Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Lạy Chúa, con không hiểu nổi

Lạy Chúa, con không hiểu nổi

 

Đó là blast của một tu sĩ khi nhận thông tin về Đức Tổng Kiệt sẽ ra đi khỏi Hà Nội, không chỉ có một người, không chỉ có một giáo xứ mà cả TGP không ai muốn tin điều này.

 

Tổng giáo phận Hà Nội những ngày căng thẳng

Ngày 26/1/2008 UBND Thành phố Hà Nội ra công văn sặc mùi bạo lực hẹn đến 5 giờ chiều ngày chủ nhật 27/1/2008 nếu không triệt hạ Thánh giá và lều bạt ra khỏi Ṭa Khâm sứ, th́ sẽ “dùng biện pháp mạnh”. Những thông tin đó khẩn trương, dồn dập bay đi, ḍng người đổ vào Ṭa Khâm sứ càng gần giờ G càng đông, càng nhộn nhịp…

Bạo lực gần kề, nhưng tâm hồn tín hữu Hà Nội b́nh tĩnh và thơ thới lạ thường. Bản lĩnh của người Công giáo Hà Nội đă chứng minh trong những giây phút đó mạnh mẽ dường bao.

Nhưng, những ngày yên b́nh này, khi nhận tin vui “TGP Hà Nội có thêm một TGM Phó mới” th́ bỗng nhiên ḷng người chộn rộn, chao đảo và một sự buồn bă bao trùm.

Khi những đoàn công an, thiết bị, chó, dùi cui diễu vơ dương oai, giáo dân Hà Nội b́nh tĩnh mỉm cười đối diện. Nhưng khi những thông tin từ Ṭa Thánh bay về đến Hà Nội, mọi con tim giáo dân thảng thốt và đau đớn.

Hai trạng thái tinh thần trái ngược với hoàn cảnh đó thật là điều không thể hiểu nếu chúng ta chỉ nh́n vào thực tế sự việc mà không nh́n vào sâu tận ḷng tín hữu Hà Nội: Niềm tin.

 

Điều ǵ đă xảy ra? Điều ǵ đă thay đổi?

Từ xưa đến nay, dù sống dưới chế độ phong kiến bạo tàn bắt đạo hay dưới thời cộng sản sắt máu, tinh thần giáo dân miền Bắc vẫn luôn luôn có sự vâng phục tuyệt đối với Ṭa Thánh Vatican. Dù chấp nhận đau thương tù đày mất xác, chưa bao giờ giáo dân dám nghi ngờ một hành động, một quyết định hay tiếng nói từ Vatican và luôn trung thành với Giáo hội Hoàn vũ.

Chưa nói đến Ṭa Thánh mà ở Giáo hội Việt Nam, mọi đấng bậc, mọi thành phần thuộc “nhà Chúa” đều được tín hữu vâng phục gần như tuyệt đối.

Vậy nhưng đến biến cố này, ḷng người nghi ngờ, chao đảo và chán nản, nhiều tiếng nói bất b́nh đă được nói ra.

Điều ǵ đă xảy ra?

Những biến cố dồn dập với Giáo hội Việt Nam những năm qua, mà cực điểm là những vụ việc liên quan đến tài sản, đất đai cũng như quyền tự do tôn giáo của giáo dân đă đẩy sự việc lên cao điểm và dồn dập trước những hành động của chế độ cộng sản vô thần với Giáo hội Công giáo.

Không phải bây giờ điều đó mới có, không phải những việc chiếm cướp bây giờ mới xảy ra. Nhưng đă qua rồi thời người dân chỉ biết chấp nhận và chịu thân phận của con lừa. Họ đă ư thức được nhiều hơn như thế, họ đă cất tiếng nói và hành động. Những hành động, tiếng nói của họ luôn bám theo đúng luật pháp của nhà cầm quyền. Đó là sự trưởng thành trong nhận thức của người dân đă đặt nhà cầm quyền vào những t́nh huống khó xử và ngày càng diễn biến phức tạp, cuối cùng con bài bạo lực lại đem ra diễn.

Nhưng bạo lực không làm giáo dân chùn bước và sợ hăi, họ hiểu hơn bản chất của những điều này và ngày càng trưởng thành.

Nhưng những biến cố đó lại đặt Giáo hội Công giáo trước một bài toán mà xưa nay chưa bao giờ các vị trong Hàng Giáo phẩm, trong Hội đồng Giám mục phải đối mặt: “Sự hiệp nhất và thông công”, điều mà các giáo dân b́nh thường ai cũng tưởng là đă có và luôn luôn có rất vững vàng đáng tự hào trong Giáo hội.

