Nhân Cách & Huyền Thoại
- Nam quốc sơn hà, nam đế cư
- Tiệt nhiên định phận tại thiên thư - Như hà nghịch lỗ, lai xâm phạm - Nhữ
đẳng hành khan, thủ bại hư (Lư Thường Kiệt)
- Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo (Trần Thủ Độ)
- Xin chém đầu thần trước rồi hăy hàng (Trần Quốc Tuấn)
- Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo (Nguyễn
Trăi)
- Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng tri hữu chủ (Nguyễn Huệ)
|
Vơ Nguyên Giáp |
Tôi cảm hứng viết bài này sau khi được hân hạnh đọc 2 bài viết "Khen Quá Lố Không Nên" của nhà báo tự do Bùi Tín và "Tướng Vơ Nguyên Giáp" của nhà b́nh luận Trần B́nh Nam.
Trong bài viết "Tướng Vơ Nguyên Giáp" của ông Trần B́nh Nam có những đoạn ông nhận xét về tướng Giáp như sau:
"Cuộc đời của ông đầy nét
kiêu hùng. Cuộc đấu tranh dũng cảm của ông chống thực dân Pháp giành lại độc
lập cho nước nhà, những chiến tích oai hùng của ông lănh đạo một đoàn quân
vốn là những nông dân ít chữ nghĩa thành một quân đội nhà nghề ngang nhiên
đụng trận với hai đoàn quân của hai quốc gia Tây phương là Pháp và Hoa Kỳ.
Trận mạc có lúc thắng lúc thua, nhưng cuối cùng tướng Vơ Nguyên Giáp đă
thắng hai cuộc chiến.
Câu hỏi chính là: tướng Giáp là con người của lịch sử hay là nạn nhân của
lịch sử? Tướng Giáp có trọn vẹn làm nên lịch sử không hay chỉ là “chiếc lá
giữa ḍng” như bao con người khác trong đó có những người lính gốc nông dân
ông lùa ra chiến trường trong những trận đánh biển người của ông?
Trong khi chờ đợi lịch sử phán xét, nếu chúng ta kéo bức tranh vẽ cuộc đời
của ông để nh́n thật gần chúng ta không khỏi thấy màu u ám. Nơi ông hoà hợp
cái mạnh với cái yếu nhưng toả ra một cái ǵ nhu nhược. Ông đă bỏ qua nhiều
cơ hội hành động khi bị các đồng chí của ông kém tài nhưng thủ đoạn hơn cắt
lông cắt cánh.
Và cuối đời h́nh như ông lo sợ, lo sợ cái cỗ xe ông đă dày công góp sức đóng
nên sẽ nghiền nát ông như đă từng nghiền nát những đàn em thân tín của ông.
Ông muốn được quốc táng!
Tướng Giáp là một danh tướng nhưng không phải là dũng tướng. Đó là điều bất
hạnh không những cho cá nhân tướng Giáp mà c̣n là điều bất hạnh cho dân tộc
Việt Nam.
Nhưng người ta sẽ không thể không ngạc nhiên khi nh́n sự nghiệp của ông. Cho đến giờ này những người cộng sản thuộc thế hệ thứ hai sau ông để cho ông sống yên ổn với đầy đủ tiện nghi tại thủ đô Hà Nội như một trang trí cho chế độ, và khi ông qua đời họ sẽ cho cử hành quốc táng."
Trong bài viết "Khen Quá Lố Không Nên" của ông Bùi Tín, với tư cách của một người biết nhiều qua quá tŕnh quan hệ khá đặc biệt nên hiểu khá rơ về tướng Giáp, để minh chứng điều này ông Bùi Tín có đoạn tâm sự như sau:
"Suốt 2 năm 1977 và 78 tôi đi cùng ông và Đoàn đại biểu quân sự sang Trung Quốc, Liên Xô, CHDC Đức, Ba Lan, Hungari, rồi đi nghỉ ở Sochi bên bờ Hắc Hải. Tôi làm nhiệm vụ trợ lư báo chí cho bộ trưởng, giúp ông trả lời các cuộc phỏng vấn, và mỗi buổi sáng là người đầu tiên làm việc, cùng ăn sáng với ông để báo cáo những tin tức quốc tế mới nhất tôi nghe, ghi được qua máy thu thanh và báo chí. Ở Hà Nội, tôi thường ghé nhà ông trao đổi t́nh h́nh, đặt bài ông viết cho báo Nhân dân Chủ nhật. Ông rất muốn biết t́nh h́nh xă hội. "Ông (Tướng Giáp) có lần thốt lên: Như cậu Tín, làm nhà báo sướng thật, muốn vào Chợ Lớn, đi chợ trời, uống sinh tố vỉa hè, ăn sầu riêng Lái Thiêu, tha hồ tự do, ḿnh th́ họ cấm!" (v́ bảo vệ, an ninh ngăn cản).", tuy nhiên ông thận trọng khiêm nhường không cho cái nói của ḿnh là sâu, là đúng.
Tôi luôn theo quan điểm tôn
trọng sự thật đúng như nó có. Không thêm không bớt. Không tô hồng, cũng
không bôi đen. Không đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại. Không v́ ghét ai, giận
ai th́ tô vẽ họ xấu hơn thực tế dù chỉ một chút, cũng không thân với ai, ưa
ai th́ tả người ấy tốt hơn thực tế, che dấu bớt mặt xấu một chút. Làm như
thế là thiếu công tâm, thiếu khách quan, thiếu lương thiện.
Rồi đây, nhân Đại tướng Vơ Nguyên Giáp Trăm tuổi - theo nghĩa đen cũng như
theo nghĩa bóng - mong rằng sẽ có những bài viết chân t́nh, khách quan, đúng
mức, được đông đảo bạn đọc tiếp nhận một cách tự nhiên, thảnh thơi."
