam khỏi chủ nghĩa cộng sản”. (Trà Mi, VOA, 23-03-2010 ).

Ts Roger Canfield cho rằng Miền nam thất thủ v́ bị đồng minh huê kỳ phản bội. Lập luận này được tác giả việt nam, Ts Nguyễn Tiến Hưng, trong quyển sách của ông viết về “ Tâm tư Tổng thống Thiệu” sắp phát hành (Giới thiệu trên Internet), xác nhận ngoại trưởng Kissinger thuyết phục để trấn an T.T Nixon là “ Huê kỳ phải t́m ra một công thức nào đó để làm cho yên bề mọi chuyện trong một hay hai năm sau, sau đó th́… chẳng ai cần đếch ǵ nữa. V́ lúc ấy, Việt nam sẽ chỉ c̣n là băi hoang vắng”. Và quả thật cái “công thức nào đó”, ông Kissinger đă t́m được và đă áp dụng đưa đến kết quả như ông mong muốn khi ông trả lời ông Đổng lư Văn Pḥng John Erlichmann của T.T Nixon “ Tôi nghĩ rằng nếu họ (Chánh phủ Sài g̣n) may mắn th́ được 1 năm rưởi [ mới mất]”.

Ts Nguyễn Tiến Hưng nêu lên 3 điểm chủ yếu của chủ trương lúc bấy giờ của Chánh quyền Nixon nhằm giải quyết gắp vấn đề Việt nam “trong danh dự” sau khi đă mật đàm nhiều lần với Trung công và Nga-sô, tức đạt được sự thỏa thuận của 2 nước cộng sản này để kết thúc chiến tranh việt nam theo đường lối của Huê kỳ:

· Kư kết 1 hiệp định để Huê kỳ triệt thoái trong danh dự,

· Tôn trọng một khoảng thời gian giửa triệt thoái và sự sụp đổ sẽ xảy ra (một vài năm sau để dư luận không lến án Huê kỳ phản bội bạn, mà cho rằng chánh quyền Sài G̣n bất lực),

· Mỹ có thể chấp nhận một chánh quyền cộng sản ở Sài G̣n .

Ts Roger Canfield dùng tựa sách rất độc đáo “Mỹ-cộng”. Trước giờ, người ta nói “Việt công ” để chỉ cộng sản bắc việt xâm nhập và cộng sản ở Miền nam do Hà Nội tổ chức. Cách nay 2 năm, trong một bài viết về cộng sản hà nội (Ai thống trị Việt nam ngày nay: Đảng cộng sản hay một ĐẢNG HÁN NGỤY?), Giáo sư Stephen Young, người Mỹ, gọi đảng cộng sản Hà Nội là đảng Hán Ngụy v́ đă hoàn toàn lệ thuộc Tàu bắc kinh, dâng đất đai, biển cả cho Bắc kinh để mua chuộc sự an toàn cho phe nhóm cầm quyền ở Việt Nam. Ông muốn phản bác lại tiếng Mỹ-ngụy của Hà Nội trước đây gọi Chánh quyền và nhân dân Miền nam .Tưởng từ nay người Việt hải ngoại nên gọi cộng sản hà nội là Hán ngụy để phơi bày bản chất nô lệ tàu và đánh mất chủ quyền của họ.

Tác giả  Roger Canfield giải thích tại sao ông viết “Mỹ-cộng”:  “Ameri-cong là v́ một số những người hoạt động phản chiến và kêu gọi ḥa b́nh, họ tự xưng như thế . Mỹ-cộng có nghĩa là những người Mỹ đồng quan điểm với Việt công, với công cuộc đấu tranh của cộng sản . Mỹ-cộng và Việt cộng đều xem chủ nghĩa đế quốc Mỹ là kẻ thù chung”.

Trong sách, ông Roger Canfield có đề cặp tới việc Hoa kỳ can thiệp ở Việt Nam là để ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Nhưng chúng tôi nghĩ nếu chiến lược “be bờ ngăn cộng” của Hoa kỳ được đẩy mạnh thêm nữa th́ chắc chắn ngày nay đă không c̣n tới 4 nước cộng sản tồn tại. Và Hoa kỳ đă không bị thế giới lên án suốt 35 năm v́ đă hoàn thành sứ mạng cao cả của ḿnh.

