Nhân ngày 30 tháng 4 "Đi t́m ḷng nhân ái"
“Từ nay người biết yêu người
Từ nay người biết thương người”
Sau chiến thắng 30/4/1975, những tứ thơ trên đă được nhạc sỹ tài danh Văn Cao khắc hoạ thành những nét nhạc tràn đầy súc động trong ca khúc cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác của ông. Đó là bài “Mùa xuân đầu tiên”.
Tôi nghĩ rằng đă là người Việt Nam, dù là người chiến thắng hay là kẻ chiến bại, dù ở đâu trên mặt đất này ai ai vào ngày tháng đó cũng thở phào và không ít th́ nhiều đều có chung cảm hứng yêu thương nhau như vậy. Nhưng, sau mốc lịch sử đó những ǵ đă xảy ra lại không hoàn toàn như vậy. Đến nỗi, hơn mười năm sau (1987), ngày ông Nguyễn Văn Linh tuyên bố cởi trói cho văn nghệ sĩ, nhà văn NHT một lần phải thốt lên: “Vinh quang nào mà chẳng xây trên những nỗi điếm nhục!”. Tôi không biết tâm trạng của anh NHT lúc đó như thế nào đến nỗi phải thốt nên lời dữ dội như vậy.
Thế hệ chúng tôi và anh NHT sinh ra và lớn lên cùng với sự ra đời của nhà nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà – Độc lập Tự do Hạnh phúc”. Tuổi ấu thơ chúng tôi trôi đi cùng với những cuồng nộ của một thế thái nhân t́nh rất xa lạ với những phẩm chất truyền thống của một dân tộc bản chất là hiền hoà. Kí ức đầu đời của thế hệ chúng tôi chưa thể nhạt nhoà về những ǵ đă đến sau những phát triển quái gở của chủ thuyết “Đấu tranh giai cấp”, về con đường chuyên chính vô sản về bạo lực cách mạng mà những người cộng sản đă du nhập vào đất nước chúng ta. Vẫn c̣n nguyên đó những câu hỏi đầy ám ảnh.
Tại sao lại phải “Đào tận gốc, trốc tận rễ” đám Trí – Phú – Địa – Hào… và bây giờ người ta lại gọi đó chính là nguyên khí của đất nước!
Tại sao sau CCRĐ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đă phải vừa lau nước mắt, vừa thay mặt Đảng thanh minh trước quốc dân đồng bào rằng: Một Đảng biết nhận ra khuyết điểm của ḿnh, Đảng đó c̣n có thể tiến bộ.
Tại sao lại phải cải tạo thực ra là đánh sập công thương nghiệp tư bản tư doanh tới 2 lần (Miền Bắc sau năm 1954 – Miền Nam sau 30/4/1975). Sau 1986 lại phải làm lại gần như từ đầu.
Tại sao lại phải mở ra các “Pháp trường trắng”(nơi không có đầu rơi, không có máu chảy – Nguyễn Tuân), trong vụ đàn áp nhân văn giai phẩm và xét lại chống Đảng. Thời gian và năm tháng đă trôi qua đă đủ để minh oan cho những con người tài hoa, dũng cảm và trung thực đó. Đến nay trên thực tế không ít người trong họ đă được vinh danh trở lại th́ hỡi ôi người c̣n người mất, người đang sống nhưng phải sống đời sống thực vật, cỏ cây, người tha hương biệt xứ măi măi ôm theo những kí ức đầy ám ảnh nặng nề.
Hôm nay, lại một ngày kỷ niệm 30/4 nữa đến với đất nước chúng ta, dân tộc chúng ta. Cái ngày lịch sử mà cựu Thủ tướng, cựu Uỷ viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đă từng ngậm ngùi mà nói: “Có triệu người vui! Cũng có triệu người buồn!”. Tôi xin được phép hỏi:
Tại sao sau ngày 30/4/1975 ngày con Lạc ở miền Bắc chiến thắng cháu Hồng ở miền Nam, người chiến thắng không thực ḷng hoà hợp, hoà giải ngay lại cố t́nh tạo ra những thương tổn không đáng có trong ḷng những kẻ bại trận. Những ngày tháng tù đầy cải tạo và phân biệt đối xử với quân nhân, viên chức chính quyền cũ và vợ con gia đ́nh họ là những kí ức đầy hăi hùng. Kí ức hăi hùng này đă xô đẩy hàng triệu người con đất Việt phải liều thân bỏ xứ ra đi mong kiếm t́m một vận hội mới. Đảng đă không chỉ làm ngơ mà c̣n không hiếm những kẻ trục lợi dựa trên cuộc tháo chạy kinh hoàng diễn ra trong nhiều năm đă làm biết bao nhiêu người phải chết trong tuyệt vọng, phải khuynh gia bại sản v́ hải tặc! Phải hoài thân bỏ xác trong bụng cá!.