Theo người viết, muốn đánh giá bất cứ một nhân vật nổi tiếng nào, một chính
trị gia, một tướng cầm quân, một kinh tế gia, một nhà làm văn hóa v.v... của
đất nước ở những nước có truyền thống dân chủ dễ hơn là cũng cùng những vị
này ở những nước độc tài, nhất là độc tài CSVN. Mọi sự đánh giá ở những nước
độc tài thường cho ta cái kết quả mà khả năng nghi ngờ có thể lớn hơn những
dấu hỏi. Nhờ chính sách thông tin công khai nhiều chiều của chế độ dân chủ
thay v́ bưng bít như các chế độ độc tài, những cuộc họp của những giới này
ngoài những bí mật quốc gia th́ đều được phổ biến công khai trung thực, được
thu âm lưu trữ, nhờ đó mà thế hệ đương đại hay nối tiếp có thể biết được mà
đánh giá. Cũng có những yếu nhân khi về hưu viết hồi kư ghi lại những ǵ
ḿnh trải qua v.v.. người dân đương thời hay thế hệ nối tiếp nhờ đó đối
chiếu với sự kiện mà t́m được sự thật. Ở những nước độc tài trong đó có độc
tài CSVN, người dân v́ biết quá ít những thông tin trung thực về nhân cách,
khả năng cũng như đời tư của những nhân vật nổi tiếng này nên thái độ đánh
giá thường th́ chỉ dựa vào cảm tính.Trong chế độ độc tài toàn trị CSVN người
dân bị bắt buộc phải tuyệt đối tin vào đảng và nhà nước, nhà nước không có
bổn phận phải công bố trung thực cho dân biết mà chỉ cần thêu dệt sao cho
đẹp, nói sao cho hay để dân nghe dân tin và dân làm theo. Ngay cả việc bệnh
t́nh, chết sống của lănh đạo, của thần tượng như thế nào cũng không biết đâu
mà lần. Điển h́nh là trong thời gian gần đây có những đồn đại ông Giáp đă từ
trần, hư thật thế nào cũng vẫn là dấu hỏi.
Gần đây nhất, các báo Việt Nam cũng đồng loạt đưa tin lãnh đạo Bộ Quốc phòng tới thăm ông, xóa tin đồn không đúng về sức khỏe của ông. Các báo đăng lại tin của Thông tấn xã Việt Nam cho hay Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã tới thăm "chúc sức khỏe và mừng Đại tướng Vơ Nguyên Giáp bước sang tuổi 100 tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Hà Nội. Bản tin chính thức nói Tướng Giáp đã "nhận hoa chúc mừng và bắt tay với Bộ trưởng Quốc pḥng". Tuy nhiên, TTXVN không cung cấp hình mới nhất của ông và bản tin ngắn cũng không cho biết chi tiết gì thêm.
"Theo kinh nghiệm của tôi, ở Hà Nội không một vụ án hay sự kiện tuyệt mật, mật hay nội bộ nào, kể cả vụ đổi tiền, được giữ kín trong 2, 3 ngày. Chỉ vài giờ hay sau 1, 2 buổi, các phó thường dân, từ lái xe, thư kư riêng, các phu nhân, cậu ấm, cô chiêu và bồ bịch của các cụ, quán cà phê các cụ hay lui tới, cho đến bạn thân các nhân vật kể trên đều biết cặn kẽ mọi sự. Họ th́ thầm: này, cực bem đây nhé! tuyệt mật đây nhé, chỉ riêng cậu biết thôi đó; và họ lao đi thầm th́ từ môi đến tai để tỏ ra vẻ ta đây, biết đầu tiên mọi sự!"
Ông Bùi Tín đă chẳng từng thổ lộ kinh nghiệm của ḿnh là ǵ. Suy ra, tin đồn tướng Giáp từ trần nếu nói theo kinh nghiệm của ông Bùi Tín th́ chỉ là một tin đồn không có cơ sở. Tuy nhiên việc ông Giáp từ trần hay đang nằm bệnh vốn là đương nhiên của một người có được số tuổi thọ như ông. Vấn đề ở đây là với số tuổi và sự nghiệp đồ sộ như đảng CSVN đă vinh danh, ông Giáp đă làm ǵ hữu ích cho dân, cho nước và xa hơn là cho đời mới là mục đích của người viết.
Cũng trong thời gian gần đây đă có những thông tin được phổ biến trên những trang mạng bằng tiếng Việt cũng như trong nội bộ của một số đảng viên đảng CSVN th́ vào năm 1987 Hội nghị các nhà nghiên cứu quân sự hàng đầu Thế giới được tổ chức ở Thủ đô Luân Đôn đă nhất trí bầu ông Vơ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam là 1 trong số 10 vị tướng huyền thoại xuất sắc nhất của nhân loại ở mọi thời đại. Việt Nam có 2 danh tướng trong danh sách ngoài ông Vơ Nguyên Giáp cón có đức Trần Hưng Đạo.
Cũng có thông tin được giới truyền thông
trong nước loan tải là tháng 2 năm 1984 Hội đồng Hoàng gia Anh chọn
ra 90 danh tướng để xét lấy 10 vị tướng xứng đáng nhất. Hội đồng khoa học
này đă mời một số nhà khoa học thế giới tham gia xét danh tướng thế giới về
tiêu chí và tầm vóc. Việt Nam có được 2 tướng, đó là Đức Trần Hưng Đạo và
ông Vơ Nguyên Giáp, cả hai đều được số phiếu chọn là 100/100. 9 tướng kia
đều đă qua đời chỉ có tướng Vơ Nguyên Giáp là người c̣n sống. Thông tin trên
c̣n cho thêm một chi tiết
là, lúc đó
báo chí
trong nước đă
không đưa tin, nhưng do có một số trí thức ở nước ngoài nhờ đọc báo nên mới
biết được và đề nghị, ai muốn kiểm chứng tin trên th́ hăy t́m đọc bài viết
của giáo sư Huệ Chi về nghiên cứu văn học đời nhà Trần có ghi chú thích dưới
bài nghiên cứu đó về sự kiện Viện hàn lâm Hoàng gia Anh tôn vinh đức Trần
Hưng Đạo và tướng Vơ Nguyên Giáp là danh tướng thế giới. Ngay cả bài thơ
"Anh bộ đội cụ Hồ" của Nông Quốc Chấn đăng trên báo Quân đội nhân dân cũng
có chú thích tướng Vơ Nguyên Giáp là 1 trong 10 danh tướng thế giới.
Để giới thiệu bài viết "Thiên Tài Quân Sự Vơ Nguyên Giáp" của tiến sỹ Hồ Ngọc Sơn đầu năm nay ban biên tập báo Quân đội Nhân dân lại đưa tin rơ ràng hơn như sau: “Năm 1992, Hội đồng Khoa học Hoàng gia Anh vinh danh 10 nhân vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại, trong đó có 2 vị tướng kiệt xuất của Việt Nam: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Vơ Nguyên Giáp. Điều đặc biệt trong số những người được vinh danh, duy nhất Đại tướng Vơ Nguyên Giáp c̣n sống”.
Đây là một trong số những thông tin của người VN trong nước, của báo Quân Đội Nhân dân đă tự hào nói về ông Vơ Nguyên Giáp, gần đây cũng có những thông tin trái chiều nên cũng cần phải kiểm chứng thật hư thế nào về cuộc bầu chọn trên, không chỉ v́ là thần tượng hóa nhân vật nào đó để rồi tưởng tượng theo cảm tính mà phóng đại. Ví dụ như trước đây đảng CSVN đă huyền thoại hóa cây đuốc sống Lê Văn Tám, Kim Đồng hay đưa tin sai lạc về ông Hồ rồi tự gán cho ông là nhà văn hóa thế giới được Unesco công nhận v.v..
