Không thể trông chờ ǵ vào đại hội 11
Chỉ
c̣n khoảng 10 tháng nữa lại diễn ra một sự kiện chính
trị trọng đại của đất nước đó là đại hội toàn quốc đảng
cộng sản Việt Nam lần thứ 11. Nói rằng đây là một sự
kiện trọng đại bởi sau đại hội này sẽ bầu ra một ban
chấp hành trung ương gồm những người giữ tất cả các
cương vị quan trọng trong bộ máy đảng, chính quyền từ
trung ương tới cấp tỉnh. Bầu ra một bộ chính trị gồm 15
người nắm tất cả các vị trí chủ chốt của trung ương đảng,
nhà nước. Cạnh vấn đề nhân sự đại hội c̣n có cả một nghị
quyết đặt đường hướng cho sự phát triển của đất nước
trong giai đoạn mới.
Theo như lời tổng bí thư Nông Đức Mạnh “Đại hội XI của Đảng sắp tới sẽ có nhiệm vụ tổng kết đánh giá việc thực hiện chiến lược 10 năm 2001 – 2010 do Đại hội Đảng IX đề ra và quyết định chiến lược phát triển kinh tế – xă hội giai đoạn 2011 – 2020”. Cũng như những đại hội trước dự kiến sự kiện trọng đại này sẽ được báo chí truyền thông nhà nước, báo chí ngoài luồng loan tải tới với mật độ ngày càng nhiều nhất là trong những ngày cận kề đại hội. Chuẩn bị cho đại hội 11, theo lịch tŕnh từ nay đến cuối năm các chi bộ, đảng bộ các cấp từ thấp đến cao sẽ tiến hành đại hội để ban thảo nghị quyết, để lựa chọn, bầu bán nhân sự, cử đại biểu đi dự hội nghị đảng bộ cấp cao hơn. Khác với đại hội 10 đến tận giờ “màn tŕnh diễn” công bố dự thảo nghị quyết để toàn dân đóng góp tận giờ vẫn chưa được ra mắt. Đă có một số bài báo ngoài luồng dự đoán nhân sự của đại hội 11. Như “ai sẽ là tổng bí thư sau đại hội 11” hay “Mạnh, Triết sẽ ra đi sau đại hội 11”,…Những bài báo này đă phân tích, tổng hợp, đưa ra các dẫn chứng sự kiện để dự đoán tương đối thuyết phục độc giả. Tuy nhiên điều mà dư luận trong, ngoài nước quan tâm nhiều nhất là sau đại hội 11 có những ǵ là mới . Về cải cách chính trị, về chống tham nhũng,về thực hiện các quyền tự do dân chủ, tự do tôn giáo, về kinh tế, về chủ quyền của đất nước,….
Việc thông báo tổ chức đại hội đảng lần thứ 11 tổ chức vào quí đầu của năm 2011 đă gián tiếp khẳng định: nếu không có ǵ thay đổi đảng cộng sản tiếp tục thực thi điều 4 hiến pháp, duy tŕ chế độ độc đảng thêm ít nhất là một nhiệm kỳ 5 năm nữa. Tất nhiên các đảng viên có quyền có chức và nhất là bộ chính trị đều mong muốn duy tŕ mô h́nh này càng lâu càng tốt. Bởi mô h́nh này là “bảo hiểm tin cậy nhất” cho các tài sản kếch xù của họ ở trong nước cũng như ngoài nước. Mô h́nh này cũng giúp cho họ “làm giàu” nhanh chóng. Như vậy mọi cải cách chính trị có chăng sau đại hội 11 chỉ là những cải cách để duy tŕ, kéo dài thời gian hấp hối của chế độ độc tài thêm được ngày nào hay ngày ấy. Cũng có thời điểm đảng, nhà nước Việt Nam tỏ vẻ như muốn cải cách chính trị, mở rộng tự do dân chủ. Đó là khi họ muốn được xóa tên khỏi danh sách các nước cản trở tự do tôn giáo, muốn được kết nạp vào WTO, muốn được bầu là thành viên không thường trực của hội đồng bảo an liên hiệp quốc. Nhưng khi đă đạt được các mục đích trên họ đă nhanh chóng trở mặt tăng cường đàn áp những tiếng nói tiến bộ đấu tranh cho tự do, dân chủ đàn áp tôn giáo. Tuy phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ bị đàn áp, gặp khó khăn nhưng chính điều đó lại giúp cho những người c̣n mơ hồ, hy vọng về một sự thay đổi tiến bộ của nhà nước cộng sản thấy rơ bản chất của nhà nước cộng sản là tráo trở, lật lọng, không thể biến cải. Dù ngoài miệng luôn hô hào “kiên định với đường lối tiến lên chủ nghĩa xă hội” nhưng thực tế họ đă trở thành tầng lớp tư bản đỏ cấu kết với các tư bản nước ngoài bóc lột nhân dân trong nước. Khẩu hiệu “kiên định với đường lối tiến lên chủ nghĩa xă hội” của họ thực chất chỉ là một khẳng định kiên quyết duy tŕ chế độ độc tài, độc đảng. Người ta lại hy vọng vào đội ngũ lănh đạo mới sau đại hội 11. Xin hăy thử điểm qua các gương mặt “sáng giá” ở các cấp trung ương và địa phương. Những gương mặt mà được dư luận dự đoán nhiều khả năng sẽ là tổng bí thư vào khóa tới th́ thường là đều hội đủ cả hai điều kiện bất tài, dính líu tới tham nhũng và đều có chung một “ưu điểm” là “giỏi tung hô t́nh hữu nghị Việt-Trung”. Lănh đạo ở các tỉnh, lực lượng cán bộ nguồn cung cấp cho trung ương th́ đều là những “tên tuổi nổi tiếng”được nhiều người biết tới. Địa đầu tổ quốc có phó bí thư tỉnh uỷ kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân Nguyễn Trường Tộ. Miền trung th́ có bí thư Hồ Xuân Măn, Nguyễn Bá Thanh. Các tỉnh dọc biên giới th́ có các bí thư, chủ tịch bán rừng đầu nguồn cho nước ngoài với thời hạn 50 năm. “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng” th́ có ngài bí thư Lê Thanh Hải dính líu tới vụ PCI mà giờ vẫn “vững như bàn thạch” v́ có chân trong bộ chính trị….Đội ngũ đảng viên trẻ được kết nạp trong những năm gần đây tuy chẳng c̣n tin vào chủ nghĩa cộng sản nhưng họ vẫn cứ vào đảng theo phong trào, vào đảng với mong muốn được đề bạt, cất nhắc làm cán bộ để hưởng lợi.
Mối quan hệ với đảng cộng sản Trung Quốc cũng là một yếu tố tác động tới cải cách chính trị. Từ khi giành được chính quyền vào tháng 8/1945 đến nay đảng cộng sản Việt Nam luôn là “cái bóng” của đảng cộng sản Trung Quốc theo đúng nghĩa đen là Trung Quốc làm ǵ th́ Việt Nam làm theo như thế. Việc tự nguyện, rồi bắt buộc phải làm “cái bóng” của Trung Quốc xuất phát từ việc cả hai đảng đều có cùng một ư thức hệ cộng sản. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, chiến tranh Nam Bắc đảng cộng sản Việt Nam luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt t́nh nhưng không hề vô tư của Trung Quốc từ vũ khí đạn dược, thuốc men, gạo, thực phẩm và cả người. Đổi lại Việt Nam đă phải nhập các chủ trương chính sách của Trung Quốc mặc dù đó là những chính sách sai lầm, thậm chí cả những tội ác diệt chủng. Phải ngậm đắng nuốt cay, nhắm mắt làm ngơ trước những hành động cướp đất, cướp biển. Những chính sách hợp tác hóa nông nghiệp, chủ trương “trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ”, cải cách ruộng đất giết oan hàng vạn người đều được dập khuôn từ Trung Quốc. Sau chiến thắng Điện Biên lẽ ra đất nước đă được thống nhất nhưng hiệp định Giơnevo mà Việt Nam kư dưới áp lực của Liên Xô và Trung Quốc lại chia đôi đất nước. “Cái bóng” Việt Nam lại tự nguyện làm tên lính xung kích cho phe công sản giết hại những người anh em ruột thịt của ḿnh. Năm 1958 v́ ngây thơ tin vào “tinh thần quốc tế vô sản” ông Đồng đă không ngần ngại tuyên bố Hoàng Sa là của Trung Quốc qua công hàm gửi cho Chu Ân Lai. Sau khi Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu tan ră để tránh khỏi sụp đổ Đảng cộng sản Việt Nam lại một lần nữa cầu cạnh Bắc Kinh với mong muốn làm một chư hầu và lại một lần nữa t́nh nguyện là “cái bóng”. Khuôn mặt của “cái bóng” lần này ngoài những nét cũ c̣n có thêm những nét hèn hạ, bạc nhược đến kỳ lạ mà từ trước tới nay chưa một triều đại nào trong lịch sử của Việt Nam có được. Một nhà đấu tranh cho dân chủ ở Trung Quốc đă nhận định “Việt Nam sẽ thay đổi nếu Trung Quốc thay đổi”. Nhân định đó nói lên sự phụ thuộc hoàn toàn về chính trị của tập đoàn cộng sản Việt Nam vào đảng cộng sản Trung Quốc. Hiển nhiên Trung Quốc không cải cách chính trị th́ ở Việt Nam cũng không và nếu cố t́nh cải cách sẽ vấp phải cản trở rất mạnh mẽ từ phía Trung Quốc. Thái độ của Trung Quốc trên trường quốc tế trong những năm gần đây cho thấy họ vẫn muốn duy tŕ chế độ độc tài chưa hề muốn cải cách chính trị.
