MỘT BÀI HỌC BALAN CHO VIÊT NAM
“Ôi cái ông già nầy, cái ông già này...
Tổng Giám mục đă mất liên hệ với dân chúng!”(1)
Trong những ngày gần đây, giới truyền thông công giáo b́nh luận rất nhiều về câu nói sau đây của Đức Cha Tarnowski Wiktor Skworc, chủ tịch Ủy Ban Truyền Giáo của Hội Đồng Giám Mục Balan “T́nh h́nh của Giáo Hội tại Việt Nam rất giống với t́nh h́nh Giáo Hội Ba Lan chúng ta trong hai thập niên 60 và 70,.. Đáng tiếc là giờ đây chúng ta thấy những ǵ đă diễn ra ở Ba Lan lại được tái diễn tại Việt Nam,”
Đây không phải là lần đầu tiên người ta nhận thức được sự giống nhau nói trên; nhưng thử hỏi Giáo hội Công giáo Việt Nam đă học hỏi được ǵ và có thể học được ǵ qua những biến cố đă xảy ra ở Ba lan để đối phó với những ǵ đang tái diễn tai Việt Nam?
Chúng tôi chỉ đặt câu hỏi đó cho phía Giáo hội, v́ bên chính quyền, vấn đề đă được giải quyết từ lâu. Cuốn sách “His Holiness John Paul II, and the Hidden Hístory of our Time” của Carl Bernstein và Marco Politti xuất bản ở Hoa Kỳ năm 1996, th́ chỉ một năm sau nó đă được Công An Nhân Dân Hà nội đem dịch và xuất bản làm sách tham khảo nội bộ dưới tiêu đề “Đức Giáo Hoàng John Paul II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta” (sách tham khảo nội bộ) người dịch “Nguyễn bá Long, Trần Qui Thắng. -NXB Công An Nhân Dân.- Hà nội, 1997”. 912 p.
Nh́n lại những cách hành xử của chính quyền và Công an đối với công giáo, từ việc không cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ghé thăm Viêt nam cho đến vụ bắt giam Cha Lư, hạ bệ và thủ tiêu tượng Đức Mẹ Sầu bi, Đức Mẹ La vang, ngăn cản giáo dân tụ họp và cử hành thánh lễ ở Tam Ṭa, triệt hạ và đập nát Thánh giá Đồng Chiêm v.v., chúng ta không thể không thấy họ đă tham khảo và thấm nhuần đến thế nào bài học Ba lan để ra sức ngăn chận không cho xảy ra ở Việt Nam những hậu quả tai hại đă xảy ra cho chế độ cộng sản Ba lan.
Chúng ta thử nh́n lại một biến cố ở Ba lan mà George Weigel gọi là “Cuộc khủng hoảng Đoàn Kết” và Carl Berstein lấy chủ đề là “Làm rung chuyển chế độ” xảy ra vào mùa hè năm 1980 và xem các giám mục và Giáo hội Ba lan đă “đồng hành với dân tộc” như thế nào. Cụ thể là các ngài đă lên tiếng thế nào và có những hành động ǵ trước cuộc đấu tranh có tính cách kinh tế, xă hội nhân quyền và... chính trị của công nhân, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă phản ứng như thế nào trước hành động của hàng giám mục Ba lan?.v.v.
Chúng tôi sẽ lược dịch, trích dẫn hoặc viết phỏng theo nội dung của cả hai tác phẩm trên đây để tŕnh bày đầy đủ biến cố theo diễn tiến tḥi gian.
Biến cố Ba lan
George Weigel viết: “Ng̣i lửa Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă nhen lên ở Balan tháng 6 năm 1979 đang âm ỷ cháy, chậm răi nhưng chắc chắn. Mười bốn tháng sau, ngày 14 tháng 8 năm 1980 nó đă gây nên một vụ nổ bất bạo động mà kết quả là 10 năm sau đó cộng sản Âu châu đă sụp đổ”(2)
Ng̣i lửa đó chính là việc cả một đân tộc t́m lại được ḷng tự trọng, không c̣n khiếp nhược sợ hăi đến độ chấp nhận một kiếp sống không xứng đáng với phẩm giá con người. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă làm cho họ lấy lại được ḷng tin vào ḿnh, tin vào tiền đồ dân tộc, dám nh́n thẳng vào sự thật, chấp nhận thách đố và sẵn sàng chịu đựng mọi rủi ro để nói lên sự thật. Họ từ khước nếp sống luồn lách, phục tùng thỏa hiệp để được yên thân.