Theo tài liệu của đảng CSVN, ông Vơ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại Tướng lúc 37 tuổi, đây cũng là quân hàm Đại tướng đầu tiên của Quân Đội CS Việt Nam. Tính đến tháng 7/2009 CSVN đă có 12 nhân vật trong quân đội được phong quân hàm Đại Tướng trong đó có 2 nhân vật được đặc cách phong hàm Đại tướng không qua các cấp trung gian là ông Vơ Nguyên Giáp (1948) và ông Nguyễn Chí Thanh (1959).
Với câu hỏi của phóng viên nước ngoài về việc dựa vào đâu và vào tiêu chuẩn nào để phong quân hàm tướng cho các sĩ quan trong quân đội? ông Hồ đă trả lời: "Ai đánh thắng đại tá th́ phong đại tá, ai đánh thắng thiếu tướng th́ phong thiếu tướng, ai đánh thắng trung tướng th́ phong trung tướng và lẽ dĩ nhiên ai đánh thắng đại tướng th́ phong đại tướng".
Cũng theo tài liệu của đảng CSVN cho biết, với tiêu chí phong tướng mà ông Hồ đă trả lời với báo chí th́ suốt cuộc đời binh nghiệp của ông Giáp, ông đă lần lượt "đọ sức" và cho "đo ván" tất tần tật 10 đại tướng của Pháp và Mỹ (4 Pháp và 6 Mỹ), Các tướng lĩnh Mỹ khi nhắc đến ông Giáp vẫn thường gọi ông là "Đại tướng 5 sao", Tướng Westmoreland gọi ông là "Tướng huyền thoại". Thượng tướng Trần Văn Trà th́ mệnh danh ông là tư lệnh của tư lệnh, chính ủy của chính ủy v.v..
Riêng mới đây trong bài viết "Đại tướng Vơ Nguyên Giáp: "Chân dung một huyền thoại" của luật sư Cù Huy Hà Vũ có đoạn viết về ông Vơ Nguyên Giáp như sau:
"Như đă nói, lịch sử Việt Nam cơ bản là lịch sử chiến tranh và v́ vậy một trong những biểu tượng chính của dân tộc Việt Nam phải là biểu tượng quân sự. Nghe nói trong mười danh tướng xuất sắc nhất từ cổ chí kim được một số nhà nghiên cứu lịch sử có uy tín thế giới bầu chọn th́ Việt Nam được đại diện những hai lần: Trần Hưng Đạo và Vơ Nguyên Giáp. Để được đứng vào danh sách đó, danh tướng được đề cử phải thỏa măn 3 điều kiện: xây dựng quân đội, đánh trận giỏi và có lư luận quân sự. César của La mă không được chọn chỉ v́ không để lại tác phẩm quân sự nào. Cả ba tiêu chí trên, Vơ Nguyên Giáp không những thỏa măn mà c̣n đáp ứng một cách nổi trội. Không như các danh tướng khác, Vơ Nguyên Giáp không có đội quân nào để thừa kế mà phải bắt đầu từ con số Không theo đúng nghĩa đen của từ này: lo từ t́m cấp phó cho tiểu đội trưởng, từ mở lớp cứu thương lo đi, tất bật chẳng khác nào một bà nội trợ. Đánh trận giỏi th́ chả phải đợi đến sau này mà ngay hai trận đầu ra quân - Phai Khắt và Nà Ngần- đă làm phía Pháp phải nh́n nhận ông là “cao thủ” (exécutés de main de maitre). Và chỉ riêng nguyên lư “thay đổi cách đánh hay là chết” trên cơ sở cập nhật tương quan lực lượng giữa các bên tham chiến cũng đă đủ đưa Vơ Nguyên Giáp vào hàng “đại gia” trong lư luận quân sự."
Cũng theo tài liệu của đảng CSVN cho biết trước đây ông Vơ Nguyên Giáp đơn thuần chỉ là một trí thức yêu nước, có bằng cử nhân luật và là giáo sư dạy sử, nhưng do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh ông đă dấn thân vào con đường cách mạng, gia nhập vào đảng CSVN và được chỉ định trách nhiệm xây dựng quân đội nhân dân. Với tư cách là tư lệnh ông đă chỉ huy đội quân của ḿnh đánh bại quân đội Pháp, đánh đuổi quân lực Mỹ và đánh sập chế độ Việt Nam Cộng Ḥa. Ông được xem như là huyền thoại quân sự khi chỉ huy một đội quân nhỏ đánh thắng những đội quân lớn. Nếu như chiến thắng Điện Biên Phủ đă chấm dứt chủ nghĩa thực dân, đập tan huyền thoại bất khả chiến bại của phương Tây và thúc giục tinh thần chống thực dân trên toàn thế giới th́ chiến thắng tại miền nam Việt Nam đă hạ nhục sức mạnh "vô địch" của Hoa Kỳ.
Ông từng giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc pḥng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ngoài ra ông c̣n giữ những chức vụ khác như: Phó thủ tướng chính phủ, Phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng, chủ nhiệm ủy ban khoa học nhà nước, Chủ tịch ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch.
Ông Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 ở làng An Xá, xă Lộc Thủy huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng B́nh trong một gia đ́nh nho giáo, bố ông là cụ Vơ Quang Nghiêm một nho sinh, do không thành công trên đường khoa bảng đành về quê làm hương sư kiêm thầy thuốc Đông y. Sau đó v́ chống thực dân Pháp ông bị bắt giam và mất trong tù. Theo những người đồng hương với ông Giáp cho biết là ông Giáp và ông Ngô Đ́nh Diệm cùng quê với nhau, nhà của thân phụ ông Ngô Đ́nh Diệm là cụ Ngô Đ́nh Khả cách nhà của cụ Vơ Quang Nghiêm thân phụ của ông Giáp chỉ một con rạch nhỏ.
Do những tác động khách quan,
đặc biệt sau cái chết của thân phụ cũng như người vợ đầu là bà Nguyễn Thị
Quang Thái và sau cùng là chị vợ của ông, bà Nguyễn Thị Minh Khai, một đảng
viên cao cấp của đảng CSVN, từng tốt nghiệp trường Đông Phương thuộc đảng
cộng sản Liên Xô. Cả 3 đều bị thực dân Pháp bắt và giết. Có điểm cần chú ư,
bà Nguyễn thị Minh Khai là người ảnh hưởng rất nhiều lên vợ chồng ông Giáp.
