Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự Bình Luận

 

Một xã hội xung đột bất tận

Một xã hội xung đột bất tận

 

Đào Hữu Nghĩa Nhân

 

Mối quan hệ giữa con người với con người dựa trên khái niệm về tạo lập hình ảnh, và cơ chế máy móc này đặc biệt có tính phòng vệ. Hầu hết trong tất cả các mối quan hệ của con người đều dựa trên việc xây dựng hình ảnh và chính hình ảnh đó quan hệ với nhau chứ không phải chính con người quan hệ nhau.

Có lẽ con người không ý thức được vấn nạn này, tuy nhiên đó là sự thật mà nhân loại đã và đang sống như thế? Ta luôn có một hình ảnh về ai đó và luôn làm lớn mạnh cái hình ảnh này và vì vậy chính cái hình ảnh ấy quan hệ với nhau. Mối quan hệ thực sự giữa hai con người hoàn toàn chấm dứt khi có sự tạo lập hình ảnh.

Mối quan hệ dựa trên hình ảnh rõ ràng không đem lại hòa bình trong quan hệ. bởi vì hình ảnh vốn là vật ảo mà ta thì không thể sống trong trừu tượng. Tuy nhiên đó là việc ta đang làm: sống trong ý tưởng, trong lý thuyết, trong biểu tượng, trong hình ảnh mà ta đã tạo về chính ta.

Người cộng sản bảo rằng cái hình ảnh mà họ xây dựng phải là hình ảnh và biểu tượng là người cộng sản, bất kỳ ai khi có quan hệ với người cộng sản cũng phải tạo lập một hình ảnh na ná và tương tự như vậy thì mới mong có sự chung sống “hòa bình” trong hình ảnh này. Người cộng sản xây dựng hình ảnh về ý thức hệ, về biểu tượng một cách tỉ mẫn, bởi vì họ nghĩ việc xây dựng hình ảnh cộng sản là cái cốt cách tiến hóa cao nhất của nhân loại trong tiến trình phát triển xã hội. Tức là cái xã hội hình ảnh mà người cộng sản xây dựng dựa trên nền tảng thỏa mãn tối đa nhu cầu vật chất, theo cái mô thức vĩnh hằng mà người nghèo mơ về một ngày mai tươi sáng?

Thế nhưng tính chất chung của nhân loại là tự nơi mỗi người xây dựng riêng với nhau về hình ảnh trong quan hệ, người hồi giáo thì phải giống nhau ở phong cách không rựơu bia, không ăn thịt chó, lợn,…Người phật giáo thì chọn kiếp sống chay trường thanh tịnh, xa lánh sát sinh,…Tuy nhiên những khác biệt hình ảnh này không phát sinh bạo lực khi chỉ khi không có kẻ độc tài nhảy vào chỉ huy, điều phối, khích bác rằng cái hình ảnh mà ta tạo lập là hoàn hảo hơn cả?

Điều này cũng giống như hình ảnh mà người cộng sản thường hay cổ xúy cho dân chúng là yêu nước đồng nghĩa với yêu hình ảnh xã hội chủ nghĩa là một vậy? Lý tưởng của cả một dân tộc phải là lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà kẻ độc tài bắt chúng ta có cùng chúng với hắn một giấc mơ?

Việc này cũng giống như người cộng sản xây dựng hình ảnh về ông Hồ vậy.  Đối với họ và toàn thể dân chúng mà họ cai trị phải luôn nhìn thấy ông Hồ như là một biểu tượng của thánh hóa và thuần khiết đến hoàn hảo. Họ không chấp nhận bất kỳ một sự thật khách quan nào đôi lúc làm vẫn đục đi cái hình tượng cao siêu mà họ chấp giữ trong não trạng của mình.

Chính sự chấp giữ hình ảnh như thế và xã hội cộng sản là xã hội thuần túy về hình ảnh quan hệ do chính họ tạo lập và phủ chụp lên toàn bộ xã hội, đã tạo nên cái xã hội của thế giới cộng sản là một hình thái xã hội xung đột cực kỳ nghiêm trọng nhất trong lịch sử xã hội loài người.

Xung đột trong thế giới cộng sản tiềm ẩn gần như hầu hết và bao trùm toàn bộ mọi mặt của đời sống. Xung đột làm cho dân tộc đó bị chi phối năng lượng tiềm tàng, trở nên yếu ớt và nghèo khổ, mà nếu kết hợp được nó sẽ là một nguồn lực vĩ đại cho phát triển và xây dựng xã hội

Sự xung đột triền miện này dẫn đến một xã hội kéo dài trong nghèo khổ không lối thoát.
Khi ta độc tài thờ phượng và tạo lập cái hình ảnh của riêng ta, là ta đã tự đi ngược lại xu hướng chung của bản thể con người.Ta chỉ muốn tạo lập hình ảnh người khác sao cho giống với cái ta nghĩ, mọi hình ảnh không giống với cái ta trừu tượng, ta tri giác là phản động lại với ý ta và tất yếu nó phải bị trừng phạt và triệt tiêu. Liệu một chế độ cầm quyền như thế có phải là một tập thể khôn ngoan hay không? Câu trả lời là hoàn toàn không, thế nhưng những nhà lãnh đạo đó có nhìn thấy sự ấu trĩ do hậu quả của mình gây ra không? Câu trả lời là có, nhưng vì dục vọng quá lớn, quan trọng hóa vai trò độc đoán của mình như là kẻ tiên phong thử nghiệm một phương cách mới cải tạo xã hội, xây dựng xã hội theo khái niệm trừu tượng không tưởng của riêng mình.

Khi đã lún sâu vào trò chơi quyền lực và dần dà bị quyền lực quyến rũ, họ trở thành kẻ nghiện quyền lực. Khi đã nghiện quyền lực, ncs sẽ không bao giờ từ bỏ quyền lực, bởi đi kèm với quyền lực là quyền lợi về hưởng thụ vật chất. Tuyệt đối hóa vai trò lãnh đạo như thế, đảng đã vô tình biến mình thành đối thủ của toàn thể dân chúng. Mãnh hổ nan địch quần hồ, có lẽ cũng không cần phải minh họa cụ thể ở đây. Nhìn lại lịch sử chính trị giai đoạn cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 cũng thấy nó đã và đang xảy ra như thế nào?

Gần đây có một khái niệm khá hay mà người ta đặt tên cho quân đội Thái Lan: lính dưa hấu. Ở Việt Nam có thể dùng từ: dân bị dú ép, vỏ ngoài thì đẹp nhưng thịt quả thì hảy còn khác xa với hình thức bên ngoài, để mô tả tâm trạng của lòng dân đối với đảng hiện nay.

 

http://nghianhan.multiply.com/journal/item/40


<< trở về đầu trang >>
free counters