Nguyên nhân vụ phát nổ này là việc nhà nước, để giải quyết nạn khủng hoảng kinh tế đă lại một lần nữa, ngày 2 tháng 7 năm 1980 tăng giá thực phẩm lên từ 30 đến 100% , trong khi đồng lương công nhân không thay đổi. Một làn sóng phẩn nộ từ từ lan rộng, bắt đầu từ cuộc băi công của công nhân đường sắt Lublin dần dần lan ra đến hầu như tất cả các nhà máy khắp cả nước. Cuộc đ́nh công của công nhân đường sắt làm chính quyền Liên xô rất lo ngại v́ nó làm bế tắc trục giao thông nối liền Liên xô với các nước Đông Âu, nơi có đến nửa triệu hồng quân chiếm đóng. V́ thế mà Edward Gierek, bí thư thứ nhất đảng cộng sản Ba lan đă phải cam đoan với Brezhnev là vụ việc sẽ được giải quyết gấp. Quả thực chỉ bốn ngày sau vụ đ́nh công Lublin đă được giải quyết, không phải bằng đàn áp quân sự ghê gớm như những năm 1956, 1970, 1976 mà bằng một thỏa hiệp nhân nhượng những đ̣i hỏi của công nhân. Những đ̣i hỏi đó, không những chỉ có tính cách kinh tế mà c̣n có cả chính trị, chẳng hạn thừa nhận quyền đ́nh công, cam kết không phạt người đ́nh công, bàu lại đại diện vào công đoàn nhà nước và được thương lượng thắng với chính quyền.
Đây là lần đầu tiên công nhân dám đ̣i hỏi tự do thực sự. Đă hết cái thời người dân cúi đầu chấp nhận thuần phục để được ăn no, hay như một thi sĩ Đoàn kết đă nói một cách rất tượng h́nh: “cái thời mà họ bịt miệng chúng ta bằng một khúc dồi.”(3)
Sau Lublin là cuộc đ́nh công ở xưởng đóng tàu Lênin ở Gdansk. Ngày 14 tháng 8, một ngày trước Lễ Đức Mẹ Lên Trời, tất cả 17000 công nhân xưởng bắt đầu đ́nh công và chiếm đóng xí nghiệp. Lech Walesa. một người thợ điên thất nghiêp đă trèo tường vào lại xưởng củ để lănh đạo cuộc đ́nh công. Ủy ban đ́nh công soạn thảo một yêu sách gồm tám điểm, cùng với việc đ̣i hỏi cải thiện kinh tế, ủy ban c̣n đ̣i thành lập nghiệp đoàn tự do và nhất là đ̣i chính phủ phải bồi thường danh dự cho 45 công nhân xưởng bị tàn sát trong vụ đàn áp biểu t́nh năm 1970 bằng việc thiết dựng một đài kỷ niệm ngay trong xưởng.
Giám mục giáo phận Gdansk là Lech Kaczmarek, mặc dầu rất dè dặt với vấn đề đ́nh công, đă cảm thông với công nhân trong việc đ̣i hỏi cải thiện mức sống và tôn trọng nhân quyền. Giám mục đă vận động để gửi một linh mục vào lo việc mục vụ cho công nhân đ́nh công trong xưởng.