Sau khi được tin Bà Nguyễn Thị Minh Khai bị Pháp hành quyết tại miền Nam,
ông Giáp lúc bấy giờ với bí danh là Dương Hoài Nam đă cùng với ông Phạm Văn
Đồng vượt biên giới qua Trung quốc liên lạc với ông Hồ và tại đây hai ông đă
tuyên thệ gia nhập đảng cộng sản.
Từ khi nắm quyền Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam cho đến khi nghỉ
hưu ông đă được những nhân vật trong đảng cũng như đảng CSVN đánh giá như
sau:
- Đại tướng Vơ Nguyên Giáp là tác giả của chiến thuật chiến tranh du kích được nhiều người xem như một huyền thoại quân sự thế giới khi chỉ huy một đội quân nhược tiểu đánh bại những đoàn quân của các cường quốc lớn. Ông là người đă có công xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Ông đă chỉ huy tốt quân đội trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ, với nỗi hổ thẹn của Quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam, với học thuyết "Chiến tranh Nhân dân", với toàn bộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.
- Tướng Giáp là người tận tụy với quân đội, với nhân dân và đất nước. Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh Quân đội. Đại tướng Vơ Nguyên Giáp có uy tín lớn trong Đảng CSVN và trong QĐNDVN. Ông thực sự là tấm gương sáng cho các thế hệ tướng lĩnh về đạo đức, sự chuẩn mực, tài cầm quân, nghệ thuật chiến đấu, chiến thắng. Ông là h́nh ảnh rực sáng, là tượng đài sừng sững trong ḷng cán bộ, chiến sĩ, những người đào hào trong chiến dịch Điện Biên Phủ, những người đă xẻ dọc Trường Sơn, đào địa đạo Củ Chi đánh Mỹ. Nếu dân gian có câu: "Người lính dũng cảm trong tay người tướng giỏi" th́ khi có ông là Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, những người lính của đạo quân này vốn xuất thân từ nông dân đă trở thành những chiến sĩ kiên cường nhất, bất khuất nhất và bách chiến bách thắng.
- Thượng tướng Giáo sư Hoàng Minh Thảo khi được hỏi về tŕnh độ đánh trận của các tướng lĩnh Việt Nam đă trả lời: "Giỏi nhất đương nhiên là Đại tướng Vơ Nguyên Giáp, rồi đến Đại tướng Lê Trọng Tấn, rồi đến Thượng tướng Nguyễn Hữu An...".Thượng tướng Trần Văn Trà đă từng gọi Đại tướng Vơ Nguyễn Giáp là tư lệnh của tư lệnh, chính uỷ của chính uỷ. Trong bài thơ "Hoan Hô Chiến Sĩ Điện Biên" của Tố Hữu có 2 câu hoan hô sau,
Hoan hô đồng chí Vơ Nguyên Giáp
Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc
Pháp ...
- Nhiều tờ báo của Đảng, của Quân đội, cũng như của công chúng và các kênh truyền h́nh trong quá khứ đă luôn nhắc đến ông như là một thiên tài quân sự kiệt suất của người Việt. Thông tin chính thống gần đây cho biết: Trong suốt thời kỳ chiến tranh tất cả các ư kiến của Tướng Giáp đều được Bộ Chính trị tiếp thu và tán thành, chứng tỏ ông là người có viễn kiến chiến lược.
- Trong thời gian gần đây tại các lễ hội, mít tinh, giải thi đấu thể thao lớn nhỏ trong nhà, ngoài trời, nhiều nam nữ thanh niên đă mang ảnh chân dung của Đại tướng Vơ Nguyên Giáp ra vẫy cổ động. Điều này cho thấy, ông không chỉ là thần tượng của thế hệ kháng chiến chống giặc ngoại xâm trước đây mà c̣n là h́nh ảnh lẫm liệt trong ḷng giới trẻ, thanh niên, trí thức ngày hôm nay. Thế hệ trẻ nh́n nhận lịch sử và ngưỡng mộ ông một cách tự nguyện và chân thành nhất. Ông Vơ Nguyên Giáp là một anh hùng của dân tộc, một nhân vật lớn của cách mạng. Người đă làm chấn động thế giới, góp phần thay đổi vận mệnh dân tộc Việt Nam, để mọi người dân có cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc.
- Danh tiếng của Đại tướng Vơ Nguyễn Giáp không chỉ bó hẹp ở Việt Nam mà bạn bè năm châu bốn biển khi nhắc đến tên Vơ Nguyên Giáp đều bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc, các dân tộc châu Phi và Mỹ La tinh tin rằng chiến thắng Điện Biên Phủ do ông chỉ huy là khởi nguồn cho nền độc lập hôm nay của họ. Kỷ niệm 60 năm ngày phát hành số đầu tiên, Time Asia đă ra số đặc biệt giới thiệu các "Anh hùng châu Á", gồm các nhân vật làm thay đổi cục diện châu lục trong những thập kỷ gần đây. Những nhân vật được giới thiệu gồm Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, Đại tướng Vơ Nguyên Giáp, thiền sư Thích Nhất Hạnh. Bách khoa toàn thư của Mỹ khi nói về quân hàm của ông luôn viết rằng Vơ Nguyên Giáp là “Đại tướng 5 sao” để nói đến một phẩm hàm tột đỉnh, mặc dù trên vai ông luôn luôn là quân hàm mang 4 ngôi sao 5 cánh như nhiều vị đại tuớng Việt Nam khác.
Cuối cùng là ở cuốn hồi ức mang tên "Tổng Hành dinh trong Mùa xuân Đại thắng" do ông xuất bản lần đầu năm 2001 đă kể lại những hoạt động của ông vào giai đoạn cuối cuộc chiến tranh từ năm 1972-1975. Năm 1972, chính ông đă bố trí lực lượng đánh trả các cuộc tập kích đường không của không lực Mỹ suốt 12 ngày đêm. Năm 1975, chính ông đă tán thành ư kiến đề xuất của Trung tướng Hoàng Minh Thảo chọn địa bàn Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược và cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào Nam để đánh đ̣n "điểm huyệt" vào hệ thống pḥng ngự của QLVNCH. Cũng chính ông thừa cơ thắng trận Buôn Ma Thuột ra lệnh cho Trung tướng Lê Trọng Tấn phải gấp rút giải phóng Đà Nẵng trong 3 ngày. Cũng chính ông xin phép Bộ Chính trị và quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh mà trong đó Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh, chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào cưỡng chiếm SG.
Ông cho biết là trong chiến dịch Hồ Chí Minh mệnh lệnh "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, xốc tới, quyết chiến, quyết thắng, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước" là của chính ông đưa ra.