 

Giải phóng hay lệ thuộc?

Trả lời phỏng vấn nhân ngày 30-04 năm 2008, ông Bùi Tín, sĩ quan cao cấp nhứt vào Dinh Độc lập ngày 30/04/75 nay là nhà báo tự do ở Paris, nói to cho mọi người ở Hà Nội nghe rơ: “đất nước Việt Nam ta sau ngày 30-4-1975 chưa được giải phóng và cũng chưa được thống nhất. Ngày 30-4 chỉ có đảng CS thắng, toàn dân vẫn thua, vẫn bị thống trị bới độc quyền đảng trị”.

V́ theo ông, đảng Cộng sản ở Việt nam, sau 30-04-1975, đă thực sự trở thành một đảng xâm lược thực hiện chính sách chiếm đóng và thống trị miền Nam, bỏ tù và quản thúc hàng triệu người dân, cướp đoạt tài sản của toàn dân, thanh toán ngay Mặt trận dân tộc giải phóng Miền nam, gây thảm cảnh hàng triệu thuyền nhân. Sau 30-4-1975, chỉ riêng duy nhất đảng CS cầm quyền, không cho ai lập hội, không cho một tư nhân nào ra báo, không có tự do ứng cử và bầu cử, đàn áp dă man những người tranh đấu đ̣i dân chủ, nhân quyền, đ̣i bảo vệ chủ quyền quốc gia, lănh thổ, lănh hải,…trước hiểm họa Bắc Kinh xâm lược.

Trong Hội nghị TW 12 ở Hà Nội vừa qua, đảng cộng sản vẫn kiên định con đường xă hội chủ nghĩa thật thảm hại trong lúc Hội đồng châu Âu đă tuyên bố Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xă hội hiện thực do các đảng cộng sản ở Đông âu và Liên-Xô chủ trương từ 1945 đến 1991 là phi nhân tính, là thảm hoạ cho các dân tộc và tội ác chống nhân loại. Quốc hội Ba Lan đă thông qua luật đặt chủ nghĩa cộng sản ra ngoài ṿng pháp luật, và coi việc tuyên truyền cộng sản là phạm pháp.

Tại các nước Đông Âu, nơi chủ nghĩa cộng sản từng ngự trị, ngày nay, không có ǵ xấu, nhục bằng khi bị mắng nhiếc: “nói dối như cộng sản, lừa gạt như cộng sản!” . Cũng giống như ở Hoa kỳ, Canađa, Úc…  ai bị vu cáo, chụp mũ là “tay sai Việt Cộng”,”Việt Cộng nằm vùng”, có thể phát đơn kiện kẻ chụp mũ, và đă có phiên toà xét xử tuyên án phạt kẻ chụp mũ gần 100 ngàn đô-la, v́ quan toà tôn trọng giá trị xă hội “coi Cộng sản như là một điều ǵ xấu xa, bẩn thỉu, tồi tệ, ghê tởm”. Thế mà ngày nay, ở Việt Nam lại c̣n một nhóm người “can đảm” ôm chặc con đường cộng sản! Chỉ v́ quyền lợi phe nhóm mà vô cảm trước quyền lợi tối thượng của đất nước!

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh hoàn toàn không có tư tưởng, chỉ “có công” đem chủ nghĩa mác-lê về áp dụng ở Việt Nam nhằm đưa Việt Nam biến thành một bộ phận của quốc tế cộng sản. Hồ Chí Minh luôn luôn cúc cung tận tụy phục vụ Đệ III quốc tế. Lúc kư thỏa hiệp 6/3 đón tiếp thực dân Pháp trở lại, Hồ Chí Minh giải thích với cán bộ thân tín “Thà bị lệ thuộc 5, 10 năm nữa c̣n hơn là độc lập trong tay các đảng phái quốc gia”. Mục tiêu của Hồ Chí Minh trước sau không phải là giành lại cho nhân dân quyền tự quyết, quyền bầu cử, quyền chọn lựa người lănh đạo, quyền có luật pháp của ḿnh và nếp sống của ḿnh. Mục tiêu của ông ta là cưỡng bức nhân dân phải chấp nhận chế độ toàn trị kiểu Staline và Mao-trạch-đông do ông ta chọn lựa, với tất cả đặc điểm của nó : những cuộc hành quyết không qua xét xử, trại tập trung, sự chà đạp nhân phẩm và áp dụng mọi cách trả thù bẩn thỉu trong “cải tạo”, bỏ dân chúng chết đói và đảng viên cầm quyền các cấp tự do tham nhũng vô tội vạ .