Nạn tham nhũng th́ bất kỳ chế độ nào cũng có nhưng dưới chế độ độc tài, độc đảng nó trở thành phổ biến và không thể dẹp nổi. Biết như vậy nhưng để lừa bịp người dân ba từ “chống tham nhũng” luôn được xuất hiện với số lần nhiều nhất trong bất kỳ một nghị quyết nào của đảng. Cảm thấy chưa yên tâm trong việc xác định tầm quan trọng của nó người ta c̣n gọi nó là “quốc nạn”, là “giặc nội xâm”, là “chống tham nhũng là bảo vệ sự sống c̣n của đảng”và v.v…Cứ căn cứ vào câu nói và lời viết có thể khẳng định rằng đảng, nhà nước đă ưu tiên số 1 cho “công cuộc chống tham nhũng trên các nghị quyết”. Nhưng thực tế, hầu hết các vụ án tham nhũng đều có thủ phạm là cán bộ đảng viên, tham nhũng càng lớn th́ thủ phạm là cán bộ càng to. Nên nếu chống tham nhũng thực sự th́ khác nào đảng tự chặt chân tay, chặt đầu của ḿnh. Quyết tâm chống tham nhũng đă không có mà nếu có với chế độ độc tài, đảng kiêm cả ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, bịt miệng báo chí, bịt miệng người dân th́ chống tham nhũng không thể có hiệu quả và chỉ là để lừa phỉnh, xoa dịu. Diễn biến về các vụ án nổi tiếng PMU18, PCI, in tiền polime,… đă cho thấy cả “quyết tâm” cũng như “thành quả” công cuộc chống tham nhũng của đảng và nhà nước thu được trong những năm gần đây. Ngay cả các nhân vật chủ chốt của bộ chính trị cũng phải than thở, tự nhận “cơ chế ở Việt Nam đẻ ra nạn tham nhũng”, “đành phải noi gương ông Đồng là 30 năm chưa kỷ luật một ai”. Đây phải chăng là lời thú nhận sự bất lực, hay là việc “bật đèn xanh” cho các “đồng chí chưa bị lộ” cứ tiếp tục tham nhũng. Bởi vậy sau đại hội 11 quốc nạn tham nhũng chẳng những không giảm mà c̣n tăng hơn về số lượng, về mức độ tinh vi, xảo quyệt. Hậu quả là phân hóa giầu nghèo ngày càng tăng, tài nguyên suy kiệt, nợ nần chồng chất và đến đời con cháu cũng chưa chắc đă trả hết.
Những hành động bắt bớ những người đấu tranh cho tự do, dân chủ, những người bất đồng chính kiến, đàn áp tôn giáo trước đại hội 11 ngày càng gia tăng, một mặt là các “màn thi thố tài năng”, “gây thanh thế” để giành “ghế” trong đại hội 11. Mặt khác nó cũng cho thấy “tôn chỉ ”và “gót chân Asin” của những nhà lănh đạo hiện tại và tương lai của đảng. Đó là họ luôn lấy trấn áp để tồn tại, sợ sự thật, sợ tự do dân chủ, sợ tự do tôn giáo. Mơ ước đảng, nhà nước sẽ mở rộng quyền tự do cho người dân sau đại hội 11 của ai đó quả là ngây thơ và hăo huyền.