Ai muốn leo lên đỉnh cao ngồi phải chấp nhận mọi trận gió thổi vào mặt, Đại tướng Vơ Nguyên Giáp không là ngoại lệ. Đối với những người CSVN hay những người dân sống trong ḷng chế độ chỉ được phép biết những thông tin một chiều hay nói theo kiểu nhà nước CHXHCNVN là thông tin lề phải, thiếu vắng thông tin của lề trái hay những thông tin đa chiều th́ việc chỉ biết khen tặng, tôn vinh hoặc hạ bệ thậm chí sỉ nhục bất cứ một ai mà đảng muốn là điều không lấy ǵ lạ.
Sau đây người viết cũng đưa ra những phần đánh giá và thẩm định ngược ḍng về ông Giáp như sau:
- Về tài năng quân sự và cầm quân của tướng Giáp cũng chỉ tương đối và hạn chế v́ tất cả mệnh lệnh pḥng thủ hay tấn công đều nằm trên căn bản tập thể lănh đạo. Theo nhận xét của ông Bùi Tín, ông Giáp rất ít khi có mặt ngoài trận địa. Ông không hề vào chiến trường Miền Nam. Có người nói do ông nhát, có người nói cuộc chiến miền Nam VN là cuộc chiến của Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Nguyễn Chí Thanh... ông Giáp bị ḱm chân ở miền Bắc và chỉ huy cái bàn giấy của ḿnh. Trên thực tế tất cả những ǵ gọi là "tài năng quân sự" của ông Giáp đều có sự đóng góp không nhỏ của ông Hồ, ông Trường Chinh, ông Phạm Văn Đồng trước đó cũng như Nguyễn Chí Thanh, Lê Duẫn, Lê Đức Thọ sau này. Trong cuộc chiến tranh chống Pháp, từ năm 1949 ông Giáp luôn có cố vấn Trung Quốc đi kèm.
- Nếu đem chuyện đánh bạc ra để ví von cho việc cầm quân th́ ông Vơ Nguyên Giáp là một người đánh bạc không bao giờ sợ hết tiền, ư nói ông Giáp đă có một lượng quân số bất tận được lấy ra từ đông đảo nông dân nghèo, ít học, cả tin nên dễ bị lợi dụng! Với lực lượng đông đảo nông dân này ông có thể dùng cả chiến thuật biển người thí quân một cách bừa băi. Hai Tướng Marcel Bigeard của Pháp và William Westmoreland của Hoa Kỳ tuy nể trọng ông nhưng cả hai đều phê phán là ông thí quân quá nhiều và rất vô trách nhiệm đối với vấn đề tù binh bị chết và mất tích. Tựu trung, ông Giáp vô trách nhiệm với mạng sống con người. Cũng vậy, đem chuyện thưởng phạt của quân đội các nước dân chủ trên thế giới đối chiếu với quân đội nhân dân CSVN th́ nếu là tướng của những nước này tướng Giáp đă bị cách chức thậm chí bị giải nhiệm v́ dưới quyền chỉ huy của ông, chiến sĩ và nhân dân chết quá nhiều, cái giá phải trả về nhân mạng quá cao, số người chết và bị thương gấp nhiều chục lần so với quân của đối phương.
Tướng Westmoreland có lần trả
lời phóng viên của Tạp chí George như sau: “Tôi cũng xin nói rằng, tướng
Giáp đă được đào tạo đánh trậnh bằng đơn vị nhỏ, với chiến thuật du kích,
nhưng ông khăng khăng tiến hành cuộc chiến ở mức đại đơn vị và gây thiệt hại
khủng khiếp cho binh lính của ông ấy. Chính ông ấy xác nhận, vào đầu năm
1969, tôi nghĩ, ông hy sinh một nửa triệu binh sĩ. Chính ông ta báo cáo như
vậy. Sự không đếm xỉa đến mạng sống con người có thể đă làm cho ông ta là
một kẻ thù ghê gớm, nhưng điều đó không làm nên một thiên tài quân sự. Sĩ
quan chỉ huy Mỹ thí quân như thế e rằng sẽ khó tại chức hơn một vài tuần.”
- Về việc xây dựng quân đội của Đại tướng Vơ Nguyên Giáp, không thể bảo là
ông đă xây dựng một quân đội từ 34 người năm 1944 thành hơn 1 triệu người
vào năm 1975. Trong việc xây dựng nên lực lượng này
là công đầu của nhân dân VN với ḷng yêu nước tự nhiên và cố hữu của họ mà
bà Dương Thu Hương gọi là ḷng yêu nước vàng ṛng, sau mới tới công của các
cán bộ ở trong ĐCS và ngoài ĐCS do ĐCS nắm quyền chỉ huy. Có hay không là
cái tài lừa gạt người dân dưới chiêu bài độc lập dân tộc.
Trong bài "Tướng Vơ Nguyên Giáp"
ông Trần B́nh Nam có đề cập đến việc phát triển quân đội của ông Giáp như
sau: "Tháng 10/1949 Mao Trạch Đông chiếm Trung hoa
lục địa, quân đội tướng Giáp bây giờ có một đồng minh lớn mà Pháp không thể
mua chuộc dễ dàng như với nhà Thanh và Tưởng Giới Thạch. Quân đội của tướng
Giáp được Mao trang bị và huấn luyện an toàn bên kia biên giới giúp tướng
Giáp thành lập 3 sư đoàn (304, 312, 316) ở Việt Bắc, và 1 sư đoàn (320) cho
miền Trung và sư đoàn pháo 351. Tướng lănh, sĩ quan, binh sĩ mặc đồng phục
không đeo phù hiệu (cho đến năm 1958). Binh sĩ đa số là nông dân t́nh nguyên
hay bị động viên theo lệnh động viên Hồ Chí Minh ban hành ngày 4/11/1949.
Quân đội của tướng Giáp từ 32 tiểu đoàn năm 1948 lên đến 117 tiểu đoàn năm
1951. Sự huấn luyện rất cam go v́ binh sĩ gốc nông dân trong một nước c̣n
lạc hậu chưa có ư niệm ǵ về kỹ luật tập thể và cơ giới. Đảng cộng sản thay
thế nhược điểm này bằng học tập chính trị."