Đă là người Công giáo, ngay từ khi bắt đầu học những bài kinh thứ nhất, người ta tự hào về Giáo hội của ḿnh là: Tông truyền, thánh thiện, hiệp nhất và thông công. Chính v́ thế khi chứng kiến sự thiếu hiệp thông, giáo dân buộc phải đặt lại câu hỏi giữa những lời nói và việc làm của các đấng bậc và của ngay cả Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Những sự kiện dồn dập giai đoạn vừa qua, giáo dân không muốn thế, các giáo xứ, giáo họ không muốn thế mà bắt đầu từ sự vận hành của bộ máy nhà nước buộc giáo dân phải chứng minh niềm tin và sự hi sinh của ḿnh.

Những khi căng thẳng đến nghẹt thở như khi Thánh Giá bị đập tan, bị nhục mạ, giáo dân bị đánh tán loạn, linh mục bị đánh trọng thương… giáo dân đă chứng tỏ tinh thần can đảm, bất chấp hậu quả, bất chấp khó khăn cho cá nhân để ngày đêm đeo bám, vượt qua nỗi sợ hăi của chính ḿnh để bảo vệ những giá trị của Giáo hội Công giáo.

Điều đó được cả thế giới biết đến qua mạng truyền thông. Riêng Hội đồng Giám mục vẫn im hơi lặng tiếng đă đặt ra cho giáo dân câu hỏi: Giữa lời nói và việc làm của HĐGMVN có bao nhiêu khoảng cách? Thậm chí, có người tỏ sự ngao ngán bằng cách nhắc lại biến tấu lời của cố Tổng thống Việt Nam cộng ḥa rằng: “Hăy xem việc HĐGM làm, đừng nghe lời HĐGMVN nói về sự yêu thương và hiệp thông”.

Chính những lúc đó, giáo dân mong đợi sự can đảm của các mục tử, họ hành động và phấn khởi, yêu thương kính trọng với những mục tử xả thân v́ đoàn chiên. 

Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt xuất hiện, đáp ứng nhu cầu của giáo dân luôn tin rằng ḿnh có mục tử dám hi sinh. Chính v́ vậy họ đă tin, yêu, mến phục và quyết tâm bảo vệ.

Khi trở thành một biểu tượng niềm tin và sự hi vọng của mọi người, th́ dĩ nhiên áp lực với Ngài ngày càng lớn không chỉ từ phía nhà nước, mà cả từ phía giáo dân muốn biểu tượng đó ngày càng sáng, cũng như áp lực từ những người chỉ muốn chăn ấm, nệm êm mặc kệ thiên hạ không muốn ai quấy rối giấc ngủ của ḿnh.

Một đ̣i hỏi áp lực từ chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đưa TGM Giuse Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội được toàn thể giáo dân và những người hiểu biết coi như một tṛ cười. Bởi  điều trớ trêu nhất, là những kẻ đă gây ra những điều phi lư, trái pháp luật lại buộc người công chính phải chấp thuận quy hàng. Quy luật đó đến trẻ con cũng không thể chấp nhận được.

Với niềm tin, suy nghĩ tin tưởng vào sự thật, sự công bằng và hiểu biết, họ tin rằng chẳng có Ṭa Thánh nào làm ngược lại điều đó. Chẳng có HĐGM nào ủng hộ điều đó và họ yên tâm.

Nhưng rồi bằng cách nào, âm thầm hay công khai, đàng hoàng hay bất minh th́ giáo dân không biết nhưng điều vô lư nhất đó vẫn xảy ra.

“Đàn chiên phải được bảo vệ, đó là quyền, không phải ân huệ Xin – Cho”

Tin Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt sẽ buộc phải ra khỏi Hà Nội đă làm bất cứ giáo dân nào khi hiểu rơ vấn đề cũng sốc thật sự. Không phải họ sợ hăi v́ họ sẽ không được Đức Tổng che đỡ, động viên, không phải v́ họ sợ nhà cầm quyền có thể đàn áp họ khi không có Đức Tổng.

Điều họ sốc nhất là Ṭa Thánh đă hành động v́ mục đích ǵ và tiếng nói của HĐGMVN ở đâu ngay cả trong trường hợp này? Đức Tổng Kiệt là người dễ mến, dễ gần giáo dân, nên giáo dân rất hiểu Ngài và không hề tin rằng “sức khỏe” là lư do chính để Ngài phải rời bỏ nhiệm sở của ḿnh khi mới 58 tuổi.