Ngày 17 tháng 8, linh mục Henryk Jankowski, cha xứ của Walesa đă cử hành thánh lễ ngoài trời đầu tiên bên trong xưởng, 4000 công nhân quây quần xung quanh bàn thờ. Bên ngoài hàng rào sắt gắn đầy h́nh ảnh Đức Mẹ Đen và ảnh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, có khoảng 2000 bà con bạn bè thân thuộc của công nhân cũng tập trung để cùng hiệp thông. Họ cùng hát lên các bài thánh ca và các bài hát yêu nước để bày tỏ những bất b́nh của họ đối với chế độ. Sau thánh lễ, cha Jankowski làm phép một cây thánh giá đồ sộ do công nhân ngành mộc chế tạo. Thánh giá liền được dựng lên sát bên cửa số 2 và được tạm coi là đài kỷ niệm nạn nhân của vụ tàn sát năm 1970.
Đây là một h́nh ảnh hết sức đặc thù, công nhân nổi lên thách thức một Nhà nước công nhân với những biểu tượng Đức Tin dùng để diễn tả những giá trị về nhân phẩm và tự do mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă nhắc nhở tháng 6 năm 1979. Điều đó nói lên rằng có thể làm một cuộc cách mạng bất bạo động và có kỷ luật, không nhất thiết cách mang là phải làm những chuyện rùng rợn, đổ máu như chủ trương của Robespierre, Lenin hay những anh hùng cách mạng tân thời khác.
Tuy thế, phần đông các Giám mục Ba lan, kể cả vị Giáo chủ Wyszynski rất thờ ơ trước phong trào và măi lâu sau mới ư thức được tầm quan trọng của biến cố đang xảy ra ở Gdansk. Giám mục Kaczmarek có mặt tại hiện trường có lẽ chỉ là một ngoại lệ.
Ngày 18 tháng 8, sau khi đă cũng cố lại niềm tin cho công nhân để họ hết bị giao động trước những lời hứa tăng lương của ban giám đốc, Walesa đă đưa ra trong cuộc đàm phán một bản yêu sách mới gồm 21 điểm, kể cả những đ̣i hỏi có tính cách thuần chính trị, như việc đ̣i bỏ kiểm duyệt, thả các tù nhân chính trị v.v... Tất cả các cuộc đàm phán đều được phía công nhân truyền thông qua loa phóng thanh đặt trong sân nhà máy. V́ thế mà tất cả những yêu sách táo bạo của Walesa đă được các công nhân theo dơi và phổ biến sâu rộng, lan ra khắp vùng bờ biển Baltic, đẫn tới hàng loạt các vụ đ́nh công khác. Walesa được sự đồng t́nh ủng hộ của Ủy Ban bảo vệ công nhân (KOR) đứng đầu là Jacek Kiróns, một cựu đảng viên cộng sản, của Câu lạc bộ trí thức công giáo (CKIK) và của những nhà trí thức khác.
Cùng ngày đó, trong một bài nói chuyện trên đài truyền h́nh, Gierek đă hứa sẽ sửa chữa những sai lầm nhưng lại đe dọa những người chống đối: “Vận mệnh của đất nước gắn liền với hệ thống xă hội chủ nghĩa... những nhóm người vô chính phủ, chống lại xă hội chủ nghĩa đang cố gắng khai thác triệt để t́nh h́nh, nhưng chúng ta sẽ không dung thứ bất kỳ một yêu sách hay hoạt động nào nhằm mục đích phá hủy trật tự xă hội ở Ba lan”. Nhưng những luận điệu như thế chính là cái mà người công nhân không c̣n chấp nhận.
Trong khi đó, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đang nghỉ hè ở Castel Galdolfo, ngài bỏ cả công việc thường lệ, suốt ngày theo dơi t́nh h́nh qua báo đài, qua cha Dziwisz thư kư riêng đang “nghỉ” ở Balan và qua Bộ ngoại giao có quan hệ mật thiết với Hội Đồng Giám mục Balan. Tuy nhiên ngài vẫn giữ im lặng suốt cả tuần lễ, để trách nhiệm cho Tổng Giám mục Wyszynski ứng xử tại chổ.