- Trong trận chiến Điện Biên Phủ ông Vơ Nguyên Giáp chỉ là người thi hành kế hoạch do cố vấn Trung Cộng là Vy Quốc Thanh đề ra. Chính các cố vấn Trung Cộng đă giúp ông trong các chiến dịch biên giới, Tây Bắc và Điện Biên Phủ. Trung Cộng đă tiếp viện cho chiến trường Điện Biên Phủ 8286 tấn vũ khí, lương thực v.v Cố vấn TC có mặt ở mọi đơn vị, họ đă giúp điều khiển cũng như bố trí pháo binh tạo sự bất ngờ cho quân đội Pháp. Sự giúp đỡ của Trung Cộng không ngừng ở chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, mà vẫn được tiếp tục trong cuộc chiến xâm lăng miền Nam 1954-1975? Ở phần này người viết đặt câu hỏi với sự dè dặt v́ có những ư kiến cho rằng điều này không đúng với thực tế, điều này không đúng với thực tế,
Căn cứ lời chứng của những nhân
vật tham gia chiến dịch như tướng Đặng Kim Giang phó chủ nhiệm hậu cần,
tướng Lê Liêm chính ủy mặt trận. Yếu tố quan trọng mang đến chiến thắng Điện
Biên Phủ là phía VN đă tổ chức tốt được hậu cần, tốt đến nỗi đă tạo được yếu
tố bất ngờ v́ phía Pháp đă không tính tới. Có lẽ những nhà nghiên cứu quân
sử TQ đă thổi phồng vai tṛ TQ trong chiến dịch này.
Quyển "Điên Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử" do ông Vơ Nguyên Giáp viết và xuất
bản vào năm 2000, ông Giáp đă giải đáp cái thắc mắt của quân Pháp trú đóng
tại Điện Biên rằng: Chiến thuật đánh “giao thông hào” là do sự bàn thảo kế
hoạch chung với các cố vấn quân sự Trung Quốc. Ông Giáp viết: “Ngày đầu xuân
Giáp Ngọ - 1954 - tôi sang lán của đồng chí Vi Quốc Thanh chúc Tết đoàn cố
vấn quân sự Trung Quốc v́ sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Việt Nam phải
tiếp tục ăn một cái Tết ỏ ngay mặt trận. Đồng chí Vi vui vẽ chúc mùng. Đồng
chí cho biết: Sau khi phân tích rơ về chỗ mạnh, chỗ yếu của địch và ta, các
cố vấn đều nhất trí với chủ trương thay đổi phương châm chiến dịch. Đồng chí
đă đề nghị quân uỷ Trung Ương và bộ tổng tham mưu quân giải phóng nhân dân
Trung Quốc gửi sang gấp những tài liệu tổng kết kinh nghiệm chiến đấu mới
nhất ở Triều Tiên, nhất là kinh nghiệm xây dựng trận địa và chiến đấu đường
hầm, kể cả cuốn sách “Thượng Cam Lĩnh”, để bộ đội Việt Nam tham khảo”
Qua lời kể đó, ông Giáp đă nh́n nhận rằng chính các cố vấn quân sự Trung
Quốc, trong trường hợp này là Vi Quốc Thanh đă đồng ư với chủ trương thay
đổi phương châm chiến dịch trong trận Điện Biên Phủ . Một trong những sự
thay đổi đó là đánh bằng giao thông hào sau khi phân tích rơ về chỗ mạnh,
chỗ yếu của địch và ta. Có nghĩa là tất tần tật những kế hoạch hành quân của
tướng Giáp đều phải có sự tham khảo với cố vấn quân sự Trung Quốc hay nói
cách khác chiến thắng Điện Biên Phủ không phải là chiến thắng riêng của ông
Giáp mà là có cả công của cố vấn TQ. Cũng theo tài liệu đáng tin cậy cho
biết trong thời gian chiến tranh với Pháp ở Đông Dương (1946-54), Nam Ninh
là căn cứ hậu cần chính tại Trung Quốc cho bộ đội Việt Nam, và trong Chiến
tranh Việt Nam trong thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 nó đă trở thành
một căn cứ chủ lực cho việc gửi quân nhu cho phía Nam đến Bắc Việt Nam. Nó
cũng là một trung tâm cung cấp quân nhu quan trọng trong cuộc đối đầu
Trung-Việt Nam năm 1979.
-Cũng có nhiều nguồn dư luận trong và ngoài đảng cho rằng Đại tướng Vơ Nguyên Giáp không có tư cách của một vị tướng đúng nghĩa v́ chẳng những ông không có trách nhiệm với từng sinh mạng của chiến sĩ mà c̣n thiếu vắng cái dũng khí của một người ở cương vị chỉ huy v́ nếu có th́ ông không thể nào nhắm mắt làm ngơ khi mà một số đồng chí và thuộc cấp tay chân của ḿnh bị phe nhóm của Lê Duẩn, Lê Đức Thọ hăm hại và ngay cả chính ông cũng bị hạ nhục nhưng vẫn nín thở qua sông chấp nhận không phản ứng. Bằng chứng là từ một Đại tướng Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân lừng lẫy ông bị nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ điều sang làm Chủ tịch ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch, ông vẫn ngoan ngoăn thi hành. Thế là nhân dân cả nước đồn thổi những câu thơ châm biếm hóm hỉnh mà cũng rất ư là cay đắng.
Ngày xưa Bộ trưởng Quốc pḥng
Ngày nay thủ trưởng đặt ṿng tránh thai
Ngày xưa Bộ trưởng cầm quân
Ngày nay thủ trưởng cầm quần chị em
Ngày xưa trấn thủ lưu đồn
Ngày nay Đại Tướng bịt l… chị em
Theo ông Bùi Tín sau ngày 30/4/75, hai ông Lê Duẩn và Lê đức Thọ vẫn tiếp tục trù dập ông Giáp. Đầu năm 1976, hai người này đă không để ông nắm quân đội cũng như loại các tướng phe cánh của ông thuộc Bộ quốc pḥng, Tổng Tham mưu. Họ đă đưa một loạt các tướng địa phương, tướng các quân khu xa về Bộ như Tướng Chu Huy Mân ở quân khu 5, Lê Đức Anh quân khu 9 được lên vượt 2 cấp và các Đại tá Đoàn Khuê, Lê Khả Phiêu ở Pnom Penh về lên thiếu tướng, trung tướng, rồi thượng tướng.
Ông Bùi Tín c̣n cho biết thêm, hồi ấy sau Cải cách ruộng đất với những sai lầm kinh khủng, Tổng bí thư Trường Chinh mất chức, 2 ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ ở miền Nam ra, bắt đầu có chức trọng quyền cao, ra sức củng cố quyền lực; Tướng Giáp với hào quang Điện Biên Phủ, lại được Chủ tịch Hồ Chí Minh tín nhiệm chọn để đứng ra ổn định t́nh h́nh là trở ngại tiềm tàng trên con đường thâu tóm quyền lực của cặp Duẩn - Thọ, khi lănh tụ Hồ Chí Minh về già. Thế là vụ án tưởng tượng “xét lại - chống đảng, làm gián điệp cho nước ngoài” h́nh thành, với hơn 30 vị công thần bị thí bỏ, riêng Tướng Giáp yên vị v́ được lănh tụ che chở; ông hú vía, dửng dưng trước bi kịch tra vấn tù đày của đồng chí thân cận, miễn là riêng ḿnh an toàn (cho đến nay những ngôi sao tướng trên vai ông như xỉn hẳn v́ cái sự thiếu "dũng" này).