Tại sao vào hạ kỳ của thế kỷ XX rồi v́ ai? v́ lư tưởng nào? chúng ta lại hành xử với nhau một cách dă man, vô t́nh như trong thời trung cổ như vậy! Cuộc hành hạ, cuộc tính sổ đó có thực sự cần thiết không? Có thực sự chính đáng không? Ta thử cùng nhau đặt ra một hoán vị giả định:
Sau hiệp nghị Giơnevơ 1954, phía Bắc vĩ tuyến 17 sẽ là những người dân miền Nam họ sẽ sống với Đảng cộng sản. Đảng sẽ dúi vào tay họ khẩu AK được sản xuất từ Liên Xô. Nam vĩ tuyến 17 sẽ là những người dân của miền Bắc. Họ sẽ sống với những người quốc gia. Trong tay họ là những khẩu AR15 được sản xuất ở Hoa Kỳ hay ở Tenavip. Điều ǵ sẽ xảy ra đây? Lịch sử sẽ phải viết khác đi chăng? Tôi nghĩ rằng không thể. Người miền Nam mà sống ở miền Bắc cũng vẫn phải thắt lưng buộc bụng để xây dựng chủ nghĩa xă hội, vẫn phải dốc sức để “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào”. Người miền Bắc sống ở miền Nam cũng làm sao mà tránh khỏi những ngày quân trường Thủ Đức, có học hành chút ít như trang lứa chúng tôi tránh sao khỏi những ngày vơ bị Đà Lạt! Rồi tất cả cũng phải dốc sức để “Lấp sông Bến Hải!”, dốc sức để kéo dài biên giới Hoa Kỳ đến vĩ tuyến 17. Bi kịch vẫn đến với dân tộc chúng ta như một thứ tiền định. Thế th́ không chỉ là người dân mà những kẻ buộc phải cầm súng ở cả hai bên xét cho cùng đều là những quân cờ vô tội trên bàn cờ xung đột ư thức hệ do những triết thuyết ngoại lai chi phối. Hoàn toàn đúng như những ǵ mà nhà thơ Nguyễn Duy đă viết trong bài thơ Tổ quốc nh́n từ xa:
“Xét cho cùng với mọi cuộc chiến tranh.
Một bên thắng c̣n nhân dân đều bại!”
Nếu các “Đấng chăn dân” ở cả hai bên cùng nghĩ được như thế, thảm kịch đă không xảy ra. Kho tàng tiếng Việt đă không phải xuất hiện những cụm từ quá biểu cảm “Thuyền nhân” (Người thuyền – chỉ những người bỏ quê hương ra đi bằng thuyền). Sau này là cụm từ “Dân oan” ( Chỉ những người dân gặp phải oan ức trong đời sống Việt Nam đương đại) Vào những tháng năm ly loạn đó, không một ai nghĩ rằng lại đến lúc những kẻ: “Maco, đĩ điếm, lười lao động đáng nguyền rủa” lại được Đảng ta “Tŕu mến” gọi là “Khúc ruột ngàn dặm!”… Không mấy ai nghĩ được lại có lúc nhiều tỉ USD hàng năm đă lăn ngược những con đường đầm đ́a nước mắt của những thuyền nhân bỏ xứ lăn t́m trở về tiếp máu cho mẹ Tổ quốc đang đói nghèo loay hoay kiếm t́m “Chiếc lá Diêu bông xă hội chủ nghĩa!”. Điều này là một bất ngờ là một trớ trêu của lịch sử dân tộc. Nhưng lần này có thể nói đó là một trớ trêu bi hài và có hậu.
Hôm nay, Đảng đă dám hạ ḿnh nhận anh, nhận em với những người bỏ xứ. Xuân Mậu Tư vừa qua ông Nguyễn Minh Triết và ông Nguyễn Cao Kỳ đă tay trong tay mà ánh mắt nh́n nhau chưa hết bẽ bàng! Vậy lỗi lầm dẫn đến những trớ trêu này là thuộc về ai? Đảng bảo Đảng không có lỗi, vậy v́ sao ông Vơ Văn Kiệt lại nghẹn ngào mà nói: “Có cả triệu người vui! Cũng có cả triệu người buồn!”.