Không thể có cách nào giải thích khác hơn là nhằm mục đích thỏa măn yêu cầu quái dị của nhà cầm quyền Hà Nội mà Ṭa Thánh đă có quyết định này. Dù có là giáo dân đạo đức nhất cũng khó t́m được câu trả lời “Thánh ư Chúa” ở đâu trong việc này. 

Thời gian qua người ta thấy từ giáo dân, giáo sỹ đến Thánh giá đă không được HĐGMVN lên tiếng bảo vệ khi bị bất công áp bức vô lư và đập phá, nhục mạ. Nay đến cả một Tổng Giám mục cũng không được HĐGMVN bảo vệ th́ HĐGMVN đang định bảo vệ cái ǵ? Mục đích của các vị đang định đưa giáo hội đi đâu?

Những câu hỏi đó đang được giáo dân Hà Nội đặt ra, và họ có quyền đ̣i hỏi sự đáp ứng, sự trả lời của Hội đồng Giám mục Việt Nam, vốn được lập ra từ những con người “đến để phục vụ mà không phải để được phục vụ”.

Câu chuyện trong Kinh Thánh, khi Chúa hỏi ông Simôn Phierơ ba lần và đều được trả lời rằng “Lạy Chúa, Chúa biết hết mọi việc, Chúa biết rằng con yêu Chúa”  th́ Đức Chúa Trời phán rằng: “Hăy chăn chiên ta”.

Với các giám mục và hàng giáo phẩm Việt Nam, câu trả lời đó không chỉ là ba lần mà phải là rất nhiều lần trong cuộc đời của ḿnh đến nay. Và “hăy chăn chiên ta” đă trở thành mệnh lệnh.

Đàn chiên phải được chăn, phải được bảo vệ “đó là quyền chứ không phải là ân huệ Xin- Cho”.

 

Truyền thông và sự xử lư lúng túng, bất cẩn

Việc xử lư của HĐGMVN trong các trường hợp nêu trên không dứt khoát, không rơ ràng tinh thần hiệp thông đă làm cho giáo dân bức xúc, truyền thông công giáo và nhất là truyền thông của HĐGMVN lại càng làm cho giáo dân Việt Nam đặt nhiều câu hỏi nghi ngờ và bức xúc hơn.

 Sau khi những biến cố xảy ra với Thái Hà, Tam Ṭa, Loan Lư… người ta nhận được sự “im lặng đáng sợ” từ HĐGMVN. Đến khi Thánh Giá Đồng Chiêm bị triệt hạ, cơn băo truyền thông đỏ của nhà nước lại được thể xuyên tạc và bóp méo không thương tiếc. Thậm chí truyền thông nhà nước c̣n thẳng thừng “yêu cầu Hội Đồng GMVN phải lên tiếng”. Nhưng tất cả đều vấp phải bức tường im lặng tạo nên sự tích tụ những bức xúc của mọi người.

Quá thể hơn, trang thông tin của Hội đồng Giám mục c̣n đưa lên một bài giảng dạy “lên tiếng hay không lên tiếng” để vụng về giải thích thái độ im lặng và bài báo đă có tác dụng ngược lại là kích thích sự chán nản của giáo dân.

Sự kiện Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt phải rời bỏ nhiệm sở của ḿnh đă tạo nên cơn sốt. Có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử GHCGVN cơn sốt tác động mănh liệt nặng nề như vậy đặt người dân vào những đồn đoán, những lời th́ thầm khó hiểu về vai tṛ và mục đích của HĐGMVN.

Ai cũng biết việc bổ nhiệm là của Ṭa Thánh, nhưng ai cũng biết rằng vai tṛ của HĐGMVN trong đó không nhỏ. Bằng chứng là Ṭa Thánh đă bổ nhiệm ngay Chủ tịch HĐGMVN mà không phải là một vị nào đó không nằm trong Hội đồng này, hẳn nhiên vị Chủ tịch không thể nói là “tôi không đồng ư mà Ṭa Thánh vẫn quyết định” được.

Nhưng những thắc mắc của ḷng dân cũng được đặt trong ṿng im lặng bí hiểm. Khi những trang thông tin khác đă loan tải những ư kiến, những đ̣i hỏi bức xúc của giáo dân ngày càng gay gắt, lẽ ra trang thông tin của HĐGMVN là nơi người ta có thể t́m hiểu được sự thật và có những lời giải thích thỏa đáng th́ lại vẫn lặng im.