- "Trong suốt thời kỳ chiến tranh tất cả các ư kiến của Tướng Giáp đều được Bộ Chính trị tiếp thu và tán thành". Đánh giá này có được trung thực hay không khi mà trong cuộc chiến chống Mỹ, ông Giáp đă bị 2 ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ vô hiệu hoá nên làm sao có thể tạo được công trạng ở vị trí của ông lúc bấy giờ? lại nữa, chính ông đă kể lại một câu chuyện thật lịch sử trong cái gọi là chiến tranh chống Mỹ cứu nước như sau:
Năm 1971, c̣n gọi là chiến dịch đỏ lửa tại thành cổ Quảng Trị. Khi đó, tôi vẫn lấy phương châm tiến công như mọi khi: "Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy yếu tố bất ngờ để tạo thế chủ động, làm địch trở tay không kịp". Cứ dùng chiến tranh du kích tiêu diệt hàng ngày, hàng giờ, hết đêm này sang đêm khác để địch suy tổn lực lượng rồi đánh cấp tập một trận giải phóng dứt điểm thành cổ như mọi trận khác vẫn diễn ra từ trước đến nay. Không ngờ quan điểm của tôi bị ông Lê Duẩn bác bỏ không thương tiếc. Giữa hội nghị, anh Ba đập tay xuống bàn, quát: – "Thế là giảm sút ư chí chiến đấu. Phải cho địch biết thế nào là quả đấm chủ lực của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. V́ vậy tôi yêu cầu: Cứ đánh vỗ mặt thành cổ Quảng Trị cho tôi. Sống chết, đúng sai tôi chịu trách nhiệm".
Kết quả trong suốt 60 ngày đêm của chiến dịch thành cổ, cứ 5 giờ 30 phút chiều, khi trời bắt đầu nhập nhoạng tối, một đại đội ta có mặt ở bên này bờ sông Thạch Hăn, lặng lẽ bơi sang để đánh vỗ mặt thành, 8 giờ 30 phút bơi trở về chỉ c̣n được mươi, mười lăm người. Lần nhiều nhất là 35 đồng chí (cả lành lặn, cả bị thương). Lần ít chỉ c̣n 5, 7 đồng chí thương tích đầy người, thậm chí có lần cả một khúc sông, không một bóng người, chỉ có tiếng gió hú ghê rợn như những âm hồn vọng vang khắp đáy sông. Như vậy, trung b́nh mỗi ngày ta tiêu hao một đại đội chủ lực (khoảng 135 đồng chí), và 60 ngày đêm tấn công thành cổ cũng là 60 ngày đêm ta mất gần một vạn người, biến thành cổ Quảng Trị thành nấm mồ chôn biết bao nhiêu thanh niên Việt Nam.
Hay hồi cuối năm 1944, lực lượng bộ đội CSVN vẫn phát triển và kiểm soát gần 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn và Lạng Sơn. Tháng 7 năm 1944 nhà cầm quyền Pháp thân Đức Quốc Xă sụp đổ, ông Giáp có đưa đề nghị thời điểm đă đến để giành lấy chính quyền nhưng ông Hồ cho rằng c̣n quá sớm nên đă không động thủ, nhờ đó đă bảo toàn được lực lượng.
-Trần Quỳnh Phó Thủ tướng từ năm 1976 đến 1984 cũng như Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Đoàn Khuê, những nhân vật quyền lực của đảng CSVN vào năm 1996 cũng đă công khai nói toạc ra rằng ông Vơ Nguyên Giáp đă từng là con nuôi của trùm mật thám Pháp Marty và nhờ đó ông mới được nhập học vào trường Albert Sarrault, một trường dành cho con cái của thực dân Pháp cũng như của quan lại Nam triều. Ở phần này ông Vũ Thư Hiên cho biết đây là đ̣n của Lê Đức Thọ được Lê Duẩn ủng hộ tung ra nhằm vào ông Giáp sau khi thấy uy tín của ông lên quá cao sau năm 1954, chỉ căn cứ vào đơn xin học của ông Giáp với lời cuối thư viết theo công thức thông thường của một đơn xin: “Trong khi chờ đợi, tôi xin gửi tới Ngài lời chào trân trọng và ḷng biết ơn” Đổi lại, cũng v́ phương vị con nuôi này của ông Giáp mà đă có biết bao chiến sĩ quốc gia ái quốc và tổ chức chống thực dân Pháp bị chỉ điểm và bị bức hại.
Cũng trong hồi kư đánh máy của Trần Quỳnh mà nhiều người gọi là con Bẹc-giê của Lê Duẫn được đưa ra năm 1994 kể rằng ông Giáp phạm tội làm gián điệp cho Liên Xô, đă bị loại ra ngoài Bộ Chính trị nhưng không công bố? Có người biết chuyện cho tin này là hoàn toàn bịa đặt. Ngoài ra ông c̣n bị cho là người không có đạo đức, v́ đă gian dâm với vợ nhà văn Đào Vũ khi bà nầy dạy piano tại tư gia của ông. Cũng trong bài viết "Tướng Vơ Nguyên Giáp" ông Trần B́nh Nam cho biết như sau:
"Năm 1933 ông Đặng Thái Mai ra Hà Nội dạy học tại trường Trung học tư thục Thăng Long do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm hiệu trưởng. Giáp theo ông Mai ra Bắc và tạm trú với gia đ́nh ông tại Hà Nội.