Trong một bài giảng ngày lễ Đức Mẹ Lên trời ở Czestochova, một ngày sau khi biến cố ở Gdansk xảy ra, Tổng giám mục Wyszynski đă phớt lờ, không hề đả động đến vụ đ́nh công. Vảo ngày 16 tháng 8, lễ kỷ niệm chiến thắng Hồng quân của Pilsudski 60 năm về trước, đức Tổng giám mục chỉ nói đến việc cám ơn Đức Mẹ, và xin giáo dân cầu nguyện cho tự do ḥa b́nh và quyền tự quyết của Balan. Chỉ đến ngày 17 tháng 8, ở Trung tâm Đức Mẹ Wambierzyce, ngài mới nói đến những cái “khủng hoảng và xáo động” đang xảy ra trong nước và “những thợ thuyền đang tranh đấu đ̣i các quyền xă hội, tinh thần, kinh tế và văn hóa”. Ngày 20 sau đó, bài giảng được đưa lên truyền h́nh Varsovie, nhưng bị cắt bỏ đoạn nói đến những xáo động của công nhân, mà chỉ nhấn mạnh đến lời Tổng giám mục kêu gọi “phải b́nh tĩnh và hành xử cho phải lẽ”.
B́nh luận thái độ này của Tổng giám mục Wyszynski, Carl Bernstein viết:”Vị Tổng Giám mục già nua này đă can thiêp theo cái cách mà trước đây ông đă tiến hành thành công nhiều lần trong các cuộc khủng hoảng.... Nhưng t́nh thế hiện nay không thể giải quyết được bằng những biện pháp mà Tổng Giám Mục đă sử dụng 30 năm qua.”(4)
George Weigel c̣n nói thêm: “Xem ra đức Tổng Giám Mục không hiểu một tư ǵ về một biến cố phi thường đang diễn ra ở Gdansk”.(5)
Chính vào thời điểm này Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă can thiệp lần đầu tiên vào nội t́nh Ba lan. Trong buổi triều yết ngày 20 tháng 8, ngài xin mọi người cầu cho quê hương ngài và nhất là ngài đă công khai cầu nguyện cho cuộc đ́nh công, một việc mà Đức Hồng Y Giáo chủ Wyszynski không dám và không thể làm. Trong khi đó th́ ở Ba lan Giám mục địa phận Gdansk, Lech Kaczmarek, đă truy tặng Walesa và 14 thành viên của Ủy ban đ́nh công huy chương Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Sau đó Đức Giáo Hoàng đă gửi một thông điệp cho Đức Tổng giám mục Wyszynski, khẳng định lập trường của ngài dứt khoát ủng hộ những đ̣i hỏi của giới đ́nh công ở Gdansk: ”Tôi thiết tha cầu nguyện để một lần nữa, hàng Giám mục Balan đúng đầu là đức Giáo chủ, đảm nhiệm việc giúp dân tộc này trong cuộc đấu tranh để đ̣i của ăn hằng ngày, đ̣i công bằng xă hội, và để bảo toàn những quyền bất khả xâm phạm cho sự sống c̣n và sự phát triển riêng biệt của Ba lan”(6)
Thông điệp này được công bố ngày 23 tháng 8.
Chính đêm hôm đó, Chính phủ đă phải làm một nhượng bộ có tính cách lịch sử, chấp nhận đối thoại trực tiếp với Ủy ban đ́nh công liên xưởng (Gdansk, Gdynia và Szczecin).
Ủy ban đ́nh công cũng vừa nhận được sự hợp tác của nhóm trí thức công giáo và không công giáo, gần gủi với Wojtyla, đứng đầu là Tadeusz Maziowiecki, chủ nhiệm tờ báo công giáo Wiez (liên lạc). Ông đă được Ủy ban đ́nh công đích danh mời đến làm cố vấn trong cuộc đàm phán với chính quyền, cũng có sự tham gia của sử gia Bronislaw Geremek.