 Rồi chính trang này đă không làm hoàn thành nhiệm vụ truyền thông giải thích rơ ràng cho dân Chúa hiểu hơn, trái lại đă đưa lên bài viết kết tội những tiếng nói khác ư đă góp phần tạo nên cuộc tranh căi ngay chính trong gia đ́nh giáo hội là điều hoàn toàn không nên có.

Thậm chí ngay cả bài phỏng vấn Đức Tổng Kiệt, cũng là một cách làm vụng về phản truyền thông gây nhiều điều nghi ngờ. Người ta có thể liên tưởng bài phỏng vấn này như câu chuyện đứa bé ngoan bị trận đ̣n oan xong bắt phải khoanh tay trả lời câu hỏi: “Có yêu bố không?” khi trong tay bố vẫn cầm lăm lăm ngọn roi. Đó là một ví dụ thô thiển nhưng có thể giải thích hoàn cảnh của bài phỏng vấn này.

Điều hoàn toàn không nên có đó xuất phát từ cách làm việc và quan niệm coi thường người dân.

 

Một trang sử mới của Giáo hội?

Người ta biết rất rơ rằng một ḿnh Đức Tổng Giuse cũng chẳng làm được ǵ nếu chỉ đ̣i dăm ba miếng đất và một ít tài sản. Với chế độ độc tài, th́ việc đ̣i tài sản xưa nay đă có bao giờ đ̣i được. Hàng đoàn người ngày đêm về thành phố thủ đô kiện tụng cả chục năm cũng vẫn tiếp tục kiện tụng đấy thôi.

Nếu Đức Tổng Kiệt có ở lại, cũng không thể đưa quần chúng đi biểu t́nh lấy đất hoặc tài sản, cũng không hề ăn mất phần cơm nào của quan chức Hà Nội.

Nhưng cái đáng nói hơn, là công cuộc đ̣i sự thật, công lư của giáo dân và của nhân dân được khởi động. Mà sự thật và công lư, thử hỏi lấy đâu ra để trả trong xă hội này?

V́ thế Đức TGMHN trở thành cái gai, nhất định phải nhổ. Và điều đó đă thành công.

Việc một Tổng Giám mục di chuyển vị trí làm việc, từ chức… là b́nh thường, ngay cả Giáo Hoàng J.P II cũng đă chuyển từ Ba Lan sang Roma để làm việc đó thôi. Nhưng việc ra đi của Đức Tổng Kiệt lần này đă để lại nhiều cơn sóng mạnh mẽ.

Việc đưa GM Nguyễn Văn Nhơn ra Hà Nội để thay chân Đức Tổng Kiệt là một bước đi mà ḷng dân rơ ràng không ủng hộ, trang mạng nuvuongcongly.com đưa tin chỉ sau 12 giờ phát động, họ đă thu nhận được hơn 4.500 chữ kư Thư thỉnh nguyện gửi Đức giáo Hoàng và Đức Tổng Kiệt xin Ngài ở lại đă chứng minh điều đó. (Điều này chưa bao giờ xảy ra trong Giáo hội Việt Nam kể từ 350 năm khi thành lập hai Giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài đến nay).

Khi họ nh́n thấy biểu tượng khởi xướng đường lối yêu công lư, đ̣i tự do của ḿnh sẽ bị biến mất. Đó là nỗi đau trong ḷng họ.

Trước mắt, GM Nguyễn Văn Nhơn cũng chỉ mới là một TGM Phó được bổ nhiệm, chỉ là người giúp việc cho Đức Tổng Giuse làm việc theo đường lối của ḿnh. Vậy nhưng trong thư chúc mừng của Hội đồng GMVN gửi đến lại nhanh chóng khẳng định rằng việc này sẽ “mở ra một trang mới” cho TGPHN. Điều này tạo nên nhiều thắc mắc trong ḷng dân. Phải chăng, trang sử vừa qua là trang sử xấu xa của Tổng Giáo phận Hà Nội và việc bổ nhiệm được một TGM Phó sẽ tạo nên trang sử mới?

Đành rằng một cá nhân trong Giáo hội cũng là một sự thay đổi, nhưng nếu vậy một đứa bé được rửa tội gia nhập giáo hội cũng là cơ hội tạo nên một trang sử mới cho Giáo hội đó thôi.