Gần đây, trước hiện tượng học sinh bỏ học tràn lan, trước hiện tượng tiêu chảy cấp đang diễn biến rất xấu, chỉ trong tháng 3 năm 2008, tôi không dưới 3 lần phải trả lời phỏng vấn của bà con ở nước ngoài. Có điều rất lạ là những lần phỏng vấn đó tôi không một lần phải tranh luận với mọi người về đề tài mà an ninh rất dị ứng. Đó là vấn đề về tự do – dân chủ và nhân quyền, về độc tài, về Đảng trị… Từ Thanh Quang, Bảo Thạch, Nam Phong đến Bảo Khánh cùng bà con lao động nhất nhất mọi người đều lo âu về t́nh h́nh con trẻ bỏ học, thất học về bệnh dịch đang đe doạ. Không phải chỉ là thăm hỏi chiếu lệ, có người c̣n hỏi tôi muốn tạo một số xuất học bổng cho học sinh trong nước th́ phải làm thế nào? Có bác già ở Mỹ hỏi tôi cách thức gửi tiền bạc, thuốc men, dụng cụ y tế về giúp đỡ bệnh nhân đang bị tiêu chảy cấp phải làm sao… Sau những lần hàn huyên với bà con cùng huyết thống Lạc Hồng tôi rơi vào một tâm trạng rất lạ. Có lúc tôi cảm thấy rất xúc động, thật ấm ḷng trước nghĩa cử của đồng bào, những người đă từng chịu bao thị phi báng bổ của chính quyền trong nước ngày nào. Có lúc tôi thấy buồn đến tái tê khi liên tưởng đến người trong nước đối xử với nhau. V́ sao mà giờ đây, thầy dạy biến thành thợ dậy! V́ sao trước kia lương y như mẹ hiền, th́ giờ đây lại có chỗ để nói “Lương y như quỷ dữ!”. Ngót 90 triệu người trong nước làm sao đến nông nỗi để hơn 3 triệu người bỏ xứ ra đi giờ đây lại phải canh cánh lo âu cho ḿnh từ cái ăn đến cái học, đến cả những chuyện tế nhị khó nói. Làm sao đến nông nỗi:
Hăy đi viện một lần
Để biết thế nào là nhân dân
Hăyđưa con đến trường
Để hiểu thế nào là chữ
Hăy ra chợ để thương những người vợ
Cầm đồng lương chúng ta mang về
(khuyết danh)
Sẽ thật khó mà hiểu nổi v́ sao! V́ điều ǵ mà một dân tộc có truyền thống văn hiến nhiều ngh́n năm, một dân tộc ngay từ tuổi b́nh minh của giống ṇi đă ăm ắp những giá trị nhân văn cao cả: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Một dân tộc “Trọng nghĩa – Khinh tài”, “Lấy chí nhân để thay cường bạo…” lại quá dễ dàng trở thành những đám đông ơ hờ trước vận mệnh của Tổ quốc, lấy lối sống chụp giật, dối trá làm cứu cánh, chọn thái độ bạc nhược để đứng nh́n cái thiện đang phải lùi bước trước cái ác, cái chính đang phải quỳ gối trước cái tà và bảo nhau như thế là khôn ngoan là thức thời! Một dân tộc đă từng “Ra ngơ là gặp anh hùng”, dân tộc đó sẽ đi về đâu với sự biến đổi tính cách bệnh hoạn đến như thế. Đứng trước sự băng hoại ở tầm vóc này, Đảng cộng sản Việt Nam không một chút động ḷng trắc ẩn hay sao? Đảng nghĩ ǵ, năm 1979 khi xua quân tràn vào các tỉnh biên giới của Việt Nam, Đặng Tiểu B́nh láo xược tuyên bố: “Phải dạy cho bọn lưu manh đó một bài học!”. Đảng có đau ḷng không khi không ít dân tộc văn minh nh́n những người Việt Nam được Đảng xuất khẩu họ đến kiếm ăn trong thời hội nhập như nh́n một đám Digan da vàng đầy biển lận! Đảng có đau ḷng không, khi không ít những Mỵ Nương con gái mẹ Âu Cơ những năm 2000 rồi vẫn bị mang đi và cũng tự ḿnh mang ḿnh di rao bán ḿnh ở các động điếm, các chợ t́nh ở Băng Cốc, Nông pênh, Ma Cao, Kualalampơ với tấm biển đeo trước ṿng ngực mới nhú: “Gái Việt Nam giá rẻ bất ngờ!”.Và một mặt bằng phẩm hạnh thật đau xót:
“Các em thất tiết nhiều hơn trước
Bộ ngực nào cũng nhuốm phong sương”
(Bùi Chí Vịnh)
C̣n đâu nữa những ngày h́nh ảnh một Việt Nam bừng sáng! Một Việt Nam là niềm tin, là lương tâm của thời đại! C̣n đâu nữa con người lăng mạn và đa cảm như Xararitman (Thuỵ Điển), “Tôi ao ước sau một giấc ngủ tôi được hoá thân thành người Việt Nam!”.
Tôi nghĩ rằng, với đất nước chúng ta sau 33 năm không c̣n chiến tranh, với sự lănh đạo độc tôn của Đảng th́ sự tụt hậu về kinh tế, một b́nh quân GDP thấp kém so với khu vực và thế giới, một t́nh trạng tham nhũng nằm ở tốp trầm trọng nhất thế giới! là những thực trạng đáng buồn. Nhưng điều đáng buồn hơn, đáng thất vọng và lo lắng hơn nhiều là sự khủng hoảng, sự bế tắc về thái độ sống là sự lên ngôi của những lối sống rất xa lạ với phẩm chất truyền thống của giống ṇi. Không sự băng hoại nào có thể sánh nổi với sự băng hoại về đạo đức. Tự làm mất đi những phẩm chất cao đẹp của giống ṇi, Đảng đă biến dân tộc trở thành những kẻ biến chất xa lạ, vất vưởng tha hương trên chính quê hương, xứ sở của ḿnh. Nếu t́nh h́nh không được cải thiện, Đảng sẽ tự thổi tắt đi những hào quang đă có trong quá khứ, sẽ mất đi sự b́nh an của hiên tại và đương nhiên Đảng cũng sẽ mất luôn hi vọng ở tương lai.
Thành phố Hà Đông
Nguyễn Thượng Long
nguon toquoc