Cuộc đàm phán trở nên thật gay go vào những ngày 24 và 25 tháng 8 khi bên phía Chính phủ chấp nhận cho đ́nh công nhưng cương quyết từ chối việc cho thành lập công đoàn và bên Ủy ban cương quyết không chấp nhận một thỏa thuận do chính phủ đưa ra nhằm ép người đ́nh công trở lại với “statu quo”. Tổng bí thư Gierek lại một lần nữa xuất hiện trên truyền h́nh đọc diễn văn tự phê, nhưng không có hiệu quả ǵ. Lâm vào thế bí, một bên là lực lượng công nhân đối kháng, một bên là mối đe dọa can thiệp quân sự của Liên xô, ông đă quay sang cầu cứu với Đức Tổng Giám mục Wyszynski xin ngài can thiệp nói là “để tránh những hậu quả khôn lường cho đất nước.”
Trước t́nh thế căng thẳng đó toàn dân nóng ḷng chờ nghe những ǵ Đức Hồng y Tổng giám mục Wyszynski sẽ nói trong bài giảng lễ Đức Mẹ Czestochowa tại tu viện Jasna Góra vào ngày 26 tháng 8. Bài giảng của Hồng y Wyszynski đă làm cho người đ́nh công hết sức thất vọng. Họ đồng ư khi ngài kêu gọi “b́nh tĩnh, chừng mực, cẩn trọng, khôn ngoan và có trách nhiệm v́ lợi ích cho cả nước Balan”. Nhưng họ không thể ngờ rằng, trong thời điểm này mà Đức Cha lại có thể nói những lời trách cứ công nhân đă làm việc kém năng suất, nhấn mạnh phần trách nhiệm của họ trong sự sụp đổ kinh tế Ba lan. Ngài c̣n nói: “ Chúng ta không được chỉ trích người khác, tất cả chúng ta ai cũng mắc sai lầm và cũng cần được tha thứ.” Liên quan đến việc đ̣i hỏi thành lập nghiệp đoàn tự do, ngài đồng ư trên trên nguyên tắc, nhưng tuyên bố: “Các bạn không thể đ̣i hỏi tất cả mọi điều trong một lúc, phải tiến hành từ từ, không được đẩy quốc gia vào ṿng nguy hiểm” Rơ ràng ngài đă nói theo luận điệu của ông Gierec khi nhấn mạnh đến vấn đề chủ quyền quốc gia, coi đó là điều kiện cần thiết cho mọi tiến bộ về kinh tế và xă hội.
Những đoạn quan trọng trong bài giảng có lợi cho phía chính quyền được phổ biến rộng răi trên đài truyền h́nh quốc gia đă làm cho nhiều người hết sức bối rối. Nhóm trí thức công giáo cố t́nh im lặng để phản đối. Nhiều giám mục công khai lên tiếng chỉ trích và theo Carl Bernstein Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă rất xúc động và thất vọng thốt lên:
“Ôi, cái ông già nầy, cái ông già nầy” và ngài đă thổ lộ với hai linh mục người Ba lan đang có mặt ở Castel Galdolfo: “Tổng Giám mục đă mất liên hệ với dân chúng(7)
Một lần nữa Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lại phải can thiệp vào nội t́nh Ba lan.
Ngay ngày hôm sau, để bênh vực những người đ́nh công, ngài tuyên bố là những vấn đề họ đưa ra nghị sự đều là những vấn đề cụ thể và chỉ có thể giải quyết được bằng cách mang lại “ḥa b́nh và công lư cho dân tộc”. Dưới sự chỉ đạo của Đức Giáo Hoàng, ngay chiều hôm đó Thượng Hội đồng Giám mục Ba lan đă họp khóa bất thường ở Warsovie, thông qua một tài liệu tuyên bố một cách dứt khoát quyền độc lập và tự quản của các tổ chức đại diện cho công nhân, trích đẫn giáo huấn Công đồng Vatican II liên quan đến “những quyền căn bản”của người công nhân được kết hợp thành tổ chức.
Lập trương kiên định trên đây của hàng Giám mục Ba lan dưới sự chỉ đạo vừa khôn ngoan vừa cứng rắn của Đức Giáo Hoàng đă cổ vơ người đ́nh công không chấp nhận trở về lại “statu quo” mà giữ vững yêu sách thành lập các nghiệp đoàn tự do, không bị chế độ kiểm soát. Phía chính phủ không c̣n lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận.