Khi phát động chiến tranh giải phóng, Hồ Chí Minh khơi dậy những khát vọng tự nhiên của con người: khát vọng tự do, thịnh vượng, tiến bộ, độc lập dân tộc để rồi hướng tất cả ư nguyện ấy của toàn dân vào những mục tiêu hoàn toàn trái ngược để chỉ nhằm phục vụ cho đường lối cộng sản Đệ III quốc tế mà thôi . Dân tôc Việt Nam đă bị ông ta lợi dụng thâm độc. Khi quần chúng nhận  ra được sự lừa đảo th́ đă quá muộn. Họ đă bị cầm tù. Chính quyền độc tài toàn trị  đă được thiết lập và nhà tù đă khóa chặt cửa. Thế là Hồ Chí Minh đă thành công biển thủ những t́nh cảm cao quư, những sự dấn thân và hi sinh của toàn dân trong kháng chiến cho mục tiêu riêng của ông ta.

Trước những tội ác chống nhân loại trong các cuộc Cải cách Ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, thảm sát Mậu thân, và bao nhiêu vụ thanh toán các đồng chí để bảo vệ địa vị lănh đạo của ḿnh, Hồ Chí Minh vẫn giữ vẻ lương tâm thanh thản, cả trong khi nêu lên những mặt tiêu cực của chế độ như trong vụ Cải cách Ruộng đất ở Miền bắc hay khi thừa nhận hành động sát hại nhà ái quôc Tạ Thu Thâu với kư giả Guérin.

Lịch sử là hệ quả không phải của những ư định con người mà là của hành đông của họ. (Hồ Chí Minh, con người và di sản, của Jean–François Revel,Việt nam Infos, số 36, ngày 25-05-2006, Paris). Mà hành động tội ác chống nhân loại sẽ phải được đem ra xét xử trước một Ṭa án dân chủ v́ đó là những tội bất khả thời tiêu.

 

Mất nước

Ngày nay, người dân trong và ngoài nước đều khẳng định đất nước đă thật sự lệ thuộc Tàu Bắc Kinh . Nhưng thật ra Việt Nam đă bắt đầu mất về mặt chánh trị từ khi cộng sản hà nội cai trị cả nước. Chế độ độc tài toàn trị đă cướp đoạt mọi quyền của dân th́ người dân không c̣n làm chủ đất nước của họ. Hơn nữa, họ không làm chủ được mạng sống của họ nữa. Nay chỉ mất thêm lănh thổ, biển vào tay ngoại bang . Nhưng trên quan điểm «cùng phe xă hội chủ nghĩa» th́ Việt Nam vẫn tồn tại trong không gian xă hội chủ nghĩa v́ Việt Nam xă hội chủ nghĩa th́ không có biên cương quốc gia . Cùng “Tổ quốc xă hội chủ nghĩa” với nhau. Vấn đề cầm quyền ở nơi này hay nơi nọ chỉ là sự ủy nhiệm mà thôi .

Trong lịch sử xưa nay, mất nước thường không do quân giặc mạnh, mà do ḷng dân không biết hay không muốn giữ nước. Ngày nay, Việt Nam bị mất vào tay giặc Tàu không v́ ḷng dân không biết giữ nước, mà v́ người dân không có quyền giữ nước.

Ngày 30-04 có ư nghĩa ǵ khác không hay là ngày đất nước rơi vào sự lệ thuộc Tàu trong tinh thần thỏa hiệp cùng phe xă hội chủ nghĩa anh em với nhau?

 

Nguyễn Văn Trần


<< trở về đầu trang >>
free counters