Dự đoán bức tranh kinh tế Việt Nam sau đại hội 11 càng ảm đạm hơn nữa. Lạm phát phi mă, kinh tế tăng trưởng chủ yếu do xuất khẩu tài nguyên thô, xuất khẩu lao động, đầu tư của nước ngoài. Từ việc bán bauxite ở Tây Nguyên là chủ trương lớn của trung ương, bán rừng đầu nguồn là chủ trương lớn của các tỉnh, đến việc bán phụ nữ trẻ em ra nước ngoài làm nô lệ, bán nhân công ra nước ngoài trồng cần sa đảng và nhà nước đă hoàn toàn giống như một kẻ bị vỡ nợ bán tống bán tháo tất cả thứ ǵ có thể bán được. Danh hiệu “con rồng châu á”mà những năm nào các nhà đầu tư nước ngoài tặng cho Việt Nam nhằm đổi lấy những dự án đầu tư có nhân công rẻ mạt, ít tốn kém khắc phục môi trường giờ đây cũng ít được nhắc tới. Trừ một số ít, đa số những người dân được hưởng thành quả của tăng trưởng kinh tế giống như nhân vật có miếng da lừa trong truyện “Miếng da lừa” của Ban dắc. Mỗi một phần trăm tăng trưởng đi kèm với biết bao tài nguyên thiên nhiên mất đi, bao cánh rừng ḍng sông bị hủy hoại, bao làng quê, thành phố môi trường ô nhiễm nặng nề, bao bệnh tật hiểm nghèo ŕnh rập người dân. Những thế hệ sau sẽ nhận được những ǵ từ cha ông chúng. Một đất nước tiêu điều, tài nguyên cạn kiệt, nợ nước ngoài chồng chất. Kinh tế tăng trưởng kẻ được hưởng lợi nhiều nhất là tầng lớp “tư bản đỏ”người chịu thiệt tḥi nhất là những người lao động, những người nghèo.
Sự lệ thuộc hèn hạ vào Trung Quốc đến mức khó hiểu của tập đoàn lănh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam khiến người dân b́nh thường cũng lo sợ nghĩ tới một hiểm họa bắc thuộc đă cận kề. Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm nhà nước Việt Nam không dám lên tiếng để đ̣i lạị. Việc ngang nhiên vẽ đường biên giới lưỡi ḅ nhằm chiếm trọn biển Đông của Trung Quốc làm cho người dân Việt Nam ở cạnh biển mà như không có biển. Trong khi tàu Trung Quốc bắt cóc ngư dân đ̣i tiền chuộc, đâm ch́m tầu đánh cá trên vùng biển của Việt Nam th́ ở đâu đó các nhà lănh đạo đảng, nhà nước vẫn đang say sưa nâng cốc chúc tụng về “4 tốt”, “16 chữ vàng”. Báo chí Việt Nam nêu sự thật về hàng Trung Quốc độc hại th́ lănh đạo Việt Nam bị lănh đạo Trung Quốc nhắc nhở. Những lời lẽ đe nẹt, ngạo mạn của đại sứ Tôn Quốc Tường trong cuộc họp báo giữa kinh thành Thăng Long là mối nhục và nếu có liêm sỉ th́ tập đoàn lănh đạo cộng sản Việt Nam phải thấm thía nỗi nhục này hơn ai hết. Việc Trung Quốc can thiệp vào nhân sự của đại hội 11 sẽ tạo ra một guồng máy mới của lănh đạo đảng và nhà nước Việt Nam là tay sai đắc lực hơn để phục vụ cho chủ trương hán hóa của họ. Không có thay đổi, Việt Nam trở thành một Tây Tạng thứ hai là điều không thể tránh khỏi.
Đại hội 11 là một sự kiện trọng đại nhưng hầu như mọi người dân Việt Nam, ngay cả các đảng viên cũng chẳng hề quan tâm v́ họ biết đây chỉ là “tấn tuồng” diễn lại những “tích cũ”mà trước lần diễn có thêm bớt chút ít để khán giả lầm tưởng là “tích mới”. Thực ra điều duy nhất gọi là mới mẻ sau đại hội 11 đó là “tấn tuồng diễn lại” này có “đào kép” mới, có đội ngũ lănh đạo mới. Nhưng dân tộc, đất nước cũng chẳng thể trông chờ ǵ vào đội ngũ lănh đạo mới này bởi vẫn là những “khuôn mặt” ấy, họ vẫn vận hành trong guồng máy ấy, guồng máy lấy những điều luật phản dân chủ, phản văn minh để đàn áp người dân, đàn áp những người đấu tranh cho sự tiến bộ của đất nước, khư khư giữ lấy địa vị độc tài ḥng mang lại lợi ích cho phe nhóm của họ. Để đất nước thay đổi, tiến bộ người dân không c̣n cách nào khác phải tự trông vào chính ḿnh. Có nghĩa là phải đấu tranh để “giành lấy nhân quyền cho chính ḿnh, cho cả dân tộc” như Lê Thị Công Nhân đă nói.
TRẦN HOÀNG LAN