Ngày 31 tháng 8, năm 1980 thỏa ước Gdánsk lịch sử được kư kết, Công đoàn Đoàn kết ra đời, một công đoàn độc lập đầu tiên dưới chế độ cộng sản.
Bài học cho Việt Nam
Từ trước đến nay, không ít người giáo dân, trong cũng như ngoài nước lên tiếng v́ sự “im lặng” của các Giám mục Việt nam trước những vấn đề “nóng bỏng” của Giáo hội của đất nước và của con người. Và mới đây, một vài giám mục “nhân dịp” này nọ đă lên tiếng “nói năng” trên ṭa giảng, trả lời báo chí hay chúc tết, th́ lại làm cho nhiều linh mục và giáo dân phải nói lên nỗi thất vọng của ḿnh hơn nữa.
Đứng trước hoàn cảnh đó, chúng ta không thể không xét lại vấn đề “Nói hay không nói,”! Đă từ lâu vấn đề cứ dai dẳng được đặt ra cho các Giám mục. Các ngài có bàn căi với nhau không, chúng ta không được biết, nhưng câu trả lời th́ đă rơ: không nói đến những vấn đề cụ thể.
Đến lượt giáo dân lại phải đặt câu hỏi “nói hay không nói” trước cái “không nói”, hay “nói không cụ thể” của các giám mục. Phần tôi, sau khi suy nghĩ về phản ứng của Đức Thánh Cha về bài giảng của Đức HYTGM Wyszynski, tôi hết sợ nói ra là mất kính trọng, là lên mặt dạy đời, và tin chắc các giám mục chúng ta cũng sẽ không thua sự khiêm tốn và tiếp thu của Đức Hồng y Giáo chủ Balan, chẳng những không buồn, mà khi Đức Thánh Cha bị bắn ngài c̣n xin dâng mạng sống ḿnh để chuộc mạng ĐTC và sau đó ngài đă chết thánh thiện. Án phong thánh cho Đức Hồng y hiện đang được tiến hành ở Rôma.
C̣n một lẽ nữa là nay đă hết cái thời mà chỉ có cha con trong nhà biết nhau. Nói ra ngoài sợ “vạch áo cho người xem lưng”. Có một đệ tam nhân là Công An nhân dân đă xen vào qua cuốn sách chúng tôi vừa trich dẫn ở trên. Từ nay họ có đủ tiêu chuẩn để đối chiếu và đánh giá hành vi cử chỉ của chúng ta và những nhận xét sau đây về một vài trường hợp của các Giám mục Việt Nam của chúng tôi cũng có thể là của chính họ,
Sau đây chúng tôi xin đối chiếu một vài trường hợp:
1.- Ở Ba lan, Đức Giáo Hoàng thúc đẩy các Giám mục Ba lan trên ṭa giảng phải đứng về phía người công nhân đấu tranh đ̣i cơm áo và nhân quyền thi ở Việt nam Đức cha Đọc, trên ṭa giảng trước cử tọa các gíám mục đă “ăn nói” thế nầy: “Trước sự phức tạp của t́nh h́nh thế giới, trước những thế lực giằng co chống đối nhau luôn muốn lôi kéo chúng tôi về phía họ…Để không làm công cụ cho một thế lực chính trị nào, chúng tôi phải giữ ǵn “lời ăn tiếng nói...” và nữa: “Nếu có ai không thích Cộng sản, người ấy không nên yêu cầu chúng tôi khích bác họ.”