Trong những lúc nhạy cảm và căng thẳng, những điều nhỏ nhặt này cũng là đề tài để giáo dân Hà Nội bàn tán và dự đoán. Thậm chí có người c̣n bảo: “Nếu thật sự để nhằm thay Đức Tổng theo yêu cầu vô lư của nhà cầm quyền mà lại làm không minh bạch như thế, thà tôi đi theo Tin Lành”.

 

Giáo hội có chia rẽ hay không qua biến cố này?

Qua những thông tin và những cuộc tranh căi, những người không ưa giáo hội Công giáo có dịp rung đùi: “Họ đang đánh nhau và sẽ suy yếu”.

Nhưng họ đă nhầm lẫn lớn và quá vội vă vui mừng trong quan niệm đó. Giáo hội vẫn vậy, vẫn tồn tại như chính nó đă có. Giáo hội không mạnh hơn nếu dựa trên những lời khen nịnh và giả dối. Giáo hội vẫn tồn tại với sự thật, với thực thể những cá nhân nhiều tội lỗi và yếu đuối. Qua mấy ngh́n năm, Giáo hội tồn tại dưới sự hướng dẫn quan pḥng của Thiên Chúa không bao giờ bị tiêu diệt ngay cả trong những cơn bách hại mà ngày càng phát triển.

Giáo hội vẫn mạnh mẽ, bởi niềm tin trong mỗi cá nhân Giáo hội là lớn lao và là điều không thể mất đi. Có thể có một lúc nào đó một vài cá nhân, một vài hành động để lại những tấm gương không tốt ảnh hưởng đến gương mặt của Giáo hội không được như mong muốn trong con mắt mọi người. Với những cá nhân đó, chính Chúa chứ không ai khác đă lên án mạnh mẽ và chỉ  rơ: “Những ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngă, th́ thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho ch́m xuống đáy biển c̣n hơn.” (Mt. 18, 6).

Nhưng chính sự nh́n nhận, sám hối và ăn năn hối cải đă là sự thúc đẩy cho Giáo hội phát triển trên tinh thần sự thật, công lư. “Nếu chúng ta nói là ḿnh không có tội th́ chúng ta tự lừa dối chính ḿnh và sự thật không có trong ta. Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi ḿnh th́ Thiên Chúa là

Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho ta và thanh tẩy ta sạch mọi điều bất chính” (1Ga 1,8-9).

Chính những lúc khó khăn này, Giáo hội từ mỗi giáo dân, giáo sỹ và hàng giáo phẩm đă biết nh́n thẳng sự thật để đánh giá lại những điều đă được và những điều c̣n chưa ổn. Khi đă t́m ra nguyên nhân, th́ Giáo hội sẽ biết cách tự khắc phục, sửa chữa để canh tân.

Qua biến cố này một vấn đề đặt ra buộc chúng ta phải suy nghĩ: Tiếng nói và nguyện vọng của giáo dân. Không chỉ có các nhà nước độc tài mới là nơi bất chấp ư kiến, nguyện vọng của nhân dân, mà ngay cả trong giáo hội cũng đă có những nơi, nhưng lúc như thế. Đă đến lúc phải nh́n nhận lại việc này.

Sự phản ứng của ḷng dân nói lên một điều: Ḷng yêu mến giáo hội và nhiệt thành trong niềm tin vào Thiên Chúa của giáo dân hết sức mạnh mẽ và chủ động, không c̣n thụ động như trước nữa . Những khi giáo hội khó khăn, giáo dân đă bày tỏ và sẵn sàng chung vai gánh vác trách nhiệm. Đó chính là sức mạnh của Giáo hội dựa trên niềm tin và sự hướng dẫn của Chúa Thánh linh.

Giáo hội đă không ngại nh́n thẳng vào sự thật từng giai đoạn và cả những sai lỗi của ḿnh. Giáo Hoàng John Paul II đă là tấm gương sám hối khi công khai xin lỗi về những sai lỗi đă mắc phải trong quá khứ. Đó là nét vĩ đại và can đảm để Giáo hội vững bước tiến lên.

Khi Giáo hội sám hối, ăn năn và quyết tâm sửa chữa những sai lỗi của ḿnh, lúc đó Giáo hội sẽ mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn trên con đường phát triển.

Phải chăng, đây cũng là một cơ hội tốt để Giáo hội Việt Nam thực sự “Sám hối” theo tinh thần Năm Thánh 2010.

Hà Nội, ngày 27/4/2010


<< trở về đầu trang >>
free counters