Thời gian ở Hà Nội, người phụ trách trấn áp các hoạt động chống Pháp là thanh tra mật thám Louis Marty theo dơi hoạt động của Giáp và giúp ông Giáp vào học trường Trung học Albert Sarraut tại Hà Nội với lời hứa bâng quơ nào đó của Giáp. Không có tài liệu nào nói rơ ư định của Marty, cũng không có bằng chứng hứa hẹn hợp tác làm việc của tướng Giáp. Nhưng giả thuyết dễ hiểu là Marty muốn giúp đỡ để mua chuộc Giáp sau này thành tài sẽ phục vụ cho chế độ bảo hộ. C̣n ông Giáp th́ giả như đă căn mồi để được tiếp tục học hành. Trong thời gian học tại Albert Sarraut ông Giáp là một học sinh học giỏi và ngoan ngoản. Một trong những giáo sư dạy ông Giáp hồi đó là Gregoire Kherian vào năm 1972 tiết lộ rằng năm 1938 giáo sư Gaeton Pirou từ Pháp qua chấm thi hằng năm cho các sinh viên học ngành kinh tế chính trị đă chú ư đến sự xuất sắc của Giáp. Khi giáo sư Kherian cho biết cậu sinh viên Vơ Nguyên Giáp giỏi nhưng có vấn đề với cơ quan an ninh, giáo sư Pirou ngỏ ư tạo điều kiện cho tướng Giáp qua Pháp học, nhưng tướng Giáp từ chối (sách Currey, trang 35). Điều này càng làm vững chắc thêm giả thuyết "giả dại qua ải" của ông Giáp đối với chương tŕnh mua chuộc của Marty" Ông c̣n cho biết thêm: "Từ năm 1964 khi sự ḱnh chống giữa Liên Xô và Trung quốc do khác biệt chính sách, một bên Liên Xô ngả về khuynh hướng xét lại, chống chính sách sùng bái cá nhân và chủ trương ḥa hoăn với Hoa Kỳ, một bên là Trung quốc của Mao chống xét lại, chống ḥa hoăn, duy tŕ bằng mọi giá sự độc quyền của đảng cộng sản, trở thành công khai (TBN: sự khác biệt ư kiến phát xuất từ đại hội XX của đảng cộng sản Liên Xô năm 1956 nhưng được cả hai bên giữ kín) th́ nội bộ đảng cộng sản Việt Nam chia rẽ giữa hai khuynh hướng. Tướng Vơ Nguyên Giáp chủ trương theo Liên Xô. Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh chủ trương theo Mao. Cuối năm 1967 Lê Duẫn (Tổng bí thư) và Lê Đức Thọ (Trưởng Ban Tổ Chức đảng) bắt đầu lập hồ sơ bắt những người thân cận với tướng Vơ Nguyên Giáp trong đó có cụ Vũ Đ́nh Huỳnh thư kư riêng một thời của Hồ Chí Minh và người con là nhà văn Vũ Thư Hiên, cùng với các tướng Lê Liêm, Đặng Kim Giảng và nhiều sĩ quan cấp tá cố ư t́m bằng chứng kết tướng Vơ Nguyên Giáp vào một âm mưu "đảo chánh" lật đổ chế độ để hạ bệ ông"
-Là một trong những đảng viên trong hàng ngủ lănh đạo đảng CSVN ngay từ những ngày đầu, một đảng viên có tuổi đảng cao nhất trong hiện tại, do đó những ǵ mà đảng này đă gây nên đều có công lớn của ông, nhất là cách hành xử của đảng này với dân, với nước, với những tội ác khủng khiếp chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc mà ông đă góp phần bảo vệ nó.
*Cải cách ruộng đất năm 1954 qua đó hàng triệu sinh linh đă bị giết một cách tức tưởi để rồi chính ông phải đứng ra xin lỗi nhân dân, cũng trong thời gian này chế độ đă đàn áp đẫm máu để chống lại cuộc nổi dậy của đồng bào huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An 1956.
*Vụ Nhân Văn Giai Phẩm với biết bao thành phần trí thức văn nghệ sĩ bị hành hạ thể xác lẫn tinh thần đến đổi có người chịu không nỗi phải tự tử. Không ngừng ở đây Chế độ do ông bảo vệ tiếp tục gây nên những tội ác khác như
*Vụ án xét lại chống đảng,
*Vụ thảm sát Tết Mậu Thân (1968) mà sách vở của chế độ cộng sản Hà Nội gọi tên là cuộc Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa. Một tṛ lường gạt bỉ ổi.
Sau năm 1975 vụ khởi nghĩa Thái B́nh cho đến vụ cướp bóc trắng trợn của phong trào đánh tư sản mại bản năm 1975, những vụ đổi tiền và biết bao nhiêu tội ác cướp nhà chiếm đất cứ nhan nhản xăy ra hàng giờ hàng ngày trên quê hương VN.
Mới đây, ông đă tạo được một điểm son ở phần cuối đời, ông đă có nhiều góp ư về các sự kiện gọi là lớn của đất nước. Tiêu biểu là việc góp ư báo động về t́nh h́nh cực kỳ nghiêm trọng tại Tổng cục II, vụ cán bộ Đảng và Nhà nước tham nhũng cũng như dự án Bauxit ở Tây nguyên. Riêng dự án Bauxit ở Tây nguyên không dưới 3 lần, ông đă viết thư yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dừng dự án này, v́ lư do an ninh quốc gia và vấn đề môi trường nhưng điểm son này bị phai mờ khi mà ông vẫn lặng thinh trước việc bành trướng Trung quốc lấn chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như vụ phân vùng lănh thổ lănh hải để dâng nhượng một phần của đất nước cho bành trướng Trung Quốc.
Trước đây trong một cuộc phỏng vấn của báo chí nước ngoài ông đă kết án Trung Quốc, cho việc đánh qua biên giới phía Bắc năm 1979 là một hành động xâm lăng phi lư, tàn bạo và dơ bẩn nhất trong lịch sử. Tuy nhiên lúc đó không chỉ riêng ông mà là cả đảng cả nước có cùng một thái độ.
Đại tướng Vơ Nguyên Giáp là anh hùng hay anh hèn của dân tộc Việt Nam? Bằng những nguồn thông tin nhiều chiều, đáng tin cậy cùng những bằng chứng có thật, những phân tích khoa học, những nhận định khách quan, thấu đáo tự mỗi người có thể đánh giá mà trả lời câu hỏi trên. Người viết chỉ có tham vọng là cố làm sao góp nhặt những tài liệu trung thực như nó có, những thông tin đáng tin cậy về thân thế, sự nghiệp và tư cách của vị tướng mà đảng CSVN cho là "huyền thoại" này. Lẽ dĩ nhiên là không loại trừ những góp nhặt tài liệu theo cách nh́n nhận chủ quan của ḿnh và nếu có cũng mong những góp ư của bạn đọc.
Trong bài viết "Tự Hào Dân Tộc"
của tác giả Trần Văn Giang có kể một mẩu đối thoại giữa đại sứ nước CHXHCNVN
với quốc vương Thái Lan như sau:
”Nước Việt Nam chúng tôi rất tự hào v́ đă đánh
thắng 3 đế quốc.”
Quốc Vương Thái Lan điềm đạm trả lời vị đại sứ VN là:
“Nước Thái lan chúng tôi cũng rất tự hào v́ không phải đánh nhau với một đế quốc nào cả!”
Câu trả lời trên của Quốc Vương Thái Lan đáng để người VN chúng ta suy ngẫm.
Phải chăng đất nước VN vốn đă bất hạnh càng thêm bất hạnh khi mà ở thế kỷ 20 đă có những người VN làm chính trị theo cộng sản lắm mưu xảo như ông Hồ, có một ông tướng "huyền thoại" theo cộng sản thiếu dũng khí và vô trách nhiệm với mạng sống của con người như Đại Tướng Vơ Nguyên Giáp?
Sông Lô