Có lẽ ĐGH Gioan Phaolô cũng sẽ phải thốt lên :“Ôi, cái ông giám mục này (sic!)“
2.- Đức Cha Đọc c̣n nói: “Đă có một thời cách đây khoảng 50 năm, có rất nhiều người ước ao được hiện diện, được rao giảng Tin Mừng Chúa Giê-su tại các nước xă hội chủ nghĩa như Liên Sô, các nước Đông Âu, Trung Hoa lục địa, mà không được măn nguyện. Bây giờ, chính chúng tôi, được hiện diện, được rao giảng Tin Mừng trong một nước cộng sản…”
Diễm phúc thay cho ĐC! Nhưng xin ĐC biết cho rằng vào thời điểm đó th́ người ước mơ chỉ có hai lựa chọn: một là tử đạo hay vào tù (hoặc trốn trong đại sứ Hoa kỳ) hai là cúi đầu chấp nhận thuần phục đảng để được “ở trước bàn thờ, ở trên bục giảng, ở trong pḥng xưng tội”(8)
Nhưng từ 30 năm nay, ở các nước cộng sản, có lẽ chỉ trừ Trung Hoa, Giáo hội đă đứng hẳn về phía người dân đ̣i các quyền căn bản của con người, và khi có tự do th́ chế độ cộng sản tự tan ră. Chỉ c̣n ĐC Đọc là c̣n coi chế độ công sản là thời vàng son cho người truyền giáo.
Có lẽ ĐGH Gioan Phaolô cũng sẽ phải thở dài :“Ôi, cái ông giám mục này (sic!)“
3.- Ở Balan, khi tiểu chủng viện Địa phận Krakow bị nhà nước tịch thu để làm trường sư phạm, Wojtila, khi đó là Giám mục phó, đă chạy đến gặp bí thư đảng ủy khu vực để phản đối và giành giật lại được ngôi nhà cho chủng sinh, chỉ mất đi một tầng 4 để nhà nước mở trường sư phạm.(9)
Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn |
Ở Việt nam khi Đại học Công Giáo Đà lạt bị tịch thu làm.công viên (!) Đức Cha Nhơn đă muốn đối thoại để xin lại, nhưng có ai cho gặp để mà đối thoại đâu, ngài chỉ được gửi một bức thư “xin”mà người ta cũng không cần trả lời. Th́ ra đối thoại ở Việt nam “tôi” thế đó.
Hồng Y Phạm Minh Mẫn |
4.- Có một điều chắc chắn
là lấy kinh nghiệm ở Balan, công an Việt nam rất tâm đắc với chủ trương của
Đức
Hồng y Mẫn cũng như các GM
Việt nam “Đối thoại không đối đầu” tại sao?
Ở Ba lan chính phủ cộng
sản phải chịu chấp nhận đối thoại sau khi công nhân đă đ́nh công
đối đấu từ ngày 14 tháng 8 đến khuya ngày 23 thang 8 năm 1980, dưới sức
ép của hơn ba trăm ngàn công nhân biểu t́nh.(10.
C̣n ở Việt nam Đức Hồng y
không cần tranh đấu chỉ.. “cố gắng đi theo con đường mới Công đồng
Vatican II đă mở ra, là đối thoại
*
và hợp tác với mọi tổ chức văn hoá và tôn giáo, kinh tế và chính trị trong
cộng đồng xă hội, trên cơ sở sự thật và công ích.”
Cố gắng của Ngài là thế nào và đă được đối thoại với ai?
Th́ ra với cộng sản,
muốn có đối thoại phải đối đầu. Hàng giám mục Việt nam đă từ khước
đối đầu th́ làm ǵ ai đời cho đối thoại mà nói đối thoại.
Bây giờ th́ chúng ta mới
hiểu tại sao các giám mục chúng ta đă không lên tiếng, v́ lên tiếng
tức là đă đối đầu, trái với chủ trương của các ngài là đối thoại, mà
v́ “đối thoại là đối thoại với”, nếu không có “với” th́
đối thoại là..... “ làm thinh.”
Lại chuyện làm thinh,
ở Balan, những người đấu tranh tuyên bố: “Đă qua đi cái thời mà
người ta bịt miệng chúng ta bằng một khúc dồi ”. Ở Việt nam bao
giờ cho miếng dồi văng ra để khỏi “dồi ăn hết
nói”!
5.- Con đường đồng hành
cùng dân tộc: Ở Ba lan, trong lúc công nhân đ́nh công đ̣i cơm áo và quyền
con người, Đức Giáo Hoàng viết thư thúc dục các Giám mục và Hồng y Giáo chủ
phải đồng hành với dân tộc, đứng lên bênh vực họ. Và khi Đức Hồng y Giáo chủ
lên ṭa giảng chỉ nói tới đoàn kết v́ lợi ich quốc gia, không đả động đến
những người đấu tranh, th́ liền bị Đức Giáo Hoàng lập tức quở trách(11)
“Ôi, cái ông
già nầy, cái ông già nầy”.... “Tổng
Giám mục đă mất liên hệ với dân chúng”
C̣n ở Việt nam, đang khi
dân oan đang kêu thương khắp nơi, linh mục và giáo dân bị hành hung, tượng
thánh bị triệt hạ, tài sản bị xâm chiếm, nhân quyền bị chà đạp công nhân bị
áp bức mà Đức Hồng y Tổng Giám mục không hề đả đông ǵ đến, nói chi đến
chuyện đồng hành. Họ không phải là dân tộc sao? Ngài chỉ nói những lời hoa
mỹ mà chúng ta có cảm tưởng như đă nghe đâu đây trong những bài học luân lư
xă hội tổng quát, ngài nói: “đồng hành cùng dân tộc trên con đường lịch sử
của đất nước, mọi người cần quan tâm mở rộng t́nh huynh đệ cùng phát huy
tinh thần trách nhiệm liên đới trong cộng đồng xă hội, qua con đường đối
thoại và hợp tác với mọi thành phần xă hội, trên nền tảng sự thật và công
ích, nhằm phục vụ cho sự sống con người cùng sự phát triển đất nước.”
“Ôi, cái ông già nầy,
cái ông già nầy”.... “Tổng Giám mục đă mất liên hệ với dân
chúng”
Đành rằng Balan là Balan,
Việt Nam là Việt Nam, và so sánh không phải là lư lẽ (comparaison n’est pas
raison), nhưng Giáo hội là một, và sự thật ở Balan không thể không phải là
sự thật ở Việt Nam.
Giáo hội không chủ trương
“chiến đấu chống lại chủ nghĩa cộng sản” như Wojtyla thường nói(12)
nhưng Giáo hội phải góp phần giúp con người lấy lại được ḷng tin vào ḿnh,
tin vào tiền đồ dân tộc, dám nh́n thẳng vào sự thật, chấp nhận thách đố và
sẵn sàng chịu đựng mọi rủi ro để nói lên sự thật, từ khước nếp sống luồn
lách, phục tùng thỏa hiệp để được yên thân. Nếu được thế th́ phúc cho dân
tộc và Giáo hội Việt nam biết mấy.
Vinh Mỹ
-------------------------------------------
(1)
Carl Bernstein và Marco Politi.- Đức Giáo Hoàng John Paul II và lịch sử bị
che đậy trong thời đại chúng ta (His Holiness John Paul II and the Hidden
History of our Time) (Sách tham khảo nội bộ) Người dịch Nguyễn Bá Long, Trần
Quí Thắng.- Nhà Xuất bản Công An Nhân Dân.- Hà nội 1997.-
trang 419
(2) George Weigel.- Jean Paul II :
Témoin de l’expérance.- Ed. Club France Loisir, 1999 p. 495
(3)
G. Weigel.- Sách đă dẫn trang 495
(4)
C. Bernstein.- Sách đă dẫn trang 413-414
(5)
G. Weigel.- Sách đă dẫn trang 498
(6)
G. Weigel.- Sách đă dẫn trang 497
(7)
C. Bernstein.- Sách đă dẫn trang 419
(8)
C. Bernstein.- Sách đă dẫn trang 153
(9)
C. Bernstein.- Sách đă dẫn trang 191
(10)
C. Bernstein.- Sách đă dẫn trang 417
*
Nếu tôi không lầm th́ ĐHY bỏ đi chữ t́m “T́m đối thoại“
(11)
C. Bernstein.- Sách đă dẫn trang 418
(12)
C. Bernstein.- Sách đă dẫn trang 149